10 cách làm bánh mì siêu đơn giản tại nhà, bánh giòn thơm khó cưỡng

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
  • Cách làm bánh mì tại nhà không cần bột nở
  • Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện
  • Cách làm bánh mì đặc ruột tại nhà
  • Cách làm bánh mì tại nhà không cần lò nướng
  • Cách làm bánh mì bằng bột mì
  • Cách làm bánh mì ngọt tại nhà
  • Cách làm bánh mì bằng tay
cách làm bánh mì tại nhà
cách làm bánh mì tại nhà

YouTube video

Bánh mì là món ăn hằng ngày rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng bánh mì cũng được tạo ra rất nhiều loại khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị,… và đương nhiên cách làm bánh mì cũng trở nên đa dạng. Trong gia đình các bà nội trợ cũng có thể trổ tài làm bánh mì siêu ngon mà lại đơn giản cho người thân của mình cùng thưởng thức. Hãy cùng tham khảo 5 cách làm bánh mì qua bài viết sau nhé.

Lợi ích của bánh mì

Tốt cho tiêu hóa

Bánh mì là một nguồn phong phú chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những chất xơ này giúp làm mềm phân, từ đó giúp giải quyết được tình trạng táo bón. Vào bữa trưa, nếu bạn ăn 2 lát bánh mì nâu thì đã cung cấp đến 1/3 nhu cầu chất xơ hàng ngày.

Làm đẹp da

Nghe tưởng như đùa phải không nào ? Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, làn da chúng ta rất cần một lượng lớn protein để luôn khỏe mạnh. Và bánh mì cũng là một nguồn chứa lượng lớn protein tương đương với trong cá, bít tết và đồ nướng. Vì vậy, mỗi ngày ăn 4 lát bánh mì đã cung cấp 1/4 lượng protein cho nữ giới và 1/5 protein cho nam giới.

Giúp giảm cân hiệu quả

10 cách làm bánh mì siêu đơn giản tại nhà, bánh giòn thơm khó cưỡng 3

Ăn bánh mì đen giúp giảm cân hiệu quả
Nếu bạn đang ăn kiêng thì đừng ngó lơ qua bánh mì nhé! Có rất nhiều loại bánh mì làm từ các loại hạt rất tốt trong việc giảm cân. Một lát bánh mì trắng chỉ chứa 77 calo, ít hơn so với một chiếc bánh quy và lượng bơ tương đương để ăn lèm với bánh mì đó. Một số kiểm chứng về thực phẩm cho thấy thành phần tinh bột của bánh mì được chế biến từ hạt còn nguyên cám có thể giúp kiềm chế cơn đói bụng, kiểm soát lượng đường trong máu và giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Giúp não hoạt động tốt hơn

Thiếu chất sắt làm cho cơ thể con người mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. Trong bánh mì có chứa chất sắt có khả năng cung cấp cho cơ thể. Theo một nghiên cứu thì 1 lát bánh mì trắng cung cấp 0,6mg sắt trong tổng số 15 mg phụ nữ cần mỗi ngày. Vì vậy 4 lát bánh mì mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng sắt và thật hữu ích nếu bạn muốn tránh ăn thịt bò và dầu cá.

Giúp xương chắc khỏe

Người bình thường một ngày cần phải cung cấp cho cơ thể 800mg canxi. Nếu bạn dùng 4 lát bánh mì đã có thể bổ sung 164mg canxi tương ứng với lượng canxi có trong 100gr các loại sữa chua. Do đó, ăn bánh mì giúp tăng lượng canxi đáng kể cho xương.

Giúp cải thiện tâm trạng

Nhiều người cần chất folate và acid folic để bảo vệ các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên cung cấp cho sơ thể khoảng 400 mcg những chất đó hàng ngày, và 4 lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy trong bánh mì có chứa vitamin E, vitamin B, photpho, magie, sắt và kẽm. Các chất này có khả năng bảo vệ chống lại các chứng bệnh về tinh thần, từ đó thúc đẩy tâm trạng thoải mái và tự tin hơn.
Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng sử dụng bánh mì vì bên cạnh những lợi ích đó, việc ăn bánh mì không đúng cách cũng sẽ có nhiều tác hại như làm tăng lượng đường trong máu, gây chướng bụng, khó tiêu, gây thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em. Cần phải kết hợp ăn bánh mì với những thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất và làm đa dạng hơn bữa ăn nếu bạn là một fan cứng ghiền bánh mì.

Hiểu về quá trình chuyển hóa của bột làm bánh mì!

Khi làm bánh mì kể cả đã chuyên nghiệp vẫn có thể gặp những lần không thành công như mong muốn, thậm chí là thất bại. Vậy thì nguyên nhân tại sao? Trong quy trình làm bánh thì giai đoạn quan trọng nhất là khi chuyển hóa tức là giai đoạn ủ. Cơ chế chuyển hóa trong bánh mì như sau:

– Đầu tiên bột mì được trộn với nước, men nở đánh đều và nhào trộn cho đến khi trở thành khối bột mịn mềm dẻo,dai không dính tay. Chuyển hóa trong giai đoạn này là protein trong bột mì liên kết với nhau thành sợi dài gọi là gluten độ bền của sợi phụ thuộc vào loại bột mì và kỹ thuật nhào trộn bột.

– Bản chất của men nở chính là nấm men. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng thì nấm men sẽ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh để tăng sinh khối đồng thời sinh ra khí CO2 tạo ra những khoảng trống trong bánh mì được cố định nhờ các sợi gluten. Khi nhiệt độ càng tăng thì men hoạt động càng mạnh vì vậy ngay cả khi nướng lúc đầu bánh mì vẫn tăng thêm thể tích,cho đến khi nhiệt độ quá cao làm cho men chết, bánh sẽ được định hình.

– Khi hiểu được cơ chế chuyển hóa trong bánh mì thì có thể hạn chế được những sự cố khi làm bánh, hoặc biết nguyên nhân ta cũng có hướng để khắc phục.

Cách làm bánh mì bằng lò nướng

Bánh mì bằng lò nướng
  • Chuẩn bị

    30 phút

  • Chế biến

    1 giờ 30 phút

  • Độ khó

    Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh mì bằng lò nướng Cho 3 người

Bột bánh mì 500 gr(bột số 13) Men nở instant 6 gr Bột vitamin C 0.15 gr Giấm 10 gr Muối 5 gr Đường 8 gr Nước lạnh 300 ml Dầu ăn 25 ml

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh mì bằng lò nướng

Dụng cụ thực hiện

Lò nướng, máy đánh trứng, dao, phới dẹt, muỗng,…

Cách chế biến Bánh mì bằng lò nướng

  • Chuẩn bị nhào bột

    Bạn cho vào thau trộn 500gr bột bánh mì, 6gr men nở instant, 8gr đường, 5gr muối, 0.15gr bột vitamin C. Dùng phới dẹt trộn đều hỗn hợp bột khô.

    Lưu ý: Nếu bạn sử dụng men nở instant hoặc men tươi (loại men được đóng thành khối) thì bạn có thể cho trực tiếp vào trong hỗn hợp bột. Còn nếu bạn sử dụng men khô thì phải ngâm men với nước ấm để kích hoạt cho men nở rồi mới trộn cùng với bột làm bánh.

    Kế đến bạn cho 25ml dầu ăn, 10gr giấm và 300ml nước lạnh vào hỗn hợp bột khô, trộn đều hỗn hợp đến khi bột hút hết nước và thành một khối cố định.

    Mách bạn: Bạn nên chia nước lạnh ra làm 3 lần. Mỗi lần cho từ từ vào trong hỗn hợp bột, đợi cho bột hút hết nước thì mới cho tiếp nước lạnh vào. Tránh đổ một lần sẽ dễ làm hư bột nhé.

  • Nhào bột

    Nếu bạn nhồi bột bằng tay thì đầu tiên rây một ít bột ra bàn, thoa đều 2 lòng bàn tay với ít dầu ăn để khi nhồi bột không dính tay.

    Sau đó dùng lòng bàn tay nhồi bằng cách ấn và miết bột ra xa, sau đó gập bột lại rồi tiếp tục dùng tay ấn và miết bột (kĩ thuật folding and stretching). Liên tục nhồi đều tay trong vòng 15 phút đến khi khối bột dẻo lại và không dính tay là được.

    Còn nếu bạn sử dụng máy nhồi bột thì trước hết bạn bật máy ở tốc độ thấp (số 2) trong vòng 2 phút, rồi tăng lên mức số 4 và trộn trong vòng 10 phút. Sau đó để bột nghỉ khoảng 1 phút.

    Lưu ý: Khi sử dụng máy trộn, bạn nên bật máy ở tốc độ thấp trước, như vậy bánh mì sau khi hoàn thành ruột bánh sẽ có độ dẻo, dai hơn.

    Sau khi đã để cho bột nghỉ, bạn tiếp tục bật máy ở số 4 và trộn khoảng 5 phút. Cuối cùng tăng lên mức 6 và trộn khoảng 2 phút nữa là xong.

  • Tạo hình bánh mì

    Lấy bột ra cái khỏi thau trộn, nhồi sơ bột lại cho mịn rồi ủ bột trong vòng 10 phút trước khi bắt đầu tạo hình bánh mì.

    Sau khi cho bột nghỉ xong, chúng ta lấy phần bột ra để chia thành từng phần nhỏ (khoảng 10 – 12gr cho một viên) và thoa đều một ít dầu ăn lên mặt bàn và ở 2 lòng bàn tay.

    Đầu tiên bạn lấy một khối bột ra, dùng tay ấn bột xuống, đập nhẹ bề mặt bột để làm vỡ các bọt khí. Sau đó lần lượt gấp từng mép ngoài của bột vào trong, túm nhẹ các mép lại rồi vê tròn. Làm lần lượt như vậy đến khi hết các khối bột.

    Lưu ý: Sau khi vê tròn bột, kiểm tra thấy bề mặt bột mịn, bóng tức là đạt chuẩn, thành quả khi làm ra cũng sẽ đẹp hơn nhé.

    Dùng một cái khăn khô, sạch đậy bột lại và ủ trong vòng 10 phút. Sau 10 phút này, bạn úp phần mặt bột mịn xuống dưới và tiếp tục đè nhẹ và gấp các mép lại, vê tròn tương tự như lúc nãy thêm lần nữa. Và ủ thêm 5 phút nữa.

    Tiếp theo bạn lấy cây cán bột ra, để cây ở giữa cục bột và lăn từ từ cây cán ra từ trên xuống dưới cho bột mỏng ra. Ở phần dưới bạn cán mỏng và rộng hơn so với phía phần đầu. Khối bột sau đã cán thu được có hình tam giác, dài cỡ một gang tay.

    Bắt đầu cuộn tròn từ từ phần đầu xuống phần mép thành một hình thuôn dài, lăn nhẹ 2 đầu khối bột để tạo chóp nhọn.

    Lưu ý: Trong quá trình tạo hình bánh, bạn nhớ cố gắng thao tác nhanh tay vì bề mặt của bột bánh rất nhanh bị khô đó nha.

    Tạo hình bánh mì xong rồi bạn cho bánh lên khay có các lỗ nhỏ để thông khí và ủ trong khoảng 15 phút trong lò nướng, đậy lò lại.

    Sau 15 phút thì mở lò ra để cho không khí vào và tiếp tục ủ thêm 5 phút. Chỉ ủ bánh trong lò nên bạn lưu ý không bật lò nướng hay trước đó lò không được nóng nhé.

  • Nướng bánh

    Làm nóng lò ở nhiệt độ 240 độ C trong vòng 15 phút để nhiệt độ lò ổn định trước khi nướng bánh, bạn nhớ để thêm một cái khay trống vào trong lò nha.

    Sau khi lò đã nóng, bạn mở nắp lò ra và đổ khoảng 300ml nước sôi vào trong khay. Đổ từ từ để tránh làm phỏng tay nhé.

    Mách bạn: Việc chuẩn bị một khay nước nóng trong lò giúp tạo nhiệt độ ở lửa dưới, tạo độ ẩm.

    Khi đã làm xong bước chuẩn bị lò nướng rồi, bạn nhanh tay dùng mũi dao hoặc dao lam rạch một đường hơi cong nhẹ giống hình chữ C theo chiều dài bánh mì, cách 2 đầu bánh khoảng 2cm và xịt nước cho đẫm mặt bánh, đặc biệt chú ý xịt nhiều ở vết rạch.

    Cho bánh vào lò nướng, đặt ở giữa lò, phía trên của khay nước nóng. Nướng bánh ở nhiệt độ 240 độ C trong vòng 8 phút, đậy kín lò. Sau khoảng 8 phút, bạn thấy bánh lúc này nở phồng vàng đều thì mở từ từ cửa lò ra, rồi xoay phần khay bánh lại để các bánh ở phía bên ngoài cũng được chín đều.

    Nướng bánh lần 2 bằng cách hạ nhiệt độ xuống 200 độ C và nướng trong 10 phút để bánh vàng đều. Sau đó mở lò khoảng 1 phút rồi đóng lại, nướng lần 3 với nhiệt độ là 180 độ C trong 2 – 3 phút nữa là hoàn tất.

    Mẹo nhỏ: Bạn nên chuẩn bị thêm 1 ít mè rang bơ để quét lên mặt bánh mì khi đã nướng chín. Mùi thơm của mè và bơ sẽ dậy thêm vị ngon của bánh mì.

  • Thành phẩm

    Những ổ bánh mì nở căng phồng, ú nu với mùi hương thoang thoảng đặc trưng của bánh lan ra khắp căn bếp. Xé thử ổ bánh mì bạn sẽ nghe được âm thanh giòn rôm rốp của vỏ bánh cực kì đã tai.

    Vỏ bánh mỏng, vàng giòn, ruột bánh mì bên trong thì dai, thấy được từng xớ bánh vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể ăn bánh mì không hoặc chấm bánh mì cùng với sữa nóng hoặc sữa đặc thôi cũng khiến bạn thích mê đấy nhé!

Cách làm bánh mì bằng lò nướng (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Bánh mì bằng lò nướng (công thức được chia sẻ từ người dùng)
  • Chuẩn bị

    30 phút

  • Chế biến

    16 giờ 30 phút

  • Độ khó

    Trung bình

Nguyên liệu làm Bánh mì bằng lò nướng (công thức được chia sẻ từ người dùng) Cho 4 người

Bột mì số 13 300 gr Men nở instant 6 gr Mật ong 2 muỗng cà phê(10ml) Trứng gà 1 quả(50gr) Dầu ăn 1 muỗng cà phê Muối 1 muỗng cà phê

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn 2 cách làm bánh mì bằng lò nướng

Dụng cụ thực hiện

Lò nướng, tô, muỗng, dao, màng bọc thực phẩm,…

Cách chế biến Bánh mì bằng lò nướng (công thức được chia sẻ từ người dùng)

  • Chuẩn bị phần bột cái

    Đầu tiên, cho vào tô 50gr bột mì, 50ml nước, 3gr men nở instant rồi trộn đều, đậy kín lại và để qua đêm.

  • Chuẩn bị bột bánh mì

    Tiếp theo, bạn cho vào tô mới 250gr bột mì, 90ml nước, hỗn hợp bột cái đã chuẩn bị, 1 quả trứng gà, 2 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 3gr men nở instant rồi trộn đều cho nguyên liệu kết dính.

    Sau đó, bạn dùng tay nhồi bột theo kỹ thuật Folding and Stretching.

    Đầu tiên, bạn gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên trong 15 phút.

    Cuối cùng, bạn đậy kín bột lại bằng màng bọc thực phẩm và ủ 30 phút đến khi bột nở gấp đôi là được.

  • Tạo hình bánh mì

    Khi bột đã ủ xong, bạn nhào lại khối bột để ép hết bọt khí bên trong ra. Sau đó, chia bột thành nhiều phần bằng nhau với kích thước bánh mì mong muốn.

    Tiếp theo, cuộn tròn bột lại rồi bóp dính chặt mép bột. Sau đó, bạn đậy kín và ủ bánh lần 2 trong thời gian 30 phút nữa. Khi ủ bánh xong, dùng dao lam rạch 1 đường nhẹ ở giữa bánh.

  • Nướng bánh mì

    Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 230 độ C trong 15 phút.

    Kế đến, cho bánh vào lò, xịt phun sương nước xung quanh thành lò để tạo hơi nước và nướng 10 phút ở 230 độ C.

    Sau 10 phút, bạn mở lò ra và xịt nước vào trong lò rồi hạ nhiệt độ xuống 190 độ C. Tiếp tục nướng thêm 5 phút nữa đến khi mặt bánh chín vàng là được.

  • Thành phẩm

    Bánh mì bằng lò nướng có lớp vỏ ngoài vàng ươm, giòn rụm, bên trong thì đặc ruột, ăn kèm với pate hoặc sữa đặc thì cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Cách làm bánh mì đặc ruột không cần bột nở

Cách làm bánh mì đặc ruột không cần bột nở

Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh mì

Nguyên liệu làm bánh mì

  • Bột mì 300g
  • Men nở 5g (men khô thường và men tươi xem chú ý)
  • Đường 15g
  • Muối 1 ít
  • Nước 200ml
  • Bột vitamin C 0.10g
  • Giấm 5g

Dụng cụ làm bánh

Máy đánh bột (nếu không có thì trộn bột bằng tay sẽ mất nhiều thời gian và công sức), dụng cụ để nướng: tùy điều kiện và thói quen sử dụng có thể dùng lò nướng, lò vi sóng, nồi nướng…

Cách trộn bột bánh mì Việt Nam đặc ruột, xốp

  • Kích hoạt men nở: Lấy 200ml nước ấm, đường, muối và men nở trộn đều, để riêng.

Kích hoạt men nở để làm bánh mì Việt Nam

  • Trộn bột: Lấy 300gr bột mì cho hỗn hợp men nở, bột vitamin C và giấm vào trộn. Dùng máy trộn hoặc dùng tay để trộn bột cho đến khi bột trắng và nở ra là được.

10 cách làm bánh mì siêu đơn giản tại nhà, bánh giòn thơm khó cưỡng 4

  • Ủ kín khối bột tạo ra trong thời gian 20-30 phút.

Trộn bột với men nở và ủ bột bánh mì từ 20 đến 30 phút

Nhồi bột làm bánh mì

Lấy bột ra khỏi tô để nhồi bột, nếu nhồi bột bằng máy chỉ để tốc độ thấp không để tốc độ quá cao có thể làm cho các sợi gluten đứt gãy ảnh hưởng đến quá trình nở của bột. Khối bột tạo ra cuối cùng vẫn phải trộn bằng tay nhồi bột, đập bột cho thật mịn và kéo dài ra được.

Ngược lại, khi nhồi bột bằng tay bạn cần cho bột lên một mặt phẳng sau đó một tay túm và đập bột sau đó kết hợp mu bàn tay miết, đẩy bột ra. Đến khi bột mì chuyển sang trạng thái min, dai và kéo được mỏng là hoàn thành.

Cách Nhồi bột làm bánh mì chuẩn Việt

Cách tạo hình bánh mì

  • Khi ủ bột đã nở hoàn toàn, lấy khối bột ra: vo tròn bột thành khối cho thoát bớt khí ra, rồi để bột nghỉ trong 5 phút. Tiếp tục cán bột ra thành hình tròn mỏng.

Khi ủ bột đã nở hoàn toàn, lấy khối bột ra cán mỏng để loại bỏ khí

  • Dùng dao cắt bột thành những miếng đều 6 miếng hoặc 8 miếng tùy theo. Sau đó tạo hình bánh: dùng tay lăn đều bột thành những thanh dài, thon và có 2 đầu nhọn.

Cách tạo hình bánh mì

  • Đem ủ khoảng 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt. Thời gian ủ lần 1 hay lần 2 dài hay ngắn phụ thuộc nhiệt độ phòng, nhiệt độ phòng càng cao thì quá trình nở của bột càng nhanh thời gian ủ sẽ rút ngắn lại.

Cách nướng bánh mì

Khi ủ bột đủ thời gian, dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm nước vào những chỗ bị rạch.

dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm nước vào những chỗ bị rạch

Để thêm một khay nước sôi vào ngăn dưới cùng của lò. Tiếp đó, bật lò nướng ở nhiệt độ 170- 180 độ C, trước 10 phút cho lò nóng. Khi lò đã nóng thì cho bột vào khay, bỏ vào lò nướng để nướng bánh mì. Thời gian nướng là 18-20 phút, nhiệt độ nướng là 170 độ C. Khi lò báo nướng xong, kiểm tra thấy bánh chín vàng đều thì bạn lấy bánh ra có thể phết thêm bơ khi bánh còn nóng.

Cuối cùng, bánh mì vàng ươm, đặc ruột đã ra lò. Bạn ăn khi còn nóng sẽ rất ngon. Nếu không dùng hết có thể để thêm 1-2 ngày bằng cách bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Khi ăn có thể xịt thêm nước rồi bỏ vào lò nướng lại ở nhiệt độ 160 độ C trong vòng 3-5 phút.

Cách làm bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Chiếc bánh mì Việt Nam nóng giòn với phần ruột đặc chấm với sữa đặc là món ăn yêu thích của rất nhiều người con đất Việt. Giờ đây, mạng xã hội truyền tay nhau cách làm bánh mì mini với phiên bản thu nhỏ siêu đáng yêu này có hương vị không khác gì bánh mì truyền thống sẽ làm cho các bé và hội chị em yêu thích. Cùng vào bếp với Nguyễn Kim ngay thôi.

Cách làm bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh mì mini

Nguyên liệu:

  • Bột mì đa dụng 260g
  • Men nở 5g
  • Bơ lạt hoặc dầu ăn 20ml
  • Sữa tươi không đường 170ml nếu không có sữa bạn có thể thay thế bằng nước ấm
  • Muối 5g
  • Đường 25g

Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, âu lớn, thìa,…

Cách làm bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Bước 1: Ủ men và trộn bột

Bắt đầu với việc ủ men, bạn cho tất cả men cùng 25g đường và 60ml nước ấm hoặc sữa tươi ở khoảng 50 độ C vào một cái chén rồi khuấy đều. Sau khi men và đường hòa quyện với nhau bạn ủ men trong 7-10 phút. Sau thời gian trên bạn sẽ thấy tô men sẽ có chút xốp và phồng lên.

Bắt đầu với việc ủ men nở cho đến khi men phồng xốp lên

Cho 260g bột mì và muối vào một âu lớn sau đó bạn tạo một lỗ ở giữa tô bột rồi cho dầu ăn hoặc bơ đã đun chảy vào. Tiếp đến đổ hết men đã ủ, phần sữa còn lại vào âu bột. Trộn đều để bột và các nguyên liệu kết dính với nhau.

đổ hết men đã ủ, phần sữa còn lại vào âu bột rồi trộn để bột và các nguyên liệu kết dính với nhau

Bước 2: Nhồi bột

Lấy bột ra một mặt phẳng rồi dùng tay nhào bột thật kĩ, cách nhào bột là bạn hãy dùng một tay kéo dài bột một tay giữa cho chúng không di chuyển. Cứ thế gập và kéo bột mì nhiều lần, để đảm bảo bột đã đạt bạn xem trên mặt không còn gồ ghề. Khi kéo ra bột dẻo, không bị dính tay thì chuyển sang bước tiếp theo.

cách nhồi bột để làm bánh mì mini

Bước 3: Ủ bột

Sau khi nhồi bột xong, bạn lấy màng bọc thực phẩm hay còn gọi là food wrap để bao kín miệng của âu bột vào ủ trong 2 giờ. Kết thúc 1 giờ đầu tiên bạn lấy bột ra nhồi kĩ một lần nữa trong 5 phút rồi tiếp tục ủ đến khi đủ thời gian.

lấy màng bọc thực phẩm hay còn gọi là food wrap để bao kín miệng của âu bột vào ủ trong 2 giờ   

Bước 4: Tạo hình bánh mì

Kết thúc 2 giờ ủ thì bột bánh của bạn đã sẵn sàng để được tạo hình. Đầu tiên bạn dùng dụng cụ chia bột hoặc dao để chia bột thành nhiều phần. Để làm được chiếc bánh mì mini bạn nên chia mỗi chiếc bánh với lượng bột vừa phải để khi bánh nở không quá to.

dùng dụng cụ chia bột hoặc dao để chia bột thành nhiều phần>

Sau đó dùng chày cán mỏng bột, công đoạn này để loại bỏ hết không khí bên trong bột. Tạo hình bánh mì theo hình dạng theo ý thích rồi dùng dao rạch nhẹ một đường trên mặt bánh.

Tạo hình bánh mì theo hình dạng theo ý thích rồi dùng dao rạch nhẹ một đường trên mặt bánh mì

Bước 5: Làm ẩm vỏ và nướng bánh mì

Dùng bình phun sương phun một ít nước lên mặt bánh để bánh nướng lên không bị quá khô. Nếu không có bình phun sương bạn có thể tự dùng tay rẩy nước.

Bước 6: Nướng bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Cho bánh vào nồi với nhiệt độ 150 – 170 độ C và nướng trong 15 phút, kết thúc thời gian nướng lần 1 bạn lấy bánh ra phun một ít nước lên rồi tiếp tục nướng ở nhiệt độ thấp hơn 10- 20 độ trong 15 phút. Bánh chín, bạn lấy bánh ra lò và thưởng thức ngay thôi!

Nướng bánh mì mini bằng nồi chiên không dầu

Cách làm bánh mì không dùng lò nướng

Dụng cụ và nguyên liệu làm bánh mì bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu 

  • Bột mì 300g
  • Bơ lạt 20g
  • Sữa tươi không đường 120ml (có thể thay thế bằng nước)
  • Men nở 8g
  • Đường 60g
  • Muối 3g
  • Dầu ăn 1 ít

Dụng cụ làm bánh: nồi cơm điện, tô, khăn ẩm, giấy nến

Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện

Bước 1: Kích hoạt men

Kích hoạt men nở bằng cách cho nước ấm và men vào tô khuấy đều. Việc kích hoạt men nở trước khi trộn vào bột sẽ làm men hoạt động mạnh hơn khi cho trực tiếp vào bột cùng với đường và muối. Từ đó bánh mì làm ra sẽ nở, xốp đều cực ngon.

Kích hoạt men nở bằng cách cho nước ấm và men vào tô khuấy đều

Bước 2: Trộn bột

Trộn đều bột mì, muối, đường, men sau đó cho thêm bơ lạt vào nhào bột thật dẻo mịn, nếu ấn vào sẽ xuất hiện vết lõm sau đó sẽ phồng trở lại. Trước khi cho bơ lạt vào bột bạn chỉ chưng cách thủy để bơ tan hết hoặc cho chúng vào lò vi sóng để khoảng 5 phút là được.

Trộn đều bột mì, muối, đường, men sau đó cho thêm bơ lạt vào nhào bột thật dẻo mịn

Bước 3: Ủ bột

Phết một lớp dầu ăn vào tô bột đã trộn. Lấy khăn ẩm phủ lên mặt và ủ trong 1 tiếng tùy vào nhiệt độ hiện tại của nơi bạn.

 Lấy khăn ẩm phủ lên mặt và ủ trong 1 tiếng tùy vào nhiệt độ hiện tại của nơi bạn

Bước 4: Chia bột

Khi bột đã nở gấp đôi, bắt đầu nhồi bột từ 2 – 3 phút rồi chia bột thành từng phần nhỏ. Lúc này bạn có thể tạo hình bánh mì tùy thích sao cho kích cỡ nhỏ vừa phải để bánh mì được chín đều.

Bước 5: Nướng bánh

Lót một lớp giấy nến dưới đáy nồi cơm điện và cho những viên bột đã vo tròn vào. Bật chế độ “Cook” khoảng 10 phút sau đó cho bột nghỉ 8-10 phút. Lặp lại 2 lần nữa là hoàn thành.

Lưu ý: Trong quá trình nướng bạn có thể lật mặt bánh nếu bạn muốn bánh vàng đều và đẹp mắt.

 Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện không cần lò nướng

Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Chẳng cần mất nhiều công sức, chỉ với chiếc nồi chiên không dầu và các nguyên liệu dễ tìm bạn đã có thể làm ra những chiếc bánh mì thơm ngon ngay tại nhà. Bánh mì nóng giòn làm bằng nồi chiên không dầu cũng không thua kém gì nướng bằng lò nướng đâu nhé! Xem ngay chi tiết công thức làm bánh qua bài viết: Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu.
Cách làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu

Cách làm bánh mì bằng lẩu điện đa năng

Nếu bạn muốn làm bánh mì nhưng không có đầy đủ thiết bị như lò nướng, nồi hấp thì đừng lo. Hãy thử ngay công thức làm bánh mì bằng lẩu điện đa năng của Nguyễn Kim. Nghe tưởng chừng không thể nhưng đây là một bí quyết hay để các bà nội trợ làm ra những chiếc bánh mì thơm nóng ngay tại nhà.

Thử ngay cách làm bánh mì bằng lẩu điện đa năng

Cách làm bánh mì xoài

Chiếc bánh mì xoài mềm, bông xốp và thơm lừng có vị ngọt thanh của trái cây tự nhiên. Khi ăn có thể kết hợp với các loại mứt hay bơ đều hoàn hảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu công thức làm bánh mì xoài hãy xem bài viết sau: Cuối tuần đãi cả nhà với món bánh mì xoài mềm ngọt thơm lừng

Bánh mì xoài mềm ngọt thơm lừng đơn giản, dễ làm

Cách làm bánh mì phô mai

Bánh mì phô mai kết hợp với một nguyên liệu đơn giản, dễ tìm đó là khoai lang tím cho ra một món bánh ăn lạ miệng và thơm ngon. Cách làm bánh mì phô mai chi tiết trong bài viết dưới đây: Không cần lò nướng, bạn vẫn làm được bánh mì phô mai cực ngon

Cách làm bánh mì phô mai kết hợp cùng khoai lang tím làm ra món bánh độc đáo

Cách làm bánh mì mini

Nguyên liệu

(6)

  • 260 g bột mì số 13
  • 5 g men nở (Instant dry yeast)
  • 1 muỗng cà phê giấm gạo (hoặc chanh)
  • 1/2 muỗng cà phê muối
  • 20 g đường
  • 20 g bơ lạt (hoặc dầu ăn)

Cách làm

  1. Nhồi bột: Pha nước ấm với đường, men nở, khuấy tan và nghỉ 10 phút cho men kích hoạt và nở như gạch cua.

  2. Dùng một cái tô, trộn bột mì và muối, tạo vòng tròn nhỏ sâu ở bột và cho bơ lạt (đã tan chảy) hoặc dầu ăn vào trộn đều. Từ từ cho hỗn hợp nước men vào bột, trộn đều. Nhồi bột bằng máy hoặc bằng tay. Nếu nhồi bột bằng tay thì cho bột ra thảm, túm và đập bột, rồi dùng mu bàn tay miết, đẩy bột ra cho tới khi hỗn hợp thành khối bóng mịn, dai và kéo mảng mỏng là đạt.

  3. Ủ bột lần 1: Phết nhẹ lớp dầu ăn trong tô và bên ngoài bột. Phủ khăn hoặc bọc màng bọc thực phẩm để ủ bột khoảng 30 phút cho tới khi bột nở gấp đôi.

  4. Tạo hình bánh: Chia bột thành những phần bằng nhau khoảng 20 g, ấn dẹt, cán bột mỏng dài, gấp một đầu hình tam giác, vừa cuộn vừa dùng đầu ngón tay ấn chặt bột xuống để căng tròn, bóp mép kín lại, vê nhẹ để tạo 2 đầu bánh như hình thoi hoặc bạn tạo hình theo ý muốn.

  5. Ủ bột lần 2: Tiếp tục ủ bột trong khoảng 30 phút cho tới khi bánh nở gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Trong lúc chờ ủ bánh thì làm nóng lò nướng.

  6. Nướng bánh: Sau khi bánh nở, dùng dao lam nhúng nước nóng rạch 1 đường dứt khoát trên mặt bánh, xịt/phun nước và cho vào lò nướng ngay. Chú ý: Thêm đá nướng hoặc khay nước nóng. Nướng lần 1 khoảng 10 phút, cứ cách 3 phút lại xịt nước. Sau 10 phút, lấy mâm bánh ra xoay để bánh chín đều, lấy khay đá nướng/nước nóng ra. Cho bánh vào nướng thêm 5 -10 phút cho tới khi bánh vàng giòn là được.

  7. Thành phẩm: Vỏ bên ngoài vàng giòn tan, ruột mềm mại, không bị khô. Bạn có thể thưởng thức bánh mì chấm cùng sữa đặc, mứt trái cây hoặc phết pate, kẹp thịt rất ngon.

Những câu hỏi thường gặp khi làm bánh mì

Làm sao giữ bánh mì giòn lâu?

Bạn có thể bảo quản bánh mì trong ngăn đá tủ lạnh hoặc bọc lại bằng giấy báo để bánh được giòn lâu hơn.

Làm bánh mì không có những nguyên liệu gì?

Để làm bánh mì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: bột mì, men nở, đường, muối , nước…

Mong rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách làm bánh mì đơn giản tại nhà!

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Làm bánh mì bằng nồi chiên không dầu
  • Cách làm bánh mì tại nhà không cần bột nở
  • Cách làm bánh mì bằng nồi cơm điện
  • Cách làm bánh mì đặc ruột tại nhà
  • Cách làm bánh mì tại nhà không cần lò nướng
  • Cách làm bánh mì bằng bột mì
  • Cách làm bánh mì ngọt tại nhà
  • Cách làm bánh mì bằng tay