Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách nấu nước cốt dừa an chè
- Cách nấu nước cốt dừa tự hộp cốt dừa
- Cách làm nước cốt dừa sền sệt
- Cách nấu nước cốt dừa bằng bột
- Cách nấu nước cốt dừa với sữa tươi
- Cách nấu nước cốt dừa ăn chè thái
- Cách làm nước cốt dừa với sữa đặc
- Cách làm nước cốt dừa để được lâu
Cách làm nước cốt dừa không khó như bạn tưởng tượng đâu. Chịu khó một chút thôi, bạn sẽ có phần nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn.
Quả dừa và những chế phẩm từ dừa như nước dừa tươi, mứt dừa, dầu dừa,… không còn xa lạ ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Thứ quả thiên nhiên này cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên như vitamin E, C, B1, B6,… và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như sắt, canxi, magie,… Vậy nên, khi chế biến và sử dụng đúng cách, chúng ta sẽ khai thác được hết giá trị dinh dưỡng từ loại quả này.
Một trong những chế phẩm tuyệt vời từ quả dừa chính là nước cốt dừa. Với đặc tính là loại sốt thơm dịu nhẹ, sánh mịn, nước cốt dừa đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều món tráng miệng, chè, bánh,… Rất nhiều người tò mò về cách làm nước cốt dừa có khó không?
Sự thật là bạn có thể dễ dàng chế biến nước cốt dừa ngay tại nhà. Hơn nữa, tự tay làm nước cốt dừa bạn sẽ an tâm hơn so với việc mua sẵn nước cốt dừa đóng lon vốn ẩn chứa bên trong có thành phần chất bảo quản và hương liệu tổng hợp.
Cùng tham khảo cách làm nước cốt dừa được giới thiệu bởi Camnangbep.com nhé bạn!
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa làm từ trái dừa già màu nâu thường có độ đặc sánh và béo ngậy. Không giống như nước dừa, nước cốt dừa không tồn tại ở dạng chất lỏng. Để làm ra nước cốt dừa người ta lấy cùi dừa cứng pha với khoảng 50% nước.
Nước cốt dừa được phân làm 2 loại:
– Nước cốt dừa đặc: Cùi dừa được nghiền nhỏ và luộc hoặc ninh nhỏ lửa trong nước. Hỗn hợp này sau đó được lọc qua vải để tạo ra nước cốt dừa.
– Nước cốt dừa loãng: Sau khi làm ra nước cốt dừa đặc, số dừa còn lại trong vải lọc được đem đun sôi trong nước sau đó lọc lấy nước, nước này chính là nước cốt dừa loãng.
Nước cốt dừa là thực phẩm có hàm lượng calo cao. Ngoài ra, nước này còn chứa sắt, calci, kali, mange, vitamin C và E, rất giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại lão hóa và bệnh tật.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Lợi ích sức khỏe của nước cốt dừa
Sử dụng nước cốt dừa giúp cải thiện sức khỏe
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Hỗ trợ giảm cân
Một số nghiên cứu cho thấy chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs) trong nước cốt dừa có thể hỗ trợ giảm cân và trao đổi chất. Ngoài ra, chất này có tác dụng hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể, số đo vòng eo rất tốt.
Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu cho thấy, những người đàn ông thừa cân tiêu thụ thực phẩm có chứa MCTs giảm bớt cảm giác thèm ăn trong ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch
Dừa chứa acid lauric có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn có hại giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Giảm viêm loét dạ dày
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí phytotherapy research, nước cốt dừa có đặc tính kháng sinh, có khả năng làm giảm sự phát triển của vết loét và giảm kích thước của chúng.
Có lợi cho tim mạch
Một lợi ích khác của nước cốt dừa là hỗ trợ trong việc thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hóa cho thấy, ăn cháo có chứa nước cốt dừa làm giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt) lên tới 18%.
Giảm huyết áp
Nước cốt dừa chứa các khoáng chất thiết yếu như kali, natri, calci và sắt có thể giúp giảm huyết áp bằng cách cải thiện lưu thông máu, giữ cho các mạch máu thư giãn không bị tắc nghẽn.
Hỗ trợ bệnh đái tháo đường
Các acid béo chuỗi trung bình trong nước cốt dừa có thể hỗ trợ làm chậm tốc độ đường huyết trong máu. Điều này ngăn ngừa sự gia tăng lượng đường trong máu làm giảm sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Nước cốt dừa chứa acid lauric có đặc tính chống viêm giúp giảm tình trạng viêm khớp, đau nhức cơ bắp…
Tốt cho tiêu hóa
Những người không dung nạp đường lactose – một loại đường có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, có thể chuyển sang uống nước cốt dừa vì ít gây khó tiêu. Ngoài ra, uống nước cốt dừa cũng cải thiện sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột, do đó cải thiện sức khỏe đường ruột tốt.
Tác dụng phụ của nước cốt dừa
– Nếu bạn bị dị ứng với dừa, nước cốt dừa có thể gây ra tác dụng phụ.
– Cốt dừa có tác dụng hỗ trợ giảm cân nếu dùng ở liều lượng vừa phải. Trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều nước cốt dừa sẽ có tác dụng ngược, gây tăng cân vì nó chứa nhiều calo và chất béo.
Cách làm nước cốt dừa
Nguyên Liệu
- 300 g cơm dừa (dừa nạo)
- 200 ml nước ấm
- 2 thìa canh đường
- ½ thìa cà phê muối
- 2 thìa canh bột năng
Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị làm nước cốt dừa
-
Nạo nhỏ hoặc xay nhuyễn cùi dừa tươi thành cơm dừa.
-
Đong đủ lượng các nguyên liệu theo đúng hướng dẫn.
-
Chuẩn bị dụng cụ vắt, nồi đun sạch sẽ.
Bước 2: Vắt nước cốt dừa
-
1.Đổ nước ấm vào cơm dừa rồi nhồi kỹ bằng tay.
-
2.Lọc nước cốt dừa qua rây/ túi lọc.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa và hoàn thành
-
Đổ nước cốt dừa vào nồi đun ở mức nhiệt vừa cùng muối và đường.
-
Bột năng pha loãng với một chút nước.
-
Khi nước cốt dừa sôi thì đổ phần nước bột năng pha loãng vào.
-
Quấy đến khi nước cốt dừa sệt lại thì tắt bếp.
-
Chờ nước cốt dừa nguội rồi sử dụng kèm với nhiều món ăn khác.
Nutrition
Cách làm nước cốt dừa chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị làm nước cốt dừa
Để làm nước cốt dừa, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu và dụng cụ sạch để vắt, nồi đun.
Đối với nguyên liệu làm nước cốt dừa thì không quá cầu kỳ nên bạn dễ dàng chuẩn bị nhanh chóng.
Bạn chọn mua quả dừa tươi nhé. Những cửa hàng bán nông sản đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong chợ và trên hè phố, có bán dừa tươi ngon. Bạn đừng mua dừa non mà mua dừa có phần cùi dày dặn một chút. Chúng là những quả dừa ngọt, phần cùi màu trắng ngà thường được sử dụng để làm nộm, kho thịt, làm mứt,…
Phần cùi dừa trắng bạn nạo nhỏ hoặc xay bằng máy xay thực phẩm khô nhé. Cùi dừa làm nhỏ dưới dạng dừa nạo/ cơm dừa để dễ dàng chiết suất tinh dầu và chất màu trắng có trong cùi dừa sau này.
Nước cốt dừa có màu trắng đẹp mắt và để giữ được màu trắng ngà này, nguyên liệu làm nước cốt dừa ngoài cơm dừa cũng có thêm một số nguyên liệu màu trắng: bột năng, muối, đường. Bạn đong đủ lượng như mình hướng dẫn để làm nước cốt dừa ngon, đúng kiểu nhé.
Đối với dụng cụ vắt và đun, chúng tiếp xúc trực tiếp với phần nước cốt dừa nên bạn sử dụng dụng cụ sạch để không xuất hiện dị vật, bụi, cặn trong phần nước cốt dừa nhé.
Bước 2: Vắt nước cốt dừa
Chuyển sang bước tiếp theo, đây là bước chiết suất nước cốt từ cơm dừa/ dừa nạo. Bạn chú ý vệ sinh bàn tay thật sạch nhé vì cần sử dụng tới tay trần.
Bạn đổ nước ấm vào phần cơm dừa đã chuẩn bị. Bạn nhồi kỹ bằng tay để nước ấm làm tan tinh chất có trong cơm dừa.
Tiếp đến, bạn đổ hỗn hợp nước cơm dừa đã nhồi qua túi lọc/ rây lọc. Dụng cụ lọc có tác dụng giữ lại phần xác dừa và cho phần nước cốt dừa chảy qua.
Bạn nên sử dụng túi lọc như khi làm các loại sữa hạt để giữ lại tối đa xác dừa. Như vậy thì nước dừa sẽ không còn cặn, gợn của cùi dừa nữa. Bạn gắng sức dùng tay vắt chặt túi lọc để lọc được tối đa nước cốt dừa nhé.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
Bạn hòa tan phần bột năng trong một chút nước nhé. Bột năng cho một ít vào sẽ giúp tạo độ sánh cho nước cốt dừa. Bạn có thể thay bột năng bằng bột bắp, bột gạo, bột sắn dây.
Bạn đổ phần nước cốt dừa đã vắt vào chiếc nồi sạch rồi bắc lên bếp. Bạn bật lửa ở mức nhiệt vừa và cho thêm phần muối, đường vào quấy cùng. Bạn chú ý khi nước cốt dừa sôi lên, bạn đổ chỗ bột năng pha nước vào và quấy đến khi nước cốt dừa chuyển sang dạng sệt sệt thì tắt bếp.
Bạn chờ cho nước cốt dừa nguội rồi hãy sử dụng nhé.
Quá trình đun diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 5-10 phút thôi nhưng rất cần thiết. Bước đun sôi nước cốt dừa giúp tiệt trùng và thêm bột năng vào để nước cốt dừa có dạng sệt, dễ hòa quyện với các món ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng thêm mùi thơm cho nước cốt dừa thì hãy bỏ một bó lá nếp nhỏ vào nồi nước cốt dừa trước khi cho bột năng hòa tan nhé.
Cách Làm Nước Cốt Dừa – Hoàn Thành
Để kiểm tra nước cốt dừa sau khi hoàn thành, bạn hãy tự tin nếm thử một chút xem đã chuẩn vị chưa nhé. Nước cốt dừa hơi sệt, mịn, màu trắng ngà, thơm mùi dừa, vị beo béo, ngọt dịu và điểm nhẹ vị mặn là đủ điều kiện phục vụ ngay cả những thực khách khó tính nhất rồi.
Trong nước cốt dừa có chứa hàm lượng tinh dầu cao nên nếu không được bảo quản ở điều kiện thích hợp, chúng sẽ nhanh chóng bị chua, hỏng. Bạn cố gắng sử dụng nước cốt dừa đã chế biến trong ngày nhé. Phần chưa dùng hết bạn hãy cất vào lọ đựng và bảo quản trong tủ lạnh 2-3 ngày.
Nước cốt dừa thơm ngon dễ dàng chế biến chỉ với vài bước làm cơ bản. Dành thời gian một lát là bạn sẽ có ngay phần nước cốt dừa chất lượng cao.
Cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon từ dừa tươi
Chuẩn bị
- Dừa già: 2 trái hoặc 1kg cùi dừa già.
- Nước sôi để nguội: 500ml.
- Dao nhọn, máy xay sinh tố, nồi, bếp, rây lọc…
Cách nấu nước cốt dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khi mua dừa khô về, bạn sẽ thấy trên quả dừa có 2 lỗ nhỏ, bạn chỉ cần dùng cây đũa hoặc mũi dao nhọn để đục lỗ sau đó bạn úp ngược quả dừa vào ly để cho nước dừa ra hết. Bổ đôi quả dừa, sau đó hơ trên lửa để dễ tách phần cùi dừa ra.
Sau đó, bạn dùng mũi dao nhọn nhẹ nhàng lách vào giữa phần thịt trắng và vỏ là có thể dễ dàng tách được cùi dừa ra rồi. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể mua nước dừa và cùi dừa nạo sẵn ở chợ cũng được.
Sau khi đã tách cùi dừa ra, bạn cạo bỏ hết lớp vỏ màng nâu để nước cốt dừa khi thành phẩm không bị chát và có màu đẹp hơn rồi đem cùi dừa rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Xay cùi dừa
Đem cùi dừa cắt nhỏ thành từng hạt hoặc có thể dùng nạo để nạo cho nhỏ cùi dừa. Bạn cắt cùi dừa càng nhỏ thì khi xay mình càng thu được nhiều nước cốt và quá trình xay cũng nhanh, dễ dàng hơn (phần nước cốt này còn được gọi là sữa dừa). Sau khi đã cắt nhỏ cùi dừa xong, bạn cho vào máy, xay cùng nước dừa và 500ml nước sôi để nguội.
Bước 3: Lọc lấy nước cốt dừa
Sau khi xay xong, dùng rây hoặc vải sạch (nên dùng vải màn sạch) lọc để thu lấy nước cốt, loại bỏ xác dừa.
Bước 4: Nấu nước cốt dừa
Cho nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ đến khi sôi, bạn cho thêm nửa muỗng cà phê muối vào, khuấy đều rồi tắt bếp là hoàn thành. Nếu muốn nước cốt dừa có mùi thơm hơn nữa thì khi nấu, bạn có thể thả vào nồi 1 bó lá nếp nhỏ.
Nước cốt dừa thành phẩm sẽ có màu trắng như sữa, dạng sệt và có mùi dừa thơm dịu nhẹ đặc trưng.
Cách làm nước cốt dừa ngon từ dừa hộp
Nếu bạn không có dừa tươi, bạn có thể tham khảo cách làm nước cốt dừa từ nước cốt dừa đóng hộp dưới đây.
Chuẩn bị
- 200 ml nước cốt dừa.
- 1 chén con nước lọc.
- 1 muỗng canh bột năng.
- 3 muỗng canh đường.
- 1/4 muỗng cà phê muối.
Cách làm nước cốt dừa từ dừa hộp
Bước 1: Nước cốt dừa mua sẵn trong lon ở siêu thị, bạn chỉ cần mở nắp, đổ nước cốt dừa vào nồi, đun sôi lên.
Bước 2: Bột năng bạn đem hòa tan với một chén nước nhỏ, đổ vào nồi cốt dừa.
Bước 3: Đổ bột năng vào nồi cốt dừa xong, bạn cho thêm đường, muối vào khuấy đều, nấu tiếp cho đến khi sôi thì tắt bếp, để nước cốt dừa nguội thì bỏ vào hũ thủy tinh đem cất trong tủ lạnh.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Cách bảo quản nước cốt dừa
- Nếu bạn chưa sử dụng hết phần nước cốt dừa thì bạn nên bảo quản nó thật kĩ để tránh những phản ứng hóa học xảy ra sẽ làm nó nhanh hỏng hơn.
- Hàm lượng chất béo trong cốt dừa rất cao nên thường rất nhanh hỏng. Chính vì thế mà bạn nên sử dụng lọ thủy tinh đậy kín nắp bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể bảo quản được từ 2-3 tuần.
- Thêm một cách khác bạn nên chia nó thành 2 phần. Một phần để sử dụng thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới phần còn lại
Nước cốt dừa dùng làm gì ?
- Ngoài việc sử dụng nước cốt dừa ăn cùng với chè bạn có thể sử dụng nó để kho thịt, nấu xôi. Nếu là tín đồ của các món sinh tố thì bạn đừng nên bỏ qua nước cốt dừa sẽ khiến nó miệng hơn.
- Ngoài việc sử dụng vào nấu ăn thì nước cốt dừa có một vài công dụng khác. Như dùng nước cốt dừa để dưỡng tóc. Nó sẽ giúp mái tóc của bạn suôn mượt bồng bềnh hơn, hoặc là giúp làm mềm da, đồng thời dưỡng ẩm cho môi đặc biệt vào những ngày hanh khô….
- Dùng nước cốt dừa lấy đi các chất bẩn bám ở trong lỗ chân lông. Từ đó bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho da giúp da thông thoáng hơn. Bên cạnh đó nó còn giúp chống nắng rất tốt, làm giảm những vết cháy nắng rát đỏ trên da bạn.
- Đặc biệt giúp cân bằng độ pH giúp cho làn da luôn khỏe mạnh, chống lão hóa, một số bệnh về da.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Cách thêm nước cốt dừa vào chế độ ăn uống
– Thêm nước cốt dừa vào cháo và dùng nó cho bữa sáng.
– Sử dụng nước cốt dừa trong sinh tố.
– Bạn có thể thêm nước cốt dừa vào súp, nước dùng, cà ri để làm đặc.
Nước cốt dừa là một gia vị không thể thiếu trong các món chè ngon. Mùi thơm thoang thoảng, vị béo ngậy, hỗn hợp sánh đặc mịn, màu trắng sữa bắt mắt chắc chắn sẽ khiến bạn phải thích hơn. Điều đặc biệt là cách làm nước cốt dừa lại vô cùng dễ dàng. Bạn có thể tự tay mình làm nước cốt dừa tại nhà vừa nguyên chất vừa chuẩn vị lại đảm bảo vệ sinh.
Chúc bạn thực hiện thành công cách làm nước cốt dừa đơn giản này!
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách nấu nước cốt dừa an chè
- Cách nấu nước cốt dừa tự hộp cốt dừa
- Cách làm nước cốt dừa sền sệt
- Cách nấu nước cốt dừa bằng bột
- Cách nấu nước cốt dừa với sữa tươi
- Cách nấu nước cốt dừa ăn chè thái
- Cách làm nước cốt dừa với sữa đặc
- Cách làm nước cốt dừa để được lâu