Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ, con gái? Những tác dụng không thể bỏ qua khiến bạn nên ăn dứa mỗi ngày

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Con trái ăn dứa có tác dụng gì
  • Dứa có tác dụng gì cho phụ nữ
  • Quả dứa có tác dụng gì
  • Uống thơm có tác dụng gì
  • Ăn dứa có tác hại gì
  • Dừa có tác dụng gì
  • Dứa có tác dụng gì cho da
  • Ăn thơm có tác dụng gì cho nam giới
ăn dứa có tác dụng gì
ăn dứa có tác dụng gì

YouTube video

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Loại quả này chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, các các chất chống Oxy hóa và các hợp chất có lợi khác có khả năng chống viêm và ngăn ngừa một số loại bệnh. Trong khi dứa có liên hệ tới một số lợi ích sức khỏe, nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu loại quả ngọt này có mang lại lợi ích đặc biệt gì cho phụ nữ hay không.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Đôi nét về trái dứa (thơm)

Trước khi đi vào tìm hiểu dứa có tác dụng gì cho phụ nữ thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đôi nét về trái dứa bạn nhé.

Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) là một loại trái cây quen thuộc, gần gũi có vị chua và ngọt vô cùng thơm ngon. Trái dứa được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa, cùng các enzym có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa một số loại bệnh. Dưới đây mời bạn cùng tham khảo thành phần dinh dưỡng có trong trái dứa nhé.

Các thành phần dinh dưỡng trong trái dứa:

  • Calo
  • Chất béo
  • Chất đạm
  • Chất xơ
  • Vitamin C, B6, A, K
  • Kẽm
  • Phốt pho
  • Canxi
  • Sắt
  • Kali
  • Magie
  • Folate
  • Đồng

Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều mangan và vitamin C. Đây chính là những chất có lợi cho sự tăng trưởng, duy trì và trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch và hấp thu sắt từ chế độ ăn hằng ngày.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Tác dụng của quả dứa

1. Điều trị cảm và ho

Nếu đang bị cảm lạnh, bạn nên ăn dứa do loại quả này có chứa bromelain 1, một loại enzyme có đặc tính chống viêm nhiễm có thể chống lại nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn. Ăn dứa thường xuyên có thể ngừa ho và cảm lạnh.

2. Tăng cường xương

Dứa rất giàu mangan giúp củng cố cho xương của bạn vững chắc hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung loại quả này vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Tốt cho răng

Ăn dứa giúp tăng cường nướu răng, giúp răng chắc khoẻ bởi hàm lượng canxi tốt. Ngoài ra, mangan cũng giúp tăng cường xương và răng.

4. Ngăn ngừa ung thư

Ăn một quả dứa mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư. Thêm một điều tuyệt vời về loại quả này là nó làm chậm quá trình tổn thương tế bào và khiến bạn trông trẻ trung hơn. Loại trái cây này có rất nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi nhiều loại bệnh.

5. Hỗ trợ tiêu hóa

Ăn dứa hay uống nước ép từ quả dứa sẽ giúp bạn thoát khỏi khó chịu của chứng đầy bụng. Dứa có một nguồn giàu bromelain, chất xơ và vitamin C giúp tiêu hóa tốt.

6. Tốt cho mắt

Ăn dứa thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Loại trái cây lành mạnh này có một nguồn vitamin C cao và một số chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ thị lực tốt.

7. Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Dứa có chứa bromelain được cho là có đặc tính chống viêm. Điều này sẽ làm dịu cơn đau khớp và ngăn ngừa bạn khỏi bệnh viêm khớp.

8. Ngăn ngừa tăng huyết áp

Nếu bạn đang bị tăng huyết áp, hãy bắt đầu ăn dứa thường xuyên vì loại trái cây này có lượng kali cao và lượng natri thấp hơn, có thể duy trì huyết áp và khiến bạn cảm thấy thư thái nhất. Đây là cách tự nhiên tốt nhất để bạn có thể kiểm soát mức huyết áp của mình.

9. Giảm nguy cơ đông máu

Bromelain là chất chính trong dứa sẽ làm giảm nguy cơ đông máu. Vì vậy, bạn nên sử dụng trái cây này thành bữa ăn nhẹ.

10. Hạn chế nhiều bệnh dễ mắc phải

Dứa rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh mà cơ thể bạn dễ mắc phải, nhất là khi bạn già đi.

11. Ngăn ngừa buồn nôn

Dứa có chứa các enzym tiêu hóa có thể làm giảm cảm giác buồn nôn, đặc biệt là giúp phụ nữ mang thai giảm ốm nghén.

12. Cung cấp nhiều năng lượng

Dứa có chứa valine và leucine là hai chất rất quan trọng đối với sự phát triển và phục hồi các mô cơ. Uống một ly nước ép dứa có thể giúp bạn vượt qua mệt mỏi và tăng cường sức chịu đựng để tiếp tục hoạt động cả ngày. Ngoài ra, sẽ giữ cho bạn đủ nước cả ngày và cung cấp tất cả năng lượng cần thiết để bạn vận động.

13. Giảm căng thẳng

Dứa có serotonin, một chất chống căng thẳng tự nhiên giúp giữ cho các hormone và thần kinh của bạn được thư giãn.

14. Làm đẹp da

Nước ép dứa có rất nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa có thể điều trị mụn trứng cá, tổn thương do ánh nắng mặt trời và làn da không đều màu.

15. Đặc tính chống lão hóa

Bạn càng lớn tuổi, làn da của bạn bắt đầu mất đi vẻ tươi sáng và bắt đầu hình thành các nếp nhăn. Ăn dứa có thể làm cho bạn trông trẻ hơn và làm chậm quá trình chết của tế bào. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào nó và điều này sẽ nhân lên lợi ích của tác dụng chống lão hóa.

16. Ngăn ngừa mụn nhọt

Tất cả những gì bạn cần làm là thoa một ít nước dứa lên mặt và để khô trong 5 phút. Sau đó, rửa sạch lại với một ít nước và điều này sẽ giúp loại bỏ các độc tố trên da mặt của bạn.

17. Xử lý các đốm đen

Dứa có thể làm giảm các đốm đen trên khuôn mặt của bạn. Hãy xoa một vài lát dứa lên các vết đen ấy và giữ nó trên mặt 5 phút cho đến khi nó có thể khô, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

18. Tóc mềm và bóng hơn

Dứa có chứa vitamin C giúp tóc mềm và bóng hơn.

19. Tóc dày

Dứa có đặc tính làm dày tóc sẽ giúp tóc chắc khỏe, tránh rụng tóc. Các enzym có trong trái cây này có các chất dinh dưỡng quan trọng có thể làm giàu các nang tóc của bạn. Điều này sẽ cải thiện độ dày và độ đàn hồi của tóc.

20. Chữa khỏi chứng viêm da đầu

Loại trái cây lành mạnh này được cho là có thể làm dịu tình trạng viêm da đầu và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc không mong muốn. Vì vậy, hãy tích cực uống nước ép dứa để loại bỏ tóc rụng.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ?

Trái thơm có tác dụng gì cho nữ giới?

Dưới đây là những tác dụng, lợi ích của trái dứa đối với chị em phụ nữ:

  • Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương, giúp đẹp da: Thành phần của trái thơm có chứa nhiều vitamin C. Đây chính là một loại vitamin quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có nhiều lợi ích cho xương khớp giúp kích thích sản xuất tế bào tạo xương và bảo vệ xương khỏi lão hóa. Ngoài ra, dứa cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn hoạt động của gốc tự do, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc tim mạch, đột quỵ, đồng thời giúp làm đẹp da.
  • Ngăn ngừa ung thư vú: Ung thư vú chính là “kẻ thù” nguy hiểm của nhiều chị em phụ nữ. Theo các nghiên cứu khoa học, dứa có chứa bromelain – một loại enzyme có tác dụng chống ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Chính vì thế, để ngăn ngừa loại bệnh này, các chị em có thể tăng cường ăn dứa, uống nước ép dứa nhé.
  • Tốt cho thai kỳ: Dứa có chứa nhiều vitamin B, B1, B9, kali, canxi, sắt… Và những vitamin khoáng chất này đều rất có ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng cần thận trọng khi ăn dứa, tránh ăn quá nhiều để không gây ra các tác động tiêu cực trong suốt thai kỳ nhé.

Ăn dứa có tác dụng gì cho phụ nữ

Ăn thơm có tác dụng gì cho cô bé?

Ăn khóm có tác dụng gì cho cô bé?  Có nhiều ý kiến cho rằng ăn thơm nhiều sẽ giúp cho “cô bé” tỏa ra hương thơm đặc trưng của loại quả này. Ngoài ra, một số ý kiến cũng cho rằng việc sử dụng dứa có thể sẽ giúp tăng tiết dịch âm đạo, giúp cho “cuộc yêu” thêm kích thích, cuồng nhiệt hơn.

Tuy nhiên trên thực tế thì đây cũng chỉ là những lời đồn đoán. Việc ăn dứa, uống nước dứa khiến cô bé có mùi thơm cũng chỉ là những cảm nhận khá chủ quan của nhiều chị em. Quả dứa (thơm) chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, đồng, mangan, canxi, magie, vitamin C, B6 và folate, chất xơ, bromelain… Những chất dinh dưỡng này chỉ có tác dụng giúp cân bằng độ pH vùng kín mà thôi, còn việc có tạo mùi thơm cho “cô bé” hay không thì chưa được khoa học chứng minh.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Một số lưu ý khi sử dụng dứa

Mặc dù dứa được coi là an toàn cho hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, do tính axit cao của nó, ăn dứa có thể gây ra sự gia tăng các triệu chứng ợ nóng hoặc trào ngược ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Ngoài ra, một số người có thể bắt gặp chứng dị ứng sau khi ăn dứa. Những dấu hiệu dị ứng này bao gồm:

  • Ngứa hoặc sưng miệng
  • Khó thở
  • Nổi mề đay hoặc nổi mẩn trên da
  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Những người mắc chứng dị ứng Latex có thể có khả năng dị ứng dứa cao hơn những người khác. Điều này được gọi là hội chứng latex-fruit. Chất bromelain được tìm thấy trong dứa cũng đã được chứng minh có tác dụng làm tăng cường hấp thụ và đẩy mạnh tác dụng của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc chống trầm cảm

Do đó, khi sử dụng những loại thuốc này, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có một chế độ ăn cân bằng và an toàn.

Hơn nữa, một chế độ ăn nhiều đồ uống có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Do đó, thường xuyên uống nước ép dứa ngọt có thể gây hại cho sức khỏe. Cách tốt nhất để sử dụng dứa là ăn tươi hoặc ép nước nguyên chất, không thêm đường từ bên ngoài.

Tương tác thuốc

Nếu bạn dùng thuốc, những thứ bạn ăn hoặc uống có thể tương tác với thuốc gây những phản ứng không mong muốn. Ví dụ, bromelain trong dứa có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chống trầm cảm và chống co giật.

Khi bạn nhận đơn thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Người bệnh đái tháo đường có cần kiêng ăn dứa?

Trái cây có vị ngọt, bao gồm cả dứa, chứa lượng đường tự nhiên cao. Điều đó khiến nhiều người bị (hoặc có nguy cơ) mắc bệnh đái tháo đường nghĩ rằng nên hạn chế loại quả này, nhưng không phải vậy. Người bị đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về cách tính lượng carbs của dứa và đưa loại trái cây này vào kế hoạch ăn uống của bạn với một lượng vừa đủ.

7 lợi ích được khoa học chứng minh của dứa sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn loại quả này - ảnh 4

Ăn nhiều dứa có thể bị rát lưỡi, thậm chí dị ứng do có tính axit.

Dị ứng

Dứa có thể gây ra phản ứng bất lợi cho một số người. Phản ứng của cơ thể bao gồm kích ứng (bỏng hoặc đau) trong miệng do hàm lượng bromelain của dứa và độ pH có tính axit; hội chứng dị ứng miệng (ngứa hoặc sưng); và, trong một số trường hợp hiếm hoi, sốc phản vệ (thở khò khè hoặc không thở được).

Nếu bạn đã từng gặp bất kỳ phản ứng nào khi ăn dứa, tốt nhất là không nên thử lại một lần nữa. Với tình trạng dị ứng nhẹ có thể được hạn chế bằng cách rắc muối lên dứa, thưởng thức cùng với sản phẩm từ sữa hoặc chế biến thành các món ăn nóng. Hãy tìm lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa dị ứng nếu bạn cho rằng mình bị dị ứng dứa.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Con trái ăn dứa có tác dụng gì
  • Dứa có tác dụng gì cho phụ nữ
  • Quả dứa có tác dụng gì
  • Uống thơm có tác dụng gì
  • Ăn dứa có tác hại gì
  • Dừa có tác dụng gì
  • Dứa có tác dụng gì cho da
  • Ăn thơm có tác dụng gì cho nam giới