3 Cách làm nem nắm Nam Định tại nhà thơm ngon hấp dẫn chuẩn vị

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm nem nắm Thái Bình
  • Cách làm nem nắm Thanh Hóa
  • Cách làm nem nắm Hải Phòng
  • Cách làm nem thính
  • Cách làm nem thính chua
  • Cách làm nem nắm Giao Thủy
  • Nem nắm để được bảo lâu
  • Cách làm nem nắm Phùng
cách làm nem nắm
cách làm nem nắm

YouTube video

Nem nắm là đặc sản nổi tiếng của Nam Định và chắc hẳn ai đã từng có dịp thưởng thức thì sẽ không thể quên. Miếng nem có vị bùi bùi, ngầy ngậy của thịt, vị dai dai giòn giòn của bì lợn cùng với mùi thơm của thính cuộn đều trong vị chát của lá sung khiến ai cũng phải tấm tắc. Cùng học cách tự làm nem nắm tại nhà nhé.

Cách làm nem nắm Nam Định

Nguyên liệu làm Nem nắm Nam Định Cho 3 người

Thịt mông heo 400 gr Mỡ heo 100 gr Bì heo 250 gr Thính gạo 150 gr Nước mắm Sa Châu 2 muỗng canh Hành tím 2 củ Gừng 1 nhánh Lá chanh 5 lá Tỏi nhỏ 6 củ Giấm 1 ít Lá đinh lăng 1 ít Lá sung 1 ít Bột ngọt 1 muỗng cà phê Muối hạt 1 ít

Cách chọn mua nguyên liệu

Tại sao chỉ chọn thịt mông để làm nem nắm?

Thịt mông là loại thịt mềm, có cả mỡ và thịt nhưng ít mỡ hơn và phần mỡ tách biệt với thịt lại có vị béo. Khi làm nem, thịt mông mềm dễ bóp nem và mang lại hương vị ngon nhất cho món ăn.

Cách chọn thịt mông ngon để làm nem nắm

  • Thịt mông phải chọn thịt tươi, mới mổ thì khi bóp nem mới dẻo và mềm ngọt.
  • Khi chọn mua thịt mông gói nem phải chọn thịt có màu đỏ, sờ vào còn thấy ấm nóng, ấn vào thì có sự đàn hồi, không có mùi ôi thiu. Tốt nhất là hãy đi chợ thật sớm để có phần thịt ngon nhất.

Thông tin về thính gạo

  • Thính gạo là gì?

Thính gạo, thường gọi là thính, là một loại gia vị trong ẩm thực Việt Nam. Thông thường, thính được làm bằng cách rang gạo cho vàng rồi giã mịn. Có nơi lại làm thính bằng cách nướng bánh tráng tới khi vàng giòn rồi giã nhuyễn mịn. Cũng có một số loại thính không làm từ gạo mà làm từ ngô hoặc vừng vàng.

  • Mua thính gạo ở đâu?

Bạn hãy mua thính gạo ở những siêu thị, cửa hàng uy tín để mua được sản phẩm vừa an toàn vừa đảm bảo được bữa ăn ngon cho gia đình

Thông tin về nước mắm Sa Châu

  • Nước mắm Sa Châu là gì?

Nước mắm Sa Châu là nước mắm đặc sản của vùng Giao Thủy, làm theo phương pháp thủ công truyền thống. Mắm được ủ nửa năm, sau đó được phơi nắng nửa năm, tạo nên hương vị đậm đà, dậy mùi mà không ở đâu có thể có được.

  • Có thể thay thế nước mắm Sa Châu bằng nước mắm thường không?

Nước mắm Sa Châu có hương vị cực kì đặc trưng của vùng Giao Thủy, từ đó món nem nắm mới có được hương vị khiến người Nam Định “nhớ thương”. Nếu bạn thay bằng nước mắm thường thì vẫn có thể làm được món nem nắm nhưng không thể tạo thành món ăn chuẩn vị của vùng Giao Thủy.

Nguyên liệu món ăn nem nắm

Dụng cụ thực hiện

Lá dong, nồi, thớt, chảo,…

Cách chế biến Nem nắm Nam Định

  • Cách chế biến bì heo

    Trước khi luộc bì, làm sạch bì bằng cách bóp bì với 2 muỗng cà phê muối hạt và 1 muỗng cà phê giấm, bóp thật kĩ rồi rửa sạch bằng nước lạnh.

    Bạn có thể làm sạch bì bằng cách ngâm bì với nước muối loãng trong 4 tiếng cho bì không còn mùi hôi.

    Luộc bì trong 3 – 4 phút với 1 nhánh gừng và 2 củ hành đập dập, không được luộc chín quá, bì sẽ nhũn.

    Sau khi luộc xong vớt ra ngâm vào nước đá cho bì giòn. Cạo thật sạch lớp mỡ bám và lớp lông còn sót lại rồi mới thái bì.

    Thái bì bằng cách để nghiêng dao nhưng không thái đứt hẳn, sau đó lật ngược miếng bì thái sợi, miếng bì sẽ có sợi nhỏ và ngon miệng hơn.

  • Sơ chế nguyên liệu còn lại

    Rửa sạch thịt, lọc hết phần gân và mỡ, chỉ lấy phần nạc. Luộc chín tới và còn lòng đào, không luộc chín quá. Nếu luộc chín thì thịt bị khô, nem khi bóp không được kết dính.

    Mỡ heo luộc chín băm nhuyễn.

    Rọc phần cuống lá dong để làm gói nem.

    Lưu ý: Lá dong dùng để gói nem là lá tươi, còn xanh.

    Lá sung, lá đinh lăng rửa sạch, để ráo. Lá sung ngắt bỏ cuống, chỉ lấy lá. Lá đinh lăng lấy phần lá non.

  • Chế biến thịt heo

    Sau khi luộc sơ thì cắt thịt thành từng miếng nhỏ rồi được băm nhuyễn bằng sống dao.

    Lưu ý: không dùng lưỡi dao để băm mà chỉ dùng sống dao. Bởi vì khi dùng lưỡi dao, thịt sẽ quá nhuyễn và nem không được ngon nữa.

  • Trộn gia vị cho thịt

    Lá chanh thái chỉ, tỏi lột vỏ và băm nhỏ.

    Bóp thịt và mỡ đã băm nhuyễn với phần lá chanh thái chỉ, tỏi băm nhỏ, nước mắm Sa Châu và bột ngọt đã chuẩn bị cho đến khi quyện vào nhau.

    Tiếp theo cho thính vào bóp thật kĩ.

    Phần bì đã thái sợi bạn bóp riêng với nước mắm cho mềm ra rồi mới trộn với phần thịt – mỡ đã bóp ở trên. Trộn hỗn hợp cho thật đều.

  • Gói nem nắm

    Gói thịt thành nắm. Nắm nem to bằng nắm tay, ấn chặt tay vì vậy món ăn mới được gọi là nem nắm.

    Bạn có thể ăn ngay sau khi gói thịt. Nếu muốn bảo quản được lâu hơn hoặc để tặng bạn bè, bạn hãy gói nem bằng lá dong hoặc lá chuối.

    Khi cuốn bằng lá dong, trải lá dong đã rọc cuống xuống, trải 1 lớp lá sung và lá đinh lăng sau đó bỏ nắm nem lên, cuốn lại, cố định bằng dây gói.

  • Thành phẩm

    Nem nắm đậm vị thơm ngon, có vị giòn dai của bì. Vị lá sung bùi kết hợp với vị nhẫn đắng của lá đinh lăng, ăn cùng nem nắm chắc chắn sẽ “hao bia” lắm đây.

Cách ăn nem nắm sao cho ngon nhất

  • Sau khi làm nem xong, bạn để ngăn mát tủ lạnh 30 phút là có thể ăn được rồi.
  • Ăn nem nắm cùng với tương ớt hoặc mắm ớt tỏi, lá đinh lăng và lá sung, đặc biệt không thể thiếu nước mắm Sa Châu.
  • Dù ăn với loại rau ăn kèm nào, nhất định không được “quên” lá đinh lăng và lá sung khi ăn kèm với nem nắm, vì 2 loại lá này kết hợp với nem nắm sẽ là “chuẩn vị” nhất.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Nem nắm Hải hậu – Nam định

Nguyên Liệu

  1. 600 gr thịt nạc
  2. 500 gr bì lợn
  3. 200 gr thính gạo tám Hải hậu
  4. 1 bát tỏi bóc vỏ (bát chè)
  5. 100 gr gừng vừa non
  6. 4 thìa nước mắm ngon
  7. 1 thìa cà phê đường
  8. Ơt, lá sung, lá đinh lăng

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Các bước

  1. Thịt nạc mông được chần qua nước sôi có chút muối nhé

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 1 hình
  2. Cho vào nồi luộc lại khi nước đã sôi thì cho thịt vào luộc. Nước sôi thì tắt bếp, đậy vung vài phút, bật lại bếp cho nước sôi lần thứ 2 và tắt bếp luôn, đậy vung như vậy là thịt chín mà khg cần đun nhiều mất ngọt lại chín quá sẽ khô.

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 2 hình
  3. Thái mỏng và dùng dụng cụ thích hợp để dàn thịt cho mềm

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 3 hình
  4. Hoặc dùng sống dao để băm như vậy thịt mềm mà khg bị vụn

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 4 hình
  5. Khi luộc bì thì rửa sạch, dùng dao cạo nhớt da, rửa bằng dấm hoặc rượu trắng, dùng nước sôi dội cho sạch, cuộn mặt có mỡ ra ngoài và buộc lạt rồi luộc

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 5 hình
  6. Nước luộc có muối, hành củ và gừng, luộc sôi là tắt bếp trong 5 phút rồi lại đun sôi lần thứ 2. Khi nước sôi lần 2 thì tắt ngay bếp nhưng vẫn để nồi trên bếp và đậy vung. Sau vài phút thì vớt bì ra cho nguội để thái

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 6 hình
  7. Thịt thái và dần xong

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 7 hình
  8. Cho tỏi giã nhỏ vào bóp trước

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 8 hình
  9. Sau đó bóp gừng giã, nước mắm, đường và tiêu vào bóp tiếp cho kỹ

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 9 hình
  10. Sau gừng là thính, nhồi, bóp cho thính thấm hết vào thịt

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 10 hình
  11. Ném lại cho thấm hết gia vị và thính trong khoảng 2-3 giờ

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 11 hình
  12. Trong khi đó thái bì, bì nên lạng mỏng để thái sẽ đẹp

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 12 hình
  13. Sau khi thái xong bì thì trộn với thịt và cũng nhồi bóp cho đều

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 13 hình
  14. Bóp cho đều thì chuẩn bị nắm

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 14 hình
  15. Nắm từng nắm nhỏ cho từng người ăn

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 15 hình
  16. Cho vào tô cho gọn

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 16 hình
  17. Sếp lá sung xung quanh tô trước khi cho nắm nem vào

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 17 hình
  18. Cả lá đinh lăng nữa, vị lá sung bùi kết hợp với vị nhẫn đắng của lá đinh lăng sẽ rất tốt cho tiêu hoá. Món này cần nhiều bia lắm đấy.😜

    Nem nắm Hải hậu - Nam định bước làm 18 hình

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Những lưu ý khi làm món nem nắm:

Muốn làm được món nem nắm ngon đúng chuẩn thì khâu chọn nguyên liệu cực kì quan trọng.

–    Bì lợn: được chọn từ những con lợn khỏe, chọn bì lợn ở phần đầu sẽ vừa không dày quá, lại ít mỡ giúp cho nắm nem được ráo.

–    Thịt lợn được lấy từ con lợn vừa được mổ, thịt vẫn còn nóng, không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn.

–    Thính phải được làm từ gạo tám thơm Nam Định mới có mùi thơm ngào ngạt.

–    Nước chấm: được chọn lựa từ nước mắm Sa Châu cổ truyền đặc biệt nguyên chất.

Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu thông thường để thay thế nhưng hương vị sẽ không được thơm ngon như nem gốc.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món nem nắm trên đây.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm nem nắm Thái Bình
  • Cách làm nem nắm Thanh Hóa
  • Cách làm nem nắm Hải Phòng
  • Cách làm nem thính
  • Cách làm nem thính chua
  • Cách làm nem nắm Giao Thủy
  • Nem nắm để được bảo lâu
  • Cách làm nem nắm Phùng