Ăn sầu riêng có tác dụng gì? Sầu riêng con dao 2 lưỡi với sức khỏe

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nên ăn sầu riêng vào lúc nào
  • Những người không nên ăn sầu riêng
  • Tác hại của sầu riêng
  • Cách ăn sầu riêng đúng cách
  • Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ
  • Sầu riêng có béo không
  • Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
  • An sầu riêng có nổi mụn không
ăn sầu riêng có tốt không
ăn sầu riêng có tốt không

YouTube video

Quả sầu riêng là gì?

Sầu riêng được biết đến là một loại trái cây nhiệt đới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, nổi tiếng với biệt danh là “vua của các loại trái cây”. Mặc dù hương vị của sầu riêng khá nặng và nồng, nhưng nó lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác.

Sầu riêng thường có kích thước lớn, vỏ ngoài cứng và có nhiều gai nhọn bao phủ quanh vỏ. Sầu riêng có nhiều giống khác nhau, phổ biến nhất là Durio zibethinus.

Quả có thể dài tới 30cm và rộng khoảng 15cm, trọng lượng từ 1-3 kg. Phần thịt sầu riêng có màu vàng nhạt hoặc đỏ. Mùi vị của loại quả này có thể mang lại những phản ứng khác nhau ở mỗi người, từ “khó chịu” cho tới “nghiện”.

Sầu riêng được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, nhất là khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, chất xơ cùng với các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Trong 243 gram sầu riêng sẽ cung cấp:

  • Calo: 357
  • Chất xơ: 9 gram
  • Carb: 66 gram
  • Chất béo: 13 gram
  • Protein: 4 gram
sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn hầu hết các loại trái cây khác
  • Vitamin B6: 38% của DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
  • Vitamin C: 80% của DV
  • Thiamine: 61% của DV
  • Kali: 30% của DV
  • Mangan: 39% của DV
  • Riboflavin: 29% của DV
  • Folate: 22% của DV
  • Niacin: 13% của DV
  • Đồng: 25% của DV
  • Magiê: 18% của DV

Nhờ vào bảng thành phần dinh dưỡng này mà sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn chứa các hợp chất thực vật có lợi như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.

Ăn sầu riêng có tác dụng gì? tốt không?

Từ khi biết sầu riêng có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh cho người dùng. Mà đề tài sầu riêng có tốt không luôn được thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn sức khỏe. Vậy thì sầu riêng có tốt không sẽ được trả lời qua các vấn đề dưới đây:

Ăn sầu riêng có tác dụng gì? tốt không?

Sầu riêng với sức khỏe người dùng

Với những tác dụng chính được đề cập trong bài sầu riêng 6ri. Các nhà khoa học còn nghiên cứu phân tích ra một số thành phần trong sầu riêng có thể hỗ trợ một số bệnh như:

  • Giảm bớt tình trạng táo bón

Khi ăn sầu riêng kết hợp với màu số đồ ăn kiêng kỵ có thể dẫn đến táo bón. Nhưng nếu người dùng ăn sầu riêng đúng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa được chứng táo bón lâu ngày. Vì hàm lượng chất xơ trong sầu riêng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa được giãn nở, tăng khả năng hấp thu nước. Nên giúp cho hệ tiêu hóa được cải thiện, giảm thiểu tình trạng táo bón nhanh chóng.

  • Ngăn ngừa thiếu máu

Việc thiếu hụt chất sắt trong cơ thể khiến cho nhiều người lâm vào tình trạng choáng váng, tối sầm khi đứng hoặc ngồi lâu. Đó là biểu hiện cơ thể đang bị thiếu hụt một lượng máu cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Nên các bác sĩ khuyên người dùng sử dụng sầu riêng để bổ sung hàm lượng vitamin B cùng với Folate. 2 hoạt chất này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào máu đỏ hỗ trợ tốt cho tình trạng thiếu máu.

  • Cải thiện chứng đau nửa đầu

Cải thiện chứng đau nửa đầu

Hợp chất Riboflavin có trong sầu riêng đóng vai trò như một loại vitamin B cần thiết. Nó giúp xua tan đi những cơn đau đầu khó chịu cho người dùng.

  • Giảm tình trạng mệt mỏi chán nản, stress

Sầu riêng cung cấp một hàm lượng vitamin B6 cần thiết trong việc kích thích cơ thể sản sinh ra chất hóa học Serotonin. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền các thông tin về não bộ. Từ đó nó giúp cho những người hay mắc bệnh đau đầu, chán nản, mệt mỏi,… cải thiện nhanh tâm trạng.

  • Tốt cho răng và lợi

Phốt pho và canxi trong sầu riêng không chỉ tốt cho hệ xương khớp. Mà chúng còn bổ sung lượng chất giúp cho răng, lợi được chắc khỏe hơn. Đồng thời canxi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của răng miệng.

Sầu riêng bài thuốc Đông y chữa bệnh an toàn, lành tính

Trong đông y, các bộ phận của sầu riêng đều có công dụng trong việc làm bài thuốc đông y chữa bệnh. Đặc biệt vỏ sầu riêng có vị đắng, tính ấm có tác dụng rất tốt trong việc cầm mồ hôi, tiêu thụ huyết khí và làm ấm phổi để chữa ho. Và một số bài thuốc được sử dụng phổ biến là:

  • Bài thuốc bổ thận tráng dương

Bài thuốc bổ thận tráng dương

Sử dụng 200g gam sầu riêng chín, 1 bộ bầu dục lợn, các gia vị cần thiết. Sau khi rửa sạch và cắt bầu dục lợn thành miếng vừa ăn. Bạn chỉ cần bắt chảo lên cho một chút hành thơm vào đảo cho bầu dục lợn chín thì cho phòng sầu riêng đã chuẩn bị vào.

Để cải thiện tình trạng sinh lý yếu nhanh chóng thì cần ăn 5 lần, mỗi ngày một lần để có hiệu quả.

  • Chữa liệt dương, di tinh

50 gam sầu riêng, 20 gam đường đem đi đánh hai nguyên liệu thành hỗn hợp kem. Sau đó cho khoảng 100 ml nước sôi để nguội vào khuấy đều sử dụng. Để có hiệu quả thì mỗi ngày dùng 2 lần và sử dụng trong 10 ngày.

  • Hỗ trợ bổ thận, kích thích tiêu hóa

Sử dụng 15 gam vỏ sầu riêng, 10 gam đậu đen sao qua, 12g tang ký sinh, 15g hà thủ ô, 15g đỗ trọng, 15g cốt toái bổ, 8g vỏ quýt. Đem tất cả các nguyên liệu này nấu nước uống mỗi ngày.

Tác hại và những điều khi ăn sầu riêng bạn nên biết

Ngoài những thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Sầu riêng cũng để lại một số vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng. Dưới đây là những tác hại thường gặp khi ăn sầu riêng không đúng cách.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Sầu riêng được sử dụng như thế nào?

Trong nền ẩm thực Đông Nam Á, sầu riêng thường được lựa chọn để chế biến thành các món ăn ngọt hoặc mặn. Cả phần thịt và hạt sầu riêng đều có thể ăn được, tuy nhiên hạt cần phải nấu chín trước khi sử dụng.

Hương vị của sầu riêng được mô tả là sự trộn lẫn giữa các vị như hạnh nhân, tỏi, phô mai và caramel. Mùi của nó nồng đến nỗi bị cấm mang vào một số khách sạn và hệ thống giao thông công cộng ở Đông Nam Á.

Các chế phẩm phổ biến từ loại trái cây này, bao gồm:

  • Súp
  • Nước ép
Nước ép sầu riêng
Nước ép sầu riêng thơm ngon bổ dưỡng
  • Hạt sầu riêng luộc hoặc rang
  • Kem, kẹo hoặc các món tráng miệng khác
  • Món ăn phụ

Ngoài ra, sầu riêng cũng được áp dụng trong y học cổ truyền và mang một số tính chất dược phẩm.

Những tác hại khi ăn sầu riêng không đúng cách

  • Đầy bụng đầy hơi khó tiêu

Hàm lượng chất xơ cùng một số chất trong sầu riêng được nạp quá nhiều vào cơ thể gây nên tình trạng khó tiêu. Nên khi người dùng ăn quá nhiều so với quy định có thể xảy ra tình trạng đầy bụng, đầy hơi, dạ dày khó chịu.

  • Làm tăng lượng đường trong máu

Trong sầu riêng có chứa hàm lượng đường tự nhiên khá cao nên không tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp. Khi ăn sầu riêng quá nhiều làm cho lượng đường trong cơ thể tăng cao. Làm cho cơ thể mất kiểm soát nồng độ glucose trong máu. Nên sầu riêng cũng được đánh giá là không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

  • Gây nóng, nổi mụn trên cơ thể

Vì sầu riêng có tính nóng nên khi ăn nhiều sẽ làm cho tuyến mồ hôi tăng tiết nhiều hơn. Điều này làm cho cơ thể luôn trong trạng thái nóng bức khó chịu, các loại mụn nhọt, mụn nóng cũng xuất hiện trên mặt hoặc lưng.

  • Có thể gây tử vong

Một trong những tác hại nghiêm trọng mà người dùng không quan tâm khi sử dụng sầu riêng. Đó là khi ăn sầu riêng không đúng cách có thể sẽ tạo cơ hội cho các hoạt chất phản ứng hóa học xảy ra gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Những điều khi ăn sầu riêng bạn nên biết

  • Ăn sầu riêng có béo/mập không?

Ăn sầu riêng có béo/mập không?

Trái cây được xếp vào danh sách những thực phẩm hỗ trợ làm đẹp da, giảm cân hiệu quả. Nhưng sầu riêng có thành phần dưỡng chất và Calo cao. Trung bình trong 100g sầu riêng có khoảng từ 129 đến 181 Calo.

Nên việc ăn sầu riêng thường xuyên sẽ bổ sung cho cơ thể lượng calo vượt so với mức cần cho hoạt động một ngày. Điều này làm cho năng lượng tích tụ lại gây ra hiện tượng tích mỡ thừa, tăng cân nhanh chóng. Vậy nên với những người đang giảm cân hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng nên hạn chế ăn sầu riêng để không dư năng lượng bổ sung.

  • Sầu riêng bao nhiêu calo?

Sầu riêng bao nhiêu calo?

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nghiên cứu trong 100g trái sầu riêng trước khoảng 21% carbohydrate. Trong đó hàm lượng calo trung bình từ 129 đến 181 calo cho 100 gam sầu riêng. Nên tính trung bình một trái sầu riêng nặng khoảng từ 1 đến 1,5 kg. Thì nó sẽ cung cấp cho cơ thể người dùng khoảng 1000 calo.

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn sầu riêng?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn sầu riêng?

Trong quá trình trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ sức khỏe sinh sản. Sầu riêng là một trong những loại trái cây có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Nó cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin cùng các khoáng chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nên đối với một số người mắc bệnh về xương khớp, thiếu máu,… có thể ăn sầu riêng để bồi bổ cơ thể.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp các bác sĩ đều khuyên hạn chế hoặc không nên sử dụng. Điển hình đó chính là đối tượng phụ nữ mang thai. Nhưng lại không có một nghiên cứu nào chứng minh cho việc ăn nhiều sầu riêng sẽ không tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Ngược lại nếu biết sử dụng đúng cách, đúng liều lượng cho phép. Sầu riêng sẽ bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho cho mẹ và thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Nhưng khi sử dụng sầu riêng không đúng thì mẹ bầu cũng gặp phải những vấn đề trong những tháng đầu tiên mang thai.

Lưu ý để hạn chế mọi ảnh hưởng đến với thai kỳ thì sau 3 tháng đầu

  • Mẹ bầu mang thai đang bị bệnh đái tháo đường, tiểu đường. Hoặc người có tiền sử về bệnh tiểu đường không nên ăn sầu riêng.
  • Nên hạn chế sử dụng sầu riêng vì nó có tính nóng rất dễ gây nên tình trạng nóng khó chịu cho mẹ bầu.
  • Trong giai đoạn mang thai muốn giữ được vóc dáng nên hạn chế sử dụng sầu riêng.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng từ 100 đến 150 gam sầu riêng mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng tốt cho thai nhi 3 tháng đầu.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Một số lưu ý khi ăn sầu riêng

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi sử dụng sầu riêng kết hợp với uống rượu có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Bởi vì trong sầu riêng có chứa các hợp chất tương tự như lưu huỳnh có thể ngăn rượu được chuyển hóa hoàn toàn, từ đó khiến mức nồng độ cồn trong máu bị tăng cao, gây ra các tình trạng như buồn nôn, nôn mửa, hoặc tim đập nhanh. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tránh uống rượu và ăn sầu riêng cùng một lúc.

Ngoài ra, ăn sầu riêng cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, vấn đề ở dạ dày, tiêu chảy, hoặc đầy hơi. Hạt sầu riêng có thể gây khó thở đối với một số người.

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, nên hạn chế ăn sầu riêng, bởi vì nó có chứa 13 gram chất béo và 357 calo có thể làm tăng cân.

Cách ăn sầu riêng

Vỏ sầu riêng khá cứng và có nhiều gai nhọn, vì vậy bạn nên sử dụng găng tay khi tách vỏ nhằm bảo vệ da tay khỏi bị tổn thương.

Sử dụng dao và nhẹ nhàng tách bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó gỡ lấy phần thịt bên trong sầu riêng.

Sầu riêng có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến cùng với một số nguyên liệu khác như gạo nếp.

Sầu riêng cũng được sử dụng phổ biến trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như kẹo hoặc kem. Tuy nhiên những sản phẩm này thường không cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể.

sầu riêng
Sầu riêng có thể ăn trực tiếp sau khi đã gỡ phần vỏ bên ngoài

Với những mặt lợi và hại của việc ăn sầu riêng đối với sức khỏe người dùng. Ăn sầu riêng có tác dụng gì trên đây. Nó không chỉ là những thông tin tham khảo để bạn hiểu hơn về tác hại, tác dụng của sầu riêng. Mà bạn có thể liên hệ với đơn vị để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nên ăn sầu riêng vào lúc nào
  • Những người không nên ăn sầu riêng
  • Tác hại của sầu riêng
  • Cách ăn sầu riêng đúng cách
  • Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ
  • Sầu riêng có béo không
  • Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng
  • An sầu riêng có nổi mụn không