5 cách làm ớt sa tế siêu ngon, an toàn tại nhà cho tín đồ món cay và cách bảo quản

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm sa tế từ ớt tươi
  • Cách làm sa tế tôm
  • Cách làm sa tế ăn bún bò
  • Cách làm sa tế miền Trung
  • Cách làm sa tế tỏi ớt ăn bánh tráng
  • Cách làm sa tế của người Hoa
  • Cách làm SA TẾ Vanh Khuyen
  • Học làm sa tế ớt

 

cách làm sa tế
cách làm sa tế

YouTube video
 

 Sa tế là gì?

Sa tế là một hỗn hợp phụ gia thực phẩm được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt bột hoặc ớt tươi và dầu ăn (một số loại có thêm sả băm nhuyễn).

Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác.

Sa tế là gì?

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Nguồn gốc của sa tế

Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.

Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,…

Nguồn gốc của sa tế

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Có bao nhiêu loại sa tế?

Dựa trên cách làm

Dựa trên cách chế biến, sa tế có 3 loại chính:

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam:

Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà.

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Trung Quốc:

Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.

Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng… để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.

Có bao nhiêu loại sa tế

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan:

Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm….. Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan

Dựa trên nguyên liệu

Dựa trên nguyên liệu ta có thể chia sa tế thành 4 loại chính:

Sa tế cay

Sa tế cay là một loại sa tế mang hương vị truyền thống với sự kết hợp giữa các loại ớt khô, ớt bột và ớt tươi. Loại sa tế này thường được dùng phổ biến trong các món phở, sườn nướng, chân gà nướng, lẩu thái, bánh tráng trộn, dimsum, hủ tiếu và các món súp,… để tạo vị cay và màu sắc hấp dẫn cho các món ăn này.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Sa tế cay

Sa tế sả

Loại sa tế này được làm bằng cách cho sả băm vào nước dầu nóng để làm chín rồi trộn với ớt khô hoặc ớt bột. Điểm nhấn của sa tế sả là vừa tạo được vị cay cho món ăn vừa đem lại hương thơm đặc trưng của sả, giảm bớt được mùi hăng nồng vốn có của ớt.

Sa tế sả

Sa tế dừa

Không giống như những loại sa tế khác, sa tế dừa được chế biến theo một công thức riêng và đặc biệt. Người ta lấy những miếng cơm dừa chất lượng nhất đem xay nhỏ rồi trộn với các nguyên liệu cơ bản như ớt và dầu ăn. Cách làm này giúp sa tế có thêm vị beo béo, ngon ngọt tự nhiên của dừa hoà lẫn với 1 chút vị cay nhẹ đặc trưng của ớt.

Sa tế dừa

Sa tế tôm

Sa tế tôm được làm bằng cách đem tôm khô trộn với ớt và dầu ăn để tạo nên phần nước sóng sánh, đẹp mắt và đậm đà gia vị. Điểm nhấn của loại sa tế này nằm ở phần mùi hương gây ấn tượng của tôm khô hoà lẫn với một chút vị cay ngọt nhẹ nhàng rất kích thích vị giác. Chính vì hương vị này mà sa tế tôm thường được dùng để nấu các món lẩu, món phở, bún bò và món canh,…

Sa tế tôm

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Công dụng của sa tế

Sa tế là gì – gia vị giúp tạo màu

Sa tế giúp tạo màu

Sa tế giúp tạo màu

Màu đỏ rực của sa tế vô cùng bắt mắt. Khi dùng sa tế để ướp các món ăn hoặc thêm vào nồi nước dùng, nước lẩu sẽ “áo” bên ngoài nguyên liệu một lớp màu sắc vô cùng kích thích. Tạo sự hấp dẫn cho món ăn về mặt thị giác.

Sa tế giúp dậy mùi

giúp dậy mùi

Sa tế giúp dậy mùi

Do được tạo ra từ nguyên liệu là ớt (ớt tươi, ớt khô, ớt bột) nên sẽ có vị hăng nồng. Chính nguyên liệu này đã tạo nên sự “gây nghiện” cho các món ăn khi sử dụng sa tế. Ngoài ra các món ăn khi dùng loại gia vị đặc biệt này đều tăng mạnh về mùi hương thực phẩm tự nhiên.

Sa tế giúp gia tăng vị cay và đậm đà của món ăn

Sa tế giúp tăng vị

Sa tế giúp tăng vị

Nguyên liệu sa tế tạo được vị cay nhờ vào thành phần capsaicin có trong ớt. Ngoài vị cay thì do phối trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau nên sa tế sẽ có thêm các vị mặn, ngọt… giúp cho các món ăn đậm đà hơn.

Sa tế dùng trong các món như: Ướp sườn bò, sườn heo nướng, gia vị ướp tạo màu sắc đẹp và vị cay cho các món quay. Là gia vị không thể thiếu của các món xào như ếch xào sa tế, gà xào sa tế, mực xào sa tế… Sa tế còn được dùng để nêm vào nước phở, hủ tiếu, làm lẩu bò sa tế, lẩu hải sản sa tế, lẩu vịt sa tế. Nếu không dùng để nêm nếm, tẩm ướp thì bạn cũng có thể dùng sa tế để làm loại nước chấm. Một số người thích chấm sa tế nguyên chất. Một số người lại thích pha sa tế với tương đỏ, tương đen, xì dầu hoặc vắt thêm chút chanh vào là có thể dùng chấm được ngay.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách làm Ớt sa tế tôm

Ớt sa tế tôm
  • Chế biến

    30 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Ớt sa tế tôm Cho 4 người

Ớt sừng chín đỏ 10 trái(cắt và băm nhuyễn) Ớt hiểm chín đỏ 10 trái(cắt và băm nhuyễn) Ớt bột 20 gr(nếu bạn thích cho màu đẹp thì thêm ớt bột) Ớt khô 1/2 chén(còn nguyên hạt) Tỏi băm 10 gr Hành tím 4 củ( băm nhuyễn) Sả băm 1/2 chén Tôm khô 1/2 chén(ngâm rửa sạch) Tiêu đen xay 2 muỗng cà phê(sử dụng tiêu sọ sẽ thơm hơn) Giấm 3 muỗng canh Muối 1 muỗng canh Nước mắm 1/3 chén Dầu ăn 1 chén Đường 1/3 chén

Dụng cụ thực hiện

Muỗng, dao, thớt, chảo, bếp,…

Nguyên liệu món ăn ớt sa tế

Cách chế biến Ớt sa tế tôm

  • Giã tôm khô

    Tôm ngâm mềm, giã nhuyễn. Bạn có thể dùng máy xay sinh tố xay cho nhanh cũng được nhé!

     

  • Xào tôm khô

    Cho chảo khác lên bếp, cho dầu vào đợi nóng rồi phi hành tỏi, sả cho thơm sau đó cho tôm khô giã nhuyễn vào xào chung.

  • Làm ớt sa tế tôm

    Di chuyển chảo ra khỏi bếp lửa và bỏ hai loại ớt sừng, ớt hiểm đã xay nhuyễn, ớt bột và ớt khô vào đảo đều và đưa lên bếp trở lại (làm vậy tránh cho ớt lên khỏi bị sặc) rồi xào nhanh.

    Cho muối, tiêu vào sau đó đường, giấm, nước mắm vào cùng lúc đó luôn.

    Vặn lửa lớn lên lại trộn cho đều hết và thấm gia vị, sau đó vặn lửa nhỏ lại nếu hỗn hợp còn ướt để nó rút nước từ từ, sền sệt là được.

    Đợi ớt sa tế thật nguội hãy bỏ vào hũ đựng thực phẩm sạch, khô (ưu tiên hũ thủy tinh) và chia ra 2 phần, 1 phần để ngoài ăn dần ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp còn phần thứ 2 bạn cất tủ lạnh có thể để dành.

  • Thành phẩm

    Ớt sa tế tôm cay cay, ấm nồng ăn kèm với các món nước như hủ tiếu, phở là tuyệt vời đấy nhé

Cách làm Ớt sa tế

Ớt sa tế
  • Chế biến

    20 phút

  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Ớt sa tếCho 4 người

Ớt tươi 15 quả Ớt bột 1 chén Tỏi 2 củ Sả 2 cây Gia vị 10 gr(muối/đường/nước tương/dầu ăn)

Dụng cụ thực hiện:

Muỗng, chảo, tô, bếp,…

Nguyên liệu món ăn ớt sa tế

Cách chế biến Ớt sa tế

  • Sơ chế nguyên liệu

    Ớt tươi đem ngắt bỏ cuống rồi rửa thật kỹ với nước sạch và để ráo. Sau đó, bạn dùng dao xắt ớt thành những miếng mỏng, để riêng.

    Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn đem tỏi đập dập rồi băm nhỏ, để riêng.

    Sả rửa sạch cắt khúc rồi băm nhuyễn.

  • Giã ớt

    Sau khi thực hiện bước sơ chế xong, bạn cho ớt đã xắt miếng vào cối rồi đem giã dập. Khi ớt đã tương đối dập thì bạn cho thêm 1/2 muỗng đường vào giã cùng. Khi ớt và đường quyện đều với nhau là được.

     

  • Làm ớt sa tế

    Tiếp theo, bật bếp, chờ cho chảo nóng thì cho 1/2 chén dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu sôi thì cho tỏi vào phi thơm. Bạn đảo đều tay cho tỏi chuyển màu vàng và dậy mùi thơm thì cho phần ớt đã giã vào xào cùng.

    Đảo đều cho ớt và tỏi trộn đều với nhau thì bạn tiếp tục cho thêm 1/2 chén dầu, thêm 1 chén ớt bột và 2 muỗng cafe muối vào cùng.

    Lúc này, quan trọng nhất là đảo đều và thật nhanh tay trong khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, bạn cho thêm 2 muỗng nước tương vào, tiếp tục đảo đều cho tất cả hỗn hợp trộn đều vào nhau là có thể tắt bếp.

    Bạn chờ cho ớt sa tế nguội hoàn toàn rồi mới cho ớt sa tế vào hũ thủy tinh có nắp. Lưu ý là hũ thủy tinh cũng phải được vệ sinh sạch sẽ và phơi khô trước khi được dùng để đựng sa tế.

  • Thành phẩm

    Ớt sa tế cay cay sẽ giúp cho các món ăn thơm ngon, dậy vị hơn đấy nhé!

Công thức làm sa tế tỏi ớt

TRANG THIẾT BỊ

  • Nồi
  • Máy Xay Tỏi Ớt
  • Hũ thủy tinh

NGUYÊN LIỆU

  • 15 trái ớt tươi Nên chọn ớt hiểm chín đỏ
  • 1 chén ớt bột
  • 2 nhánh sả
  • 2 củ tỏi
  • nước tương hay còn gọi là xì dầu
  • muối
  • đường
  • dầu ăn

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Sơ chế nguyên liệu

  • Ớt tươi cắt bỏ cuống rồi rửa thật sạch và để ra rổ cho ráo nước. Sau đó cho vào máy xay tỏi ớt xay thật nhuyễn, để ra bát riêng.
  • Sả rửa sạch, cắt thành từng khúc. Rồi băm nhuyễn.
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch để ráo nước. Rồi cho vào máy xay tỏi ớt xay nhuyễn.
    5 cách làm ớt sa tế siêu ngon, an toàn tại nhà cho tín đồ món cay và cách bảo quản 5

Làm sa tế tỏi ớt thơm ngon

  • Chén ớt sau khi xay bạn cho vào ½ muỗng đường trộn đều cho tới khi ớt và đường hòa quyện với nhau là được.
  • Tiếp đến bật bếp, chảo nóng thì cho ½ chén dầu ăn vào, tráng đều chảo chờ dầu sôi rồi phi tỏi cho thật thơm. Sau đó cho nốt sả đã băm nhuyễn và ớt đã giã khi nãy vào xào cùng.
    5 cách làm ớt sa tế siêu ngon, an toàn tại nhà cho tín đồ món cay và cách bảo quản 6
  • Đảo đều để sả, ớt và tỏi trộn đều với nhau rồi cho nốt ½ chén dầu ăn, 1 chén ớt bột và 2 muỗng cafe muối vào. Nhớ phải đảo thật nhanh và đều tay trong vòng 2-3 phút. Rồi cho 2 muỗng nước tương vào, đảo đến khi hỗn hợp hòa quyện thì tắt bếp.
    5 cách làm ớt sa tế siêu ngon, an toàn tại nhà cho tín đồ món cay và cách bảo quản 7

Bảo quản sa tế tỏi ớt

  • Hãy chờ cho sa tế nguội hẳn rồi mới cho vào lọ thủy tinh có nắp nhé. Ngoài ra hũ thủy tinh phải thật sạch, khô ráo nước thì mới bảo quản sa tế được lâu hơn.

    Sa tế tỏi ớt làm theo cách này vừa giữ được hương vị thơm ngon mà vừa để được rất lâu đấy nhé. Bạn hãy bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tốt nhất là trong ngăn mát tủ lạnh, dùng dần trong 2-3 tháng.

    5 cách làm ớt sa tế siêu ngon, an toàn tại nhà cho tín đồ món cay và cách bảo quản 8

LƯU Ý

Lưu ý để bảo quản ớt sa tế được lâu hơn:

  • Khi lấy sa tế tỏi ớt hãy dùng một chiếc muỗng sạch để lấy.
  • Múc xong thì đóng nắp lại, bảo quản trong tủ lạnh.
  • Tuyệt đối không lấy muỗng có dính thức ăn để lấy sa tế tỏi ớt. Vì như vậy khiến mau hỏng hơn.
  • Không để muỗng sẵn trong hũ.
  • Không để ở nơi có độ ẩm cao dễ bị mốc, ảnh hưởng đến chất lượng của sa tế tỏi ớt.
  • Không để nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp cũng dễ khiến sa tế mau hỏng hơn nhé!

Ngoài ra, nếu không thích sả thì bạn có thể bỏ phần nguyên liệu này ra. Chỉ bỏ ớt và tỏi cũng giúp hũ sa tế giữ được hương vị đặc trưng.

Cách làm sa tế sả ớt

Nguyên liệu

  • 300g sả
  • 250g ớt
  • 200g tỏi
  • 150g hành tím
  • 800ml dầu ăn
  • 1,5 muỗng canh hạt điều màu
  • 3 muỗng canh đường
  • 1,5 muỗng canh muối
  • 1 muống canh bột ngọt

Cách làm

  1. Đầu tiên, cho 100ml dầu ăn vào chảo đun. Đến lúc dầu sôi cho 1,5 muỗng canh hạt điều màu vào. Đun cho tới khi dầu màu điều đỏ đẹp, hạt điều chuyển sang ngả màu thì dùng rây lọc lấy phần dầu màu điều (bỏ hạt).
  2. Sả, ớt, tỏi, hành tím rửa sạch và xay nhuyễn (độ nhuyễn theo ý muốn)
  3. Bật bếp cho chảo nóng. Cho 700ml dầu ăn vào đun sôi.
  4. Cho tỏi vào đảo đến khi thấy hơi vàng thì cho hành tím vào cùng.
  5. Khi hỗn hợp tỏi và hành bắt đầu hơi khô và chuyển sang màu vàng, tiếp tục cho sả vào.
  6. Cuối cùng cho phần ớt còn lại vào đảo cho tới khi hỗn hợp lên màu hơi đỏ và ớt bắt đầu khô.
  7. Bây giờ cho 3 muỗng canh đường + 1,5 muỗng canh muối + 1 muỗng canh bột ngọt và dầu màu điều thu được ở lúc đầu vào. Tiếp tục đảo hỗn hợp thêm 5 phút nữa là đã hoàn thành.

Lưu ý trong cả quá trình các bạn nên đảo liên tục để hỗn hợp không bị dính đáy chảo.

Nếu bạn không thích ăn cay nhiều thì có thể trộn lẫn ớt hiểm + ớt sừng (là loại ớt có độ cay nhẹ) vào và giảm số lượng ớt đi.

Dù chỉ là món gia vị nhưng nếu có thể tự tay làm thì chẳng còn gì đảm bảo hơn. Nếu là tín đồ của món cay, hãy vào bếp làm món sa tế với công thức siêu dễ của bạn Tâm Trần ngay hôm nay nhé!

Cách làm sa tế chay

 Cách làm sa tế chay

Nếu bạn là người ăn chay mà lại vẫn muốn dùng thêm sa tế thì đừng quá lo, sa tế chay sẽ đáp ứng được nhu cầu ăn uống của bạn. Hương vị của sa tế chay vẫn cay cay, thơm nồng mùi vị của ớt, sả, hành tím và các gia vị khác, cho món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn.

Cách làm sa tế chay cũng khá đơn giản, sau khi sơ chế nguyên liệu thì bạn cho sả, hành, tỏi, ớt đã băm vào dầu ăn đảo đều, rồi cho thêm các gia vị là đã có thể hoàn thành.

Cách bảo quản sa tế tốt nhất

Cách bảo quản sa tế tốt nhất

Sa tế cũng như các loại gia vị khác cần có điều kiện bảo quản thích hợp. Để bảo quản các sản phẩm sa tế lâu hỏng bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nếu bạn tự làm sa tế tại nhà, trước khi chiết vào chai lọ cần vệ sinh chai lọ thật kỹ. Tốt nhất là nên dùng lọ, hũ thủy tinh. Cần rửa sạch lọ và chần qua nước sôi, sau đó để thật ráo nước.
  • Tránh để sa tế tiếp xúc với không khí quá nhiều. Khi dùng bạn thường quên đóng nắp lại, đây là điều kiện thuận lợi để cho các vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng lọ sa tế của bạn. Vì thế bạn cần phải lưu ý đóng kín nắp sau khi sử dụng xong. Nếu như lọ sa tế bị dính nguyên liệu ở ngoài thì bạn nên dùng khăn lau sạch đi để tránh làm ảnh hưởng đến nguyên liệu bên trong.
  • Đặt hũ, lọ sa tế của bạn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Bạn cũng nên đặt lọ sa tế tránh xa nguồn nhiệt nóng ở bếp.
  • Bạn cũng hoàn toàn có thể bảo quản sa tế trong tủ lạnh ở ngăn mát.
  • Không cho muỗng vào hũ sa tế. Vì trong quá trình lấy sa tế để ăn hay tẩm ướp rất dễ tiếp xúc với các nguyên liệu khác dễ gây hỏng lọ sa tế của bạn.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm sa tế từ ớt tươi
  • Cách làm sa tế tôm
  • Cách làm sa tế ăn bún bò
  • Cách làm sa tế miền Trung
  • Cách làm sa tế tỏi ớt ăn bánh tráng
  • Cách làm sa tế của người Hoa
  • Cách làm SA TẾ Vanh Khuyen
  • Học làm sa tế ớt