5 Cách làm giò thủ, ngon đậm vị dậy mùi thơm cho những ngày giãn cách tại nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm giò thủ xào
  • Cách làm giò thủ bằng chai nhựa
  • Cách làm giò thủ không có khuôn
  • Cách làm giò thủ tai heo miền Bắc
  • Cách làm giò thủ truyền thống
  • Cách làm giò thủ miền Bắc
  • Cách làm giò thủ đặc biệt
  • Cách làm giò thủ bằng da heo
cách làm giò thủ
cách làm giò thủ

YouTube video

Giò thủ (giò xào, chả thủ) là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nếu bạn cũng thích ăn món này nhưng chưa biết cách làm giò thủ thế nào để miếng giò có độ dai, giòn, béo mềm vừa phải thì hãy tham khảo bài viết của Camnangbep.com.

Giò thủ là một món ăn độc đáo được kết hợp từ tai, mũi, mép, lưỡi heo cùng với nấm mèo, hành tỏi và các loại gia vị tạo nên miếng giò thơm ngon, dai giòn, béo nhưng không gây ngán. Thay vì mua giò thủ bán sẵn tại các quầy thực phẩm hay siêu thị, bạn hãy tự làm giò thủ để có thể lựa chọn nguyên liệu sạch và tốt cho sức khỏe của gia đình.

Giò thủ là gì?

Giò thủ, còn được biết đến với tên gọi khá phổ biến khác là giò xào, là một trong những món giò truyền thống của người Việt với thành phần chính là thịt thủ xào chín cùng một số nguyên liệu khác rồi gói và nén chặt. Bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam và hiện nay đã phổ biến khắp nước, nhưng những dạng thức chế biến ít nhiều tương đồng như món ăn này cũng tồn tại tại rất nhiều nền ẩm thực khác trên thế giới. Quy trình chế biến tương đối dễ, nguyên liệu dễ kiếm, thành phẩm lại thơm ngon và hơi giòn dai lạ miệng khiến giò thủ là món ăn quen thuộc của người dân khắp các vùng miền. Giò thường được các gia đình làm trong dịp lễ Tết cổ truyền, và được bán tại các cửa hàng giò chả nem chạo ở hầu hết các chợ trong toàn quốc.

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua đầu heo tươi ngon

  • Để chọn mua đầu heo tươi ngon thì nên chọn thủ heo có kích cỡ vừa phải, xương có màu hồng tươi và mùi thơm đặc trưng.
  • Không nên chọn mua đầu heo đông lạnh, có vết thâm trên da hoặc có mùi hôi, tanh khác lạ vì có thể đây là heo để lâu hoặc đã bị ôi thiu.

Cách chọn mua giò heo

  • Khi chọn mua giò heo, bạn nên lựa chọn giò heo ở trước, vì phần thịt ở đây mềm và ngọt hơn hẳn so với giò heo chân sau.
  • Giò heo ngon có thớ thịt rắn chắc, thịt khô ráo, màu hồng nhạt, dùng tay ấn nhẹ thấy thịt heo hơi dính tay và có độ đàn hồi.
  • Không nên chọn mua giò heo quá to, màu nhợt nhạt hoặc có mùi hôi vì đây là giò heo đã để lâu, khi ăn thịt sẽ không ngọt và thơm.

Cách chọn mua lưỡi heo tươi ngon

  • Nên chọn lưỡi heo có kích thước vừa phải, khoảng 1.5kg thì khi ăn sẽ thơm, mềm hơn.
  • Nên chọn lưỡi heo có màu sắc đỏ, hồng tươi, đoạn gần cuống họng có màu trắng đều.
  • Không nên chọn lưỡi heo có mùi lạ, trên lưỡi có vết bầm hoặc bị loét vì đây là dấu hiệu của heo bị bệnh.

Cách chọn mua nấm mèo khô chất lượng

  • Nên chọn mua nấm mèo khô có khổ nấm to, dày, mặt trên của nấm có màu đen hổ phách và hơi bóng, mặt dưới có màu be sữa.
  • Không nên lựa chọn loại nấm có màu đen sậm hoặc bị mốc vì nấm này thường mềm, nhũn ra sau khi ngâm nước, khi ăn sẽ không ngon.
  • Đặc biệt không chế biến và ăn nấm mèo tươi sẽ chứa độc tố không tốt và gây hại cho sức khỏe.

Cách bảo quản giò thủ, giò tai

  • Giò thủ sau khi gói xong thì phải cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản ăn dần trong 3 – 5 ngày. Không nên để quá lâu vì sẽ mất đi mùi thơm.
  • Sau khi lấy giò thủ ra cắt miếng để ăn thì phải dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại thật kĩ rồi mới cho vào lại ngăn mát, nếu bọc không kĩ thì giò sẽ nhanh hư do bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh để giò thủ, giò tai ở nhiệt độ phòng quá lâu sẽ làm cho giò nhanh ôi thiu, chảy nhớt.

Cách làm giò thủ, giò tai

Nguyên liệu làm Giò thủ, giò tai Cho 4 người

Thịt heo sống 1 kg(Tai/ Mũi/Lưỡi/ Thịt nạc nếu không ăn được béo) Hành tím 5 củ Gừng 1 củ Chanh tươi 3 miếng Mộc nhĩ 100 gr Nấm đông cô 100 gr Lá chuối 1 ít Dầu ăn 1 ít Nước mắm cốt 2 muỗng canh Muối hột 1 muỗng canh Hạt tiêu 1 muỗng cà phê Đường/ hạt nêm 1 muỗng cà phê Đá viên 100 gr

Nguyên liệu món ăn giò thủ, giò tai

Cách chế biến Giò thủ, giò tai

  • Sơ chế nguyên liệu

    Thịt tai, mũi, lưỡi heo sau khi mua về, bạn mang chà với 1 muỗng canh muối hột và rửa thật sạch, cạo hết lông.

    Cho thịt vào nồi ngập nước, thêm chút gừng, vài củ hành tím vào luộc sơ, hành tím và gừng có thể giúp khử mùi hôi của thịt. Thịt chín thì vớt ra tô nước đá, thả vào vài lát chanh cho thịt trắng, giòn, cắt miếng nhỏ.

    Mộc nhĩ (nấm mèo) cắt gốc và ngâm nước lạnh cùng nấm đông cô khoảng 15 phút cho nở mềm ra, rửa sạch, để ráo, cắt sợi.

  • Làm giò thủ

    Ướp phần thịt đã thái miếng với hạt tiêu, đường, hạt nêm, mỗi thứ 1 muỗng cà phê và 2 muỗng canh nước mắm ngon. Ướp trong vòng 30 phút.

    Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng, xào thịt với nấm, mộc nhĩ trên lửa lớn, đảo đều tay, vừa chín tới thì nhắc xuống.

    Lót lá chuối vào khuôn, sau đó cho thịt đã xào vào từng chút một, dùng ốc vít trên khuôn ép chặt.

    Lưu ý: Giò ép càng chặt càng ngon và để được lâu hơn.

    Sau khi ép, bạn để giò bên ngoài cho nguội, khoảng 1 ngày sau thì tháo khuôn, để nguyên là chuối bên ngoài, bỏ ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

    Có thể để giò trong ngăn mát khoảng 1 tuần tùy theo giò của bạn có gói chắc hay không. Khi ăn cắt giò thằng từng khoanh sau đó cắt miếng vừa ăn.

  • Thành phẩm

    Giò thủ, giò tai có vị giòn sần sật của mộc nhỉ, nấm đông cô, thịt chặc nhờ ép chắc tay, ăn vào sẽ cảm nhận ngay được vị cay cay tê tê, thơm lừng đầu lưỡi.

    Giò thủ ngon nhất là khi ăn kèm với dưa cải chua, củ hành muối và chấm với nước mắm ngon có pha với ít tiêu xay hoặc vài lát ớt tươi đấy nhé!

Cách làm Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)

Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)
  • Chuẩn bị

    20 phút

  • Chế biến

    40 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)Cho 4 người

Đầu heo 1/2 cái Lưỡi heo 1 cái Bắp giò heo 1 cái Hành tím 5 củ Hành tím băm 50 gr Tỏi băm 4 muỗng canh Gừng 1 củ Nấm mèo khô 10 cái Nước mắm 3 muỗng canh Tiêu hạt 1 ít Gia vị thông dụng 1 ít(Tiêu/ Đường/ Muối/ Hạt nêm/ Bột ngọt)

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn giò thủ, giò tai

Dụng cụ thực hiện

Chảo, vá, dao, thớt, chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), túi nilon,…

Cách chế biến Giò thủ (công thức được chia sẻ từ người dùng)

  • Sơ chế nguyên liệu

    Dùng 1 muỗng canh muối chà xát phần thịt đầu heo, tai heo, giò heo. Sau đó dùng dao cạo sạch lông còn sót, rửa lại thật sạch rồi vớt ra rổ để ráo.

    Cách khử mùi hôi đầu, tai và giò heo hiệu quả 

    • Cách 1: Để khử mùi hôi của heo bạn có thể dùng hỗn hợp muối hạt với chanh chà xát lên khắp bề mặt thịt heo rồi rửa lại với nước sạch và để ráo.
    • Cách 2: Thêm một cách để khử mùi hôi của thịt heo hiệu quả chính là dùng phèn chua. Đem phèn chua pha loãng với nước rồi cho đầu, tai, giò heo vào ngâm từ 5 – 10 phút rồi vớt ra. Dùng dao cạo sạch lại bề mặt heo thêm 1 lần nữa là hoàn thành.
    • Cách 3: Nếu không có phèn chua hay muối, chanh thì bạn có thể lấy một ít bột mì hoặc bột năng để chà lên thịt heo để khử mùi. Chà thật mạnh tay tầm 5 phút đến khi thấy bọt thì đem thịt heo đi rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

    Cho nấm mèo khô vào tô và ngâm trong nước khoảng 15 phút để nấm mèo nở mềm. Vớt nấm mèo ra, rửa sạch rồi cắt bỏ gốc và cắt sợi to khoảng 1/3 lóng tay.

    Tiêu hạt cho vào chảo, rang trên lửa nhỏ từ 4 – 5 phút cho thơm. Gừng và hành tím rửa gọt vỏ, rửa sạch rồi đập dập.

  • Luộc đầu, tai và giò heo

    Cho đầu, tai và giò heo đã sơ chế vào nồi cùng với gừng và hành tím đã đập dập, 1/2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh hạt nêm rồi luộc chín ở lửa vừa khoảng 10 – 15 phút.

  • Cắt thịt

    Sau khi luộc chín thịt, vớt thịt ra và ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút để thịt không bị thâm rồi tiến hành cắt lát mỏng toàn bộ phần thịt vừa luộc cho vào tô.

  • Ướp gia vị thịt

    Nêm vào tô thịt vừa cắt 50gr hành tím băm, 4 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 3 muỗng cà phê tiêu xay, 1/2 muỗng canh bột ngọt và 1/2 muỗng canh muối.

    Dùng đũa hoặc tay để trộn đều và ướp khoảng 15 – 20 phút để thịt thấm đều gia vị.

  • Xào thịt

    Chia thịt ra làm 2 phần để dễ xào hơn và xào lần lượt từng phần.

    Bắc chảo lên bếp bật lửa vừa, cho phần thịt đã ướp gia vị vào xào 5 – 10 phút đến khi thấy thịt nóng bắt đầu chảy mỡ thì hạ lửa nhỏ xuống.

    Nêm thêm 1.5 muỗng canh nước mắm rồi xào liên tục và đều tay để thịt chảy bớt mỡ, như vậy thì giò sau khi gói xong sẽ kết dính và chắc hơn.

    Sau khi đã xào được 15 phút ở lửa nhỏ thì cho 1/2 nấm mèo đã cắt sợi vào, đảo thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

    Xào tương tự với phần thịt còn lại.

  • Gói giò thủ

    Chuẩn bị các chai nhựa rỗng (chai 1.5 lít), cắt bỏ nửa trên thân chai và lồng túi nilon vào.

    Khi thịt xào còn nóng thì cho ngay vào túi nilon trong chai để tạo hình. Cứ cho khoảng 1 vá thịt thì rắc 3 – 4 hạt tiêu và dùng chày nén xuống để thịt dính chắc vào nhau.

    Cho thịt vào khuôn chai đến khi đầy thì cột túi nilon lại. Gói tương tự, lần lượt đến khi hết phần thịt còn lại.

    Sau khi gói xong, để giò ở nơi mát mẻ cho nguội rồi cắt bỏ túi nilon cũ khi nãy gói thịt và thay túi nilon mới cho sạch sẽ rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Đến khi dùng thì cắt ra thành các miếng vừa ăn.

  • Thành phẩm

    Giò thủ dai, giòn và chắc, không quá nhiều mỡ. Phần thịt tai và nấm mèo giòn sần sật, gia vị nêm vừa ăn, cắn trúng hạt tiêu thì cay the xuýt xoa. Món này dùng để ăn chơi hay ăn cùng bánh mì, bánh hỏi, cơm đều được.

Thành phẩm được chia sẻ từ người dùng

Giò thủ, giò tai

Giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc)

Giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc)
  • Chuẩn bị

    30 phút

  • Chế biến

    20 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc)Cho 5 người

Giò sống 1 kg Trứng gà 8 quả Trứng muối 5 quả Trứng bắc thảo 3 quả Cà rốt 1 củ(củ to) Đậu ve 250 gr Nấm mèo 30 gr(khoảng 2 nấm to) Nước mắm 1/2 muỗng cà phê Gia vị thông dụng 1 ít(Hạt nêm/ đường/ muối/ tiêu đen)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua giò sống an toàn, vệ sinh

  • Giò sống an toàn phải đảm bảo không có mùi hôi, không bị chảy nước, không bị rách, không bị hở hay có dấu hiệu bị tẩy xóa, thay đổi hay chấp vá.
  • Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua giò sống đã được chế biến sẵn và đóng gói kín đáo, cẩn thận và đặc biệt là phải chọn mua ở những địa chỉ uy tín.
  • Khi mua, bạn cần quan sát thật kỹ những thông tin có in trên bao bì sản phẩm như tên thương hiệu, địa chỉ sản xuất cụ thể rõ ràng, thành phần của giò sống, hạn sử dụng

Cách chọn mua cà rốt giòn ngon

  • Về màu sắc và vỏ ngoài: Bạn nên chọn mua những củ có màu cam tươi sáng. Vỏ bên ngoài bóng loáng, nhẵn mịn, không sần sùi hoặc xuất hiện các đốm li ti trên vỏ.
  • Về phần cuống: Cà rốt ngon, giòn sẽ còn nguyên phần cuống và cuống có màu xanh, tươi. Tránh mua những củ mà cuống bị dập, úng hay thậm chí là không còn cuống. Và bạn cũng nên tránh mua những củ có lá mọc xum xuê ở phần gốc, vì như vậy, độ ngọt và hàm lượng dinh dưỡng của cà rốt bị giảm sút.
  • Về kích thước: Để đảm bảo được độ tươi ngon, bạn nên chọn mua những củ có kích thước vừa phải. Tuyệt đối không mua những củ có kích thước lớn, nhưng khi cầm lên thì thấy nhẹ, điều này chứng tỏ củ đó đã già, ăn không ngon.

Nguyên liệu món ăn giò thủ (giò xào)

Dụng cụ thực hiện

Xửng hấp, chảo chống dính, tô, dao, màng bọc thực phẩm,…

Cách chế biến Giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc)

  • Sơ chế nguyên liệu

    Đậu que sau khi mua về, bạn tước bỏ phần xơ hai bên, rồi rửa sạch với nước.

    Cà rốt sau khi gọt sạch vỏ, bạn đem đi rửa sạch rồi cắt thành sợi dài.

    Tiếp theo, bạn lần lượt chần sơ cà rốt và đậu que qua nước sôi khoảng 3 phút, sau đó vớt ra để nguội rồi cắt hạt lựu.

    Nấm mèo sau khi mua về, bạn đem đi ngâm với nước lạnh khoảng 5 phút cho mềm và nở ra, sau đó cắt nhuyễn.

    Kế đến, bạn làm sạch trứng bắc thảo và trứng muối. Trứng bắc thảo thì bạn cắt thành múi cau. Trứng muối chỉ lấy lòng đỏ rồi đem đi nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút (hoặc bạn có thể mua loại lòng đỏ đã nướng sẵn).

    Tiếp đến, bạn khuấy đều 8 quả trứng gà rồi tiến hành rán trứng với độ dày vừa phải. Bạn nhớ chọn loại chảo to để miếng trứng có chu vi rộng, dễ cuốn chả.

  • Quết chả

    Bạn lần lượt cho 1kg giò sống, cà rốt, đậu ve cắt hạt lựu, nấm mèo cắt nhuyễn, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê tiêu đen, 1/2 muỗng cà phê nước mắm vào tô, rồi quết thật mạnh tay đến khi hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.

    Sau đó, bạn để hỗn hợp chả nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 20 phút để chả thấm gia vị.

  • Cuộn và hấp chả

    Sau 20 phút để hỗn hợp chả nghỉ, bạn đem hỗn hợp ra để cuộn chả.

    Đầu tiên, bạn trải màng bọc thực phẩm thành 3 lớp dài rồi đặt trứng rán lên trên. Sau đó bạn quết một lớp chả lên trứng rán với độ dày vừa phải tầm 2cm.

    Tiếp theo, bạn đặt trứng bắc thảo và trứng muối vào giữa rồi cuộn tròn lại. Bạn phải cuộn thật chắc tay để chả kết dính lại.

    Cuối cùng, bạn đem chả vừa cuộn đi hấp trong vòng 30 phút. Sau 30 phút hấp, bạn đem chả ra để nguội.

  • Thành phẩm

    Chả ngũ sắc có màu sắc rất bắt mắt, đạt yêu cầu về độ kết dính và độ béo, thấm gia vị.

    Bạn có thể cắt chả thành khoanh có độ dày vừa phải rồi cắt thành từng miếng vuông nhỏ như quân cờ hoặc hình tam giác hay thanh dài tùy thích.

    Món ăn sẽ ngon hơn và ăn không bị ngán nếu bạn ăn kèm dưa hành hay dưa kiệu.

Mẹo bảo quản giò thủ

  • Thời hạn bảo quản giò thủ cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa là khoảng 5 – 7 ngày.
  • Khi thấy bề ngoài cây giò thủ có nhớt, bạn không nên tiếp tục dùng. Đây là dấu hiệu cảnh báo cây giò thủ đã bị thiu.

Cách làm giò thủ truyền thống miền Bắc

Cách làm giò thủ bằng chai, bằng lá chuối và khuôn inox

Nguyên liệu

  • 4 lỗ tai heo
  • 400g lưỡi heo
  • 400g thịt bắp giò trước
  • 2 nhánh sả
  • 15g gừng
  • 80g hành tím
  • 70g nấm mèo khô, ngâm nở
  • 1 ít gốc hành lá băm nhỏ
  • Gia vị: Đường thốt nốt, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm, muối, tiêu xay, hạt tiêu trắng,…

Các bước làm

Sơ chế nguyên liệu

Sả, 5g gừng, 10g hành tím làm sạch, đập dập, cho vào nồi nước cùng 1 muỗng canh muối và đun nóng. Phần hành tím còn lại làm sạch, cắt lát mỏng, gừng cắt sợi.

Tai heo làm sạch, cho nào nồi nước đang nấu ở trên để luộc. Với cách làm này, tai heo sẽ trắng, sạch và không có mùi hôi tanh. Trong quá trình luộc tai heo, bạn có thể cho lưỡi heo đã làm sạch vào chung nồi, nấu 7 phút, vớt ra và cạo bỏ màng trắng, sau đó cắt thành từng lát nhỏ.

cách làm giò thủ
Cắt nhỏ lưỡi heo sau khi làm sạch. Ảnh: Internet

Tai heo sau khi luộc chín mềm, bạn vớt ra cho vào âu nước đá lạnh và ngâm khoảng 5 phút, sau đó đem cắt thành từng miếng nhỏ.

cách làm giò thủ xào
Tai heo được cắt nhỏ sau khi được luộc chín. Ảnh: Internet

Thịt bắp giò làm sạch, cắt quân cờ. Nấm mèo sau khi ngâm mềm, bạn cắt thành miếng có chiều rộng khoảng 1cm.

Ướp gia vị thịt, tai heo, lưỡi heo

Cho lỗ tai, lưỡi heo, thịt bắp giò đã sơ chế vào âu cùng 1 muỗng canh gốc hành băm nhỏ, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1,5 muỗng cà phê hạt tiêu trắng, 1 muỗng canh đường thốt nốt (hoặc 1 muỗng cà phê đường cát trắng), 1 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, trộn đều và ướp 30 phút cho nguyên liệu ngấm gia vị.

giò thủ tai heo
Thịt, tai, lưỡi heo được ướp gia vị một cách cẩn thận. Ảnh: Internet

Xào thịt

Đặt chảo chống dính lên bếp, đun nóng ½ chén dầu ăn, phi thơm hành tím cắt lát và gừng cắt sợi. Sau đó cho hỗn hợp giò thủ đã ướp ở bước 2 vào nồi, đảo đều. Trong quá trình xào, bạn có thể cho thêm 2 muỗng canh rượu nếp để giò thủ thơm hơn. Sau 15 phút, bạn tiếp tục cho nấm mèo vào xào thêm 5 phút và tắt bếp.

cách làm giò thủ không cần khuôn
Hỗn hợp được xào chín trong 20 phút. Ảnh: Internet

Gói giò thủ

Gói giò bằng chai

  • Bạn chuẩn chai nhựa dung tích 1,5 lít, cắt bỏ phần đầu trên. Từ từ cho hỗn hợp thịt xào ở bước 3 vào rồi ép chặt.

cách làm giò thủ bằng chai nhựa
Giò thủ được ép chặt trong chai nhựa. Ảnh: Internet

Gói giò bằng khuôn inox

  • Chuẩn bị lá chuối, lót 1 lớp vào mặt trong của khuôn. Cho hỗn hợp thịt xào ở bước 3 vào rồi ép chặt.

cách làm bằng khuôn
Sử dụng khuôn inox để giò thủ được ép chặt hơn. Ảnh: Internet

Gói giò bằng lá chuối

  • Ở cách làm giò này, chúng ta sẽ dùng nhiều lá chuối hơn. Bạn đặt 6 – 7 lá chuối xếp chồng lên nhau, sau đó cho hỗn hợp thịt xào vào, cuốn lại thành hình trụ tròn, gập kín 1 đầu và cố định bằng dây. Tiếp tục cho thêm hỗn hợp thịt xào vào và ép chặt. Sau đó gói chặt đầu còn lại và buộc dây, tạo hình cho đẹp. Bạn có thể dùng lạt buộc hoặc dây nilon đều được.

gói bằng lá chuối
Giò thủ được gói bằng lá chuối sẽ có mùi hương rất hấp dẫn. Ảnh: Internet

Với các cách làm giò thủ như trên, sau khi thực hiện xong, bạn sẽ để giò vào ngăn mát tủ lạnh từ 5 – 6 tiếng là có thể dùng được.

Yêu cầu thành phẩm và thưởng thức

Sau khi làm giò thủ xong sẽ có màu hơi hồng, mỡ đông xen kẽ với màu nâu của nấm. Khi ăn có vị giòn, ngọt, béo, thơm hài hòa từ các nguyên liệu.

Một số lưu ý

  • Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món giò thủ được ngon và có độ dai cứng vừa phải thì bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.
  • Thời gian bảo quản giò thủ trong ngăn mát tủ lạnh là từ 5 – 7 ngày. Nếu thấy bề mặt GIÒ có nhớt, thì bạn không nên dùng sản phẩm nữa vì có thể nó đã bị thiu.

Một số cách làm giò thủ khác

Cách làm giò thủ chay

Nguyên liệu

  • 15g nấm mèo khô ngâm nở
  • 330g nấm đùi gà làm sạch, cắt bỏ phần đầu
  • 1 ít hành boa rô
  • 1 bịch bột rau câu giòn
  • Gia vị: hạt nêm chay, tiêu xay, muối, bột ngọt,…

Các bước làm

  • Nấm mèo sau khi ngâm nở, bạn làm sạch rồi cắt thành từng sợi nhỏ. Nấm đùi gà cũng cắt sợi vừa ăn. Hành boa rô băm nhỏ.
  • Đun nóng 350ml nước lọc rồi cho 9g bột rau câu vào hòa tan.
  • Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi thơm hành boa rô. Lần lượt xào nấm đùi gà, nấm mèo và nêm thêm 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng cà phê hạt nêm chay, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối, đảo đều.
  • Khi thấy nấm đùi gà và tai mèo đã chín, bạn tiếp tục cho hỗn hợp nước rau câu vào, khuấy đều, nêm nếm lại gia cho vừa ăn. Nấu đến khi thấy hỗn hợp sệt lại thì bạn tắt bếp.
  • Tiến hành gói giò thủ như cách làm đã hướng dẫn ở trên. Sau đó cho vào tủ lạnh và chờ 5 – 6 tiếng là có thể dùng được.

cách làm giò thủ chay
Món giò thủ chay có cách làm đơn giản. Ảnh: Internet

Cách làm giò thủ bò

Nguyên liệu

  • 1,5kg thịt bắp bò làm sạch, cắt lát mỏng
  • 1kg da bò làm sạch
  • 100g gừng
  • 3 củ tỏi
  • 30ml nước mắm
  • Gia vị: hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm chay,…

Các bước làm

  • Đập dập ít gừng cho vào nồi nước cùng chút muối rồi tiến hành luộc chín da bò và cắt nhỏ.
  • Gừng, tỏi bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và giữ lại xác.
  • Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm ít xác tỏi và gừng đã giã nhuyễn. Cho thịt bò vào xào nhanh tay và nêm thêm 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt cùng ít hạt nêm. Khi thấy thịt bò chín tái thì bạn tắt bếp, trút thịt ra âu.
  • Sử dụng lại chảo vừa xào thịt, đun nóng dầu ăn và phi thơm xác tỏi, gừng giã nhuyễn. Cho da bò vào xào cùng 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt và 1 ít hạt nêm chay. Sau 5 phút, bạn tiếp tục cho thịt bò đã xào vào rồi rưới thêm nước cốt tỏi, gừng và hạt tiêu mỗi loại 1 muỗng canh, trộn đều.
  • Sau 5 phút, bạn tắt bếp và tiến hành gói giò thủ như các cách làm trên.

cách làm giò thủ bò
Giò bò có màu sắc đẹp mắt và hấp dẫn. Ảnh: Internet

Mẹo cho cách làm giò thủ ngon

  • Nếu không biết gói giò bằng lá chuối hoặc không có sẵn khuôn ép giò, bạn có thể dùng chai nhựa có đường kính phù hợp để gói và ép giò. Để thực hiện, bạn cắt bỏ hai đầu chai, rửa sạch, hong khô. Lồng 2 bịch nilông vào nhau rồi lồng vào lòng chai, đổ thịt đã xào vào, dùng tay ấn cho thịt thật chắc. Đặt đứng chai trên mặt phẳng, dùng vật nặng đè lên chai cho giò chắc hơn nữa. Giò nguội, cất cây giò vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông kết với nhau.
  • Thời hạn bảo quản giò thủ cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa là khoảng 5 – 7 ngày. Khi thấy bề ngoài cây giò thủ có nhớt, bạn nên bỏ đi vì lúc đó giò thủ đã thiu.
  • Miếng giò thủ ngon phải đạt được các yêu cầu như gia vị nêm vừa phải, miếng giò giòn, thơm và có đủ độ béo. Về màu sắc, giò có màu hơi hồng của phần lưỡi heo xen lẫn sọc trắng của sụn tai và màu nâu đen của nấm mèo nổi bật trên phần mỡ đông màu trắng ngà.
  • Đặc trưng hương vị của ẩm thực miền Bắc là không nêm đường vào thức ăn. Do đó, nếu gói giò theo hương vị ẩm thực miền Bắc, bạn không nên nêm đường vào hỗn hợp làm giò.
  • Tai heo to thường là heo già, sụn cứng. Do đó, để món giò thủ ngon có độ giòn vừa phải, bạn nên chọn tai heo cỡ vừa.

FAQ về giò thủ

Giò thủ có giá bán bao nhiêu 1kg?

  • Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn nên ngày nay, giò thủ có thể được thưởng thức vào bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy mà nhiều cơ sở sản xuất giò thủ cũng được mở ra với giá bán sản phẩm dao động từ 130.000 – 160.000 VNĐ/kg.

Giò thủ ăn kèm với gì ngon?

  • Với giò thủ, bạn có thể ăn không hoặc dùng kèm với chả lụa, bánh mì, đồ nguội,… đều rất ngon và hấp dẫn.

Giò thủ để được bao lâu

  • Giò thủ sau khi làm xong, nếu để bên ngoài, nơi thoáng khí và khô mát thì bảo quản được 3 ngày. Nếu cho vào ngăn mát tủ lạnh thì để được 5 – 10 ngày và tủ đông là 2 – 3 tháng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về cách làm giò thủ thơm ngon, hấp dẫn, bạn sẽ có thể tự tay chế biến món ăn này một cách dễ dàng, giúp mâm cơm gia đình thêm phần đặc sắc và cuốn hút. Để học thêm bí quyết chế biến nhiều món ăn ngon ngày Têt!

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm giò thủ xào
  • Cách làm giò thủ bằng chai nhựa
  • Cách làm giò thủ không có khuôn
  • Cách làm giò thủ tai heo miền Bắc
  • Cách làm giò thủ truyền thống
  • Cách làm giò thủ miền Bắc
  • Cách làm giò thủ đặc biệt
  • Cách làm giò thủ bằng da heo