5 Cách làm mắm tép thơm ngon, chuẩn vị, cực đơn giản ngay tại nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm mắm tép Ninh Bình
  • Hướng dẫn cách làm mắm tép chưng thịt
  • Cách làm mắm tép trấu
  • Video cách làm mắm tép chưng thịt
  • Cách làm mắm tép riềng
  • Cách làm mắm tép miền Tây
  • Cách làm mắm tép Thanh Hóa
  • Cách làm mắm tép ăn liên
cách làm mắm tép
cách làm mắm tép

YouTube video
 

Cách làm mắm tép miền Bắc tuy đơn giản, nhưng để thành phẩm ngon chuẩn vị, bạn cần phải có bí quyết riêng. Nếu bạn muốn tự muối mắm tép , thì bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng bước thực hiện. Đảm bảo hướng dẫn làm mắm tép kiểu này vừa ngon, lại vừa dễ dàng đến bất ngờ đấy nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Mắm tép là gì?

Không ít người trẻ hiện nay đã từng được thưởng thức mắm tép nhưng chưa biết rõ mắm tép là gì? Vậy xin giới thiệu luôn với các bạn, sản phẩm này có tên tiếng Anh là “shrimp Sauce”. Đây là một trong những gia vị nước chấm truyền thống đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, nó cũng phổ biến trên kệ bếp gia đình như các loại mắm tôm, mắm cá,…

Mắm tép là sản phẩm có nguyên liệu chính từ những con tép tươi (một số nơi họ gọi với tên gọi con moi), được ướp cùng muối, thính gạo, kèm một số gia vị tự nhiên khác. Qua quá trình ủ để lên men sẽ cho ra mắm tép thành phẩm. Trong mỗi bữa ăn, loại mắm này có thể dùng chấm cùng rau, thịt luộc, chấm cùng các món cuốn, làm mắm tép trộn đu đủ, hay mắm tép muối kimchi, chưng thịt… đều rất ngon, hấp dẫn và đưa cơm.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách làm mắm tép  truyền thống

Nguyên liệu làm Mắm tép Cho 4 người

Tép tươi 50 g Rượu trắng 150 ml Nước 100 ml Gạo nếp 600 gr(dùng làm thính) Gạo tẻ 400 gr(dùng làm thính) Muối 50 gr

Dụng cụ: Nồi, chảo, đũa, máy xay sinh tố,…

Cách chọn mua tép ngon

  • Khi chọn tép nên chọn tép đồng để làm mắm, hãy chọn những con tép nhìn trông còn tươi ngon. Màu sắc bóng bảy và không có mùi hôi tanh.
  • Hãy chú ý kĩ phần đuôi của tép đồng tươi ngon sẽ cụp lại.
  • Nếu tép bị bơm hóa chất thì phần đuôi cũng cụp lại nhưng sẽ bị xòe ra như cánh quạt, cầm lên cảm thấy tép mềm nhũn và có màu trắng bạch.
  • Nên quan sát phần lưng, nếu bị phì và mập đó là do đã bơm căng hóa chất làm đầy và nặng tép. Phần vỏ đầu của tép bị bơm hóa chất sẽ dễ tách rời với phần thân tép.
  • Cũng hãy cẩn thận với những con tép bị ngâm ure hóa chất, chúng sẽ bị trương phềnh phần bụng và phần lưng, có nước rỉ ra từ các đốt, màu sắc nhợt nhạt, có mùi lạ, thịt bị teo và ăn có vị rất nhạt.

Nguyên liệu món ăn mắm tép

Cách chế biến Mắm tép

  • Sơ chế tép

    Cho tép vào rổ, nhặt, lựa kỹ, cắt phần râu ở đầu và loại bỏ tạp chất, cặn bẩn có trong tép, cho muối hạt vào xóc rồi rửa lại nhiều lần với nước.

    Rửa tép liên tục cho tới khi nước trong lại và không còn thấy lắng cặn bẩn.

    Hãy chú ý rửa tép thật sạch thì khi làm mắm tép mới ngon hơn và không bị hư.

    Mẹo sơ chế tép sạch, không tanh

    • Sau khi làm sạch tép, có thể cho vào nước muối loãng, vớt ra để ráo để giảm mùi hăng tanh của tép.
    • Hoặc có thể dùng ít đường và rượu trắng cho tép vào ngâm vài phút cũng không còn mùi tanh của tép nữa.
  • Xay tép

    Đun sôi một nồi nước, hòa tan rượu trắng để nguội sau đó cho vào tép và khuấy nhẹ.

    Sau đó vớt tép ra rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo.

    Khi tép đã ráo nước, cho tép vào cối và dùng chày giã tép cho thật nhuyễn.

    Hoặc bạn có thể dùng máy xay để xay nhuyễn tép. Nhưng vẫn khuyến khích bạn dùng chày giã nhuyễn tép sẽ giúp cho món mắm tép được đậm vị và thơm ngon hơn rất nhiều.

     

  • Làm thính gạo

    Trộn chung 2 loại gạo và ngâm trong nước sạch khoảng 5 – 6 tiếng. Nếu được bạn hãy ngâm qua đêm từ tối hôm trước cho đỡ tốn thời gian nhé.

    Sau đó vớt gạo đã ngâm ra rổ rá, đãi thật sạch rồi xóc nhiều lần cho gạo bớt nước. Để chỗ thoáng mát để gạo được ráo hoàn toàn.

    Chuẩn bị một chiếc chảo nóng, rồi hạ lửa thấp nhất. Cho một lượng gạo đã phơi ráo nước vào chảo, dùng đũa đảo liên tục.

    Quan sát thấy gạo chuyển thành màu vàng hơi sậm thì tắt bếp. Để nguyên gạo tiếp tục đảo làm gạo giòn và chuyển sang màu vàng đậm hơn nhân lúc chảo còn nóng.

    Sau đó để gạo đã rang ra một bát riêng. Làm lần lượt cho đến khi hết gạo nhé.

    Chờ gạo nguội. Chuẩn bị chày, cối hoặc máy xay để làm tiếp công đoạn giã thính. Đối với món mắm này, bạn nên giã gạo hoặc xay cho đến khi mịn thành bột. Vậy thính mới dễ bám vào thịt hơn.

    Sau khi giã nhuyễn thính, hãy cho vào lọ/ hũ thủy tinh, bảo quản nơi thoáng mát và dùng dần là được rồi nhé. Vậy là đã có thính tự tay làm mà đảm bảo an toàn sức khỏe rồi.

    Lưu ý: Không đổ toàn bộ phần gạo ta có vào một lượt mà hãy chia nhỏ nhiều phần, rang lần lượt từng phần một và phải đảo liên tục để gạo không bị cháy, gạo sẽ giòn và vàng đều hơn nhiều.

    Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

  • Ngâm mắm tép

    Cho tép đã xay vào hũ, xen kẽ là một lớp muối, tiếp đến là lớp thính. Cứ lần lượt cho tép, muối, thính vào xen kẽ đến khi đầy hũ đựng.

    Để nguyên hũ trong 10 – 15 ngày trong môi trường khô ráo, có thể phơi nắng ở nhiệt độ vừa phải.

    Lưu ý: Hũ đựng mắm tép cần phải rửa sạch, tráng bằng nước sôi đối với hũ thủy tinh, sau đó để cho thật khô. Dùng lọ thủy tinh để dễ dàng quan sát màu sắc của mắm tép.

    Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

  • Thành phẩm

    Món mắm tép khi hoàn thành sẽ có màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng của mắm cùng hương vị đậm đà ăn cùng với chén cơm nóng thì còn gì bằng.

Mẹo bảo quản và thời gian bảo quản:

  • Cần đóng kín nắp hũ đựng mắm tép để không khí không lọt vào, mắm tép sẽ nhanh lên ngấu và không bị hỏng.
  • Để ở môi trường nhiệt độ bình thường.
  • Có thể cất trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng từ 6 – 12 tháng.
  • Nên dùng muỗng sạch, đũa sạch lau khô múc ra chén trước khi pha gia vị để mắm không bị nhanh hư.
  • Khi mắm bốc mùi, đổi màu và có nước ở mặt trên trong lọ thì không nên dùng tiếp nữa bạn nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách làm mắm tép chua đu đủ

Nguyên liệu làm Mắm tép chua đu đủ Cho 4 người

Tép tươi 1 kg Tỏi 50 gr Gừng 50 gr Ớt hiểm 5 trái Ớt sừng 1 trái Đu đủ 100 gr Thơm băm nhuyễn 20 gr(dứa) Nước mắm 400 ml Đường trắng 400 gr Rượu trắng 1 muỗng canh Muối 1 muỗng canh

Dụng cụ: bếp, nồi, đũa,…

Cách chọn mua tép ngon:

  • Khi chọn tép nên chọn tép đồng có kích thước lớn, khi ăn sẽ ngon hơn. Màu sắc bóng bảy và không có mùi hôi tanh.
  • Hãy chú ý kĩ phần đuôi của tép đồng tươi ngon sẽ cụp lại. Nếu tép bị bơm hóa chất thì phần đuôi cũng cụp lại nhưng sẽ bị xòe ra như cánh quạt, cầm lên cảm thấy tép mềm nhũn và có màu trắng bạch.
  • Nên quan sát phần lưng, nếu bị phì và mập đó là do đã bơm căng hóa chất làm đầy và nặng tép. Phần vỏ đầu của tép bị bơm hóa chất sẽ dễ tách rời với phần thân tép.
  • Cũng hãy cẩn thận với những con tép bị ngâm ure hóa chất, chúng sẽ bị trương phềnh phần bụng và phần lưng, có nước rỉ ra từ các đốt, màu sắc nhợt nhạt, có mùi lạ, thịt bị teo và ăn có vị rất nhạt.

Nguyên liệu món ăn mắm tép chua đu đủ

Cách chế biến Mắm tép chua đu đủ

  • Nấu nước mắm

    Trước tiên, bắc nồi lên bếp. Cho nước mắm và đường trên lửa liu riu, khuấy đều cho đường tan hết. Sau đó tắt bếp, để cho thật nguội.

     

  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Gừng thái chỉ. Tỏi thái lát. Ớt hiểm băm nhỏ.

     

  • Sơ chế và ướp tép

    Tép khi mua về, cắt bỏ phần đầu và loại bỏ tạp chất, cặn bẩn có trong tép, cho muối hạt vào xóc rồi rửa lại nhiều lần với nước.

    Sau khi đã sơ chế sạch, cho khoảng 1 bát rượu trắng tô đụng tép, xóc đều trong khoảng 2 phút. Sau đó để thật ráo.

    Mẹo sơ chế tép sạch, không tanh:

    • Sau khi làm sạch tép, có thể cho vào nước muối loãng, vớt ra để ráo để giảm mùi hăng tanh của tép.
    • Rửa tép liên tục cho tới khi nước trong lại và không còn thấy lắng cặn bẩn.
    • Việc xóc tép với rượu trong vòng 2 phút, ngoài giúp loại bỏ đi mùi tanh của tép, còn giúp tép sau khi làm mắm sẽ được đỏ và đẹp mắt hơn.
    • Hãy chú ý rửa tép thật sạch thì khi làm mắm tép mới ngon hơn và không bị hư.
  • Ngâm mắm tép

    Chuẩn bị sẵn 1 hũ thủy tinh rửa sạch, tráng bằng nước sôi thật kỹ, phơi nắng cho thật ráo nước.

    Cho phần tép đã sơ chế vào lọ. Sau đó cho lần lượt gừng, tỏi, ớt lên trên mặt.

    Chế phần nước mắm đã nấu với đường vào đến khi vừa ngập hủ.

    Dùng nan tre hoặc vỉ nhựa chèn cho tép và gia vị không bị nổi lên khỏi mặt nước mắm, sau đó mang phơi nắng. Tép sẽ từ từ đỏ lên một cách tự nhiên và có thể dùng được sau khoảng 1 tuần.

  • Làm gỏi đu đủ

    Mắm tép sau khi thành phẩm bạn có thể dùng làm món ăn kèm với rất nhiều loại thực phẩm như ăn kèm với thịt luộc hoặc làm gỏi đu đủ.

    Cho vào tô 200g đu đủ sống bào sợi, cho tiếp 20g thơm (dứa) băm nhuyễn vào 10g ớt sừng sắt sợi. Sau đó dùng đũa sạch gắp mắm tép vào, trộn đều.

    Chuẩn bị nửa chén nước ấm. Cho vào chén 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, tỏi, ớt băm nhuyễn. Khuấy đều để làm nước chấm ăn kèm với gỏi.

     

  • Thành phẩm

    Món mắm tép khi hoàn thành sẽ có màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng của mắm cùng hương vị đậm đà. Đây là món ăn kèm cực kì ngon, nhất là khi làm gỏi ăn cùng thịt luộc kèm với bún và rau sống, đảm bảo ngon số dách.

Mẹo bảo quản và thời gian bảo quản

  • Cần đóng kín nắp hũ đựng mắm tép để không khí không lọt vào, mắm tép sẽ nhanh lên men và không bị hỏng.
  • Để ở môi trường nhiệt độ bình thường.
  • Có thể cất trong tủ lạnh, thời hạn sử dụng từ 6 – 12 tháng.
  • Nên dùng muỗng sạch, đũa sạch lau khô múc ra chén trước khi pha gia vị để mắm không bị nhanh hư.
  • Khi mắm bốc mùi, đổi màu và có nước ở mặt trên trong lọ thì không nên dùng tiếp nữa bạn nhé!

Cách làm mắm tép miền Bắc

Nguyên liệu làm mắm tép chuẩn vị Bắc

Nếu người miền Tây làm mắm tép đồng loại lớn để muối chua ngọt, thì người Bắc thường làm mắm tép riu kích cỡ nhỏ. Kỹ thuật muối mắm tép của các vùng miền đều gồm các công đoạn tương tự nhau. Tuy nhiên, tùy khẩu vị, đặc tính ẩm thực mà mỗi nơi sử dụng nguyên liệu làm mắm khác nhau. Cách làm mắm tép miền Bắc cần chuẩn bị các thành phần nguyên liệu sau:

  • 1 kg tép (khi chọn tép, bạn nên chọn loại tép riu, vỏ mềm, nhỏ, có màu hơi hồng hồng; đặc biệt là tép phải còn sống và nhảy lách tách).
  • 500 gram gạo
  • Rượu trắng
  • Muối
  • Một cái lọ đất, hoặc sành, hoặc thủy tinh. Bạn cũng có thể sử dụng hộp/ bình nhựa để ngâm mắm.
tép riu
Với mắm tép miền Bắc, bạn nên chọn loại tép riu để chế biến. Ảnh: Internet

2. Hướng dẫn cách làm mắm tép miền Bắc thơm ngon

2.1. Bước 1: Sơ chế tép làm mắm

  • Bạn cho tép vào một chiếc rổ thưa, nhặt sạch toàn bộ tạp chất và sỏi đá còn tồn đọng lại trên tép. Sau đó, bạn vặn mạnh vòi nước và xả trực tiếp vào tép. Bạn rửa liên tục như thế nhiều lần cho đến khi nước dùng để rửa tép trong thì thôi.
  • Bạn chuẩn bị một cái nồi, cho nước và rượu trắng vào hòa tan, rồi đun sôi lên.
  • Sau khi sôi, bạn tắt bếp và rửa tép qua hỗn hợp này. Khi rửa tép xong, bạn cho vào rổ sạch, để ráo.
  • Khi tép đã ráo nước, bạn cho tất cả số tép vào cối, dùng chày giã nhuyễn. Với cách làm mắm tép miền Bắc này, bạn nên giã nhuyễn thay vì dùng máy xay xay tép. Vì như vậy sẽ giúp thành phẩm của bạn thơm ngon hơn.
ngâm tép với rượu trắng
Sau khi sơ chế, đem tép ngâm với hỗn hợp rượu trắng và nước đã đun sôi. Ảnh: Internet

2.2. Bước 2: Rang gạo làm thính muối mắm tép

Cũng như cách làm mắm tép chua Huế truyền thống, người Bắc dùng thính gạo để tăng hương vị cho nước ngâm mắm tép đậm đà hơn. Ngoài ra, nếu bạn cần làm mắm tép ăn liền, thính là nguyên liệu giúp đẩy nhanh quá trình lên men. Cách làm mắm tép miền Bắc tự làm thính gạo tại nhà cũng rất đơn giản. Bạn lần lượt thực hiện như sau:

  • Bạn cho chảo lên bếp, đến khi chảo nóng, bạn đổ vào nửa cân gạo, rang nhỏ lửa.
  • Bạn rang đến khi gạo có được độ vàng cháy thì tắt bếp, múc ra chén nhỏ.
  • Sau đó, bạn để vào máy xay, xay lên thành thính rồi để qua một bên.
rang thính
Cách làm mắm tép miền Bắc cũng dùng thính gạo rang vàng đều để tăng hương vị món ăn. Ảnh: Internet

2.3. Bước 3: Ngâm mắm tép kiểu người Bắc

  • Bạn chuẩn bị đồ chứa để ngâm mắm, lau sạch sẽ và khô ráo.
  • Sau đó, bạn cho một lớp tép vào lọ, tiếp đến là một lớp muối, cuối cùng là một lớp thính. Bạn cứ làm theo công thức đến khi hết nguyên liệu và đầy lọ.
  • Xong xuôi, bạn đậy chặt nắp lại cho kín. Cách làm mắm tép miền Bắc trước hết cần phơi nắng dưới nắng vừa, nhiệt độ không quá gắt. Nếu trời mưa thì bạn có thể đặt lọ cạnh bếp lửa trong nhà.
  • Bạn nên dùng lọ thủy tinh ngâm mắm để có thể quan sát màu sắc của tép. Tuyệt đối không được mở nắp lọ ra kiểm tra, vì như vậy sản phẩm của bạn sẽ bị hư.
  • Để khoảng hai tuần trong môi trường ấm, khô ráo là bạn đã hoàn thành xong món mắm tép miền Bắc rồi đấy.
  • Cách làm mắm tép miền Bắc đạt yêu cầu có màu hồng đỏ, sánh đặc và có mùi hương đặc trưng.
hũ ngâm mắm tép riu miền bắc
Ngâm mắm tép trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và đem phơi nắng.

3. Ăn mắm tép miền Bắc với gì thì ngon?

Đôi khi bạn cảm thấy không biết ăn thịt ba chỉ luộc thế nào cho ngon, những loại nước chấm nhà làm đã không còn hấp dẫn bạn nữa. Thế thì tại sao bạn không thử ăn thịt ba chỉ luộc, rau sống cùng với ít mắm tép miền Bắc? Đây sẽ là sự lựa chọn không tồi đâu nhé. Mắm tép miền Bắc sẽ làm bật dậy vị ngon của thịt, giúp cho phần rau và khế ăn kèm thêm hấp dẫn.

Cách làm mắm tép miền Bắc còn có thể dùng trực tiếp với cơm nóng. Hoặc, mắm làm món ăn kèm thức ăn khác sẽ giúp bạn kích thích vị giác. Nếu khéo tay hơn, chị em có thể làm món mắm tép chưng thịt, đây sẽ là một món ăn tuyệt hảo khi dùng với cơm nóng đấy.

mắm tép chưng thịt
Mắm tép chưng với thịt là món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: Internet

Cách làm mắm tép miền Bắc không tốn quá nhiều thời gian của bạn. Cái khó của món này là việc bạn canh thời gian và thời điểm ngâm tép. Trong thời gian ngâm bạn phải thật tinh tế quan sát màu tép, chất lỏng bên trong đã đủ độ sánh đặc chưa. Sau khi tép đã có màu sắc đúng yêu cầu thì bạn mới đem vào và thưởng thức. Mắm tép miền giúp bữa ăn gia đình thêm đậm đà, vị và mùi hương đặc trưng của món ăn khiến bạn muốn ăn mãi. Một món ăn ngon và hấp dẫn như vậy thì bạn còn suy nghĩ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay thôi nào!

Cách làm mắm tép miền Tây

Nguyên liệu làm món mắm tép chua miền Tây

  • Tép (tôm): 600g
  • Nước mắm: 200ml (khoảng 3/4 chén)
  • Đường: 200 – 250g (khoảng 3/4 chén)
  • Rượu trắng (chia 2 lần): 40ml
  • Tỏi: 60g (khoảng 1 củ tỏi)
  • Ớt trái: 100g (khoảng 3 trái ớt sừng)
  • Bột ngọt: 6g (1/2 muỗng canh)
  • Muối: 6g (1/2 muỗng canh)
  • Hũ thủy tinh: 1 hũ

Mẹo hay:
– Để chọn mua được tép tươi ngon, bạn cần chọn tép còn sống là tốt nhất, có phần vỏ trong suốt, phần thân vẫn còn rắn chắc không mềm nhũn, đuôi thì cụp lại.
– Không nên chọn mua những con tép có mùi hôi bất thường, có màu đục.

Nguyên liệu làm món mắm tép miền Tây

Nguyên liệu làm món mắm tép miền Tây

2Cách làm mắm tép chua miền Tây ngon

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch tép sau đó bạn lấy phần đầu gạch và lấy chỉ bẩn trên sống lưng của con tép ra. Tiếp theo rửa tép 1 lần nữa với nước muối rồi rửa lại với nước thật sạch rồi để cho ráo nước trong vòng 5-10 phút.

Lưu ý: Khi sơ chế, phần đầu gạch của tép bạn có thể giữ lại, tuy nhiên làm như vậy mắm sẽ mau hư và nước cũng sẽ dễ bị đục.

Sơ chế và lấy chỉ tép

Sơ chế và lấy chỉ tép

Ớt bạn đem cắt lát và bỏ hết hạt, và tỏi cũng đem đi cắt lát. Sau đó bạn đem ớt và tỏi đã cắt đi phơi nắng trong khoảng 15 phút. Sau khi ớt và tỏi se se lại, bạn chia ra làm 2, một nữa bạn băm nhuyễn, một nữa cắt lát còn lại bạn giữ nguyên nhé.

Sơ chế tỏi và ớt

Sơ chế tỏi và ớt

Sau khi tép đã ráo nước thì bạn cho 30 ml rượu (khoảng 1 chung rượu đầy) vào trộn đều tay. Sau đó để khoảng 5 – 10 phút để rượu ngấm vào tép.

Ướp rượu và tép

Ướp rượu và tép

Tiếp đến bạn cho tép lên một cái rổ rồi đưa ra ngoài trời phơi khoảng 4 – 6 tiếng (thời tiết nắng gắt).

Lưu ý: Khi bạn bỏ tép lên rổ thì lấy một cái màng bọc lại khỏi bụi nhé.

Phơi tép

Phơi tép

Bước 2 Nấu hỗn hợp ngâm mắm tép

Trộn đều hỗn hợp gồm 200ml nước mắm, 200g đường, 6g bột ngọt, 6g muối lại với nhau. Sau đó bạn cho lên bếp và để mức lửa vừa. Vẫn tiếp tục đun cho hỗn hợp khoảng 10 phút để nước mắm tan hết đường. Sau đó bạn tắt bếp và để nguội.

Lưu ý: Bạn phải để hỗn hợp nước ngâm mắm tép thật nguội rồi mới cho vào hủ để ngâm để hữ mắm tép không bị hư nhé!

Làm hỗn hợp nước mắm

Làm hỗn hợp nước mắm

Bước 3 Ngâm mắm

Sau khi phơi đủ thời gian thì mang tép vào. Tép đã săn lại, có phần đuôi hơi ửng đỏ, chín nhẹ do nắng. Lúc này bạn cho từ từ 10 ml rượu trắng còn lại vào tép, đừng nên cho nhiều quá sẽ làm chín tép và ướp trong 10 phút.

Còn nước mắm sau khi nguội thì bạn cho cả toàn bộ tỏi và ớt băm nhuyễn và cắt lát vào nước mắm. Tiếp theo bạn đổ hỗn hợp nước mắm vào tép và trộn đều.

Trộn tép và nước mắm

Trộn tép và nước mắm

Sau đó bạn cho hỗn hợp tép và nước mắm vào bình.

Lưu ý: Bạn cần rửa bình đựng sạch sẽ và thật khô ráo, vì nếu bình ướt thì sẽ dễ bị hư nhanh, không bảo quản được lâu.

Cho tép vào hũ thủy tinh

Cho tép vào hũ thủy tinh

Bạn chuẩn bị 1 túi bóng đựng nước đè lên tép để tép ngấm gia vị nhé. Sau đó ướp khoảng 15 ngày (dành cho tép lớn). Còn tép nhỏ thì ngâm khoảng 10 ngày. Hàng ngày bạn mang ra nắng để phơi nhé.

Mẹo hay: Ngoài việc sử dụng túi bóng nước, bạn có thể dùng lá chùm ruột hoặc những thanh gỗ sạch để đè lên mặt tép.

Dùng bịch nước đè lên tép để tép ngấm gia vị

Dùng bịch nước đè lên tép để tép ngấm gia vị

3Thành phẩm

Mắm tép miền Tây

Mắm tép miền Tây

Mắm tép miền Tây chua chua ngọt ngọt xen lẫn với vị cay nhẹ. Bạn có thể thêm đu đủ thái sợi rồi bỏ chung vào hũ mắm tép cũng được. Thông thường mắm tép sẽ để được 3 – 4 tháng không cần để tủ lạnh. Có thể ăn cùng với thịt heo, bún, chuối xanh, khế thì siêu ngon đấy nhé.

Cách làm món thịt chưng mắm tép

Nguyên liệu:

– Thịt vai xay nhỏ: 1 kg

–  Mắm tép: 2 thìa to lọc bỏ bã

– Hành khô: 3 củ rửa sạch băm nhỏ

– Sả: 3 củ, rửa sạch lấy phần non băm nhỏ

– Riềng 1 củ nhỏ, xay nhỏ

– Đường: 3 thìa, dầu điều, hạt nêm, ớt.

Bí quyết làm thịt chưng mắm tép đưa cơm cho ngày mưa gió - Ảnh 2.

Thịt chưng mắm tép là món ăn cực kỳ tốn cơm

Cách làm

– Cho hành khô, sả, riềng phi thơm, sau đó đổ thịt xay vào đảo cho săn thịt.

– Khi thịt săn đổ mắm tép vào đảo cùng (mắm tép mặn cho theo khẩu vị gia đình) đảo thật kĩ cho thịt chín săn lại.

– Khi thấy cạn hết nước thì cho đường, dầu điều, ớt, hạt nêm( nếu nhạt) vào đảo đều cho khô và chuyển sang mầu nâu sậm là được. Thịt chưng càng kỹ thì bảo quản càng lâu.

– Yêu cầu thành phẩm: thịt khi chưng xong khô, săn không bị cứng quá không mềm quá, thơm đậm mùi mắm tép.

Chúc các bạn thành công với món thịt chưng mắm tép thơm nức!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm mắm tép Ninh Bình
  • Hướng dẫn cách làm mắm tép chưng thịt
  • Cách làm mắm tép trấu
  • Video cách làm mắm tép chưng thịt
  • Cách làm mắm tép riềng
  • Cách làm mắm tép miền Tây
  • Cách làm mắm tép Thanh Hóa
  • Cách làm mắm tép ăn liên