10 cách nấu canh cà chua thanh mát, bổ dưỡng sức khỏe đơn giản tại nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Trứng nấu canh cà chua
  • Cách nấu canh cà chua đậu phụ
  • Nấu canh cà chua chay
  • Nấu canh cà chua thịt băm
  • Nấu canh cà chua 
  • Cách nấu canh cà chua bi
  • Canh cà chua trứng thịt băm
  • Món ngon với canh cà chua
canh cà chua
canh cà chua

YouTube video

Chỉ cần một khoảng thời gian không nhiều, bạn có thể vào bếp trổ tài làm ngay 10 cách nấu canh cà chua thanh mát, bổ dưỡng sức khỏe cho cả nhà. Chắc chắn với công thức cực kỳ đơn giản sau đây, bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành được món canh cực hấp dẫn này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giá trị dinh dưỡng của cà chua

Hiện tại cà chua được xếp vào loại rau củ phổ biến thứ tư, chỉ sau khoai tây, rau cải và hành tây. Cà chua mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, hàm lượng dinh dưỡng cao và giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật.

Trong cà chua có chứa khoảng 95% là nước. 5% còn lại chủ yếu bao gồm chất xơ và carbohydrate.

Trong một chén cà chua sống thái nhỏ hoặc cắt lát có chứa:

  • Calo 18 kcal
  • Nước 95%
  • Protein 0,9 g
  • Carbs 3,9 g
  • Đường 2,6 g
  • Chất xơ 1,2 g
  • Chất béo 0,2 g

Cà chua cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như:

  • Canxi 18 mg
  • Kali 427 mg
  • Photpho 43 mg
  • Vitamin C 24,7 mg
  • Vitamin A 1499 IU

Cà chua cũng chứa một loạt các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể như:

  • Axit Alpha – Lipoic
  • Lycopene
  • Choline
  • Axit Folic
  • Beta – Carotene
  • Lutein

Công dụng của cà chua đối với sức khỏe và sắc đẹp

Cà chua được xem là một loại thực phẩm chức năng. Điều này có nghĩa là cà chua vượt xa việc cung cấp các chất dinh dưỡng ca bản như một loại thực phẩm. Tiêu thụ cà chua thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và mang lại một số lợi ích bao gồm:

1. Cà chua giúp ngăn ngừa ung thư

Cà chua chứa Lycopene có thể chống lại các tế bào ung thư. Đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của Lycopene có thể vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn chặn sự hình thành của một số tế bào ung thư.

Cà chua được làm thành nước sốt, nước ép hoặc bột cà chua có thể làm tăng cường khả năng chống ung thư. Chế biến làm các hợp chất tự nhiên trong cà chua được hấp thụ dễ dàng hơn và làm cho nồng độ Lycopene cao hơn.

Với các chất chống oxy hóa cao, cà chua có thể hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại:

  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư vú
  • Ung thư phổi
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư cổ tử cung

Sử dụng cà chua thường xuyên làm các tế bào ung thư không thể hoạt động trong nhiều năm cho đến khi được một số phản ứng hóa học kích thích.

2. Cà chua điều hòa huyết áp

Hoạt chất Lycopene có trong cà chua cũng được cho là có thể hạ huyết áp. Ngoài ra, quả cà cũng rất giàu Kali – một khoáng chất có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều Kali cũng được xem là có thể làm giảm căng thẳng trong mạch máu. Từ đó hỗ trợ làm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng Kali được khuyến cáo cho người trưởng thành là 4.700 mg mỗi ngày. Do đó, cần cân nhắc để không tiêu thụ quá nhiều Kali để tránh gây ra sỏi thận.

tác hại của cà chua
Cà chua hỗ trợ điều hòa huyết áp và tốt cho sức khỏe tim mạch

3. Hỗ trợ giảm cân

Nước ép cà chua có thể hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ, giảm trọng lượng tổng thể và thu nhỏ vòng eo. Bên cạnh đó, trong cà chua cũng chứa nhiều chất xơ và ít calo. Do đó, sử dụng cà chua có thể thúc đẩy cảm giác no và lượng calo cao sẽ giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng mà không cần sử dụng thêm thực phẩm.

Tuy nhiên, đôi khi cà chua có thể góp phần làm giảm nồng độ Cholesterol và góp phần làm tăng cân. Do đó, sử dụng cà chua với liều lượng thích hợp để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ giảm cân.

4. Cà chua cải thiện sức khỏe da

Cà chua là một thành phần quan trọng trong các công thức làm đẹp. Cà chua chứa các hợp chất giúp thu nhỏ các lỗ chân lông, điều trị mụn trứng cá, làm dịu các vết cháy nắng và làm sáng màu da. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa, đặc biệt là Lycopene, có thể chống lại các tổn thương tế bào và hạn chế tình trạng viêm da.

Cà chua cũng chứa các chất làm se và cải thiện kết cấu khuôn mặt. Cà giúp loại bỏ hầu hết dầu thừa trên da và giữ cho mặt luôn sạch sẽ, mịn màng, sáng màu. Bên cạnh đó, sử dụng cà chua thường xuyên có thể bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, chống lại tia cực tím và bức xạ mặt trời.

5. Giảm Cholesterol và tăng cường sức khỏe tim mạch

Hoạt chất Lycopene trong cà chua có thể làm giảm nồng độ Cholesterol xấu. Cụ thể, sử dụng 25 mg Lycopene mỗi ngày có thể làm giảm 10% lượng Cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này tương đương khoảng nửa cốt nước sốt cà chua nguyên chất. Bên cạnh đó, 100 g cà chua xay nhuyễn chứa 21,8 mg Lycopene.

Cà chua cũng cung cấp một lượng Beta – Carotene, Folate và Flavonoid – tất cả đều có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các chất dinh dưỡng trong cà chua cũng giúp giảm Homocysteine và kết tập tiểu cầu. Điều này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lại các tác dụng phụ không mong muốn.

6. Cà chua cải thiện thị lực

Cà chua rất giàu vitamin A, do đó rất tốt cho mắt. Sức khỏe võng mạc của mắt phụ thuộc vào nồng độ vitamin A. Do đó, thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài có thể gây mù lòa.

Lycopene trong cà cũng có thể phá hủy các gốc tự do gây ảnh hưởng đến mắt. Lycopene cũng bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và chống lại nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Ngoài ra, trong cà chua cũng chứa nhiều vitamin C, đồng và Lutein. Những chất này có thể hỗ trợ chống đục thủy tinh thể, tăng tầm nhìn và giúp sáng mắt.

nước ép cà chua
Cà chua có thể cải thiện thị lực và phòng chống các bệnh về mắt

7. Cà chua tăng cường sức khỏe não bộ

Não rất dễ bị tổn thương bởi các gốc tự do. Cà chua giàu Lycopene và Beta – Carotene và các chất chống oxy hóa khác, có thể bảo vệ sức khỏe não bộ.

Sử dụng cà chua thường xuyên cũng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như Alzheimer hoặc bệnh mất trí, cải thiện chức năng nhận thức và sự mất tập trung.

8. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu cà chua có thể tăng cường chức năng của các tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu có thể chống lại nhiễm trùng, giúp cơ thể chịu 38% tác động của các gốc tự do.

Thường xuyên sử dụng cà chua có thể bổ sung, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch.

9. Tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa

Cà chua là nguồn Clorua tự nhiên, dồi dào. Clorua là thành phần chủ yếu của dịch tiêu hóa, do đó sử dụng cà chua có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng hơn. Hoạt chất Lycopene trong cà chua có thể thúc đẩy sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Ngoài ra, sử dụng cà chua thường xuyên có thể chống lại tình trạng viêm dạ dày, viêm niêm mạc dạ dày.

ăn cà chua có tác dụng gì cho da
Cà chua có thể tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa

10. Cà chua hỗ trợ giảm viêm

Cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại viêm và các bệnh liên quan như ung thư và viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Uống nước ép cà chua, sử dụng cà chua nấu chín hoặc cà chua dạng bột đều có thể hỗ trợ chống viêm. Tuy nhiên, cà chua nấu quá chín có thể phá hủy một số chất chống oxy hóa quan trọng. Do đó, hãy tiêu thụ cà chua sống hoặc nấu chín vừa phải để đảm bảo các chất dinh dưỡng.

11. Cà chua tốt cho gan

Chất Lycopene trong cà chua giúp loại bỏ các tác nhân gây tổn hại DNA và bảo vệ sức khỏe gan. Cà chua cũng chứa một lượng vitamin B tổng hợp có thể duy trì các chức năng gan một cách ổn định.

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể người có thể tái sinh tự nhiên. Gan có thể tái tạo lại các mô bị mất và 25% các cơ quan có thể tái tạo thành gan nếu gan xảy ra các tổn thương nhỏ. Do đó, thường xuyên sử dụng cà chua có thể bảo vệ gan và giúp gan thải bỏ các chất độc liên quan đến nguy cơ ung thư gan, viêm gan.

12. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu đường

Cà chua giàu sắt, vitamin C và E có thể làm giảm các triệu chứng tiểu đường và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. Cà chua cũng có chỉ số đường huyết thấp, có thể cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.

Tiêu thụ 200 g cà chua sống mỗi ngày có tác động tích cực đến huyết áp của bệnh nhân tiểu đường loại 2.

13. Tăng cường sức khỏe xương khớp

Theo một số nghiên cứu, chỉ cần sử dụng 2 ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể giúp xương khớp khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Beta – Carotene trong cà chua sau khi tiêu thụ có thể chuyển hóa thành vitamin A, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sức khỏe xương khớp.

Cà chua cũng giàu vitamin C, K và D góp phần cho sự hình thành và phát triển của xương. Cà cũng hỗ trợ làm giảm quá trình mất xương ở phụ nữ mãn kinh, giảm khả năng gãy xương và cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân.

cà chua có tác dụng gì
Sử dụng cà chua có thể bảo vệ sức khỏe xương khớp

14. Tăng cường sức khỏe nam giới

Chất Lycopene trong cà chua được chứng minh là có thể tăng 70% khả năng sinh sản của nam giới. Chất chống oxy hóa cũng có thể cải thiện tình trạng giảm tinh trùng bất thường và cải thiện sự di chuyển của tinh trùng, tăng khả năng thụ tinh.

Tiêu thụ 2 – 4 phần sốt cà chua mỗi ngày có thể làm giảm 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và 50% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.

Ngoài ra, nam giới thường xuyên sử dụng cà chua cũng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 59% so với người không sử dụng cà trong chế độ ăn uống.

15. Cà chua tốt cho phụ nữ mang thai

Vitamin C trong cà chua là một chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ để giúp thai phụ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Vitamin C hỗ trợ sự hình thành xương, răng, lợi khỏe mạnh và giúp thai nhi hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong suốt thai kỳ.

quả cà chua
Cà chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai

Chất Lycopene trong cà chua giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào. Mặc dù việc bổ sung Lycopene trong thai kỳ còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa an toàn và cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ.

Ngoài ra, lượng Folate trong cà chua có thể bảo vệ hệ thống thần kinh và chống lại dị tật ở thai nhi. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ thai phụ và thai nhi. Trao đổi với bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống trong thai kỳ.

Cách nấu canh cà chua chay

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà chua chín: 2 trái
  • Giá đỗ: 100gr
  • Hành lá
  • Gia vị: hạt nêm chay, muối, tiêu, bột ngọt’

Cách nấu canh cà chua chay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống thừa, sau đó cắt hình múi cau.
  • Hành lá cắt gốc, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Giá đỗ rửa sạch, loại bỏ phần vỏ đậu. Sau đó, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút cho sạch và vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Nấu canh cà chua chay

  • Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi khoảng 500ml nước. Đun sôi nước ở lửa vừa.
  • Khi nước bắt đầu sôi thì cho giá và cà chua đã sơ chế vào.
  • Đun sôi canh ở lửa nhỏ thêm 3 phút thì cho tiếp hạt nêm chay + muối + bột ngọt vào. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn theo khẩu vị của gia đình.
  • Khi canh đã chín thì rắc hành lá đã cắt nhỏ vào và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc canh cà chua giá đỗ chay ra bát, cho thêm một ít hạt tiêu và thưởng thức nóng. Món ăn thanh đạm này rất phù hợp với những người ăn chay. Vị ngọt của giá đỗ hòa với vị chua ngọt của cà chua càng làm món ăn thêm phần hấp dẫn, thanh mát.

Canh cà chua chay thơm ngon, bổ dưỡng
Canh cà chua chay thơm ngon, bổ dưỡng

Mẹo chọn giá đỗ tươi ngon, đảm bảo chất lượng

Nên chọn mua giá đỗ có rễ dài vì đây là loại giá đỗ truyền thống. Thời gian ủ giá sẽ khoảng 5 – 7 ngày, nên thường ít bị ngâm hóa chất.

Giá đỗ có thân dài, ốm, không đều nhau thì sẽ đảm bảo độ tươi ngon và an toàn.

Canh cà chua truyền thống

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà chua chín: 2 – 3 quả
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, bột ngọt

Cách nấu canh cà chua truyền thống

  • Bước 1: Cà chua rửa sạch, cắt bỏ phần cuống, sau đó thái thành múi hạt cau.
  • Bước 2: Hành lá cắt bỏ gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đợi dầu ăn sôi già thì cho hành tím vào phi thơm. Tiếp đến, cho cà chua vào xào gần chín.
  • Bước 4: Nêm nếm gia vị hạt nêm + muối + bột ngọt cho vừa ăn rồi đổ thêm 300ml – 500ml nước.
  • Bước 5: Nấu canh cà chua cho đến khi nước sôi già thì thêm hành lá vào và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc canh cà chua ra bát và thưởng thức khi còn nấu. Bạn có thể ăn kèm với các loại rau sống như: xà lách, rau tía tô, rau kinh giới… sẽ rất ngon.

Canh cà chua truyền thống cực dễ nấu
Canh cà chua truyền thống cực dễ nấu

Canh cà chua trứng

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà chua chín: 3 quả
  • Trứng gà (trứng vịt): 2 quả
  • Hành lá, hành tím, rau mùi
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu

Cách nấu canh cà chua trứng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà chua rửa sạch, bỏ cuống và cắt thành múi hạt cau.
  • Hành lá và rau mùi bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm thật nhỏ.
  • Đập trứng vào bát. Lưu ý, nếu bạn muốn ăn canh theo kiểu đánh tan lòng đỏ trứng thì dùng đũa khuấy cho tan. Ngược lại, nếu bạn muốn giữ nguyên lòng đỏ thì để trứng nguyên không cần đánh.

Bước 2: Nấu canh cà chua trứng

  • Cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào. Đợi khi dầu đã sôi già thì cho hành tím vào phi thật thơm.
  • Tiếp đến, cho cà chua vào xào mềm. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, sau đó cho nước vào, đậy nắp đun sôi.
  • Khi nước đã sôi, đổ từ từ trứng vào nồi. Lưu ý:
    • Đối với trứng đã đánh tan: Bạn dùng đũa khuấy theo vòng tròn thật đều tay và nhẹ nhàng. Vặn lửa nhỏ, đun thêm 2 phút cho đến khi mặt nước sôi lăn tăn thì tắt bếp.
    • Đối với trứng còn nguyên lòng đỏ: Bạn đổ từ từ trứng vào nồi, để lửa nhỏ, sau đó dùng đũa quấy nhẹ phần trắng trứng, tránh làm lòng đỏ bị vỡ. Chờ thêm 2 – 4 phút để lòng đỏ trứng chín thì tắt bếp.
  • Cuối cùng, cho thêm hành lá và rau mùi vào nồi và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc canh cà chua trứng ra bát và thêm một chút hạt tiêu. Vậy là bạn đã hoàn thành món canh trứng cà chua cực thơm ngon, hấp dẫn cho bữa ăn gia đình thêm ấm cúng, hạnh phúc.

Canh cà chua trứng không tanh
Canh cà chua trứng không tanh

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Canh cà chua thịt băm

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà chua chín: 3 quả
  • Thịt nạc: 100gr
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, muối, bột ngọt

Cách nấu canh cà chua thịt băm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống, thái hình múi cau.
  • Hành lá cắt gốc, rửa sạch và thái nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ.

Bước 2: Nấu canh cà chua thịt băm

  • Bắc nồi lên bếp, chờ dầu ăn sôi già thì cho hành tím vào phi thơm.
  • Cho thịt băm vào đảo đều để tránh thịt bị bết dính với nhau.
  • Tiếp đến, cho cà chua vào xào mềm thì nêm nếm hạt nêm + muối + bột ngọt cho vừa ăn.
  • Cho 500ml nước vào đun sôi ở lửa nhỏ.
  • Cuối cùng, khi canh cà chua thịt băm đã chín thì cho hành lá vào và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc canh cà chua thịt băm ra bát và thưởng thức khi còn nóng. Vị ngọt thơm béo bùi của thịt băm hòa với vị chua chua thanh mát của cà chua càng tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn.

Canh cà chua thịt băm
Canh cà chua thịt băm

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Canh cà chua đậu phụ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cà chua chín: 4 quả
  • Đậu phụ non: 2 miếng
  • Thịt lợn xay: 100gr
  • Hành tím, hành lá, rau mùi
  • Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn

Cách làm canh cà chua đậu phụ

  • Bước 1: Cà chua rửa sạch, cắt múi hạt cau. Hành lá – rau mùi cắt bỏ rễ, rửa sạch và thái nhỏ. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
  • Bước 2: Đậu phụ non thái miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào và phi thơm hành tím. Sau đó, cho tiếp thịt băm vào xào gần chín.
  • Bước 4: Tiếp đến, cho cà chua vào xào mềm. Thêm hạt nêm + muối + bột ngọt vào cho vừa ăn.
  • Bước 5: Cho 500ml nước vào nổi, để lửa nhỏ và đun sôi.
  • Bước 6: Khi nước đã sôi, cho đậu hũ non vào. Đun sôi thêm 2 phút thì cho hành lá, rau mùi vào và tắt bếp.

Thành phẩm

Canh cà chua đậu hũ là món ăn cực kỳ dễ ăn, phù hợp với hầu hết mọi gia đình Việt. Bạn hãy múc canh ra bát và thưởng thức khi còn nóng nhé!

Thưởng thức canh cà chua đậu phụ
Thưởng thức canh cà chua đậu phụ cực thơm ngon

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Canh cà chua cá

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cá trắm cỏ đã làm sạch: 300gr (hoặc loại cá khác)
  • Cà chua chín: 3 quả
  • Hành lá, gừng tươi
  • Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt, bột ngô, tiêu xay, rượu trắng

Cách nấu canh cà chua cá

  • Bước 1: Hành lá cắt rễ, rửa sạch và thái nhỏ. Gừng tươi cạo vỏ, dập nhỏ.
  • Bước 2: Cá sau khi đã làm sạch thì cắt thành khúc vừa ăn. Cho thêm gừng, rượu, muối vào xoa đều mặt cá và ướp khoảng 15 phút để giảm bớt mùi tanh. Sau đó, rửa lại thật sạch với nước một lần nữa.
  • Bước 3: Cho bột ngô trộn đều với cá. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đợi dầu sôi già thì cho cá vào chiên. Chiên cá cho đến khi chuyển sang màu vàng đẹp mắt thì gắp ra đĩa.
  • Bước 4: Gạn bớt dầu thừa ra bát, tận dụng phần chảo rán cá cũ tiếp tục cho cà chua vào xào mềm.
  • Bước 5: Tiếp đến, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì đổ nước + cá đã chiên vào.
  • Bước 6: Đun sôi cá sau đó cho thêm hành lá vào và tắt bếp.

Thành phẩm

Múc canh cá cà chua ra bát, sau đó rắc thêm một cho hạt tiêu làm tăng hương vị. Món canh này ăn nóng sẽ rất ngon miệng.

Canh cà chua cá
Canh cà chua cá

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Canh cà chua thịt bò

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt bò tươi: 300gr
  • Cà chua chín: 5 quả
  • Hành lá, rau mùi tàu, tỏi, hành tím
  • Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, muối, hạt tiêu, dầu hào

Cách nấu canh cà chua thịt bò

  • Bước 1: Thịt bò rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước và thái mỏng.
  • Bước 2: Cho thịt bò vào bát lớn, thêm 1 thìa hạt nêm + ½ thìa muối + ½ thìa dầu ăn + ½ thìa dầu hào. Trộn đều tất cả và ướp thịt bò khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.
  • Bước 3: Tỏi và hành tím sau khi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ thì cho vào phi thơm với dầu ăn.
  • Bước 4: Tiếp tục, cho cà chua đã cắt múi cau vào xào mềm. Sau đó, cho nước vào đun sôi.
  • Bước 5: Khi nước đã sôi, bạn nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho vừa ăn. Tiếp đến, cho thịt bò vào đun thêm khoảng 1 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm

Canh cà chua thịt bò có thể thay thế các món canh trong bữa ăn hàng ngày. Hoặc có thể để làm nước dùng ăn cùng với bún, mì tôm sẽ rất ngon. Lưu ý, thịt bò nếu nấu quá lâu sẽ bị dai, ăn không ngon. Do đó, khi cho thịt bò vào nước đang sôi, bạn chỉ cần đợi thêm 30 giây đến 1 phút là được.

Canh cà chua thịt bò bổ dưỡng

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Canh cà chua nấm

Canh cà chua nấm

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Nguyên liệu

Cà chua 5 trái Nấm bào ngư 200 gr Nấm kim châm 200 gr Hành lá 3 nhánh Hành tím 2 củ Dầu ăn 1 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(muối/đường/bột ngọt/tiêu)

Cách chọn mua nấm tươi ngon

Cách chọn mua nấm bào ngư ngon

  • Bạn nên chọn nấm có thân dài, to, cứng, những nấm như thế này sẽ ngon ngọt hơn loại nấm có thân nhỏ.
  • Nấm thu hoạch lâu và được bảo quản ở nhiệt độ lạnh thường có tai bị đen ở đầu hay bầm tím.
  • Bạn hãy dùng tay chạm thử vào nấm, nếu cảm thấy bị nhớt thì không nên mua nhé.

Cách chọn nấm kim châm tươi ngon

  • Nấm tươi ngon có hình giá đậu, còn tươi; mũ nấm chắc, màu trắng và bóng; thân không nhầy nhụa hoặc hơi nâu, không bị dập nát; phần gốc nấm không bị tách hoặc bở ra.
  • Chọn nấm với bao bì sản phẩm có in rõ nguồn gốc, thời hạn sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra mã vạch của sản phẩm để biết nơi xuất xứ, như Hàn Quốc (mã vạch 880), Trung Quốc (mã vạch từ 690 đến 695),…
  • Ưu tiên chọn ngày sản xuất mới nhất được in trên bao bì.

Lưu ý: Ngoài các loại nấm trong bài, bạn có thể lựa chọn các loại nấm khác tùy theo sở thích cho món ăn của mình nhé.

Nguyên liệu món ăn canh cà chua thịt bò và nấm

Cách chế biến Canh cà chua nấm

  • Sơ chế nấm

    Nấm bào ngư và nấm kim châm mua về ngâm nước muối từ 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch lại với nước, vớt ra để ráo.

    Nấm bào ngư đem xé nhỏ, nấm kim châm cắt bỏ phần gốc nấm rồi tách nấm thành những phần nhỏ.

    Mách nhỏ: Trong quá trình ngâm rửa nấm, bạn không nên ngâm nấm quá lâu trong nước sẽ khiến nấm mất độ ngọt và dưỡng chất vốn có của nấm.

  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau.

    Hành lá rửa sạch rồi đem cắt thành khúc khoảng 2 đốt tay.

    Hành tím đem băm nhuyễn.

    Mách nhỏ: Nếu được bạn nên bỏ hạt cà chua để món canh không bị lợn cợn và thơm ngon hơn.

     

  • Nấu canh

    Bắc nồi lên bếp và cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi, cho hành tím băm vào phi thơm, sau đó cho cà chua vào xào, nêm vào 1 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/3 muỗng cà phê muối và 1/3 muỗng cà phê tiêu, đảo đều cho cà chua chín và lên màu.

    Khi cà chua chín thì cho 2 lít nước vào, đợi nước sôi thì cho nấm vào, khi nước sôi trở lại thì cho hành lá vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp thì tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Món canh cà chua nấm vô cùng hấp dẫn, thanh mát và đầy dinh dưỡng từ các loại nấm, hứa hẹn sẽ giúp bữa ăn gia đình bạn thêm đậm đà và thơm ngon đấy!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua cà chua tươi ngon

  • Nên mua những quả cà chua có lớp vỏ ngoài đỏ tươi, đều màu.
  • Cà chua ngon có hương thơm nhẹ đặc trưng, cầm lên tay thấy chắc và nặng tay.
  • Bạn có thể nhận biết cà chua ngon bằng cách nhìn phần cuống, cà chua chín và tươi thường có phần cuống màu xanh, bám chặt vào đầu quả cà chua.
  • Không nên mua cà chua có màu đỏ xen lẫn xanh hoặc xuất hiện các đốm đen trên lớp vỏ ngoài, những quả này thường rất nhạt, không ngon.

Cách chọn mua trứng tươi ngon

  • Dùng tay kiểm tra vỏ quả trứng, nếu thấy vỏ càng láng, mịn thì là trứng đã để lâu. Trứng tươi ngon, vừa thu hoạch sẽ có lớp vỏ nhám, hơi sần sùi.
  • Bạn cầm lên lắc nhẹ quả trứng, nếu không có tiếng động thì là trứng ngon, nếu trứng càng kêu to thì là trứng đã để lâu, sắp hỏng.
  • Tránh mua những quả trứng có mùi hôi thối, trên vỏ trứng có xuất hiện những vết nứt, thậm chí chảy chất lỏng bên trong ra ngoài.

Trên đây là 10 công thức cách nấu canh cà chua cực đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể trổ tài vào bếp nấu ngay món canh này để gia đình cùng thưởng thức bạn nhé! Chúc bạn thành công!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Trứng nấu canh cà chua
  • Cách nấu canh cà chua đậu phụ
  • Nấu canh cà chua chay
  • Nấu canh cà chua thịt băm
  • Nấu canh cà chua 
  • Cách nấu canh cà chua bi
  • Canh cà chua trứng thịt băm
  • Món ngon với canh cà chua