Làm gì khi bé không chịu uống sữa? Lời khuyên cho các mẹ khi bé không chịu uống sữa

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bé từ nhiên không chịu uống sữa
  • Trẻ dưới 1 tuổi không chịu uống sữa
  • Trẻ sơ sinh không chịu uống sữa
  • Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài
  • Làm gì khi bé không chịu uống sữa ngoài
  • Nguyên nhân bé không chịu uống sữa
  • Trẻ 1 tuổi không chịu uống sữa công thức
  • Thực đơn cho be không uống sữa
bé không chịu uống sữa
bé không chịu uống sữa

YouTube video

Bé ăn dặm không chịu uống sữa là nỗi ám ảnh lớn đối với những bà mẹ bỉm sữa. Cứ nghĩ trẻ đến tuổi ăn dặm sẽ bớt vất vả hơn, không ngờ trẻ biếng uống sữa khiến bố mẹ càng thêm lo lắng cho tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng ở trẻ. Cùng Camnangbep.com đi tìm nguyên nhân và hướng giải quyết trong trường hợp này mẹ nhé!

 Tại sao trẻ em cần uống sữa?

Sữa là nguồn cung cấp lượng canxi rất nhiều cho cơ thể trẻ em. Ngoài ra, còn có một lượng lớn đạm và những chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Bao gồm vitamin D và kali, thường bị thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Do đó, uống sữa sẽ bổ sung nhiều năng lượng và khoáng chất để phát triển khỏe mạnh hệ xương và răng.

Trẻ em có thể nhận được nguồn đạm từ các thực phẩm khác. Nhưng nếu con bạn không uống sữa, chúng có thể không được bổ sung đủ canxi và vitamin D. Nhu cầu canxi tăng lên khi trẻ lớn hơn. Vì vậy càng lớn, trẻ càng cần bổ sung thêm sữa mỗi ngày. Do đó việc bé không chịu uống sữa là một vấn đề cần phải giải quyết sớm.

Nguyên nhân bé ăn dặm không chịu uống sữa

1. Trẻ bị thu hút bởi thức ăn dặm hơn là sữa

Khi bắt đầu ăn dặm, bé được tiếp xúc với những món ăn mà bé chưa từng thử hay nếm trước đây. Con dễ bị thu hút bởi hương vị mới và hấp dẫn, màu sắc bắt mắt của những thực phẩm ăn dặm như trái cây, rau củ, thịt cá. Và thế là bé sẽ hơi lơ là sữa, không chịu bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nữa.

Bữa ăn dặm đủ chất có màu sắc bắt mắt trẻ.

Bữa ăn dặm đủ chất có màu sắc bắt mắt trẻ.

2. Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn dặm

Một nguyên nhân khác làm bé ăn dặm lười uống sữa là do bé đã quá no. Khi thấy trẻ hứng thú với những món ăn dặm, ba mẹ đã “chớp” lấy cơ hội, khuyến khích con ăn nhiều hơn, dẫn tới trẻ sẽ ăn dặm “vượt chỉ tiêu”.

3. Trẻ có vấn đề với sữa

Bước vào giai đoạn ăn dặm, nhu cầu bú sữa của bé giảm đi vì thế tuyến sữa của mẹ không còn nhận sự kích thích thường xuyên và hiệu quả nữa. Do vậy, sữa được sản sinh ít, không dồi dào như trước cũng là một nguyên nhân làm cho bé chán dần và bỏ sữa. Với những bé đang uống sữa công thức, có khả năng bé không còn thích hương vị đó hoặc cũng có thể mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ, làm giảm hương vị, hàm lượng dinh dưỡng, …khiến trẻ không còn hứng thú với sữa.

Tỷ lệ pha sữa công thức chưa đúng có thể làm em bé không chịu uống sữa.

Tỷ lệ pha sữa công thức chưa đúng có thể làm em bé không chịu uống sữa.

4. Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Thực tế, không nên cho bé ăn dặm khi bé còn dưới 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện. Khi cơ thể chưa sẵn sàng mà đường ruột bé đã phải hoạt động hết công suất, có thể ảnh hưởng chức năng về tiêu hóa và khẩu vị, trong đó có thể có tình trạng ngán sữa hoặc thậm chí không còn muốn uống sữa nữa.

Bé ăn dặm lười uống sữa trong thời gian dài có vấn đề gì không?

Sữa mẹ và sữa công thức lần lượt là nguồn dinh dưỡng chính và bổ sung cho bé trong 12 tháng đầu đời. Các thực phẩm khác chỉ là bữa phụ và không thể thay thế được. Mẹ hãy quan sát kỹ, đặc biệt là cân nặng, chiều cao và sức đề kháng trẻ, để tránh gặp vấn đề bé không chịu uống sữa kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé:
  • Bé có thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin – khoáng chất, men và hormone.
  • Sức đề kháng của bé giảm đi, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
  • Bé lười uống sữa và ăn dặm nhiều hơn, từ đó năng lượng vượt quá nhu cầu thì dễ thừa cân.
Cho con ăn sớm dễ khiến em bé không chịu uống sữa.
Cho con ăn sớm dễ khiến em bé không chịu uống sữa.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Làm thế nào khi bé ăn dặm nhưng không chịu uống sữa?

Sữa công thức là món ăn đơn giản, tiện lợi, có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đã được công nhận là phù hợp với trẻ ăn dặm. Chính vì thế, việc bé ăn dặm không chịu uống sữa, khiến các bà mẹ rất lo lắng. Nếu không uống sữa thì phải cho trẻ ăn dặm như thế nào? Và làm cách nào để trẻ có thể uống sữa trở lại?

Tùy vào nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm không chịu uống sữa, mẹ có thể đối chiếu với bé nhà mình và áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:

 Lựa chọn loại sữa phù hợp

Trước tiên mẹ cần phải lựa chọn một loại sữa công thức phù hợp với từng độ tuổi ăn dặm khác nhau. Khi sử dụng nếu trẻ có các biểu hiện như khó chịu khi ngửi thấy mùi, xua tay, từ chối khi mẹ cho uống,… Các biểu hiện liên tục trong nhiều ngày thì mẹ có thể nghĩ tới phương án đổi một loại sữa mới.

Song song với khẩu vị của trẻ, mẹ nên lựa chọn các nhãn hàng uy tín, có chất lượng và được cục an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ y tế kiểm duyệt qua.

 

Làm gì khi bé không chịu uống sữa? Lời khuyên cho các mẹ khi bé không chịu uống sữa 3

Khắc phục tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Tình trạng dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra ở những đứa trẻ trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm. Các biểu hiện mà mẹ có thể thấy ở trẻ như nôn, tiêu chảy, đi cầu phân máu lượng ít…  Điều này làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, kéo theo tình trạng biếng ăn, từ chối uống sữa ở trẻ.

Giải pháp lúc này là cho trẻ sử dụng từng chút sữa công thức để trẻ làm quen dần với sự mới lạ của nó. Và ngày càng tăng dần lượng sữa lên cho tới khi trẻ không còn các biểu hiện dị ứng thì bắt đầu cho trẻ dùng như bình thường. Bên cạnh đó các biểu hiện của tình trạng dị ứng đạm sữa bò khá giống với hội chứng lỵ nên mẹ cần phải thận trọng và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Mẹo kích thích trẻ uống sữa

Bé ăn dặm là thời gian mà mẹ không còn phải thức giấc giữa đêm để cho bú, nhưng bù lại mẹ phải toàn tâm toàn ý trong những giờ ăn. Không ép trẻ ăn quá nhiều hay khi trẻ từ chối ăn uống. Khi cho trẻ ăn, hạn chế tối đa các chấn thương vùng hầu họng như hóc, sặc.. điều này ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý trẻ. Việc bị sặc khi uống sữa có thể trở thành nỗi ám ảnh khiến trẻ không muốn uống sữa. Vậy nên mẹ cần phải nắm bắt những bí quyết giúp trẻ ăn uống ngon miệng một cách khoa học nhất.

Một số mẹo kích thích trẻ ăn uống được các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo nên áp dụng ở trẻ nhỏ:

– Khen ngợi trẻ bằng những lời nói, cử chỉ khi trẻ ăn uống tốt.

– Không đánh hay nạt nộ trẻ khi trẻ biếng ăn.

– Trong giờ ăn nên cho trẻ ngồi một chỗ và tập trung vào việc ăn uống. Việc mang trẻ đi lại trong giờ ăn khiến việc tiêu hóa của trẻ thật sự gặp vấn đề.

– Quy định thời gian ăn uống của trẻ trong vòng 20-30 phút, để hình thành một thói quen ăn uống ngay từ đầu.

– Cho trẻ ăn khi trẻ đói và giai đoạn đầu nên chia nhỏ các bữa ăn.

– Cho trẻ uống sữa công thức luân phiên với việc bú sữa mẹ. Không nên bỏ sữa mẹ quá sớm.

– Khi pha sữa công thức, hay chú ý tỷ lệ để nó có thể tạo nên hương vị ngon nhất của sữa. Và đa phần trong bao bì của mỗi loại sữa công thức đều cho ra một tỷ lệ cực kỳ chính xác và hợp lý.

Làm gì khi bé không chịu uống sữa? Lời khuyên cho các mẹ khi bé không chịu uống sữa 4

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Bổ sung dinh dưỡng, kích thích ăn ngon nhờ Scumin 

Trẻ ăn dặm không chịu uống sữa không chỉ khiến mẹ lo lắng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của trẻ. Trẻ không uống sữa khiến quá trình ăn dặm trở nên khó khăn và kéo dài hơn. Khi sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng mà trẻ lại không hấp thu các thực phẩm bên ngoài có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và chậm phát triển trí não. Vì vậy, kích thích khả năng ăn uống của con trẻ là điều kiện tiên quyết giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn.

Nhằm kích thích vị giác của trẻ một cách tự nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio cho ra mắt dòng sản phẩm Scumin, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

Những mẹo cho mẹ khi bé không chịu uống sữa

  • Bình tĩnh cho trẻ uống sữa. Không ép hoặc năn nỉ con bạn uống sữa.
  • Thêm các phần sữa nhỏ (120 mL) vào hầu hết các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.
  • Làm gương cho trẻ bằng cách các thành viên khác trong gia đình cũng có thói quen uống sữa.
  • Thử cho trẻ uống sữa đựng trong một chiếc cốc đầy màu sắc hoặc có hình trẻ yêu thích.
  • Cho trẻ uống sữa ở nhiệt độ mà trẻ thích (ướp lạnh). Bạn có thể thử thêm đá viên để làm cho sữa thực sự lạnh hoặc thử dùng sữa ấm.
  • Để trẻ tự đổ sữa ra cốc, pha sữa với sự giúp đỡ của người lớn hoặc từ sữa trong một bình nhỏ.
  • Thêm sô cô la hoặc dâu tây để tạo thêm mùi vị cho sữa.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể thêm sữa vào bữa ăn hàng ngày. Trong khi con bạn đang học cách quen với sữa, bạn có thể chọn thực phẩm hoặc đồ uống được làm bằng sữa làm bữa ăn trong ngày như:

  • Ngũ cốc ăn sáng.
  • Súp kem tự làm hoặc đóng hộp.
  • Khoai tây nghiền (kèm sữa, bơ…).
  • Cháo bột yến mạch nấu trong sữa thay vì nước.
  • Bánh ngọt.
  • Sinh tố (làm từ sữa, sữa chua và trái cây).
  • Kết hợp phô mai với trái cây.

Mẹo nhỏ cho bạn là khi chế biến thức ăn có nước, bạn có thể cân nhắc thay nước bằng sữa.

Sữa cũng có thể được ngụy trang trong thức ăn yêu thích của con bạn. Tuy nhiên, nếu trẻ từ chối sữa hoặc bị dị ứng với thành phần có trong sữa, những chất dinh dưỡng này vẫn có thể được bổ sung qua các loại thực phẩm khác.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Những thực phẩm thay thế sữa khi bé không chịu uống sữa

Có nhiều thực phẩm có thể thay thế sữa khi bé không chịu uống sữa
Có nhiều thực phẩm có thể thay thế sữa khi bé không chịu uống sữa

Ngoại trừ sữa đậu nành không đường, sữa làm từ thực vật không được khuyến khích thay thế cho khẩu phần sữa tươi. Sữa đậu nành chủ yếu cung cấp chất đạm, có thể giúp tăng cường canxi và vitamin D. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng không phải tất cả các nhãn hàng thay thế sữa đều được tạo ra như nhau. Cha mẹ nên so sánh các thông tin dinh dưỡng và chọn đồ uống cung cấp canxi, đạm, vitamin D và không thêm đường cho trẻ.

Dị ứng với nhiều loại thực phẩm có thể khiến việc lựa chọn một loại sữa thay thế khó khăn. Cha mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa dị ứng để chọn lựa loại sữa thay thế tốt nhất dựa trên nhu cầu của con mình.

Quảng cáo

Sau khi biết được những giải pháp cho vấn đề trẻ không chịu hoặc không thể uống sữa, hi vọng sẽ có cái nhìn tích cực hơn về tình hướng này. Sáng tạo với nhiều cách tiếp cận của bạn sẽ khuyến khích trẻ thích uống sữa  nhiều hơn. Nếu không, bạn đừng quá lo lắng vì canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác mà chúng cần có thể bổ sung qua thức ăn hằng ngày.

Chung quy lại, ba mẹ nên chuẩn bị kỹ càng kiến thức và thực đơn cho giai đoạn ăn dặm của bé thật khoa học. Từ đó sẽ giảm được các vấn đề gây trở ngại việc nuôi con như bé ăn dặm không chịu uống sữa và giúp bé phát triển toàn diện nhé. Mong rằng những thông tin tổng hợp trên giúp ba mẹ nào đang gặp phải tình trạng này tìm được nguyên nhân và giải pháp sớm cho bé yêu thêm khỏe mạnh nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Bé từ nhiên không chịu uống sữa
  • Trẻ dưới 1 tuổi không chịu uống sữa
  • Trẻ sơ sinh không chịu uống sữa
  • Làm thế nào để bé chịu uống sữa ngoài
  • Làm gì khi bé không chịu uống sữa ngoài
  • Nguyên nhân bé không chịu uống sữa
  • Trẻ 1 tuổi không chịu uống sữa công thức
  • Thực đơn cho be không uống sữa