Ăn cà rốt có tác dụng gì? Những lợi ích của cà rốt và điều kiêng kỵ khi dùng

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tác hại của cà rốt
  • Tác dụng của cà rốt sống
  • Nên ăn cà rốt vào lúc nào
  • Những ai không nên uống nước ép cà rốt
  • Tác dụng của cà rốt đối với nam giới
  • Tác dụng phụ của cà rốt
  •  rốt  tác dụng 
  • Tác dụng của cà rốt luộc
tác dụng của cà rốt
tác dụng của cà rốt

YouTube video

Cà rốt giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, beta carotene, các vitamin và khoáng chất. Nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của cà rốt có thể giúp bạn cải thiện thị lực, tăng cường sức khỏe của da và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đấy.

Cà rốt chứa beta-carotene và alpha-carotene là hai loại carotenoid mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì các tế bào khỏe mạnh.

Cà rốt cũng chứa luteolin, một chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Loại củ này còn là một nguồn thực phẩm giàu folate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất khác.

Bạn hãy cùng tìm hiểu tác dụng của cà rốt với sức khỏe dưới đây để bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Thành phần dinh dưỡng của củ cà rốt

Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cứ trong 128g cà rốt có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:

BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA CÀ RỐT
STT Vi chất dinh dưỡng Hàm lượng
1 Calo 52 kcal
2 Carbohydrate 12,26 g
3 Đường 3 g
4 Protein 1,19 g
5 Chất béo 0,31 g
6 Chất xơ 3,6 g
7 Vitamin A 1069 mcg
8 Vitamin C 7,6 g
9 Canxi 42 mg
10 Sắt 0,38 mg
11 Magie 15 mg
12 Phốt pho 45 mg
13 Kali 410 mg
14 Natri 88mg
15 Kẽm 0,31 mg
16 Axit folic 24 mcg
17 Vitamin K 16,9 mcg

Ăn cà rốt có tác dụng gì?

1. Tác dụng của cà rốt giúp cải thiện thị lực

Cà rốt có chứa vitamin A nên rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Nếu một người bị thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào thị giác trong võng mạc của mắt làm tăng nguy cơ bị bệnh quáng gà.

2. Cà rốt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư

Cà rốt chứa nhiều chất phytochemical được nghiên cứu sâu về đặc tính chống ung thư. Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-carotene và các carotenoid khác nên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. Các nghiên cứu cho thấy nước ép cà rốt cũng có thể giúp bạn chống lại bệnh bạch cầu.

Nhiều người cũng tin rằng tác dụng của cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo về tác dụng này.

3. Tác dụng của cà rốt giúp bạn làm đẹp da

Cà rốt rất giàu carotenoid. Nghiên cứu cho thấy rằng trái cây và rau quả giàu các hợp chất này sẽ giúp bạn cải thiện làn da để trông trẻ trung hơn.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cà rốt ở mức vừa phải vì bạn tiêu thụ quá nhiều carotenoid sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là carotenemia khiến da bị vàng hoặc cam.

4. Cà rốt giúp kích thích tóc phát triển khỏe mạnh

Cà rốt có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, carotenoid, kali và các chất chống oxy hóa. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy tác dụng của cà rốt có thể hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhận định này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh.

5. Tác dụng của cà rốt giúp duy trì cân nặng

Cà rốt sống, tươi có chứa khoảng 88% nước nhưng một củ cà rốt vừa chỉ có khoảng 25 calo. Do đó, bạn thêm cà rốt vào chế độ ăn sẽ giúp bạn dễ no mà không cần phải tiêu thụ nhiều calo gây tăng cân.

Cà rốt cũng có chứa chất xơ nên giúp bạn dễ no hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn duy trì cân nặng.

Theo một nghiên cứu, các bữa ăn có chứa cà rốt nguyên chất và cà rốt xay nhuyễn đã giúp các đối tượng thử nghiệm tăng mức độ no cao hơn.

6. Tác dụng của cà rốt giúp ổn định huyết áp

Nước ép cà rốt có tác dụng gì? Một nghiên cứu đã cho thấy bạn tiêu thụ nước ép cà rốt sẽ góp phần làm giảm 5% huyết áp tâm thu. Nước ép cà rốt có tác dụng này là nhờ có chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.

7. Cà rốt hỗ trợ bạn điều trị bệnh tiểu đường

Bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và duy trì cân nặng ổn định.

Những bất thường trong chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường sẽ làm gia tăng nhu cầu của cơ thể để chống lại sự oxy hóa. Lúc này, vitamin A có trong cà rốt chính là thành phần giúp chống oxy hóa một cách tự nhiên.

Vì có nhiều chất xơ nên tác dụng của cà rốt cũng giúp hỗ trợ những người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy bạn tăng lượng chất xơ sẽ giúp cải thiện chuyển hóa glucose khi bị bệnh tiểu đường.

8. Cà rốt giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch

Ăn cà rốt có tác dụng gì? Vitamin A có nhiều trong cà rốt nên giúp bạn điều chỉnh chức năng của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thúc đẩy miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của cà rốt còn góp phần giúp cơ thể bạn sản xuất collagen do có chứa vitamin C, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Chất dinh dưỡng này cũng góp phần giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.

9. Cà rốt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo các nghiên cứu, tác dụng của cà rốt có thể giúp giảm sự hấp thụ cholesterol. Hơn nữa, cà rốt cũng giúp cơ thể bạn tăng cường chống oxy hóa. Những tác dụng này giúp cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Cà rốt sống cũng rất giàu chất xơ gọi là pectin nên còn giúp cơ thể bạn giảm cholesterol nữa đấy.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

10. Tác dụng của cà rốt giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng

Bạn nhai cà rốt sẽ giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng. Nhiều người cũng tin rằng cà rốt có thể giúp hơi thở thơm tho hơn.

Nghiên cứu cho thấy cà rốt có thể trung hòa axit citric và axit malic thường tích tụ trong miệng của bạn nên có tác dụng thúc đẩy sức khỏe răng miệng.

11. Tác dụng của cà rốt giúp loại bỏ độc tố

Cà rốt có tác dụng gì trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể? Cà rốt có chứa glutathione nên có thể giúp bạn điều trị tình trạng tổn thương gan do mất cân bằng oxy hóa. Cà rốt và các loại rau cũng có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene, cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan tổng thể, giúp bạn phòng ngừa các bệnh về gan.

12. Hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Cà rốt là loại củ không chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp. Nhờ những đặc tính này mà công dụng của cà rốt có thể hỗ trợ bạn điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Tuy nhiên, cà rốt chỉ được nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ điều trị bệnh chứ không trực tiếp trị bệnh. Để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, bạn cần tuân theo những chỉ định từ bác sĩ.

13. Tác dụng của cà rốt giúp xương chắc khỏe

Cà rốt có chứa 2 thành phần thiết yếu là vitamin A và carotenoid nên giúp bạn cải thiện sức khỏe xương. Mặc dù không có nghiên cứu trực tiếp nào chứng minh cà rốt giúp cải thiện sức khỏe xương nhưng hàm lượng vitamin A của chúng có thể mang lại lợi ích.

Tác dụng của cà rốt là tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì có thể bị ngộ độc. Cà rốt có thể tương tác với một số loại thuốc như acitretin (Soriatane) và isotretinoin (Accutane) dùng để điều trị bệnh vảy nến và mụn trứng cá. Vì thế, nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì nên hạn chế ăn cà rốt.

Nếu bạn bị dị ứng cà rốt, loại thực phẩm này cũng có thể gây sưng tấy và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Cà rốt thậm chí còn khiến bạn bị sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng khá nghiêm trọng.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Ăn cà rốt nhiều có tốt không?

Với nhiều tác dụng như vậy, ăn nhiều cà rốt có tốt không? Tất nhiên là điều gì quá cũng không tốt và việc ăn cà rốt cũng như vậy? Tiêu thụ quá nhiều cà rốt trong một ngày thì sẽ khiến cho chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với bệnh vàng da. Chính vì vậy, để đảm bảo hấp thu được tốt nhất những tác dụng của cà rốt thì bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa đủ khoảng 100 gram mỗi ngày đối với người lớn và ăn 3 – 4 lần/ tuần là hợp lý.

cà rốt
Việc bổ sung cà rốt vào trong chế độ ăn uống hàng ngày với mức hợp lý sẽ giúp mang lại một sức khỏe tốt

Ăn cà rốt có giảm cân không?

Chắc hẳn đây là điều mà được rất nhiều chị em quan tâm. Ăn cà rốt có giảm cân không? Có giúp giữ dáng không? Thực tế, ăn cà rốt, đặc biệt là một cà rốt tươi sống có chứa khoảng 90% là nước và chỉ chứa khoảng 25 calo mà thôi. Chính vì vậy bạn có thể thêm cà rốt vào khẩu phần ăn, vừa dễ no, cơ thể hấp thụ thêm nước mà lại không bị dư thừa năng lượng. Ăn cà rốt được chứng minh là nhanh no hơn so với những loại rau củ khác.

Việc bổ sung cà rốt vào trong chế độ ăn uống hàng ngày với mức hợp lý sẽ giúp mang lại một sức khỏe tốt, vóc dáng dẻo dai và làn da đẹp.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Cách bảo quản, sử dụng cà rốt đúng cách

Ở nước ta, cà rốt được trồng quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa đông. Thực phẩm này được bày bán sẵn ngoài chợ hay siêu thị bất kì thời điểm nào trong năm với các dạng củ tươi, đông lạnh, ngâm chua ngọt hoặc đóng hộp.

Nếu mua cà rốt tươi với số lượng nhiều, bạn nên bảo quản trong túi nhựa kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với những củ vẫn còn nguyên cuống lá trên đầu thì nên cắt bỏ phần này trước khi lưu trữ để ngăn không cho lá tiếp tục hút nước và chất dinh dưỡng từ củ.

Bạn nên gọt vỏ và rửa sạch cà rốt trước khi sử dụng. Đây là một loại rau đa năng. Nó có thể được tiêu thụ dưới dạng tươi, luộc, hấp cách thủy, nấu súp hoặc thêm vào các món hầm hay món súp. Ngoài ra, bạn cũng có thể ép cà rốt lấy nước uống. Dùng nước ép cà rốt nguyên chất hoặc phối hợp với các loại rau củ khác đều tốt cho sức khỏe.

Cà rốt nên ăn sống hay nấu chín?

Nhiều người không biết nên ăn cà rốt sống hay chín sẽ tốt hơn? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà rốt khi được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và giải phóng nhiều carontene ( tiền chất của vitamin A ) cho cơ thể.

thành phần dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt dùng tốt nhất là khi được nấu chín

Vì vậy, cách dùng cà rốt tốt nhất là nấu chín trước khi sử dụng. Tuy nhiên, các bà nội trợ cũng không nên hầm cà rốt kỹ quá sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị phân hủy hoặc bị hòa tan hết vào trong nước.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Ăn nhiều cà rốt có sao không?

Ăn quá nhiều cà rốt có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn kinh nguyệt:

Phụ nữ ăn nhiều hơn 300g cà rốt mỗi ngày trong một thời gian dài, dù ở dạng sống hay chín đều ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Điều này có thể gây rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện như chậm kinh, chu kì kinh nguyệt kéo dài, tắc kinh, rong kinh hoặc vô kinh.

  • Ngộ độc:

Hoạt chất hemoglobin được tìm thấy ở cà rốt nếu được tiêu thụ quá nhiều sẽ kết hợp với natri có sẵn trong cơ thể biến đổi thành methemolobine. Chất này có thể gây ngộ độc hoặc thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Như bạn cũng thấy, bên cạnh những công dụng tuyệt vời của cà rốt thì thực phẩm này cũng có nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách hoặc lạm dụng quá mức. Để phòng tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn chỉ nên ăn cà rốt mỗi tuần 2 – 3 bữa, mỗi bữa ăn khoảng 50g là đủ.

Kiêng kỵ khi dùng cà rốt

– Tránh kết hợp cà rốt với các thực phẩm sau:

  • Ớt: Ăn cà rốt chung với ớt sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong ớt
  • Giấm: Thành phần axit trong giấm có thể phá hủy carotene khiến công dụng của cà rốt bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, các bà nội trợ nên tránh kết hợp hai thực phẩm này khi chế biến món ăn.
  • Củ cải trắng: Nhiều người sử dụng cả củ cải trắng và cà rốt trong các món hầm. Điều này có thể khiến hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng bị phá hủy.

– Những đối tượng không nên ăn cà rốt:

  • Trẻ em và người lớn đang bị táo bón
  • Người có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu
  • Người đang bị vàng da

Trên đây là những công dụng của cà rốt không phải ai cũng biết. Khi sử dụng thực phẩm này, bạn nên nấu chín và tuân thủ một số vấn đề kiêng kỵ đã được khuyến cáo ở trên để không biết cà rốt thành thảm họa cho sức khỏe.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tác hại của cà rốt
  • Tác dụng của cà rốt sống
  • Nên ăn cà rốt vào lúc nào
  • Những ai không nên uống nước ép cà rốt
  • Tác dụng của cà rốt đối với nam giới
  • Tác dụng phụ của cà rốt
  •  rốt  tác dụng 
  • Tác dụng của cà rốt luộc