Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- 100g bánh đa trắng bao nhiêu calo
- 100g bánh đa đỏ bao nhiêu calo
- 100g bánh đa sợi bao nhiêu calo
- Bánh đa phở bao nhiêu calo
- Hến xúc bánh đa bao nhiêu calo
- Bánh đa tráng dừa Tây Ninh bao nhiêu calo
- 100g bánh đa nem bao nhiêu calo
- Bánh đa vừng đen

Bánh đa là món ăn huyền thoại được nhiều người yêu thích không chỉ bởi nó có thể áp dụng phù hợp trong thực đơn giảm cân. Bạn đã biết bánh đa bao nhiêu calo hay chưa? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm bạn nhé!
Bánh đa có thành phần chủ yếu là bột gạo được cán mỏng và phơi khô để làm thành nhiều món khác nhau. Nhìn sơ qua bánh đa có phần mỏng manh, tuy nhiên nếu xét về mặt năng lượng, bánh đa không hề thua kém bất kỳ món ăn nào.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Bánh đa là gì?
Bánh đa, còn gọi là bánh tráng, thành phần chính là bột gạo được hòa tan với nước và có thể cho thêm một số nguyên liệu khác để tăng thêm hương vị đặc trưng cho bánh.
Sau đó, bánh được tráng mỏng, rồi đem phơi khô. Trước khi ăn, người ta phải nướng bánh giòn rụm trên bếp, đợi nguội và bảo quản trong túi nilong kín để bánh đa không bị ỉu.
Chính vì thế, người miền Bắc gọi là bánh đa nướng trong khi người miền Nam và miền Trung gọi là bánh tráng nướng.
Việc thưởng thức bánh đa cũng đơn giản, có thể ăn trực tiếp sau khi được nướng giòn rụm hoặc có thể nhúng qua nước để làm thành nem cuốn – gọi là bánh đa nem hoặc bánh chả.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Bánh đa ăn kèm với gì?
Dễ ăn và có độ giòn đặc trưng nên bánh đa có thể được dùng kèm với nhiều món ăn rất hấp dẫn như:
Hến xúc bánh đa
Đây là món ăn nổi tiếng ở khu vực miền Trung, bánh đa nướng giòn rụm hòa lẫn vị béo của mè cùng với vị ngọt và thịt dai của hến xào, chắc chắn là món ăn vặt mà bạn không nên bỏ qua.
Khi chế biến hến, bạn có thể ướp hến với một ít bột nghệ để tăng thêm màu sắc và giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Lươn xúc bánh đa
Thịt lươn có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng đối với sức khỏe cũng như bồi bổ khi huyết. Nếu bạn đã quen thuộc với món cháo lươn và lẩu lươn thì hãy thử món lươn xào xúc bánh đa, ắt hẳn sẽ bị nghiền không thua gì món hến xào.
Lươn có thể được bằm nhuyễn rồi xào chung với sả và ớt, hoặc làm món lươn xào nghệ, lươn xào cà, lươn xào chuối đều có thể xúc được với bánh đa nướng.
Bánh đa trộn
Bánh đa trộn được chế biến như bánh tráng trộn mà bạn thường ăn. Tuy nhiên, với bánh đa nướng thì bạn sẽ cảm nhận được độ giòn và bị béo thơm hơn (nhờ mè). Một số topping quen thuộc như trứng cút, khô gà, chả quế, xoài xanh bào sợi, hành phi, ớt khô,… tất cả sẽ được trộn đều với bánh đa nướng (được bẻ nhỏ) trước khi thưởng thức.
Đặc biệt, bạn có thể rưới nước mắm me hoặc bất kì một loại nước sốt có vị chua ngọt để làm cho món bánh đa trộn trở nên ngon hơn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Tiết canh vịt, tiết canh heo
Không phải ai cũng có thể ăn được món tiết canh vịt và tiết canh heo, vì nó có vị hơi khó ăn và thoảng mùi hơi tanh đối với một số người. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến đúng cách thì chắc chắn ăn một lần, bạn sẽ nghiền ngay món này.
Tiết canh thường được ăn kèm với bánh đa nướng giòn rụm, thêm chút vị béo của mè hòa lẫn với vị bùi béo của đậu phộng. Thậm chí, trong tiết canh có thể sử dụng thêm một số loại rau thơm khiến cho món ăn trở nên bổ và có mùi hương dễ chịu.
Bánh đa bao nhiêu calo?
Bánh đa hay còn có tên gọi khác là bánh tráng được làm từ bột gạo, người ta cán mỏng và phơi khô bánh tráng sau đó sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Theo một số phân tích, bên trong 100g bánh đa có khoảng 333 calo. Phần lớn trong bánh là tinh bột.
Bánh đa được áp dụng để chế biến thành nhiều món chẳng hạn như bánh đa vừng đen, bánh đa trộn, bánh đa nướng, hoặc bạn cũng có thể nấu chín nó như bún hay phở. Mỗi loại bánh đa khi được chế biến khác nhau thì sẽ có lượng calo khác nhau.
Bánh đa nướng và bánh đa trộn thường được ăn kèm với nhiều nhân khác nhau như thịt, mỡ hành, tôm,… Chính điều này đã làm tăng lượng calo so với bánh đa khô thông thường.
Bánh đa ăn có béo không?
Thực tế cho thấy: việc ăn bánh đa nướng không hề gây béo, vì trung bình mỗi cái bánh đa chứa khoảng 110 – 140 calo.
Bình thường, chúng ta ăn khoảng 2 cái là cảm thấy no, tương đương với lượng calo hấp thu từ 220 – 280 calo, do đó không tác động gì nhiều đối với cân nặng hiện tại, ngoại trừ bạn tiêu thụ bánh đa quá nhiều trong mỗi bữa ăn..
Nếu lỡ tiêu thụ nhiều bánh đa nướng, thì bạn hãy kết hợp thêm việc dùng các loại rau củ và thịt để cân bằng chất dinh dưỡng mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần phải tập thể dục và năng vận động thường xuyên để giảm bớt lượng calo dư thừa trong cơ thể, cũng như khắc phục tình trạng tăng cân ngoài ý muốn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Bánh đa cua
Về bản chất, bánh đa cua có thành phần cơ bản là tinh bột. Tuy nhiên khi chế biến, người đầu bếp sẽ nấu chung với các nguyên liệu khác như thịt heo, thịt bò, cà chua,… thì lượng calo cũng từ đó tăng cao.
Bạn có thể ăn kèm với rau sống như xà lách, rau mùi, rau húng, tía tô để cân bằng lượng chất béo và bổ sung vitamin cho cơ thể.
Bánh đa vừng đen
Bánh đa vừng đen không gây béo đồng thời có tác động tích cực đến sức khỏe cơ thể con người. Được biết vừng là loại hạt đầy dinh dưỡng có chứa các khoáng chất, chất giúp ức chế và giảm cholesterol trong máu.
Ngoài ra vùng đen giúp loại bỏ và ngăn chặn tế bào mỡ phát triển, kích thích đốt cháy mỡ tích tụ. Chính vì vậy dù bánh đa có hàm lượng calo cao nhưng bạn vẫn có thể hoàn toàn yên tâm vì nó không gây béo. Tuy nhiên đối với nhiều bà bầu, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên họ nên ăn bánh đa ở mức vừa phải không quá nhiều bởi nó có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó chịu.
Bánh đa trộn (bánh tráng trộn)
Bánh đa trộn có thành phần chủ yếu bao gồm sợi bánh đa khô, thịt bò khô, rau rau, ớt cay, lạc, trứng cút lộn, nước mỡ. Đây là món ăn vặt ngon lành nhưng khiến nhiều người mau tăng cân.
Lượng gốc axit béo no trong bánh đa trộn đặc biệt khi ăn vào buổi tối sẽ làm gia tăng tỉ lệ mỡ thừa và làm thay đổi cân nặng gây choáng váng cho cơ thể. Vì vậy, hãy nắm bắt các kiến thức sức khỏe trước khi tiêu thụ bất kỳ một món ăn nào dù nó có ngon đến đâu đi nữa nhưng nếu không tốt cho sức khỏe cũng không nên sử dụng nhiều.
Ăn bánh đa nướng có mập không?
Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình 1 người trưởng thành cần 2000 calo để duy trì hoạt động mỗi ngày. Và cần 667 calo cho một bữa ăn nếu ăn đủ 3 bữa. Do đó, với hàm lượng calo trong bánh đa thì đáp án cho câu hỏi ăn bánh đa có mập không thì điều này còn tùy thuộc vào cách mà bạn ăn.
Nếu như bạn ăn bánh đa nướng bình thường thì không cần quá lo lắng đến việc ăn bánh đa nướng có mập không. Nhưng nếu bạn ăn bánh đa nướng có kèm theo mỡ hành, trứng, thịt, bơ,… việc bạn mập lên là điều hoàn toàn có thể.
Do đó, nếu bạn đang có ý định giảm cân thì nên giảm thiểu hoặc không nên ăn bánh đa nướng có mỡ hành,… Mà chỉ nên ăn bánh đa nướng thông thường, bạn có thể ăn kèm các loại rau củ và các nguyên liệu giàu chất xơ, ít calo.
Tỉ lệ tinh bột trong bánh đa rất cao, lên đến gần 95%. Nếu ăn nhiều bánh đa sẽ khiến cơ thể bị dư tinh bột, tích lũy thành mỡ và gây tăng cân nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nếu chỉ ăn bánh đa không, cơ thể sẽ xảy ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, dư thừa tinh bột nhưng thiếu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Do đó, dù thích thú món ăn này, các bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nếu đang ăn kiêng giảm cân, bánh đa không phải là một loại thực phẩm phù hợp với thực đơn của bạn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cách ăn để ăn bánh đa nướng không mập
Nếu bạn sợ tăng cân, đang trong chế độ ăn kiêng thì khi ăn bánh đa nên chú ý:
- Chỉ ăn 1-2 cái bánh đa nướng, bánh đa vừng, bánh đa kê trong mỗi lần, không ăn hàng ngày, tối đa 1 lần trong tuần.
- Nếu chỉ ăn bánh đa nem thì bạn không nên ăn quá 10 cái trong 1 bữa, không ăn quá nhiều trong một ngày hay một tuần.
- Nếu ăn bánh đa cua, bánh đa nấu thì chỉ nên ăn 1 bát trong bữa và cũng không ăn quá nhiều trong một ngày hay một tuần.
- Không ăn bánh đa vào buổi tối.
- Không chỉ ăn mỗi bánh đa mà nên kết hợp với các nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, rau xanh, trái cây… để cân bằng dinh dưỡng.
- Kết hợp ăn uống và tập luyện để mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất. Nếu quá bận rộn hãy lựa chọn những thiết bị tập tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập thể dục… để duy trì chế độ tập luyện thường xuyên mỗi ngày.
- Như vậy, việc áp dụng cách thức này bạn hoàn toàn yên tâm để không phải hỏi ăn bánh đa nướng có mập không khi ăn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Một số món từ bánh đa được nhiều người yêu thích
Bánh tráng nướng
Đây là món ăn yêu thích của giới trẻ bao gồm bánh đa cùng phần nhân: trứng, mỡ hành, thịt băm, tép rang… được nướng lên, ăn kèm với nước tương vô cùng đậm đà. Vào những ngày thời tiết se se lạnh, có mưa lâm râm, được thưởng thức một chiếc bánh tráng nướng thì thật tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu đang giảm cân, các bạn không nên ăn nhiều bánh tráng nướng đâu nhé vì nó có thể khiến bạn béo lên nhanh chóng đấy ạ. Ăn thế này hết nghĩ ăn bánh đa nướng có mập không
Gỏi cuốn
Gỏi cuốn có phần nhân là rau sống, bún tươi, tôm, thịt, trứng, lạp xưởng… được gói lại bằng bánh đa nhúng nước, ăn kèm với nước chấm chua ngọt hoặc tương đen. Cách ăn bánh đa này vừa ngon miệng lại bổ sung đa dạng dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để giảm cân hiệu quả, các bạn không nên ăn nhiều gỏi cuốn này nhé.
Bánh tráng trộn
Đây là món ăn yêu thích của phần lớn các bạn học sinh, sinh viên. Bánh tráng trong món ăn này được cắt sợi nhỏ, trộn đều với tép khô, rau răm, đậu phộng, dầu, gan… giúp sợi bánh tráng mềm, thấm gia vị, chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn. Giá trị dinh dưỡng của bánh tráng trộn không nhiều nhưng ăn nhiều món ăn này cũng không tốt, dễ gây nóng trong người, nổi mụn nhé.
Bánh tráng cuốn thịt heo
Đây là đặc sản của các tỉnh miền trung Việt Nam. Thịt trong món ăn này nên chọn thịt ba chỉ có cả nạc và mỡ, luộc chín, thái mỏng. Món này còn có ăn kèm với rau sống, nước chấm. Nước chấm là yếu tố quan trọng quyết định mùi vị của món ăn. Nước chấm càng ngon, càng đậm đà thì món ăn càng ngon miệng. Nhiều địa phương thay vì ăn thịt heo luộc, họ ăn bánh tráng cuốn cá nục hấp cũng rất ngon miệng, hấp dẫn.
Bánh tráng me
Đây là đặc sản của tỉnh Tây Ninh. Bánh tráng được phơi sương để bánh khô nhưng vẫn mềm và dẻo, thêm muối ớt, hành phi, đậu phộng, nước me sền sệt… tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn, ăn mãi không chán, càng ăn càng ghiền. Món ăn này cũng gần giống món bánh tráng trộn nhưng ít dinh dưỡng hơn. Ăn nhiều bánh tráng me Tây Ninh cũng rất dễ bị nóng đấy nhé, không tốt cho da mặt, do đó không nên ăn quá nhiều.
Bánh tráng không phải là thực phẩm tốt cho việc cân nặng, nguy cơ gây béo là khá lớn. Do đó nếu đang trong quá trình giảm cân, các bạn không nên ăn nhiều thực phẩm này.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Công thức ăn bánh đa cho người giảm béo
Đối với chị em đang ăn kiêng giảm béo với chế độ khắt khe lo lắng ăn bánh đa có béo không thì có thể áp dụng cách ăn bánh đa khoa học dưới đây để không còn phải băn khoăn tăng cân nữa.
-
Ăn tối đa 1 cái bánh đa tròn/ 1 lần
Món bánh đa vừng đen ăn ngon, ngậy nên thường ăn sẽ rất “tốn”. Tuy nhiên, đối với người cần giảm cân thì nên có sự kiềm chế lại nếu không chắc chắn trọng lượng cơ thể sẽ nhanh gặp tình trạng báo động.
Nên ăn nhiều nhất là 1 chiếc bánh đa (kích thước thường bán trên thị trường) trong 1 lần thưởng thức. Không nên ngày nào cũng ăn mà chỉ tối đa 1 lần trong 1 tuần.
Ăn bánh đa tốt nhưng phải đúng định lượng phù hợp
-
Không nên ăn buổi tối
Bánh đa cua nấu thường ăn làm bữa sáng nên với quá trình vận động trong ngày thì bạn cũng không cần quá lo ăn bánh đa có béo không.
Tuy nhiên, ăn vào buổi tối hay ăn bánh đa nướng, bánh đa trộn thì thật sự sẽ rất dễ gây tích mỡ và tăng cân. Không chỉ do lượng calo lớn mà buổi tối đêm hoạt động cơ thể ít không thể đốt cháy hết được lượng calo dư thừa.
-
Chỉ ăn bánh đa vừng đen, bánh đa đỏ khô
Đối với người bình thường hoặc người gầy thì có thể ăn nhiều món ăn từ bánh đa mà không phải lo lắng quá nhiều bị mập nhưng người đang thừa cân hay đang giảm béo thì phải cân nhắc lựa chọn.
Chỉ nên ăn bánh đa đỏ, bánh đa truyền thống để giảm bớt lượng calo cho người đang ăn kiêng. Việc phải kiềm chế, điều chỉnh lại những sở thích ăn uống trong thời gian giảm béo là điều khó tránh khỏi.
Các loại bánh tráng có kèm thịt, chất béo sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên đáng kể
Lưu ý: Không nên dùng bánh đa với mục đích giảm cân bởi tuy trong đó chứa tinh bột nhưng chất béo cùng nhiều dinh dưỡng khác khá nghèo nàn.
Vì vậy, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới dư thừa tinh bột, thiếu đạm, vitamin, khoáng chất có thể khiến cơ thể bị suy nhược. Nếu muốn ăn kiêng theo công thức nào cũng cần tham vấn ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
Hi vọng với chia sẻ về bánh đa bao nhiêu calo và cách ăn bánh đa sao cho giảm cân, bạn đã biết cách áp dụng món ăn này để giảm cân hiệu quả. Bạn nhớ thường xuyên cập nhật các bài viết mới về calo tại Camnangbep.com bạn nhé! Chúc bạn may mắn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- 100g bánh đa trắng bao nhiêu calo
- 100g bánh đa đỏ bao nhiêu calo
- 100g bánh đa sợi bao nhiêu calo
- Bánh đa phở bao nhiêu calo
- Hến xúc bánh đa bao nhiêu calo
- Bánh đa tráng dừa Tây Ninh bao nhiêu calo
- 100g bánh đa nem bao nhiêu calo
- Bánh đa vừng đen