4 Cách làm sấu ngâm đường tươi ngon giòn, để lâu không nổi váng

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ngâm sấu đường giòn
  • Cách ngâm đường
  • Cách pha nước sấu ngâm đường
  • Cách ngâm sấu chín với đường
  • Cách làm cóc ngâm đường
  • Cách ngâm cóc non
  • Cách làm sấu ngâm đường ăn ngày
  • Nước sấu ngâm đường
cách ngâm sấu đường ngon giòn để được lâu
cách ngâm sấu đường ngon giòn để được lâu

YouTube video

Để xua tan cơn nóng ngày hè thì còn gì tuyệt vời hơn một ly nước sấu chua ngọt mát lạnh. Hôm nay hãy thêm vào sổ tay nội trợ một mẹo vào bếp cách làm ngâm sấu đường ngon không bị nổi váng cực ngon. Cùng tìm hiểu và vào bếp thực hiện ngay nhé!

1. Trị nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng

lấy quả sấu chín dầm đường hoặc muối ăn ngay trong ngày.

Hoặc lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.

2. Trị nôn nghén cho phụ nữ mang thai

Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành.

Hoặc dùng quả sấu xanh ngâm đường uống cùng giúp giảm nôn nghén, tuy nhiên không nên uống nhiều vì có thể gây tăng đường huyết cho bà bầu.

3. Chữa ho: Có nhiều cách dùng quả sấu chữa ho như sau:

Cùi quả sấu tươi 15g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3 – 5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Hoặc cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.

Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày.

Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm.

4. Tăng cường tiêu hóa

Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.

5. Chữa say rượu

Dùng 4 – 6g cùi quả sấu khô sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Hoặc dùng nước sấu ngâm đường và gừng để uống rất có hiệu quả.

6. Trị mụn nhọt, lở ngứa

Dùng lá ấu tươi đun nước tắm rửa hoặc lá sấu rửa sạch, giã nát, bọc bằng băng gạc sạch đắp lên vết mụn.

6 tác dụng tuyệt vời của quả sấu với sức khỏe không nên bỏ qua - Ảnh 2.

Có thể bạn chưa biết về cây sấu

Sấu là một loại cây thực vật nhiệt đới, được tìm thấy nhiều ở việt nam, trung quốc và campuchia.Trong ngành thực vật học nói chung thì cây sấu là một loại cây hạt kín, tên tiếng anh là Dracontomelon và thuộc nhóm cây Archaeplastida.bạn có thể xem thêm các thông tin khoa học về cây sấu:

Scientific classification
Kingdom: Plantae
Clade: Angiosperms
Clade: Eudicots
Clade: Rosids
Order: Sapindales
Family: Anacardiaceae
Subfamily: Spondiadoideae
Genus: Dracontomelon
Carl L. von Blume, 1850.

Nguồn: wikipedia.org

Quả sấu nấu món gì?

Trong ẩm thực việt nam thì quả sấu được sử dụng để chế biến rất nhiềm món ăn và đồ uống ngon.Điển hình như là vịt om sấu, và ngâm sấu đường để làm nước giải khát.Với vị chua thanh mát có sẵn, Sấu là món ăn kết hợp rất tốt để làm các món ăn ngon cho mùa hè oi bức. Đơn giản hơn như món bún sườn nấu sấu, canh sấu nấu thịt bằm.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách ngâm sấu với nước đường

Nguyên vật liệu để làm sấu ngâm đường

  • Sấu tươi: 1kg
  • Gừng: 1 củ
  • Đường trắng: 1kg
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy 
    Sấu tươi (sấu bánh tẻ)
    Sấu tươi (sấu bánh tẻ) là nguyên liệu lí tưởng để dùng ngâm sấu

Mách nhỏ

Bạn nên chọn sấu già vừa tới, vỏ hơi sần và có cùi dày, không bị thâm hay bị dập. Hoặc chọn sấu bánh tẻ không nên chọn sấu già vì còn rất ít thịt. Sấu non có da láng bóng cũng không nên chọn vì khi ngâm sẽ dễ bị úng.

Cách ngâm sấu đường như sau:

sấu ngâm nước muối pha loãng
Sấu gọt vỏ, ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm

Bạn dùng dao cạo vỏ, đem ngâm trong nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen. Sau đó, cho nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi già thì bạn cho sấu vào trụng sơ trong 30s (chú ý không trụng sấu quá lâu làm sấu dễ bị nhũn mềm) rồi tắt bếp. Cho sấu ra rổ để nguội.

Sau khi sấu nguội hoàn toàn, bạn cho sấu vào thau inox to, đổ đường lên theo tỉ lệ 1:1, nghĩa là cứ 1kg sấu thì cần 1kg đường rồi ngâm qua đêm cho đến khi đường tan hết.

ngâm sấu với đường
Cho đường trắng theo tỉ lệ 1kg sấu cần 1kg đường để qua đêm cho sấu ngấm đường

Sau khi đường tan hoàn toàn, cho sấu vào hũ thủy tinh sạch (hũ thủy tinh phải được rửa sạch, tráng với nước sôi và phơi khô hoàn toàn). Còn phần nước đường thì đem đun sôi thật kỹ rồi tắt bếp, để nguội. Khi đun nước đường, bạn nhớ cho thêm 1 củ gừng đã gọt vỏ và đập dập vào để nấu cùng.

Chờ cho nước đường nguội hoàn toàn, đổ nước đường vào hũ thủy tinh để ngâm sấu. Bạn chỉ cần ngâm 1 ngày là có thể lấy sấu ra dùng. Khi làm sấu ngâm đường, bạn phải chú ý bảo đảm các dụng cụ dùng chế biến phải sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp sấu ngâm để được lâu và không bị mốc hoặc nổi váng.

Sấu ngâm đường đã xong
Sấu ngâm đường tươi giòn đã hoàn thành

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách ngâm sấu với mắm đường

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sấu ngâm mắm đường gồm có:

  • Sấu tươi (trái vừa già tới hoặc bánh tẻ): 300gr
  • Nước mắm ngon: 300ml
  • Nước sôi để nguội: 50ml
  • Ớt chỉ thiên: 5 trái
  • Tỏi: 2 củ
  • Đường trắng: 4 muỗng
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy.

Cách ngâm sấu với nước mắm đường như sau:

Dùng dao cạo vỏ và khía 3 hoặc 4 đường trên thân sấu (đường rạch này giúp sấu ngấm mắm đường nhanh hơn). Sau đó  ngâm vào nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen.

Tiếp theo, vớt sấu ra rửa lại bằng nước sạch rồi đem trụng sơ sấu khoảng 30s trong nước sôi rồi vớt ra để nguội.

Hũ thủy tinh rửa sạch và đem tráng với nước sôi rồi đem phơi thật khô. Sau đó chờ cho sấu nguội hoàn toàn thì xếp vào hũ thủy tinh. Ớt và tỏi cũng bỏ cuống, bóc vỏ, rửa sạch, để ráo khô rồi xếp chung vào hũ thủy tinh cùng với sấu.

Nấu sôi nước mắm với đường
Nấu sôi nước mắm với đường để ngâm sấu

Bật bếp, cho 300ml nước mắm và 100ml nước sôi để nguội vào nồi và cho lên bếp đun sôi. Khi nước mắm sôi, bạn cho 4 muỗng đường trắng vào, khuấy đều tay cho đến khi nước mắm sôi lần nữa và đường tan hết thì tắt bếp.

Chờ cho nước mắm đường nguội hoàn toàn rồi mới đổ vào hũ thủy tinh, đậy nắp lại. Bảo quản hũ ở nới thoáng mát khoảng 3 ngày cho sấu ngấm mắm đường là có thể lấy ra dùng dần. Khi ăn, thấy sấu giòn, có vị chua chua, mằn mặn, hơi ngòn ngọt, có vị hơi cay cay và thơm mùi tỏi, nước mắm ngâm có màu trong là bạn đã thành công.

Sấu ngâm mắm đường đã xong
Sấu ngâm mắm đường đã hoàn thành

Cách ngâm sấu với mắm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sấu ngâm mắm gồm có:

  • Sấu tươi (trái vừa già tới hoặc bánh tẻ): 300gr
  • Nước mắm ngon: 300ml
  • Nước sôi để nguội: 150ml
  • Ớt chỉ thiên: 10 trái
  • Tỏi: 5 củ
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy. 
    Nguyên liệu để làm sấu ngâm mắm
    Nguyên liệu để làm sấu ngâm mắm cần có

Cách ngâm sấu với mắm như sau:

Bạn dùng dao cạo vỏ, đem ngâm trong nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen. Sau đó, cho nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi già thì bạn cho sấu vào trụng sơ trong 30s (chú ý không trụng sấu quá lâu làm sấu dễ bị nhũn mềm) rồi tắt bếp. Cho sấu ra rổ để nguội.

Ớt bỏ cuống, tỏi bóc vỏ, tất cả đem rửa sạch và để ráo khô nước. Khi sấu nguội hoàn toàn, xếp sấu và tỏi ớt vào hũ thủy tinh đã rửa sạch, tráng với nước sôi và đã phơi khô.

Bật bếp, cho 300ml nước mắm ngon và 150ml nước sôi để nguội vào nồi, đun cho thật sôi thì tắt bếp, để cho thật nguội.

Sấu ngâm mắm đã xong
Sấu ngâm mắm đã hoàn thành

Cuối cùng, khi nước mắm đã nguội hoàn toàn thì đổ vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp lại. Để hũ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cho ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào khoảng 3 ngày là sấu đã ngấm mắm, có thể lấy ra dùng dần.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách bảo quản sấu ngâm đường

  • Sấu ngâm đường bạn có thể bảo quản bên ngoài ở nhiệt độ thường trong khoảng 3 – 4 tháng với điều kiện ở nơi thoáng mát, tránh để bị ẩm hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Nếu bạn bảo quản sấu ngâm trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản có thể lên đến 6 – 8 tháng.
  • Khi sử dụng, bạn nên dùng thìa sạch và thật khô để lấy sấu trong bình ra. Đậy nắp bình sấu thật chặt khi không sử dụng.
  • Bạn lưu ý không để nước rơi vào trong bình vì có thể khiến bình sấu bị tạo váng trắng và nhanh hỏng.

Lưu ý khi sử dụng sấu ngâm đường

  • Phụ nữ mang thai có thể sử dụng nước sấu để giảm các triệu chứng thai nghén, giúp thai phụ ăn ngon miệng hơn.
  • Bạn có thể sử dụng nước sấu như một loại thuốc giải rượu, giải nhiệt khi cơ thể bị nóng và kích thích hệ tiêu hóa.
  • Sấu có vị chua, có tính axit nên những người gặp vấn đề về dạ dày nên lưu ý không uống quá nhiều và thường xuyên.
  • Sấu chứa một lượng đường nhất định, sau khi ngâm một thời gian có thể lên men, nếu uống nhiều cũng có thể gây say nhẹ.
  • Mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 cốc nước sấu pha loãng là đủ tốt cho cơ thể.

Trên đây là thông tin về cách làm sấu ngâm đường ngon giòn, để lâu không nổi váng mà Camnangbep.com chia sẻ đến bạn. Chúc bạn thực hiện thành công!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ngâm sấu đường giòn
  • Cách ngâm đường
  • Cách pha nước sấu ngâm đường
  • Cách ngâm sấu chín với đường
  • Cách làm cóc ngâm đường
  • Cách ngâm cóc non
  • Cách làm sấu ngâm đường ăn ngày
  • Nước sấu ngâm đường