15 cách làm sữa chua đơn giản, thơm ngon dẻo mịn dễ dàng mà có ngay tuyệt phẩm

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm sữa chua chuẩn ngon
  • Cách làm sữa chua cực ngon
  • Cách làm sữa chua bằng nồi com điện
  • Cách làm sữa chua bịch
  • Cách làm sữa chua dẻo
  • Cách làm sữa chua úp ngược
  • Cách làm sữa chua dẻo không cần gelatin
  • Cách làm sữa chua bằng sữa tươi
làm sữa chua
làm sữa chua

YouTube video
Sữa chua là loại thực phẩm vô cùng thân thuộc vì những lợi ích đáng tự hào của nó. Cùng áp dụng thử công thức cách làm sữa chua vô cùng đơn giản và ngon miệng cùng team Camnangbep.com nhé.

Các cụ ta thường có câu “Nhất dáng, nhì da”. Quả thật đối với con gái có được làn da đẹp là niềm mong ước. Các chị em luôn luôn tìm những công thức bổ dưỡng cho làn da và tốt cho sức khỏe của mình. Thứ nguyên liệu không thể thiếu trong các công thức làm đẹp của chị em từ trong ra ngoài đó là sữa chua.

Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của sữa chua vì nó là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ có thể ăn nó hàng ngày để tăng cường sức khỏe và sở hữu một làn da đáng mơ ước. Ngoài bổ sung bằng cách ăn uống thì mọi người còn chế ra vô vàn công thức làm đẹp từ sữa chua.

Ngoài bánh flan (caramen), sữa chua là một thành phần không thể thiếu trong menu của các quán cafe, giải khát. Nhưng với phương châm của người Việt Nam là “không ở đâu tốt bằng nhà làm” nên công thức để làm ra được một hũ sữa chua vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe được các chị em vô cùng chú ý.

Sữa chua là gì? 

Sữa chua còn có tên gọi khác là yaourt, là sản phẩm bơ sữa được tạo ra bởi vi khuẩn lên men của sữa. Sữa chua có màu trắng, dẻo; có vị sánh, chua do quá trình lên men lactic và vị ngọt từ sữa. Trong sữa chua có rất nhiều khoáng chất như: Canxi, kẽm, axit lactic, vitamin A, vitamin C… Vì vậy hàm lượng dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này rất cao.

Công dụng tuyệt vời của sữa chua trong làm đẹp

Sữa tươi sau khi lên men thành sữa chua đặc biệt giàu dinh dưỡng và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong sữa chua chứa nhiều vitamin A, vitamin C, calcium, protein, kẽm, acid lactic… Các thành phần dinh dưỡng này có tác dụng làm thanh mát, giải nhiệt cơ thể vào những ngày nóng bức.

” alt=”” aria-hidden=”true” />Sữa chua kết hợp với trái cây
Bạn có thể kết hợp trái cây với sữa chua để tăng hương vị và dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Với lượng vitamin A và C dồi dào, sữa chua là một loại thực phẩm giúp cải thiện thị lực. Hơn nữa, nhờ biết sữa chua là gì và chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa, không chỉ kích thích tiêu hóa mà còn điều trị các bệnh tiêu chảy, táo bón. Không chỉ vậy, thường xuyên ăn sữa chua sẽ giúp bạn tăng cường chức năng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, hỗ trợ quá trình giảm cân và giúp chị em làm đẹp hiệu quả.

Cách làm sữa chua tại nhà bằng sữa đặc ông thọ

Nguyên liệu làm Sữa chua bằng sữa đặc ông thọ Cho 4 người

Sữa đặc ông thọ 380 gr(1 lon)

 Sữa chua 1 hộp(làm cái)

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn sữa chua bằng sữa đặc ông thọ

Dụng cụ thực hiện

Hũ đựng sữa chua, cây đánh trứng, ca lớn, túi nilon làm sữa chua, dây chun,,…

Cách chế biến Sữa chua bằng sữa đặc ông thọ

  • Pha sữa đặc

    Cho vào tô 1 lon sữa đặc ông thọ, sau đó dùng lon sữa cho ông thọ đong 1 lon nước sôi cho vào tô sữa đặc và khuấy tan hỗn hợp.

    Tiếp tục cho thêm 1.5 lon nước sôi để nguội vào hỗn hợp sữa rồi khuấy tan sữa.

  • Pha hỗn hợp với sữa chua cái

    Cho vào tô sữa đặc pha loãng 1 hộp sữa chua, dùng rây lọc qua hỗn hợp sữa cho mịn mượt.

    Lưu ý: Trước khi cho sữa chua cái vào, bạn cần đảm bảo phần sữa đặc ấm nhưng không quá nóng (khoảng 32 – 40 độ C) để tránh làm men sẽ chết và không thể ủ thành công nhé.
  • Ủ sữa chua

    Cho sữa chua vào 1 cái ca lớn, sau đó rót từ từ hỗn hợp sữa chua vào hũ đựng sữa chua rồi đậy kín nắp hũ, hoặc túi nilon dùng dây chun cột chắc lại là được nhé!

    Cho các hũ sữa chua vào nồi, cho nước ấm khoảng 50 độ C vào ngập 2/3 hũ sữa chua, đậy nắp kín lại rồi phủ lên lớp khăn, ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 5 – 8 tiếng cho sữa chua lên men.

    Ủ sữa chua đủ thời gian, bạn có thể cho sữa chua vào ngăn đông tủ lạnh nếu thích ăn cứng, hoặc ngăn mát tủ lạnh nếu thích ăn dẻo bạn nha.

    Mách nhỏ:

    • Để sữa chua lên men đều trong quá trình ủ sữa chua, bạn không nên di chuyển nồi nha!
    • Ngoài ra bạn có thể ủ sữa chua bằng nồi cơm điện bằng cách cho nước ấm vào nồi ngập 2/3 hũ sữa chua, đậy nắp ủ khoảng 5 – 8 tiếng không cần cắm điện nhé.
  • Thành phẩm

    Sữa chua tại nhà bằng sữa đặc ông thọ vô cùng thơm dẻo, sánh mịn, mát lạnh vô cùng. Sữa chua là món ăn rất bổ dưỡng và thích hợp với tất cả mọi người, để dành ăn dần vô cùng tốt cho gia đình mình nhé!

Cách bảo quản sữa chua nhà làm

  • Sữa chua sau khi nấu xong để, nguội bạn có thể cho vào ngăn đá tủ lạnh cho sữa chua đông lại, cách này sẽ giúp bảo quản trong vòng 5 – 7 ngày.
  • Nếu không thích ăn đông bạn có thể cho sữa chua đã nấu để nguội vào ngăn mát, với mức nhiệt từ 2 – 8 độ C, sữa chua của bạn sẽ được bảo quản trong 3 – 5 ngày.

Cách làm sữa chua trắng tại nhà

Sữa chua trắng được làm hoàn toàn từ sữa đặc, sữa tươi hoặc có thể kết hợp cả 2 hai, thêm đường hoặc không đường tùy theo ý thích, với độ béo ngọt được điều chỉnh theo tỷ lệ sữa đặc và sữa tươi. Dưới đây là hướng dẫn 4 cách làm sữa chua trắng chuẩn vị thơm ngon cho cả nhà nhâm nhi.

Làm sữa chua ngon từ sữa đặc

Nguyên liệu làm sữa chua trắng bao gồm:

  • Hũ đựng và nồi ủ
  • 1 lon sữa đặc có đường
  • Nước sôi, nước đun sôi để nguội
  • 1 hũ yaourt làm men cái (bạn có thể chọn sữa chua đóng hộp hoặc loại tự làm ở nhà đều được)
  • Thau hoặc ca lớn (ca nhựa loại lớn, dung tích khoảng 2 lít trở lên để có thể đổ sữa vào hũ đựng dễ dàng hơn).

Thực hiện:

  • Đổ sữa đặc ra thau lớn. Bạn có thể dùng ca nhựa. Dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào thau sữa đặc.
  • Khuấy đều cho sữa đặc tan hoàn toàn rồi cho sữa chua men cái vào (nếu bạn cho sữa chua men cái vào quá sớm, gặp nước sôi sẽ làm hỏng men).
  • Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ.

Lưu ý khi ủ sữa chua sữa đặc:

  • Không ủ bằng nước quá nóng. Trong lúc làm sữa chua, nếu dùng nước quá nóng sẽ làm hỏng men, nên bạn có thể nấu một ấm nước lớn, dùng một phần để pha sữa. Sau khi bạn pha chế xong hỗn hợp sữa, nước đã đun sôi sẽ hạ xuống nhiệt độ thích hợp để ủ sữa chua.
  • Canh thời gian ủ. Lượng men càng nhiều, sữa sẽ càng chua và đông đặc. Nên thông thường, sau khi ủ khoảng 6 tiếng sữa đã bắt đồng đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Nếu bạn muốn ăn yaourt ngọt, dẻo và mềm thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng.
  • Đậy kín đồ ủ sữa chua. Bạn hãy đậy kín nồi ủ để có thể duy trì nhiệt độ đủ để lên men sữa chua. Nếu muốn dùng nồi cơm để ủ thì không cần cắm điện. Khi cần duy trì nhiệt độ, bạn đặt một lớp lót để sữa chua không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi và bật chế độ hâm của nồi cơm trong 3–4 phút. Ngoài ra, khi làm sữa chua tại nhà, có thể bạn sẽ không có những dụng cụ tiện lợi như máy làm sữa chua hoặc nồi ủ chuyên dụng. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể áp dụng cách làm sữa chua ngon bằng một cái thau lớn. Bạn cho sữa chua vào thau, ngâm thau vào chậu nước nóng rồi dùng khăn dày bọc quanh miệng thau để giữ độ ấm. Sau đó, bạn ủ sữa chua trong khoảng 8 tiếng hoặc đến khi nào sữa đạt độ chua vừa ý.

Sau khi ủ, bạn có thể bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 tuần và dùng dần. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên dùng hết trong vòng 1 tuần sau khi thành phẩm. Bạn cũng có thể chừa lại 1 hũ để làm men cái cho mẻ sữa chua tiếp theo.

Công thức làm sữa chua ngon từ sữa tươi

Nguyên liệu làm sữa chua dẻo từ sữa tươi:

  • Đường
  • 1 lít sữa tươi (loại chưa thanh trùng)
  • 2 hũ sữa chua có đường làm men cái
  • Nồi lớn, đồ dùng để đựng và ủ sữa chua

Công thức làm sữa chua từ sữa tươi:

  • Cho sữa tươi vào nồi. Đun nóng sữa, khuấy đều nhẹ tay theo một chiều để sữa không bị vón cục và cháy dính ở đáy nồi. Bạn thêm đường vào tùy theo độ ngọt mong muốn, khuấy đều để đường tan hết nhé.
  • Đun cho đến khi sữa nóng đạt khoảng 70–80­­oC (có sữa sủi bọt quanh mép nồi là được) thì tắt bếp. Bạn tránh để sữa sôi nếu không sữa sẽ bị mất chất.
  • Để sữa nguội, cho sữa chua men cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đựng.
  • Cách ủ cũng tương tự như cách làm sữa chua từ sữa đặc nhé. Sau đó, bạn để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2–4 tiếng là có thể dùng được.

 Cách làm sữa chua dẻo, ngon từ cả sữa tươi và sữa đặc

Nguyên liệu làm sữa chua tại nhà:

  • 1 lít sữa tươi
  • 1 hũ sữa chua men cái
  • Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua
  • 1/2 lon sữa đặc (hoặc dùng nhiều hơn tùy theo độ ngọt mong muốn của bạn)

Thực hiện:

  • Bạn cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, bắc lên bếp và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt 70–80­­oC thì tắt bếp.
  • Sau khi hỗn hợp nguội bớt, cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ.
  • Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ để ăn thử và chọn lựa thời gian ủ phù hợp với khẩu vị của mình.

Cách làm yaourt không đường tại nhà

Nguyên liệu làm yaourt không đường

  • 1 lít sữa tươi không đường
  • 1 hũ sữa chua men cái không đường
  • Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua

Thực hiện:

  • Bạn cho sữa tươi không đường vào nồi, đun nóng lên và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt khoảng 40oC thì tắt bếp. Bạn có thể dùng tay kiểm tra, thấy sữa ấm vừa phải là được.
  • Cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ khoảng 6-8 tiếng
  • Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ ăn thử, nếu thấy đạt được vị chua như ý rồi thì bảo quản sữa chua không đường trong ngăn mát tủ lạnh nhé.
  • Ăn sữa chua không chỉ giúp giảm cân, đẹp da từ bên trong mà bạn có thể tự làm mặt nạ sữa chua để dưỡng da nữa đấy! Sử dụng sữa chua không đường sẽ không lo làm da bị bắt nắng.

Cách làm yaourt nhiều vị ngon mà đơn giản

Sữa chua nhiều vị là sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn giữa sữa chua và những thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như nha đam, nếp cẩm, trà xanh, trái cây…

Việc biến hóa thành nhiều món ngon với sữa chua giúp cho hương vị thêm phần đặc sắc và kích thích vị giác của cả gia đình.

Cách làm sữa chua dẻo tại nhà

Nguyên liệu cần dùng:

  • Sữa đặc và sữa tươi, sữa chua cái.
  • Dụng cụ làm, đựng và ủ sữa chua.
  • Bột gelatin.

Thực hiện:

  • Cách làm sữa chua dẻo tại nhà không có quá nhiều khác biệt so với cách làm sữa chua bằng sữa đặc và sữa tươi. Tuy nhiên, sau khi đã khuấy đều hỗn hợp sữa cùng sữa chua cái, bạn cho thêm gelatin (đã được ngâm trong nước 5 phút để nở) vào sữa rồi múc vào 1 hộp lớn và tiến hành ủ như bình thường.
  • Sau khi ủ sữa chua dẻo, bạn mang để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi cắt thành khối vuông vừa phải để ăn cùng trái cây.

Làm sữa chua nha đam tại nhà

Sữa chua nha đam với vị thanh mát từ những miếng nha đam giòn dai mọng nước, là một trong những món ăn giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích.

Thực hiện:

  • Nha đam gọt vỏ, rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa, sau đó ngâm vào thau nước có pha ít muối và 15ml nước cốt chanh trong vòng 5 phút.
  • Bạn xắt hạt lựu phần thịt trong của nha đam và rửa lại thêm 5–6 lần nữa rồi để ráo.
  • Kế tiếp, bạn nấu nước sôi, cho nha đam vào luộc nhanh 45 giây đến 1 phút. Sau đó vớt nha đam ra ngâm vào 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo.
  • Bạn tiến hành pha chế hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào và tiến hành ủ như bình thường là đã có những hũ sữa chua nha đam thanh mát rồi.

Cách làm yaourt nếp cẩm

Nguyên liệu cần dùng:

  • 3 lá dứa
  • 1 lít nước lạnh
  • 200g nếp cẩm
  • 100g đường trắng
  • 1/2 thìa cà phê muối
  • 100ml nước cốt dừa
  • Sữa chua (bạn có thể chọn làm sữa chua trắng theo bất cứ công thức nào phía trên).

Thực hiện:

  • Gạo nếp cẩm đem vo sạch và ngâm trong khoảng 3–4 tiếng để nếp nở.
  • Nếp cẩm sau khi ngâm xong, vo lại 1 lượt nữa để sạch hơn rồi cho vào nồi. Thêm vào nước và một ít muối rồi đun nhỏ lửa đến khi thấy nếp chín và sánh lại. Trong khi đun, bạn cho lá dứa vào đun cùng, thỉnh thoảng bạn nhớ khuấy đều tay nhé. (Lưu ý: Nếp vừa chín mềm là được, bạn không nên đun quá lâu để tránh bị lại nếp).
  • Khi nếp bắt đầu chín thì bạn cho đường vào, đảo đều và đun thêm 5 phút cho ngấm đều đường. Tắt bếp và để nếp thật nguội.
  • Múc chè nếp cẩm ra cốc, cho yaourt và nước cốt dừa vào là có thể dùng được sữa chua nếp cẩm rồi.

 Công thức làm sữa chua từ trà xanh

Trà xanh (matcha) với nhiều lợi ích sức khỏe đang trở thành hương vị mới rất được ưa chuộng. Bạn cũng có thể thử áp dụng công thức làm sữa chua trà xanh ngay tại nhà đấy.

Cách làm sữa chua ngon từ trà xanh cũng tương tự như cách làm sữa chua trắng tại nhà đã được Hello Bacsi hướng dẫn phía trên. Bạn chỉ cần pha loãng 1g bột trà xanh với nước. Sau khi pha xong hỗn hợp sữa, bạn cho trà xanh đã hòa tan vào rồi mới đem đi ủ sữa chua nhé.

 Cách làm sữa chua hoa quả tại nhà

Bạn có thể làm sữa chua tại nhà với các loại trái cây ưa thích như: xoài, chuối, mít, dâu…

Cách làm sữa chua trái cây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần xay nhuyễn trái cây và lọc xác rồi cho vào hỗn hộp sữa khuấy đều. Tiếp theo, bạn xắt hạt lựu các loại trái cây rồi cho vào hỗn hợp sữa luôn nếu thích sữa chua có thêm những miếng trái cây giòn sật nhé. Sau đó múc vào hũ và đem ủ là được.

Một số loại quả mọng không chịu được nhiệt độ cao. Vì thế, bạn nên cho toàn bộ sữa chua vào một chiếc bình lớn để ủ. Sau khi ủ xong, bạn cho số trái cây xắt hạt lựu vào rồi chia sữa vào các hũ nhỏ, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Hướng dẫn làm sữa chua tại nhà vị truyền thống.

Với hướng dẫn làm sữa chua truyền thống tại nhà này, bạn có thể chia thành 3 cách với 3 nguyên liệu tham gia khác nhau là sữa đặc, sữa tươi và cả sữa tươi kết hợp sữa đặc. Sau đây là chi tiết từng cách làm, mời bạn theo dõi.

1.1. Cách làm sữa chua tại nhà sánh mịn từ sữa tươi và sữa đặc

Nguyên liệu chuẩn bị

Cách làm sữa chua truyền thống: Nguyên liệu

– 1 hộp sữa đặc ông thọ

– 1 lon nước sôi , dùng lon sữa đặc để đong

– 2,5 lon sữa tươi không đường

– 220gr sữa chua cái, có thể mua trong siêu thị

– Hũ/lọ đã tiệt trùng hoặc ly nhựa, túi (bịch)

Cách thực hiện

Bước 1: Làm hỗn hợp sữa

Cách làm sữa chua truyền thống: Làm hỗn hợp sữa

– Cho sữa tươi và sữa ông thọ vào cùng trong xoong, thêm 1 lon nước sôi khoảng 75 – 90 độ, khuấy đều cho tan sữa.

– Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi sôi lăn tăn, nếu thích ngọt thì cho thêm đường khuấy cho tan rồi tắt bếp, để hỗn hợp khoảng 30 phút cho nguội bớt.

Bước 2Cách làm sữa chua: Làm sữa cái

Cách làm sữa chua truyền thống: Làm sữa cái

– Múc một cốc hỗn hợp sữa ấm, hòa cùng sữa cái khuấy đều.

– Khi hỗn hợp đã nguôi bớt, đổ hỗn hợp sữa chua cái vào khuấy đều tay.

– Dùng rây lọc sữa chua để có được hỗn hợp mịn, mượt như mong muốn, bước này nhiều người thường bỏ qua nên sữa thường không được mịn.

Lưu ý: Sữa chua cái để ngoài nhiệt độ thường cho tan hết mới làm. Khuấy theo một chiều, càng khuấy đều thì sữa càng mịn và ngon. Sữa chua cái là một hộp sữa chua hoàn thiện trong siêu thị.

Bước 3: Ủ sữa chua

Có nhiều cách ủ sữa chua, bạn có thể lựa cách phù hợp để thực hiện:

Cách làm sữa chua truyền thống: Ủ sữa chua

– Ủ bằng thùng xốp: Đổ sữa chua còn đang ấm vào từng hũ nhỏ hoặc túi. Đổ nước nóng theo tỷ lệ 2 nóng, 1 nguội ngập ⅔ hũ hoặc túi, đậy nắp thùng lại và ủ trong khoảng 7 – 8  tiếng.

– Ủ bằng nồi cơm điện: Bạn cũng có thể thực hiện cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện với cách ủ như sau: nước và thời gian tương tự như cách ủ với thùng xốp. Nếu trời lạnh sau mỗi 2 tiếng bạn để nồi cơm ở chế độ giữ ấm “keep warm” khoảng 15 phút rồi rút điện ra.

– Ủ bằng máy ủ chuyên dụng: Đổ sữa còn ấm ra từng hũ, đặt cốc vào máy ủ, bật chế độ ủ tùy chọn, nếu mùa hè ủ 4 – 6 tiếng, mùa đông ủ 5 – 8 tiếng.

Lưu ý: Nhiệt độ lý tưởng nhất để ủ sữa chua là 70 độ C. Tùy vào thời tiết để có thời gian ủ hợp lý. Tuyệt đối không di chuyển khi đang ủ tránh sữa bị long. Thời gian ủ không quá 8 tiếng nếu không sữa sẽ bị chua gắt

Ủ xong sữa chua có độ sánh, mịn và mùi thơm dễ chịu. Bạn có thể thưởng thức ngay hoặc để vào tủ lạnh ăn mát và bảo quản dành ăn dần.

Cách làm sữa chua truyền thống: thành phẩm

1.2. Làm sữa chua ngon từ sữa đặc

Ngoài cách làm sữa chua bằng sữa tươi kết hợp sữa đặc, bạn có thể tham khảo công thức làm sữa chua từ sữa đặc sau đây:

Nguyên liệu làm sữa chua sữa đặc

– Hũ đựng và nồi ủ

– 1 lon sữa đặc có đường

Cách làm sữa chua từ sữa đặc: Nguyên liệu

– Nước sôi, nước đun sôi để nguội

– 1 hũ sữa chua (yaourt) làm men cái (bạn có thể chọn sữa chua đóng hộp hoặc loại tự làm ở nhà đều được)

– Thau hoặc ca lớn (ca nhựa loại lớn, dung tích khoảng 2 lít trở lên để có thể đổ sữa vào hũ đựng dễ dàng hơn).

Cách làm sữa chua sữa đặc

Bước 1: Đổ sữa đặc ra thau lớn. Bạn có thể dùng ca nhựa. Dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào thau sữa đặc.

Bước 2: Khuấy đều cho sữa đặc tan hoàn toàn rồi cho sữa chua men cái vào (nếu bạn cho sữa chua men cái vào quá sớm, gặp nước sôi sẽ làm hỏng men).

Bước 3: Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ.

Cách làm sữa chua từ sữa đặc: Ủ sữa chua

Lưu ý khi ủ sữa chua sữa đặc:

– Không ủ bằng nước quá nóng. Trong lúc làm sữa chua, nếu dùng nước quá nóng sẽ làm hỏng men, nên bạn có thể nấu một ấm nước lớn, dùng một phần để pha sữa. Sau khi bạn pha chế xong hỗn hợp sữa, nước đã đun sôi sẽ hạ xuống nhiệt độ thích hợp để ủ sữa chua.

– Khi thực hiện cách làm sữa chua, bạn cần canh thời gian ủ cẩn thận. Lượng men càng nhiều, sữa sẽ càng chua và đông đặc. Nên thông thường, sau khi ủ khoảng 6 tiếng sữa đã bắt đồng đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Nếu bạn muốn ăn yaourt ngọt, dẻo và mềm thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng.

– Đậy kín đồ ủ sữa chua.

+ Bạn hãy đậy kín nồi ủ để có thể duy trì nhiệt độ đủ để lên men sữa chua. Nếu muốn dùng nồi cơm để ủ thì không cần cắm điện. Khi cần duy trì nhiệt độ, bạn đặt một lớp lót để sữa chua không tiếp xúc trực tiếp với đáy nồi và bật chế độ hâm của nồi cơm trong 3–4 phút.

+ Ngoài ra, khi làm sữa chua tại nhà, có thể bạn sẽ không có những dụng cụ tiện lợi như máy làm sữa chua hoặc nồi ủ chuyên dụng. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể áp dụng cách làm sữa chua ngon bằng một cái thau lớn. Bạn cho sữa chua vào thau, ngâm thau vào chậu nước nóng rồi dùng khăn dày bọc quanh miệng thau để giữ độ ấm. Sau đó, bạn ủ sữa chua trong khoảng 8 tiếng hoặc đến khi nào sữa đạt độ chua vừa ý.

Sau khi ủ, bạn có thể bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 tuần và dùng dần. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên dùng hết trong vòng 1 tuần sau khi thành phẩm. Bạn cũng có thể chừa lại 1 hũ để làm men cái cho mẻ sữa chua tiếp theo.

1.3. Công thức làm sữa chua ngon từ sữa tươi

Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa tươi

Cách làm sữa chua từ sữa tươi: Nguyên liệu

– Đường

– 1 lít sữa tươi (loại chưa thanh trùng)

– 2 hũ sữa chua có đường làm men cái

– Nồi lớn, đồ dùng để đựng và ủ sữa chua

Cách làm sữa chua từ sữa tươi

Bước 1: Cho sữa tươi vào nồi. Đun nóng sữa, khuấy đều nhẹ tay theo một chiều để sữa không bị vón cục và cháy dính ở đáy nồi. Bạn thêm đường vào tùy theo độ ngọt mong muốn, khuấy đều để đường tan hết nhé.

Bước 2: Đun cho đến khi sữa nóng đạt khoảng 70–80­­oC (có sữa sủi bọt quanh mép nồi là được) thì tắt bếp. Bạn tránh để sữa sôi nếu không sữa sẽ bị mất chất.

Bước 3: Để sữa nguội, cho sữa chua men cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đựng.

Cách ủ cũng tương tự như công thức làm sữa chua từ sữa đặc nhé. Sau đó, bạn để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2–4 tiếng là có thể dùng được.

Cách làm sữa chua từ sữa tươi: thành phẩm

Các cách làm sữa chua tại nha mix

Có nhiều cách biến tấu món sữa chua truyền thống kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn độc đáo hơn. Một số sự kết hợp đặc biệt được yêu thích có thể kể đến như: sữa chua nếp cẩm, sữa chua nha đam, sữa chua dẻo hay sữa chua hoa quả,… Sau đây mời bạn đến với cách làm của một trong số những các kết hợp hấp dẫn trên nhé!

2.1. Làm sữa chua nha đam tại nhà

Cách làm sữa chua nha đam

Sữa chua nha đam với vị thanh mát từ những miếng nha đam giòn dai mọng nước, là một trong những món ăn giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích.

Các bước làm sữa chua nha đam

Bước 1: Nha đam gọt vỏ, rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa, sau đó ngâm vào thau nước có pha ít muối và 15ml nước cốt chanh trong vòng 5 phút.

Bước 2: Bạn xắt hạt lựu phần thịt trong của nha đam và rửa lại thêm 5–6 lần nữa rồi để ráo.

Bước 3: Để tiếp tục cách làm sữa chua nha đam, bạn nấu nước sôi, cho nha đam vào luộc nhanh 45 giây đến 1 phút. Sau đó vớt nha đam ra ngâm vào 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo.

Bước 4: Bạn tiến hành pha chế hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào và tiến hành ủ như bình thường là đã có những hũ sữa chua nha đam thanh mát rồi.

2.2. Công thức làm sữa chua dẻo

Cách làm sữa chua dẻo

Nguyên liệu làm sữa chua dẻo:

– Sữa đặc và sữa tươi, sữa chua cái.

– Dụng cụ làm, đựng và ủ sữa chua.

– Bột gelatin.

Công thức làm sữa chua dẻo:

Bước 1: Để làm sữa chua dẻo tại nhà không có quá nhiều khác biệt so với cách làm sữa chua bằng sữa đặc và sữa tươi. Tuy nhiên, sau khi đã khuấy đều hỗn hợp sữa cùng sữa chua cái, bạn cho thêm gelatin (đã được ngâm trong nước 5 phút để nở) vào sữa rồi múc vào 1 hộp lớn và tiến hành ủ như bình thường.

Bước 2: Sau khi ủ sữa chua dẻo, bạn mang để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi cắt thành khối vuông vừa phải để ăn cùng trái cây.

Cách làm sữa chua dẻo có thể ăn kèm hoa quả

2.3. Công thức làm sữa chua nếp cẩm

Nguyên liệu làm sữa chua nếp cẩm

– 3 lá dứa

– 1 lít nước lạnh

– 200g nếp cẩm

– 100g đường trắng

– 1/2 thìa cà phê muối

– 100ml nước cốt dừa

– Sữa chua (bạn có thể chọn làm sữa chua trắng theo bất cứ công thức nào phía trên).

Cách làm sữa chua nếp cẩm: Nguyên liệu

Cách làm sữa chua nếp cẩm

Bước 1: Gạo nếp cẩm đem vo sạch và ngâm trong khoảng 3–4 tiếng để nếp nở.

Bước 2: Nếp cẩm sau khi ngâm xong, vo lại 1 lượt nữa để sạch hơn rồi cho vào nồi. Thêm vào nước và một ít muối rồi đun nhỏ lửa đến khi thấy nếp chín và sánh lại. Trong khi đun, bạn cho lá dứa vào đun cùng, thỉnh thoảng bạn nhớ khuấy đều tay nhé. (Lưu ý: Nếp vừa chín mềm là được, bạn không nên đun quá lâu để tránh bị lại nếp).

Bước 3: Khi nếp bắt đầu chín thì bạn cho đường vào, đảo đều và đun thêm 5 phút cho ngấm đều đường. Tắt bếp và để nếp thật nguội.

Bước 4: Múc chè nếp cẩm ra cốc, cho sữa chua và nước cốt dừa vào là có th ể dùng được sữa chua nếp cẩm rồi.

Cách làm sữa chua nếp cẩm

Những cách sử dụng sữa chua

Sữa chua là một loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Theo khuyến nghị của bác sĩ, mỗi người nên ăn một hũ mỗi ngày. Nhưng không phải chỉ dùng để ăn trực tiếp, chúng ta còn có thể sử dụng sữa chua cho nhiều mục đích khác.

Tạo nên thức uống ngon miệng

Đầu tiên phải kể đến là các món đồ uống, giải khát có thành phần chính là sữa chua. Đơn giản nhất là sữa chua đá. Bạn chỉ cần để hộp sữa chua lên ngăn đá cho đông cứng lại là đã có món sữa chua đá ăn mát lạnh và bổ dưỡng hơn kem 🍧.

Các bạn còn nhớ những túi sữa chua đá mua ở cổng trường học thủa nào không?

 

Cách Làm Sữa Chua

Cầu kỳ hơn là các món sữa chua trộn. Ban có thể thỏa sức lựa chọn các thành phần khác để trộn cùng sữa chua. Nào là nếp cẩm, trân châu, thạch đen, thạch dừa,… hay bất kỳ một loại hoa quả nào. Khi bạn ăn sữa chua với hoa quả tươi sẽ tốt và ngon hơn rất nhiều các loại sữa chua có hương vị hoa quả bán trong siêu thị.

Là một nguyên liệu trong làm bánh

Tiếp theo, sữa chua có thể sử dụng như một nguyên liệu trong làm bánh. Trong các công thức làm bánh ngọt, sữa chua là một thành phần giúp bánh mềm, tạo một vị gắt, chua nhẹ đặc biệt cho món bánh. Tính axit của sữa chua sẽ giúp kích hoạt muối nở (baking soda) làm cho món bánh trở nên mịn và nhẹ.

Ban có biết sữa chua có thể dùng để thay thế các sản phẩm từ sữa, chất béo, thậm chí cả trứng trong các công thức làm bánh?

Bạn có thể thay thế sữa chua cho bất kỳ sản phẩm từ sữa trong công thức bánh. Sữa, buttermilk, cream, sour cream và creme fraiche đều có thể được thay thế bằng sữa chua với tỷ lệ bằng nhau. Ví dụ: nếu công thức dùng 1 cup sữa, bạn hãy thay bằng 1 cup sữa chua.

 

Cách Làm Sữa Chua

Hãy thử giảm lượng dầu hoặc shortening trong công thức của bạn và thay thế bằng sữa chua. Bạn có thể thay thế 1/2 lượng dầu bằng 3/4 lượng sữa chua. Ví dụ, nếu công thức của bạn cần 1 cup oil, hãy thử thay 1/2 cup dầu bằng 3/4 cup sữa chua.

Bạn có thể thay mỗi một nửa lượng bơ trong công thức bằng một lượng sữa chua có khối lượng bằng nửa của phần bơ muốn thay thế. Ví dụ, nếu công thức yêu cầu 100 g bơ, ban có thể thay thế bằng 50 g bơ và 25 g sữa chua.

Nếu công thức làm bánh có trứng nhưng bạn đang hết trứng hoặc là người không ăn trứng, bạn có thể thay 1 quả trứng bằng 60 g (1/4 cup) sữa chua. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể thay thế như vậy và thành phẩm có thể sẽ có kết cấu hơi khác so với nguyên bản.

Ngoài ra, sữa chua còn được sử dụng để thay thế cho bột nở (baking powder). Làm gì khi công thức cần bột nở nhưng bạn lại chỉ có muối nở (baking soda) trong tay?

Nhiều người mách bạn chỉ cần thay 1 lượng bột nở bằng 1/4 lượng muối nở. Nhưng tin mình đi, cùng với sự thay thế đó thì hãy thay thêm 1/2 cup bất kỳ chất lỏng nào trong công thức bằng 1/2 cup sữa chua thì sẽ cho một thành phẩm tuyệt vời hơn cả mong đợi. Ví dụ: nếu công thức gọi cho 2 tsp bột nở và 1 cup sữa, bạn hãy sử dụng 1/2 tsp muối nở, 1/2 cup sữa chua và 1/2 cup sữa.

Một loại gia vị trong nấu ăn

Sữa chua cũng có thể dùng để thay thế sour cream, cream cheese, mayonnaise hay crème fraîche trong nấu ăn. Sốt salad làm từ sữa chua rất ngon, có độ kem ngậy nhất định mà lại không hề béo các bạn ạ. Bạn chỉ cần cho sữa chua trộn đều cùng với một ít dầu olive, dấm, mật ong hoặc đường, và một chút muối. Bạn có thể cho thêm chút hành tây, rau mùi băm nhỏ để thêm hương vị cho sốt.

 

Cách Làm Sữa Chua

Bạn có thể dùng sữa chua để làm đẹp!

Như mình đã đề cập ở trên, sữa chua có chứa nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, các khoáng chất như canxi, kẽm, axit lactic,.. Đó là những thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giúp phục hồi tế bào da bị mụn, vết thâm, giúp dưỡng da trắng mịn, hồng hào và se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng sữa chua để rửa mặt. Rửa mặt bằng sữa chua giúp bạn loại bỏ các tế bào da chết, bã nhờn và bụi bẩn bám trên bề mặt da. Bạn thực hiện bằng các lấy 3 thìa canh sữa chua không đường, thoa đều lên da mặt. Bạn mát-xa nhẹ nhàng, để yên trong khoảng 5 phút rồi rửa mặt lại nước ấm hoặc mát. Bạn nhỡ dùng nước hoa hồng và bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó nhé!

Bạn cũng có thể dùng sữa chua để làm mặt nạ. Nếu như khi chúng ta ăn sữa chua, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa chua sau khi đã được chuyển hóa trong bộ máy tiêu hóa. Khi khi đắp mặt nạ bằng sữa chua thì những vitamin, chất khoáng sẽ thẩm thấu trực tiếp vào làn da bạn giúp da bạn “hồi sinh”, chống lại sự lão hóa.

 

Cach lam trang da bang sua chua nguyen chat

Bạn có thể dùng sữa chua không đường trực tiếp thoa đều lên mặt để làm mặt nạ. Bạn cũng có thêm các thành phần khác để giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng cho da hơn. Tuy nhiên bạn hãy chú ý xem mình thuộc loại da nhờn hay khô để sử dụng các nguyên liệu khác cho mặt nạ sữa chua một cách hợp lý.

Những bạn có làn da nhờn nên lựa chọn những nguyên liệu có tính axit hoặc dạng bột để loại bỏ bã nhờn dư thừa tốt hơn, ví dụ như: chanh, cam, bột nghệ, bột mì, lòng trắng trứng, dâu tây, chuối.

Còn đối với những làn da khô, những nguyên liệu có nhiều nước, chất béo và ít axit như quả bơ 🥑, dầu dừa, dầu ô liu, nha đam, khoai tây 🥔,… sẽ giúp giữ ẩm cho da hiệu quả.

Các ban nên nhớ khi dùng sữa chua để làm đẹp thì luôn luôn dùng sữa chua không đường. Và sữa chua tự làm thì đặc biệt tốt. Tai sao?

Vì khác với sữa chua làm tại nhà, sữa chua đóng hộp thường có thêm các phụ gia khác để bảo quản hay tăng độ dẻo cho sữa chua. Bạn không muốn làn da của mình “ăn” trực tiếp những hóa chất này phải không nào!

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm sữa chua chuẩn ngon
  • Cách làm sữa chua cực ngon
  • Cách làm sữa chua bằng nồi com điện
  • Cách làm sữa chua bịch
  • Cách làm sữa chua dẻo
  • Cách làm sữa chua úp ngược
  • Cách làm sữa chua dẻo không cần gelatin
  • Cách làm sữa chua bằng sữa tươi