4 cách nấu chè đậu ngự thơm ngon, thanh mát, giải nhiệt cho gia đình trong ngày hè nóng nực

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nấu chè đậu ngự tươi
  • Cách nấu chè đậu ngự thập cẩm
  • Nấu chè đậu ngự nước
  • Cách nấu chè đậu ngự với đậu đen
  • Hướng dẫn nấu chè đậu ngự khô
  • Cách nấu chè đậu ngự với bột năng
  • Hương dẫn nấu chè đậu ngự khô
  • Cách nấu đậu ngự khô nhanh mềm
cách nấu chè đậu ngự
cách nấu chè đậu ngự

YouTube video

Vào những ngày nắng nóng, tiết trời oi bức mà có được một ly chè đậu ngự mát lạnh để ăn thì quả là tuyệt vời. Một món chè vừa thơm ngon, thanh mát vừa giải nhiệt cho gia đình, ngại gì không thử. Vào bếp cùng Camnangbep.com để thực hiện 4 cách nấu chè đậu ngự nhé!

Tác dụng của đậu ngự

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Đậu ngự không chỉ giàu chất xơ giúp giảm hoặc loại bỏ cholesterol trong máu mà còn bổ sung magie và folate cho cơ thể.

Khi cơ thể đủ lượng magie, huyết áp của bạn sẽ ở mức ổn định. Tác dụng này tương tự như của kali, chúng sẽ giúp thư giãn các mạch máu và giảm áp lực lên tim, từ đó tránh nguy cơ lên cơn đau tim và đột quỵ.

Ngoài nguyên nhân cholesterol, nồng độ homocysteine cao cũng có thể dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Bổ sung folate sẽ làm giảm nồng độ homocysteine từ 20 – 30% ở những người có mức homocysteine ​​bình thường đến tăng nhẹ.

2. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Theo báo cáo của trường Đại học Y Harvard, thêm một bát đậu hoặc đậu lăng vào khẩu phần ăn, kết hợp với chế độ ăn ít đường sẽ giúp bạn giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Mặc khác, đậu ngự rất giàu chất xơ hòa tan. Loại chất xơ hòa tan này sẽ hấp thụ nước trong dạ dày tạo thành một lớp gel mỏng. Chúng giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng nhanh sau khi ăn. Do đó, đậu ngự là chọn lựa tốt cho người bị tiểu đường và kháng insulin.

3. Kích thích lưu thông tuần hoàn máu

Sắt là một thành phần thiết yếu trong quá trình sản sinh hồng cầu và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Với hàm lượng sắt cao, ăn đậu ngự thường xuyên sẽ giúp bạn tăng lưu thông tuần hoàn máu.

Việc lưu thông máu tốt hơn hơn có thể làm tăng tốc độ chữa lành và phục hồi các tổn thương sau khi bị bệnh hoặc tai nạn. Điều này cũng giúp bạn tăng năng lượng, cho cơ thể tràn đầy sức sống.

Ngoài ra, ăn đậu ngự để bổ sung sắt sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, từ đó tránh các tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.

4. Cải thiện chức năng tiêu hóa

Như đã nhắc qua ở trên, đậu ngự rất giàu chất xơ, vì vậy chúng cũng rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.

Chất xơ sẽ kích thích nhu động ruột, giúp đẩy thức ăn xuống ruột già dễ dàng hơn, giúp bạn dễ đi tiêu, ngừa tiêu chảy. Chất xơ còn giúp đường ruột có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Đáng kinh ngạc hơn, một bát đậu ngự có thể cung cấp hơn 50% nhu cầu chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng thêm đậu ngự vào bữa ăn hàng ngày nhé!

5. Ngăn ngừa ung thư

Thiếu hụt folate có thể dẫn đến ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư não, ung thư trực tràng và ung thư phổi.

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn nhiều thực phẩm giàu folate sẽ giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu được thực hiện trên những người ở độ tuổi 50-71 cho thấy rằng việc bổ sung 900 microgam folate hàng ngày giúp giảm 30% khả năng mắc ung thư đại trực tràng.

6. Giúp tóc chắc khỏe

Đậu ngự được xem là một trong những thực phẩm giàu chất sắt nhất. Sắt cũng góp phần quan trọng trong việc giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe hơn.

Nhờ khả năng kích thích lưu thông tuần hoàn máu, sắt giúp vận chuyển các phân tử oxy đến các nang tóc tốt hơn, nhờ đó giúp tóc dài nhanh và mọc dày hơn.

7. Bổ sung năng lượng cho cơ thể

Đậu ngự giàu protein, lượng calo và chất béo thấp, giúp bổ sung năng lượng sạch và lành mạnh cho cơ thể. Với nguồn năng lượng này, khả năng tư duy và tập trung của bạn sẽ tốt hơn.

Mangan và sắt trong đậu ngự cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng lượng cho cơ thể, giúp bạn học tập và làm việc tốt hơn.

8. Cho xương chắc khỏe

Đậu ngự có chứa nhiều khoáng chất như mangan, canxi và magiê. Những khoáng chất này có tác dụng hỗ trợ sự phát triển của xương, giúp xương thêm chắc khỏe.

Một chế độ ăn có kết hợp với đậu ngự sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về cơ xương khớp.

9. Làm sáng da

Đồng là một nguyên tố được tìm thấy chủ yếu ở trong gan. Đồng cũng có tác dụng như một chất chống oxy hóa và rất có ích cho làn da của bạn. Ăn đậu ngự sẽ giúp bạn bổ sung đồng cho cơ thể, giúp da bạn khỏe mạnh và sáng lên một cách tự nhiên.

Cách nấu chè đậu ngự

Nguyên liệu nấu chè đậu ngự

– 300g đậu ngự tươi

– 200g hạt sen

– 200g dừa nạo

– 150g đường phèn

– 1 bó lá dứa

– 1 ống nhỏ vani, 1 ống dầu chuối

chè đậu ngự

Chè đậu ngự là món ăn nổi tiếng của xứ Huế (Ảnh: Internet)

Cách nấu chè đậu ngự

Bước 1: Sơ chế đậu ngự

– Bạn nên chọn loại đậu ngự tươi sẽ rút ngắn được thời gian chế biến. Đậu ngự trước khi chế biến cần phải bóc sạch lớp vỏ bên ngoài và lớp vỏ đậu ngự cũng rất dễ bóc.

– Sau khi bóc sạch lớp vỏ có đường vân, bạn đem ngâm đậu ngự trong nước khoảng 5 phút rồi lột tiếp lớp vỏ lụa.  Sau đó, bạn cho đậu ngự vào xửng hấp, thực hiện hấp cách thủy. Vì đậu ngự không quá cứng nên bạn chỉ cần hấp vài phút là đậu đã mềm.

– Lưu ý, bạn chỉ nên hấp không nên luộc vì hấp sẽ giữ được độ ráo và không làm nhũn đậu.

Bước 2: Sơ chế hạt sen

– Hạt sen bạn nên chọn loại hạt sen tươi để không mất thời gian ngâm. Khi mua hạt sen về, bạn tách tim sen, là phần có màu xanh, nằm giữa hạt sen. Do tim sen có vị đắng nên bạn có thể loại bỏ chúng, tuy nhiên bạn có thể giữ lại, nấu nước uống để điều trị mất ngủ.

– Sau khi tách tim sen bạn đem hạt sen ngâm với nước muối loãng trong 2 phút rồi vớt để ráo nước. Tiếp theo, bạn cho chúng vào nồi cùng nước xâm xấp rồi nấu cho hạt sen mềm.

Bước 3: Sơ chế lá dứa và làm nước cốt dừa

– Lá dứa khi mua về, bạn đem rửa sạch, bỏ những phần lá vàng. Lá dứa sẽ giúp cho món chè đậu ngự có vị thanh, mát và thơm hơn.

– Phần nước cốt dừa bạn có thể sử dụng cốt dừa lon. Nhưng muốn ngon hơn bạn nên dùng dừa nạo. Dừa nạo bạn đem ngâm với ít nước ấm, rồi nhào mạnh, cho vào tấm vải mỏng, sạch rồi vắt lấy nước. Phần nước lần đầu tiên là nước cốt dừa ngon bạn để trong chén riêng.

– Tiếp tục cho nước ấm vào và vắt lấy nước cốt dão để nấu chè. Phần cốt dừa nhất, bạn cho vào chảo cùng ít muối, đường rồi bắc lên bếp khuấy đều cho sôi lên thì tắt bếp.

chè đậu ngự thanh mát

Chè đậu ngự thanh mát, giải nhiệt (Ảnh: Internet)

Bước 4: Nấu chè đậu ngự

– Nồi hạt sen khi chín tới, bạn cho ngay lá dứa vào, khoảng 1 phút sau thì cho đậu ngự đã hấp vào cùng với đường phèn.

– Vặn nhỏ lửa để đậu ngự và hạt sen ngấm đường và ngấm hương thơm của lá dứa. Lúc này, bạn cho tiếp phần nước cốt dừa dão vào nấu sôi thì cho tiếp ống vani và dầu chuối vào, nấu khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.

Vậy là cách nấu chè đậu ngự đã hoàn thành. Món chè này có thể dùng nóng hoặc lạnh đều được. Bạn múc chè đậu ngự ra ly, cho đá bào lên, cuối cùng là phần nước cốt dừa là thưởng thức được rồi đấy! Bạn có thể tự làm ít thạch rau câu hoặc trân châu để ăn kèm sẽ rất hấp dẫn.

Chè đậu ngự nước cốt dừa

Chè đậu ngự nước cốt dừa

Nguyên liệu

Đậu ngự khô 500 gr Đường cát trắng 50 gr Nước cốt dừa 150 ml Sữa tươi 250 ml Lá dứa 20 gr Đường cát vàng 200 gr Bột năng 100 gr Muối 2 gr

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn chè đậu ngự

Cách chế biến Chè đậu ngự nước cốt dừa

  • Sơ chế đậu ngự

    Đậu ngự mua về nhặt hết những hạt bị hỏng rồi ngâm với nước ấm đến khi đậu nở mềm vỏ. Sau đó bóc sạch vỏ.

  • Luộc đậu ngự

    Cho đậu ngự và 1 lít nước vào nồi, nấu sôi rồi chỉnh lửa nhỏ, hầm khoảng 30 phút thì tắt bếp, rồi đậy kín nắp để đậu tự mềm.

    Đậu ngự mềm, bạn vớt ra tô để ráo nước.

    Mách bạn: Bạn có thể dùng nồi áp suất để luộc đậu được nhanh chín hơn, thời gian luộc khoảng 20 – 30 phút.
  • Nấu chè

    Cho vào nồi 500ml nước, 20gr lá dứa đã bó gọn lại và 200gr đường vàng, bật bếp, đun sôi khoảng 5 phút để tạo mùi thơm sau đó vớt lá dứa ra.

    Bạn hòa 100gr bột năng vào chén với 200ml nước rồi đổ vào nồi nước đường đang sôi, vừa đổ bạn vừa khuấy đều nhẹ tay để bột không bị vón cục. Nếm lại vị ngọt cho vừa khẩu vị, bạn có thể cho thêm đường nếu thích.

    Sau đó, cho đậu ngự đã nấu chín vào, khuấy đều, đun sôi tiếp trong 5 phút nữa là tắt bếp.

  • Nấu nước cốt dừa

    Bạn cho 150ml nước cốt dừa, 250ml sữa tươi, 50gr đường trắng, 2gr muối vào 1 cái nồi nhỏ, bạn bắc lên bếp quậy đều nhẹ tay để đường tan, thấy nước cốt dừa sôi nhẹ thì tắt bếp, để nguội.

  • Thành phẩm

    Bạn múc chè ra từng chén nhỏ, chan nước cốt dừa lên trên và thưởng thức thôi. Chè đậu ngự có thể ăn nóng hay lạnh đều rất ngon. Nếu ăn lạnh thì cho ít đá bào hoặc đơn giản là cho ly chè vào ngăn mát tủ lạnh. Thật đơn giản để có chén chè ngon và hấp dẫn đúng không các bạn.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chè đậu ngự hạt sen

Chè đậu ngự hạt sen

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Nguyên liệu

Đậu ngự tươi 200 gr Hạt sen tươi 200 gr Bột sắn dây 50 gr Lá dứa 100 gr Tinh dầu bưởi 5 ml Đường phèn 100 gr Dừa nạo 100 gr

Cách chọn mua hạt sen tươi ngon

  • Để đảm bảo độ tươi ngon, bạn nên mua hạt sen chưa tách vỏ.
  • Nên chọn hạt sen già, có hình dáng tròn, màu trắng ngà hoặc vàng đậm. Hạt sen già khi nấu lên sẽ thơm ngon hơn hạt sen non.
  • Để mua được loại hạt sen đảm bảo tươi ngon, chất lượng nhất, bạn nên mua tại các đầm sen. Khi đó, đài sen vừa mới được hái và bạn có thể thoải mái lựa chọn.

Nguyên liệu món ăn chè đậu ngự

Cách chế biến Chè đậu ngự hạt sen

  • Sơ chế và luộc đậu ngự

    Đậu ngự bạn nhặt bỏ hạt hư, rửa sạch, cho đậu ngự vào nồi luộc khoảng 30 – 40 phút để đậu chín. Sau đó vớt ra để nguội, lột bỏ vỏ.

    Mách bạn: Bạn kiểm tra đậu chín hay chưa bằng cách cắn thử 1 hạt, nếu hạt đậu mềm, bùi, không có vị chát hoặc cứng là đã chín.
  • Sơ chế và luộc hạt sen

    Hạt sen, bạn lựa hạt hư bỏ đi, sau đó loại bỏ tâm sen trong hạt, rửa sạch và cho vào nồi luộc khoảng 20 phút để hạt sen chín. Sau đó vớt ra để nguội.

    Mách bạn: 

    • Nếu lựa chọn mua hạt sen còn vỏ, bạn đem luộc hạt sen với một ít muối khoảng 10 – 15 phút, như vậy bạn sẽ bóc vỏ dễ dàng.
    • Tách đôi hạt và loại bỏ tâm sen vì tâm sen có vị đắng, không loại bỏ kĩ sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
  • Nấu lá dứa

    Lá dứa bạn rửa sạch, chừa lại 2 cọng để trang trí cho món ăn rồi cho phần còn lại vào nồi cùng với 1 lít nước, đậy nắp lại, bạn bắc nồi lên bếp bật lửa đun sôi, nước sôi bạn nấu thêm 2 phút rồi vớt lá dứa ra cho 100gr đường phèn vào nấu, bạn quậy đều nhẹ để đường mau tan hơn.

  • Nấu chè

    Cho 50gr bột sắn dây và 100ml nước vào chén, khuấy đều để bột tan. Sau đó, bạn cho từ từ vào nồi nước đường đang sôi và quậy để bột chín đều không bị vón cục.

    Tiếp đó, bạn cho hạt sen, đậu ngự đã luộc chín vào cho thêm 5ml tinh dầu bưởi vào quậy đều và tắt bếp.

  • Thành phẩm

    Bạn múc chè ra chén cho thêm ít dừa nạo và lá dứa lên trên, nhìn thật là bắt mắt và hấp dẫn phải không nào. Chè thơm lừng mùi bưởi và mùi lá dứa, đậu ngự và hạt sen thì bùi bùi quyện với vị ngọt thanh của đường phèn thật thơm ngon và hấp dẫn.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chè đậu ngự nha đam

Chè đậu ngự nha đam

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Nguyên liệu

Đậu ngự tươi 400 gr Nha đam 500 gr Lá dứa 50 gr Đường 400 gr Muối hạt 1 muỗng canh Chanh 1/2 quả Đá viên 1 ít

Tác dụng của nha đam (lô hội) với sức khoẻ

  • Nha đam giúp cho người dùng có thể cải thiện được tình trạng mất nước của cơ thể, hỗ trợ điều trị táo bón, tăng cường chức năng hoạt động của gan,…
  • Ngoài những lợi ích về sức khỏe, nha đam còn được biết đến với nhiều công dụng trong làm đẹp như làm sạch và làm dịu da khi trời nắng nóng.

Lưu ý khi sử dụng nha đam (lô hội)

  • Vì trong nha đam có chứa thành phần tốt cho việc nhuận tràng nên tránh dùng nha đam khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị nhuận tràng.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng nha đam vì loại thực phẩm này không tốt cho đứa bé trong bụng.
  • Không nên sử dụng nha đam nguyên chất vì có thể nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ, có hại cho người uống.

Nguyên liệu món ăn chè đậu ngự

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Cách chế biến Chè đậu ngự nha đam

  • Sơ chế nha đam

    Nha đam bạn dùng dao gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch lại dưới vòi nước đang chảy. Sau đó, để ráo rồi cắt hạt lựu.

    Cách sơ chế nha đam không đắng nhớt

    • Nha đam sau khi cắt hạt lựu bạn đem đi ngâm trong hỗn hợp gồm 1 muỗng canh muối hạt, 1/2 quả chanh (khoảng 10 ml nước cốt chanh) khoảng 1 tiếng rồi vớt ra, rửa sạch lại với nước và để ráo.
    • Tiếp theo, cho khoảng 100 – 150 gram đường trộn đều với nha đam trong chén rồi dùng màng bọc thực phẩm bao lại, ướp khoảng 2 tiếng. Cuối cùng dùng rây vớt nha đam ra là có thể chế biến ngay được rồi.
  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Đậu ngự mua về bạn nhẹ nhàng bóc bỏ vỏ lụa sao cho hạt đậu vẫn còn nguyên rồi đem đi rửa sơ với nước và để ráo.

    Lá dứa rửa cho thật sạch, để ráo rồi bó thành 1 cục.

  • Nấu chè

    Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 200ml nước lọc, đậu ngự đã bóc vỏ, lá dứa rồi tiến hành nấu sôi từ 7 – 10 phút cho đậu ngự chín.

    Sau đó, cho 200gr đường vào, nấu thêm 5 phút nữa. Cuối cùng, cho tiếp 200ml nước vào nồi và nấu cho nước chè sôi trở lại rồi tắt bếp.

  • Hoàn thành

    Múc chè ra chén, cho nha đam lên trên rồi cho thêm một ít đá vào nữa là bạn có thể thưởng thức được rồi.

  • Thành phẩm

    Vậy là món chè đậu ngự nha đam đã hoàn thành. Chè có vị ngọt thanh vừa phải và thơm lừng mùi lá dứa. Đậu ngự bùi béo, nha đam thì giòn ngon, ăn cực thích. Thử liền thành quả của bạn đi nào!

Cách chọn mua đậu ngự ngon

Đối với đậu ngự khô:

  • Bạn nên chọn mua những hạt đậu ngự chắc, mẩy, không có mùi lạ hoặc mốc, không bị sâu mọt.
  • Nên mua ở những nơi uy tín, đối với đậu được đóng gói sẵn bạn cần kiểm tra bao bì và thời hạn sử dụng.
  • Sau khi mua về, bạn đem rửa sạch với nước rồi ngâm đậu ngự qua đêm. Hết thời gian ngâm, bạn lột vỏ hạt đậu và rửa sạch lại lần nữa.
  • Bạn cũng có thể rửa sạch và luộc đậu khoảng 30 – 40 phút sau đó bóc vỏ dễ dàng.

Đối với đậu ngự tươi:

  • Bạn nên lựa chọn những hạt đậu tươi, tròn đều, to, chắc, vỏ trơn bóng. Không chọn hạt héo, bầm dập, nát, bị chảy nước.
  • Nên chọn hạt đậu già để nấu chè được ngon hơn hạt đậu non.

Vị bùi mềm của đậu và hạt sen, vị thơm dịu nhẹ của lá dứa, ngọt thanh của đường phèn và béo ngậy của nước cốt dừa chắc chắn sẽ khiến cho bạn và các thành viên trong gia đình nhớ mãi. Cách nấu chè đậu ngự thật đơn giản đúng không nào? Vì thế, chần chừ gì mà không trổ tài ngay nhé! Chúc bạn thành công.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nấu chè đậu ngự tươi
  • Cách nấu chè đậu ngự thập cẩm
  • Nấu chè đậu ngự nước
  • Cách nấu chè đậu ngự với đậu đen
  • Hướng dẫn nấu chè đậu ngự khô
  • Cách nấu chè đậu ngự với bột năng
  • Hương dẫn nấu chè đậu ngự khô
  • Cách nấu đậu ngự khô nhanh mềm