5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm
  • Cách nấu lẩu cua đồng miền Bắc
  • Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng
  • Cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi
  • Cách nấu lẩu riêu cua đồng
  • Cách nấu lẩu cua đồng Hải Phòng
  • Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn
  • Rau ăn với lẩu cua đồng
cách nấu lẩu cua đồng
cách nấu lẩu cua đồng

YouTube video

Lẩu cua đồng hải sản đậm đà với gạch cua thơm béo, đan xen cùng các loại hải sản tươi ngọt, nước lẩu đậm đà với màu đỏ gạch bắt mắt chắc chắn sẽ làm bạn phải mê mẩn. Cách nấu lẩu cua đồng hải sản cũng rất đơn giản, bạn có thể ghi lại và thực hiện theo công thức của Camnangbep.com nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Đặc điểm của cua đồng

Cua đồng

Cua đồng

Cua đồng có tên khoa học là Somanniathelphusa Sinensis tên gọi khác là điền giải, nằm trong nhóm Cua nước ngọt. Cua đồng sống trong hang, hốc ở bờ ruộng, các con kênh và rạch ở nước ta.

Đặc điểm nhận biết: mai cua có màu vàng đậm, hai càng, một to và một nhỏ, gọng màu vàng cháy trong khi phần thân thì có màu nâu vàng. Thịt cua đồng có vị ngọt tươi mới, hơi mặn, tanh. Cua đồng mang nhiều dưỡng chất như sodium và purines.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Thành phần dinh dưỡng của cua đồng

Thành phần dinh dưỡng của cua đồng

Cua đồng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cua đồng không chứa mai và yếm có hàm lượng các chất sau:

  • 74.4g nước
  • 12.3g protid
  • 3.3 lipid
  • 2g glucid và 8.9g calo

Ngoài ra, cua đồng còn chứa một lượng lớn vitamin như B1, B2, PP…muối khoáng, sắt, photpho và đặc biệt là hàm lượng canxi rất cao.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Lợi ích của cua đồng đối với sức khỏe

Hoạt huyết và hàn gắn xương

Theo đông y, cua đồng là loại thực phẩm có tính hàn, vị mặn, hơi độc, có tác dụng tán kết, hoạt huyết và hàn gắn xương nên thường được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh có tên điền giải.

Ngừa loãng xương và còi xương

Từ những thành phần dinh dưỡng nói trên, cua đồng có tác dụng trị còi xương cho trẻ em và ngăn ngừa loãng xương cho người lớn tuổi. Theo y học hiện đại, trong cua đồng có chứa nhiều canxi photphat – thành phần được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi huyết thấp ở những người không có đủ lượng canxi trong chế độ ăn uống.

Điều trị chấn thương

Bên cạnh đó, cua đồng còn được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng sinh phong liền gân nối xương khớp và chữa ứ huyết khi bị chấn thương.

Lợi ích của cua đồng đối với sức khỏe

Ăn cua đồng có lợi cho xương khớp

Giải nhiệt cơ thể

Vị mặn và tính hàn có trong cua đồng có tác dụng giải nhiệt cơ thể nên được nhiều người sử dụng để nấu các món ăn giúp thanh nhiệt trong những ngày hè nóng bức.

Điều trị kén ăn khó ngủ

Không chỉ vậy, với những thành phần dinh dưỡng dồi dào mà cua đồng mang lại, nó còn được đông y sử dụng như một vị thuốc có tác dụng chữa tâm trạng bồn chồn, kén ăn, ít ngủ.

Chữa vết thương

Người ta sử dụng cua đồng giã nát đun sôi với rượu và lấy bã đắp vào chỗ bị thương để chữa các vết thương đụng dập, lở loét.

Cách nấu lẩu cua đồng miền Tây

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 14

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Tây

  • 500g cua đồng xay nhuyễn
  • 3 con cua (nên chọn cua cốm (cua lột))
  • 6 quả cà chua
  • 5 nhánh sả
  • Hành tím băm, tỏi, ớt băm
  • Rau ăn kèm: rau mồng tơi, bông bí, mướp hương, rau dền, nấm rơm,… tùy khẩu vị
  • Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn
  • Bún hoặc mì ăn kèm

Các bước nấu lẩu cua đồng miền Nam

Để thực hiện món ăn này, bạn cần khoảng 1 tiếng nhé.

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Nam

Sơ chế nguyên liệu

Cua đồng xay nhuyễn các bạn pha với 1.5 – 2 lít nước rồi lọc lấy thịt cua từ từ cho đến khi chỉ còn lại xác cua.

Cua lột bạn làm sạch, tách mai lấy gạch để riêng, sau đó cắt cua làm đôi hoặc làm tư tùy theo kích thước cua sao cho vừa ăn.

Sả đập dập rồi cắt thành từng khúc để tăng thêm hương vị cho món lẩu.

Cà chua bạn cắt múi cau vừa ăn.

Bước 2 Nấu nước dùng cua

Xào cua và hoàn thành món lẩu cua đồng

Nấu nước dùng cua

Cua sau khi lọc hết thịt, bạn cho 1 thìa muối vào nồi nước thịt cua rồi đun với lửa vừa để thịt cua từ từ nổi lên và kết lại với nhau.

Khi thịt cua đã nổi lên, bạn hạ nhỏ lửa và tiếp tục cho sả đập dập vào để tăng hương vị cho món lẩu. Nếu nước dùng cạn đi, bạn có thể châm thêm nước sôi để đảm bảo lượng nước đủ ăn cho cả nhà nhé.

Bước 3 Xào cua và hoàn thành món lẩu cua đồng

Xào cua và hoàn thành món lẩu cua đồng

Xào cua và hoàn thành món lẩu cua đồng

Trong lúc chờ nấu nước dùng, bạn làm nóng chảo rồi cho vào 2 thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì bạn cho một phần hành tím, tỏi ớt băm vào phi cho vàng.

Khi hành tỏi đã thơm, bạn cho cà chua vào xào với lửa vừa và nêm thêm chút đường muối cho đậm đà. Khi cà chua vừa chín tới và ra màu thật đẹp, bạn cho tất cả cà chua vào nồi nước dùng.

Tiếp tục dùng chảo xào cà lúc trước, bạn cho thêm ít dầu và hành tỏi băm còn lại để phi thơm. Sau đó bạn cho gạch cua vào để xào trước để gạch cua lên màu hấp dẫn.

Cuối cùng cho tất cả cua đã cắt vào xào sơ với lửa lớn cho săn lại. Khi cua đã hơi săn thịt và đổi màu, bạn cho cua vào nồi nước dùng luôn nhé.

Nêm nếm nước dùng với gia vị sao cho vừa ăn, khi nước dùng sôi lên lại thì bạn vớt sả ra ngoài. Lúc cua vừa chín tới thì bạn tắt bấp. Món lẩu cua đồng đã hoàn thành rồi đấy!

Thành phẩm

Lẩu cua đồng miền Nam

Lẩu cua đồng miền Tây

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 15

Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng vịt lộn

  • 500g cua xay
  • 5 trái hột vịt lộn
  • 3-4 trái cà chua
  • 200g chả cá
  • 3 miếng đậu hũ chiên vàng
  • 200g nấm rơm
  • 5-6 củ hành lá
  • Rau lẩu: Mồng tơi, mướp, bông bí
  • Gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt

Các bước làm lẩu cua đồng hột vịt lộn

Bước 1 Lọc cua

Lọc cua

Lọc cua

Bạn cho 1/2 muỗng cafe muối vào thịt cua xay. Cho nước vào và tiến hành lược cua. Bạn lược từng phần nhỏ để lấy được hết phần thịt và chất dinh dưỡng trong cua.

Đổ qua ray để lấy nước dùng. Chú ý đổ nước từ từ và lược dần đến khi vỏ cua trắng thì dừng lại.

Bước 2 Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bạn cắt đôi nấm rơm và ngâm với nước muối.

Cho hành lá xắt nhuyễn, 1 ít hành phi và 1 ít dầu ăn vào chả cá rồi trộn đều lên.

Chuẩn bị 1 chiếc chảo, phi thơm hành tím lên rồi cho cà chua vào xào. Bạn thêm vào 1 muỗng canh hạt nêm để cà chua thêm đậm đà.

Bước 3 Nấu lẩu

Nấu lẩu

Nấu lẩu

Bắc nồi nước lọc cua lên bếp rồi đun sôi. Chú ý đun với lửa vừa để gạch cua không bị bể.

Khi gạch cua nổi lên và tạo thành những tảng lớn thì vớt ra. Sau khi vớt hết gạch ra, bạn trút hết phần cà chua vừa xào vào nồi nước dùng. Khi nước sôi lại, bạn dùng muỗng xắn từng miếng chả cá nhỏ rồi bỏ vào. Nêm nếm cho vừa ăn.

Khi chả cá chín, bạn cho nấm rơm, cà chua và đậu hũ vào. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Khi ăn, bạn bắc lên bếp rồi đập trứng vịt lộn vào và thưởng thức.

Thành phẩm

 Lẩu cua đồng hột vịt lộn

Lẩu cua đồng hột vịt lộn

Vậy là món lẩu cua đồng hột vịt lộn đã hoàn thành rồi. Không quá khó và phức tạp đúng không nào? Món lẩu cua đồng thơm ngon và hấp dẫn này chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn thích mê. Nước dùng thì ngon ngọt, gạch cua rất bùi, chả cá lại dai dai, ăn với rau thì tuyệt vời ông mặt trời luôn.

À, với món lẩu cua đồng này thì khi nào ăn hãy đập trứng vịt lộn vào nhé. Vừa nóng hổi thơm ngon lại không sợ bị tanh đó.

Cách nấu lẩu cua đồng hải sản

Nguyên Liệu Nấu Lẩu Cua Đồng Hải Sản

  • 500g cua đồng
  • 500g xương ống heo
  • 500g xương gà
  • 400g mực
  • 300g nghêu
  • 4 miếng đậu hũ
  • 300g tôm sú
  • 300g mực ống
  • 250g phi lê cá chẽm
  • 100g thanh cua
  • 2 con ghẹ
  • 200g khế chua
  • 200g cà chua
  • 5g hành lá
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 2 nhánh sả
  • 10g tỏi
  • 20g hành tím
  • Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu điều, giấm, mắm tôm
  • Rau ăn kèm: rau nhút, rau muống, rau mồng tơi, mướp hương…

Cách Làm Món Lẩu Cua Đồng Hải Sản

Bước 1: Nấu Nước Dùng Lẩu

Chần xương gà và xương ống heo qua nước sôi để loại sạch chất bẩn. Sau đó, vớt ra ngâm vào nước đá lạnh.

Sau đó cho xương gà và xương ống heo vào nồi chứa khoảng 5 lít nước và đun trong khoảng 1 – 2 tiếng để lấy nước dùng cho lẩu.

Lưu ý là xương rửa thật sạch để không ảnh hưởng đến chất lượng của nước dùng.

” alt=”” aria-hidden=”true” />chần xương qua nước sôi

Chần xương qua nước sôi, sau đó ngâm đá để đảm bảo chất lượng nước dùng

Bước 2: Cách Sơ Chế Cua Đồng Sạch

Cua đồng sau khi mua về, bạn đổ vào thau nước, dùng đũa khuấy nhiều lần để loại bỏ sạch bùn đất và các chất bẩn dính lên mình cua. Sau đó, bạn tách riêng phần mai và thân cua ra, dùng muỗng gỡ gạch cua để riêng. Đem phần thân cua ngâm trong nước muối loãng rồi rửa lại thật sạch, cho vào cối giã nát.

” alt=”” aria-hidden=”true” />sơ chế cua đồng

Sơ chế cua đồng để làm riêu cua và nước lẩu

Bước 3: Cách Lọc Cua

Lần thứ nhất: Bạn cho cua đã giã nhuyễn vào 500ml nước khuấy đều lên, lọc qua rây.

Lần thứ 2: Bạn cũng cho 500ml nước vào khuấy đều với phần xác cua ở lần 1, lọc qua rây, lấy nước, bỏ xác.

Trộn phần nước cua lần 1 và lần 2 với nhau.

” alt=”” aria-hidden=”true” />lấy nước làm riêu cua

Bạn có thể lọc 2 lần để lấy nước làm riêu cua

Bước 4: Sơ Chế Các Loại Hải Sản

Mực ống rửa sạch, để ráo, khứa trang trí rồi cắt thành những miếng khoảng 3cm.

Cá chẽm rửa sạch, cắt miếng khoảng 2cm.

Tôm sú bỏ đầu, chẻ lưng lấy chỉ, rửa sạch.

Thanh cua rửa sạch, chia thành 2 đoạn theo chiều dọc.

Nghêu rửa sạch.

Ghẹ rửa sạch, tách mai rời ra khỏi phần thịt cua.

” alt=”” aria-hidden=”true” />khứa mực

Bạn có thể khứa tạo hình đẹp mắt hơn cho mực

Bước 5: Sơ Chế Các Loại Rau Củ

Cà chua cắt làm 4, loại bỏ hạt.

Khế cắt lát mỏng.

Hành lá cắt khúc.

Gừng, hành tím cắt lát.

Tỏi đập dập.

Sả đập dập, cắt khúc.

Đậu hũ cắt miếng vuông, chiên vàng giòn.

” alt=”” aria-hidden=”true” />chiên đậu hũ

Chiên đậu hũ vàng, giòn

Bước 6: Chần Hải Sản

Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi, cho gừng vào rồi lần lượt chần các loại hải sản sơ qua. Sau đó, vớt ra, ngâm vào thau nước đá.

” alt=”” aria-hidden=”true” />chần sơ hải sản

Chần sơ các loại hải sản trừ ghẹ

Bước 7: Xào Rau Củ

Bắc chảo lên bếp cho vào một ít dầu ăn, phi thơm hành tím, đầu hành, một ít gừng rồi cho sả, cà chua, khế vào xào sơ qua.

Bước 8: Xào Gạch Cua

Bắc chảo lên bếp cho vào một ít dầu ăn, phi thơm hành tím, tỏi, hành lá rồi cho phần gạch cua vào xào chín. Bạn cho thêm 1 muỗng dầu điều để tạo màu sắc bắt mắt hơn cho món lẩu.

Bước 9: Nấu Nước Lẩu

Nước dùng lọc bỏ xương, để nguội. Sau đó đổ nước lọc cua vào, bắc lên bếp nấu với lửa lớn, cho phần gạch cua vào, dùng vá khuấy liên tục cho đến khi nước nóng lên khoảng 60 độ. Lúc này, thịt cua sẽ nổi lợn cợn thì ngừng khuấy, giảm nhỏ lửa cho riêu cua đông lại, sau đó mở lửa lớn và dùng vá vớt riêu cua ra.

Sau đó cho các loại rau củ xào, ghẹ vào, nêm muối, hạt nêm, mắm tôm, nước mắm, giấm sao cho vừa ăn, đợi sôi, cho tất cả các loại hải sản còn lại vào, đun sôi trong khoảng 2 phút, vớt bọt, giảm nhỏ lửa, nêm nếm lại rồi tắt bếp.

Cuối cùng, múc lẩu ra nồi nhỏ, cho đậu hũ, riêu cua và dọn lên bàn ăn, khi sôi nhúng các loại rau vào thưởng thức cùng với bún tươi.

” alt=”” aria-hidden=”true” />lấy riêng phần riêu cua

Lấy riêng phần riêu cua

Cách nấu lẩu cua đồng

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Lưu ý: Nguyên liệu dưới đây là phần ăn dành cho 1 người. Với số lượng nhiều hơn, bạn lưu ý điều chỉnh cho phù hợp nhé!

    • + Cua đồng: Để có một nồi nước lẩu ngon cho 1-2 người, bạn lựa khoảng từ 300 – 400 gram cua đồng là vừa xinh. Không nên chuẩn bị lượng cua ít hơn vì như vậy nước dùng dễ bị loãng, cũng không nên dùng nhiều cua quá vì có thể gây lãng phí trong quá trình lọc cua
    • + Xương ống: 150g-200g để ninh làm nước dùng ngọt thanh.
    • + Thịt bò: Dùng để nhúng lẩu cua khi ăn. Với một nồi lẩu cua như trên, bạn không cần chuẩn bị nhiều thịt bò đâu, khoảng 200 – 300 gram thịt bò là được.
    • + Đậu phụ: Bạn có thể mua theo bìa hoặc theo cân tuỳ nơi. Đậu phụ sẽ giúp bạn chống ngán khi ăn lẩu, tạo cảm giác thanh, mát hơn. Nếu mua theo bìa thì bạn mua khoảng 3 bìa đậu, nếu mua theo cân thì khoảng 150 – 200 gram là được.
    • + Rau nhúng lẩu: Lẩu cua đồng có thể ăn kèm nhiều loại rau tùy khẩu vị từng người. Tuy nhiên, các loại rau ngon nhất và phù hợp nhất cho món lẩu này gồm có: rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau rút, xà lách, Rau muống, rau chuối, tía tô, giá, mồng tơi.
    • + Các loại gia vị cũng như một số thực phẩm đi kèm để làm món lẩu hấp dẫn hơn bao gồm: cà chua, hành, váng đậu, sa tế, muối, tiêu, mắm, đường, bột nêm…

Cách làm lẩu cua đồng

Các bước sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu cua đúng cách

– Cà chua rửa sạch, một nửa cắt thành hạt lựu, một nửa thái múi cau. Chú ý bạn không nên thái cà chua quá mỏng. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 16

Cà chua, hành lá thái nhỏ vừa ăn

– Hành khô bóc vỏ, thái khoanh mỏng hoặc đập dập băm nhỏ, sả đập dập cắt khúc.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 17

Hành khô và sả giúp khử mùi, tạo vị thơm ngon

 

 

– Các loại rau nhặt bỏ gốc rồi rửa sạch với nước muối, để ráo sau đó để ráo rồi xếp ra đĩa để nhúng lẩu.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 18

Lẩu cua đồng có thể ăn kèm nhiều loại rau tùy khẩu vị từng người

– Đậu phụ trắng mua về thái miếng nhỏ vừa ăn bằng khoảng 2 đầu ngón tay rồi cho lên chảo rán vàng, sau đó xếp ra dĩa để riêng. Chú ý rán đều tay với lửa to để đậu được vàng đều và giòn rụm.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 19

Đậu phụ trắng rán vàng

– Xương ống rửa sạch rồi chặt thành từng khúc vừa nhỏ.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 20

Xương ống chặt thành khúc vừa nhỏ

Sơ chế thịt bò

Gừng và tỏi gọt sạch vỏ sau đó rửa sạch, đập dập hoặc cũng có thể thái con chì tùy thích. Thịt bò thái lát mỏng ướp với gừng và tỏi đã sơ chế cùng với 1 thìa canh gia vị rồi trộn đều. Để trong khoảng 20 phút trước khi ăn vì để lâu thịt sẽ bị thâm.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 21

Thịt bò thái lát mỏng ướp với gừng và tỏi

Sơ chế cua

Cua đồng sau khi mua về, bạn đổ vào thau nước, cho vài thìa muối vào và xóc đều tay nhiều lần. Làm cách này sẽ cho cua ra hết chất bẩn và các chất bẩn dính lên mình cua rồi rửa lại nhiều lần với nước.

Lấy tay lật phần yếm dưới bụng của cua lên, dùng dạo đâm chỗ lõm dưới bụng cua để nó duỗi thẳng chân và càng cua ra. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tách mai cua và phần trứng xốp bên ngoài yếm. Dùng tăm lấy gạch cua để vào một cái chén riêng. Phần thịt cua bạn rửa lại thêm 1 lần với nước cho sạch.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 22

Đem phần thân cua và mai cua ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ ký sinh trùng rồi rửa lại thật sạch. Bạn đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Lưu ý: Nên giã hoặc xay với 1 ít muối để không bị bắn vỏ cua ra ngoài, riêu cua cũng sẽ đóng thành bánh ngon hơn.

Sau đó hòa với 1,5 – 2 lít nước sạch bóp nhuyễn trong 5 phút để phần nước đặc lại. Dùng rây lọc bỏ bã cua, chỉ lấy nước cua.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 23

Dùng rây lọc bỏ bã cua, chỉ lấy nước cua

Ninh xương làm nước dùng

Chà xát xương ống với muối để làm sạch và khử khuẩn, sau đó trần qua nước sôi khoảng 2-3 lần cho hết mùi tanh hôi. Sau đó cho xương vào ninh với 1,5l -2l nước cùng với 1 ít hành, gừng trong khoảng 30 phút là được. Ninh xong vớt hết xương và hành, gừng ra, chỉ lấy nước dùng trong.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 24

Chỉ lấy nước dùng trong sau khi ninh xương xong

Chế biến lẩu cua đồng

  • + Đun nóng chảo dầu trên bếp, cho hành đã thái mỏng vào phi chín vàng.
  • + Vớt hành ra bát, tiếp tục để chảo dầu trên bếp, cho cà chua vào xào.
  • + Thêm 1 thìa canh nước mắm vào, đảo đều cà chua rồi cho gạch cua vào xào cùng khoảng 2-3 phút cho đến khi gạch tan thì tắt bếp.
  • + Trong lúc xào nên dầm cà chua ra cho mềm để khi nấu lẩu có màu nước dùng đẹp.

 

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 25

Xào gạch cua với cà chua

  • + Cho nước cua đã lọc và nước dùng ninh xương trước đó vào nồi, đun lửa vừa. Khi nước sôi, vớt thịt cua ra một bát riêng.
  • + Thêm 1 ít giấm bỗng để nước lẩu có vị chua nhẹ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
  • + Cuối cùng, múc lẩu ra nồi nhỏ, cho đậu hũ, riêu cua, thịt bò vào dọn lên bàn ăn. Khi sôi nhúng các loại rau vào thưởng thức cùng với bún tươi.

5 Cách nấu lẩu cua đồng ngọt nước, ngon ngất ngây đậm hương vị quê nhà 26

Nồi lẩu cua đồng hoàn chỉnh

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Bí quyết nấu lẩu cua ngon

Mẹo chọn cua

Để phân biệt chính xác cua đồng và cua công nghiệp, khi mua bạn nên dùng tay tách nhẹ yếm cua xem màu gạch cua.

  • + Cua đồng thật sẽ có gạch vàng, nhỏ càng, vỏ bóng. Khi nấu lên, ăn thấy thịt chắc, dai, ngọt.
  • + Còn cua nuôi công nghiệp có gạch đen xanh, càng to, dùng ngón tay gõ vào càng nghe âm thanh rỗng, ốp, còn thịt cua nát, ăn có vị mặn chát.

Nếu thích cua có nhiều gạch thì nên chọn cua cái, thích nhiều thịt thì chọn cua đực. Cua đực có vỏ yếm nhỏ, cua cái thì vỏ yếm lớn hơn.

Ngoài ra, nên cảnh giác với các loại cua đồng có 6 hay 4 chân, lưng sao, chân có khoang nhỏ, bụng có lông. Các loại cua này thường độc hại sức khỏe.

Thời điểm cua ngon

Cua béo, chắc thịt và ngọt thơm nhất là vào đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thường là thời điểm cua lột vỏ nên cua gầy ốm và ít thịt.

Tips chế biến cua

Khi tách cua, để việc xé cua trở nên dễ dàng hơn, ngoài việc bẻ càng cua hoặc đeo găng, có một cách khá hay là bạn cho cua vào trong nước đá lạnh. Khi gặp nước lạnh cua nằm im và bạn không còn sợ càng cua kẹp tay nữa.

Khi xay hoặc giã cua, hãy dùng cả mai cua cho vào giã vì nước sẽ có vị đậm đà hơn. Bạn nên cho thêm một chút muối vào cua khi giã thì thịt sẽ dẻo hơn.

Lưu ý: Lẩu cua đồng là món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng sẽ tổn hại đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách.

Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường gây cơn động kinh, ở gan thì tạo áp-xe gan.

Ngoài ra, những người tuyệt đối không được ăn cua đồng:

  • + Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
  • + Đối tượng có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
  • + Người bị hen, cảm cúm
  • + Phụ nữ có thai
  • + Người mới ốm dậy, …

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Lẩu Cua Đồng Ăn Với Rau Gì?

Đặc trưng của món lẩu Việt là thưởng thức cùng với đa dạng các loại rau tươi và lẩu cua đồng cũng vậy. Với hương vị dân dã, bình dị, các loại rau ăn kèm với lẩu cua đồng cũng rất mộc mạc. Bạn có thể nhúng vào nước lẩu các loại rau như: rau nhút, rau muống cọng, mồng tơi, mướp hương, bông bí, ngò gai… Rau ăn kèm sẽ giúp cho món lẩu thêm ngọt thơm, thanh mát, hấp dẫn.

” alt=”” aria-hidden=”true” />các loại rau ăn kèm với lẩu cua đồng

Các loại rau ăn kèm với lẩu cua đồng hải sản

Lẩu cua đồng hải sản có vị ngọt tự nhiên từ cua đồng và các loại hải sản tươi, nước dùng thanh vị, đậm đà chắc chắn sẽ đem đến cảm giác ngon miệng cho bạn. Nếu muốn học hỏi thêm các món ăn dân dã hoặc các món lẩu khác, bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm
  • Cách nấu lẩu cua đồng miền Bắc
  • Nguyên liệu nấu lẩu cua đồng
  • Cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi
  • Cách nấu lẩu riêu cua đồng
  • Cách nấu lẩu cua đồng Hải Phòng
  • Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn
  • Rau ăn với lẩu cua đồng