5 cách làm dưa kiệu ngon, trắng giòn, không bị đắng hăng và để lâu không hỏng

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm dưa kiệu muối
  • Cách làm củ kiệu ngâm giấm đường
  • Cách làm củ kiệu không cần phèn chua
  • Cách muối củ kiệu miền Bắc
  • Cách muối củ kiệu miền Trung
  • Cách làm dưa món củ kiệu
  • Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường
  • Cách làm dưa kiệu không phơi nắng
cách làm dưa kiệu
cách làm dưa kiệu

YouTube video
 

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều người lại săn lùng các trang mạng để tìm cách làm dưa kiệu ngon. Thế nhưng, không phải công thức nào cũng có thể giúp bạn thu được thành phẩm củ kiệu trắng, giòn và thơm ngon như mong muốn. Vì vậy, Camnangbep.com  sẽ gởi đến bạn 2 cách làm củ kiệu đơn giản, đảm bảo thơm ngon ngay trong bài viết bên dưới.

Bên cạnh bánh chưng, bánh tét, thịt kho trứng… củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của nhiều gia đình, đặc biệt là gia đình khu vực Nam Bộ. Món ăn này tượng trưng cho tiền bạc được dùng trong ngày đầu năm với ý nghĩa cầu mong sự vinh hoa, phú quý trong năm tới. Cũng chính vì lẽ đó, có thể nói thiếu đĩa củ kiệu trên mâm cơm cũng như thiếu đi một hương vị, màu sắc ngày Tết. Vì vậy, dù ngày cuối năm bận rộn nhiều người vẫn dành thời gian tìm hiểu và tự làm dưa kiệu cho ngày Tết.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu có tên khoa học là allium chinense, là một loại rau củ ăn được của họ Allium. Củ kiệu có nguồn gốc từ trung Quốc và được trồng ở nhiều nước khác với nhiều tên gọi như: tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông,…  Củ kiệu là “họ hàng” gần với hành tây, hẹ tây, tỏi tây, hẹ và tỏi.

Cây củ kiệu thuộc cây thân thảo nhỏ, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm, mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

7-tac-dung-cua-cu-kieu-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-voh-7
Hình dáng cây củ kiệu

Kiệu được trồng phổ biến để lấy củ và lá ăn. Với hương vị rất nhẹ và “tươi” nên củ kiệu thường được dùng để làm dưa kiệu muối, lá dùng làm gia vị như một loại rau thơm.

Ngoài ra, củ kiệu còn được dùng để làm thuốc phòng và chữa nhiều loại bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tác dụng của củ kiệu đối với sức khỏe

Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại, trong củ kiệu chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Chính vì thế, thêm củ kiệu vào trong chế độ ăn sẽ mang đến bạn nhiều lợi ích như:

Giảm cholesterol, tăng cường lưu thông máu

Củ kiệu khi muối chua chứa nhiều acid lactic, chất này có tác dụng giảm đi cholesterol trong máu. Từ đó sẽ giúp giảm đi các mảng bám trong thành mạch máu, tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Các bệnh liên quan tới tim mạch, đột quỵ sẽ được giảm đi đáng kể. Đây là tác dụng của củ kiệu được nhiều người tin tưởng nhất.

Giải cảm, tăng sức đề kháng

Củ kiệu nói riêng hay họ nhà hành nói chung đều có khả năng giải cảm rất tốt. Đó là bởi củ kiệu có vị cay, nóng, tính ấm, kèm theo các hợp chất và vitamin có tác dụng trong việc chữa cảm cúm vô cùng công hiệu. Ngoài ra, sử dụng củ kiệu thường xuyên có thể tăng sức đề kháng của cơ thể do nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng với sức khỏe.

Chống oxy hóa và kháng viêm

Tác dụng của củ kiệu giúp chống oxy hóa và kháng viêm rất tốt. Chất Quercetin dồi dào trong củ kiệu sẽ giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, ngăn ngừa ung thư xảy ra, tiêu diệt các gốc tự do có hại. Ngoài ra các flavonoid trong củ kiệu còn thúc đẩy cơ thể sản sinh glutathione, đây là chất chống oxy hóa rất mạnh và cực kỳ có lợi cho sức khỏe.

7-tac-dung-cua-cu-kieu-va-nhung-luu-y-khi-su-dung-voh-1
Ăn củ kiệu giúp chống oxy hóa và kháng viêm (Nguồn: Internet)

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư

Củ kiệu có thể được sử dụng để phòng ngừa ung thư phổi, ung thư dạ dày.  Đó là nhờ vào hoạt chất laxogenin có trong củ kiệu có khả năng chống lại các tế bào ung thư vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa mạnh trong củ kiệu cũng sẽ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, ngăn chặn nguy cơ ung thư phát triển.

2.5 Cải thiện sức khỏe tim mạch 

Một nghiên cứu khoa học đã cho thấy, tác dụng của củ kiệu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch hơn 60%. Đó là bởi các hợp chất chống oxy hóa trong củ kiệu như Quercetin sẽ giúp ngăn chặn các mảng bám tích tụ trong thành mạch máu. Từ đó sẽ ngăn nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra, bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.

2.6 Điều trị tiêu chảy, táo bón

Củ kiệu khi muối chua thì sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy và táo bón, đầy bụng khó tiêu thường gặp. Bởi khi được lên men, củ kiệu sẽ có thêm nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của con người. Kết hợp với các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn với các lợi khuẩn này sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

2.7 Cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể

Trong củ kiệu có chứa rất nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, D, E và vitamin K. Ngoài ra còn có các khoáng chất như canxi, sắt, magie,… giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các acid trong củ kiệu khi được muối chua sẽ giúp việc hấp thụ các khoáng chất trở nên dễ dàng hơn.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Cách làm dưa kiệu chua ngọt này có điểm tương tự như cách làm dưa hành vậy và cũng rất dễ làm. Để muối kiệu chua ngọt, không bị hăng thì khâu sơ chế kiệu cũng khá kì công một chút. Bí quyết để kiệu trắng giòn, không hăng, không ủng nằm ở nước tro bếp, nước phèn chua và bước phơi nắng cho củ kiệu. Tuy nhiên, nếu thời tiết không ủng hộ, mùa đông thường ít nắng thì bạn có thể làm dưa kiệu không cần phơi nắng, thay vào đó là phơi trong bóng mát, nơi nhiều gió 2 ngày để làm khô héo củ kiệu bằng gió.
Chuẩn bị: 15 phút
Thực hiện: 30 phút
Hoàn thành: 45 phút
Loại món: Món ăn phụ
Xuất xứ: Việt Nam
Từ khoá: Cách làm dưa kiệu, dưa kiệu chua ngọt, muối dưa kiệu
Điều chỉnh phần ăn: + người
Năng lượng: 282kcal

Chuẩn bị

  • 1 kg củ kiệu tươi
  • 500 gr đường
  • 2 thìa canh muối hột
  • tro bếp dùng rơm khô đốt cháy để lấy tro
  • giấm trắng
  • 1 cục phèn chua
  • Hũ thủy tinh để đựng

Các bước thực hiện

  • Cho toàn bộ kiệu vào ngâm qua đêm với nước có hòa tro bếp. Nếu không có tro thì thay bằng nước muối pha loãng nhưng rút ngắn thời gian ngâm để kiệu không bị ngấm mặn.
  • Vớt hết kiệu ra, cắt rễ và phần đầu. Lưu ý: không cắt phần phạm vào trong ở phần gốc rễ quá nhiều để kiệu khi ngâm không bị ủng, dưa kiệu sẽ hỏng, không còn độ giòn ngon. Sau đó đem kiệu ngâm nước muối hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn.
  • Đem kiệu ra rửa vài lần với nước cho sạch nước muối sau đó tiếp tục đem kiệu đi ngâm với nước đã pha phèn chua.
  • Rửa kiệu lại rồi vớt ra, rải trên khay/ mâm rồi đem ra phơi nắng 1 ngày cho kiệu héo bớt.
  • Đem kiệu vào lột lớp vỏ và cắt phần rễ còn sót lại, rửa lại 1 lần nữa cho sạch bụi hoàn toàn, vớt ra, để thật ráo.
  • Nấu nước ngâm kiệu: cho 2 muỗng canh đường, 400ml giấm, 1/2 muỗng cà phê muối vào hòa tan với nước (Nêm sao thấy vừa miệng là được). Đun sôi hỗn hợp nước giấm đường này rồi để thật nguội.
  • Nước giấm đường đã nguội, củ kiệu đã ráo, hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, khô ráo thì tiến hành cho kiệu vào hũ, dùng nan tre gài lên. Tiếp đến, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào ngập kiệu cỡ 3 cm rồi đậy kín hũ, đem cất vào chỗ thoáng mát.
  • Sau khoảng 7 – 10 ngày (tùy độ chua của nước giấm đường) thì kiệu đã chua ngọt, ngon giòn, có thể đem ra thưởng thức. Nếu là mùa hè thì kiệu sẽ nhanh chua hơn nhé!

Video tham khảo

YouTube video

Ghi chú

  • Bạn cũng có thể cho thêm các loại rau củ khác như cà rốt, đu đủ, ớt trái, … vào muối cùng củ kiệu để có được món dưa góp chua ngọt hấp dẫn và đầy màu sắc.
  • Chỉ cần chút thời gian và những thao tác đơn giản, bạn đã có thể làm dưa kiệu chua ngọt không chỉ bắt miệng mà còn ngon giòn, ăn kèm các món ăn khác giúp chống ngán cực hiệu quả.

Thông tin dinh dưỡng

Calories: 282kcal (14%) | Carbohydrates: 72g (24%) | Protein: 2g (4%) | Fat: 1g (2%) | Saturated Fat: 1g (6%) | Sodium: 118mg (5%) | Potassium: 345mg (10%) | Fiber: 3g (13%) | Sugar: 65g (72%) | Vitamin A: 1246IU (25%) | Vitamin C: 24mg (29%) | Calcium: 90mg (9%) | Iron: 2mg (11%)

Cách làm dưa kiệu ngâm đường

Công thức muối dưa kiệu tiếp theo mình sẽ hướng dẫn muối dưa kiệu lên men tự nhiên bằng đường. Cách làm dưa kiệu này sẽ giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và để được lâu nhé! Để có đựợc một mẻ dưa kiệu ngon, bạn cần chọn những nguyên liệu sạch và an toàn.
Chuẩn bị: 30 phút
Thực hiện: 40 phút
Hoàn thành: 1 giờ 10 phút
Loại món: Món ăn phụ
Xuất xứ: Việt Nam
Từ khoá: dưa kiệu ngâm đường, dưa kiệu ngọt, muối dưa kiệu
Điều chỉnh phần ăn: + người
Năng lượng: 192kcal

Chuẩn bị

  • 1 kg củ kiệu tươi
  • 300 ml giấm gạo
  • 300 gr đường
  • phèn chua
  • muối hột
  • Hũ thủy tinh để đựng

Các bước thực hiện

  • Củ kiệu mua về ngâm trong nước muối loãng khoảng 12 tiếng (để thuận lợi thời gian thì nên ngâm qua đêm). Sau đó rửa 2 – 3 lần để kiệu sạch nước muối.
  • Phèn chua đập nhỏ rồi hòa với nước cho tan. Đổ hết kiệu vào nước phèn chua rồi đem ra phơi ngoài nắng cỡ 2 – 3 tiếng. Đem kiệu vào rửa cho sạch phèn chua rồi rải kiệu ra mâm, khay hoặc cái mẹt, tiếp tục phơi nắng cho ráo. Thường thì phơi khoảng 3 – 4 tiếng và bạn nên dùng mẹt để kiệu nhanh ráo hơn.
  • Đem củ kiệu vào cắt rễ, ngọn, lột lớp vỏ ngoài và rửa lại 1 lần nữa cho sạch bụi bặm, cho ra rổ để ráo nước. Công đoạn lột vỏ không quá khó khăn vì kiệu đã ngâm qua nước muối và phèn chua, không chỉ giúp kiệu không hăng mà lớp vỏ còn dễ lột hơn. Tuy nhiên cần lưu ý không cắt quá sâu ở phần gốc rễ, sẽ làm củ kiệu muối nhanh hư.
    cach muoi kieu
  • Rót giấm vào một cái tô lớn. Cho kiệu vào nhúng giấm rồi vớt ra để ráo. Nhớ là nhúng qua giấm để kiệu lên men tốt hơn chứ không phải là muối kiệu với giấm.
  • Kiệu đã khô ráo hoàn toàn. Lúc này ta tiến hành cho kiệu vào âu để ngâm đường. Trước hết, cho một lớp đường dưới đáy âu, sau đó là 1 lớp kiệu, tiếp theo lại là 1 lớp đường, rồi 1 lớp kiệu. Cứ như vậy cho đến khi hết kiệu. Đậy kín âu lại, đợi khoảng 2 ngày để kiệu ra nước, tự lên men.
  • Sau 2 ngày, đường đã tan thì bạn gắp hết kiệu cho vào hũ thủy tinh đã tiệt trùng sạch, khô rồi dùng nan tre gài phía trên. Sau đó đổ hết nước đường tan ra vào hũ, đậy kín kiệu rồi cho hũ kiệu vào nơi thoáng mát. Với cách làm dưa kiệu đường này cần khoảng 14 ngày là dưa kiệu đã chua, có thể ăn được.
    cach lam dua kieu duong

Video tham khảo

YouTube video

Ghi chú

  • Giấm nên dùng giấm nuôi thay vì giấm gạo hay giấm công nghiệp, làm như vậy thì món dưa kiệu sẽ có vị chua vừa phải, dễ ăn. Hơn nữa dùng giấm gạo thì để lâu dưa kiệu sẽ bị vàng chứ không được trắng giòn, đẹp mắt.
  • Thời gian muối kiệu lâu nhưng món dưa kiệu có thể để lâu, không sợ hư hỏng như cách muối chua ngọt bằng giấm. Nếu bạn thấy cách muối này chỉ dùng toàn là đường mà sợ dưa kiệu ngọt, khó ăn thì không phải lo lắng. Thực chất, đặc trưng của món dưa kiệu muối kiểu miền nam là hơi ngọt rồi, và đường đóng vai trò lên men làm chua kiệu, với liều lượng như trên thì khi ăn chỉ hơi ngọt nhẹ thôi. Nếu còn e ngại thì bạn có thể giảm lượng đường xuống còn 250 gr cho 1 kg củ kiệu, đảm bảo vị chuẩn ngon.
  • Cách làm dưa kiệu đường này sẽ cho ra thành phẩm dưa kiệu trắng giòn, có vị chua dịu rất dễ ăn và để được rất lâu nên chị em có thể áp dụng để làm món dưa kiệu này trước Tết khoảng 2 tuần, lúc đang còn rảnh rang.

Thông tin dinh dưỡng

Calories: 192kcal (10%) | Carbohydrates: 47g (16%) | Protein: 2g (4%) | Fat: 1g (2%) | Saturated Fat: 1g (6%) | Sodium: 21mg (1%) | Potassium: 345mg (10%) | Fiber: 3g (13%) | Sugar: 40g (44%) | Vitamin A: 1246IU (25%) | Vitamin C: 24mg (29%) | Calcium: 92mg (9%) | Iron: 2mg (11%)

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm

Cách muối củ kiệu nước mắm giúp kiệu vẫn trắng giòn mà lại có chút vị mặn mặn thật ngon. Ngoài 2 cách làm dưa kiệu chua và dưa kiệu ngọt thì cách làm dưa kiệu mặn kiểu miền Trung này cũng rất được yêu thích. Với món dưa kiệu này không chỉ dùng riêng củ kiệu mà còn có thêm cà rốt, đu đủ, ớt cay thêm hương vị và màu sắc.
Chuẩn bị: 15 phút
Thực hiện: 30 phút
Hoàn thành: 45 phút
Loại món: Món ăn phụ
Xuất xứ: Việt Nam
Từ khoá: Cách làm dưa kiệu, Cách muối củ kiệu, dưa kiệu ngâm nước mắm
Điều chỉnh phần ăn: + người
Năng lượng: 41kcal

Chuẩn bị

  • 1 kg củ kiệu
  • 2 củ cà rốt
  • 1/2 quả đu đủ xanh
  • 5 trái ớt
  • 1 chén nhỏ nước mắm ngon
  • 1 chén nhỏ đường
  • 1 thìa cà phê muối
  • Thanh tre gài, lọ thủy tinh sạch

Các bước thực hiện

  • Kiệu ngâm trong nước pha chút muối và tro bếp để kiệu trắng giòn.
  • Vớt kiệu ra rửa nhiều lần với nước sạch. Tiến hành cắt bỏ rễ (không cắt phạm vào phần thịt sẽ làm kiệu bị úng), lột bỏ vỏ, cho ngay vào chậu nước để kiệu không bị thâm. Rửa lần nữa rồi để ráo.
  • Đu đủ gọt vỏ, thái mỏng vừa, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
  • Cà rốt gọt vỏ, thái miếng mỏng vừa, có thể tỉa hoa cho đẹp mắt. Ớt rửa sạch, bỏ cuống.
  • Đem kiệu, cà rốt, đu đủ, ớt trái đi phơi nắng 1 ngày cho héo.
  • Cho đường và nước mắm vào nồi khuấy cho tan rồi đặt lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20  phút, tới khi thấy nước sệt lại. Tắt bếp, đợi nước mắm nguội thì hớt bọt nổi lên.
  • Cho hết các nguyên liệu rau củ đã phơi héo vào lọ thủy tinh rồi đổ nước mắm vào ngập rau củ.
  • Dùng thanh tre gài để rau củ không bị nổi lên rồi đậy kín lọ dưa kiệu.

Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp

Nguyên liệu làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp

  • Củ kiệu: 200gr
  • Cà rốt: 200gr cà rốt tươi
  • Ớt: 5 – 7 trái
  • Đu đủ xanh: bạn lấy ½ quả đu đủ xanh (có thể thay bằng su hào non)
  • Gia vị: Muối 200g, đường 300g, 300ml nước mắm, một chén tro bếp, 2 củ tỏi

Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng tro bếp

Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Củ kiệu ngâm nước tro trong 10 tiếng, sau đó đem rửa sạch rồi cắt bỏ đi phần lá, lột vỏ bên ngoài ra và giữ lại phần củ trắng.

Đu đủ mua về các bạn gọt vỏ, ngâm sơ qua với nước muối loãng từ 3-5 phút cho bớt nhựa rồi rửa sạch bằng nước lạnh, loại bỏ ruột rồi dùng dao tỉa, tỉa thành từng răng cưa.

Cà rốt gọt hết phần vỏ bên ngoài rồi đem rửa sạch với 3 lần nước. Sau đó, bạn thái cà rốt thành các lát mỏng và tỉa hoa.

Bạn chuẩn bị một chậu nước muối loãng lớn rồi đổ các nguyên liệu còn lại tất cả vào ngâm. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn vớt ra mẹt bằng tre.

Bước 2: Phơi nắng nguyên liệu

Phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày

Phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày

Sau đó, phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà

Khi các nguyên liệu săn vào một mức nhất định. Các bạn nên chú ý công đoạn này, không nên phơi quá khô sẽ khiến rau củ bị héo, khi muối sẽ bị dai.

Bước 3: Tiến hành ngâm dưa kiệu

Tiến hành ngâm dưa kiệu

Tiến hành ngâm dưa kiệu

Sau khi các nguyên liệu được phơi khô vừa phải, bạn chuẩn bị một nồi nhỏ, cho 150ml nước lọc và 500ml nước mắm vào chung. Sau đó, bắc nồi lên bếp đun sôi.

Khi hỗn hợp nước lọc và nước mắm sôi, bạn cho tiếp 2 thìa cà phê đường vào và khuấy đều cho tới khi đường tan hết rồi tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội hẳn.

Phần nguyên liệu đã được phơi khô, cho các nguyên liệu phơi vào một hũ nhựa hoặc thủy tinh lớn. Sau đó, đổ ngập phần hỗn hợp nước mắm đường vào và ngâm trong khoảng 2 ngày là đã có thể đem thưởng thức.

Thành phẩm món dưa kiệu miền Trung bằng tro bếp

Món dưa kiệu sau khi ngâm 10 ngày

Món dưa kiệu sau khi ngâm 10 ngày

Màu của dưa kiệu sau khi ngâm 10 ngày xong rất đẹp, trơn bóng. Để bảo quản dưa kiệu tốt nhất bạn để trong ngăn mát tủ lạnh, rất tiện lợi và giữ kiệu ngon hơn

Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua

Nguyên liệu làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua

  • 1 kg kiệu
  • 200 gram đường
  • 500 ml giấm nuôi
  • 1 viên phèn chua
  • Một ít muối

Cách làm dưa kiệu kiểu miền Trung bằng phèn chua

Bước 1 Khử mùi hăng củ kiệu

Chuẩn bị một thau nước và khuấy đều cùng 3 muỗng muối tạo thành hỗn hợp nước muối loãng.

Củ kiệu bạn rửa sạch và cho vào hỗn hợp nước muối ngâm trong khoảng 12 giờ. Bước này sẽ giúp củ kiệu dai giòn hơn khi ăn và còn giúp giảm mùi hăng cho củ kiệu.

Khử mùi hăng củ kiệu bằng nước muối loãng

Khử mùi hăng củ kiệu bằng nước muối loãng

Bước 2 Sơ chế củ kiệu bằng phèn chua

Bạn hòa 1 viên phèn chua vào thau nước đủ cho lượng củ kiệu. Sau khi ngâm muối xong bạn sẽ ngâm hỗn hợp trong nước phèn chua trong khoảng 2 – 3 giờ. Cách này sẽ giúp củ kiệu giữ được màu trắng đẹp mắt.

Sau khi ngâm xong, bạn vớt củ kiệu ra và rửa lại với nước sạch nhiều lần. Tiếp đến, bạn làm sạch phần vỏ, rễ và ngọn của củ kiệu, sau đó để ráo.

Bước 3 Nấu hỗn hợp giấm đường

Bạn đong hỗn hợp theo tỷ lệ 200 gram đường – 1 bát giấm – 1/2 thìa muối và bắt lên bếp nấu cho sôi lăn tăn, sau đó tắt bếp và để nguội.

Nấu hỗn hợp giấm đường để ngâm củ kiệu

Nấu hỗn hợp giấm đường để ngâm củ kiệu

Bước 4 Ngâm củ kiệu

Trước khi ngâm, bạn cần phải làm sạch và phơi khô hủ thủy tinh. Sau đó xếp củ kiệu vào hủ, có thể thêm củ cà rốt và ớt sừng để tạo màu sắc.

Bạn rót từ từ hỗn hợp giấm đường đã nguội vào hủ sao cho ngập hết củ kiệu. Tiếp đến hãy đóng nắp và đợi khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được rồi nhé.

Thành phẩm món dưa kiệu miền Trung bằng phèn chua

Món dưa kiệu miền Trung bằng phèn chua

Món dưa kiệu miền Trung bằng phèn chua

Sở hữu cách làm dưa kiệu ngon trên, bạn hoàn toàn có thể tự tin chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện món ăn ngon chiêu đãi cả nhà. Không chỉ vậy, món ăn này còn rất thích hợp để tiếp đãi khách đến chơi nhà ngày đầu năm.
Nếu chưa từng thử nghiệm hoặc đã thất bại khi chế biến dưa kiệu tại nhà, bạn có thể tham gia lớp học nấu ăn tại Bếp Trưởng Á Âu bằng cách điền thông tin vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn giải đáp từng thông tin bạn còn thắc mắc.

Chúc bạn chế biến thành công!

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm dưa kiệu muối
  • Cách làm củ kiệu ngâm giấm đường
  • Cách làm củ kiệu không cần phèn chua
  • Cách muối củ kiệu miền Bắc
  • Cách muối củ kiệu miền Trung
  • Cách làm dưa món củ kiệu
  • Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường
  • Cách làm dưa kiệu không phơi nắng