Một số hướng dẫn về bổ sung sắt cho trẻ chính xác nhất

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc sắt cho trẻ thiếu máu
  • Thực phẩm bổ sung sắt cho bé dưới 1 tuổi
  • Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu
  • Dấu hiệu thiếu sắt  trẻ sơ sinh
  • Bổ sug sắt cho trẻ thiếu máu
  • Thuốc bổ sung sắt cho bé của Nhật
  • Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ 6 tháng
  • Sữa bổ sung sắt cho trẻ 3 tuổi
bổ sung sắt cho trẻ
bổ sung sắt cho trẻ

YouTube video

Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi cần được bổ sung sắt để giảm nguy cơ thiếu máu và bảo đảm sự phát triển tốt nhất về thể chất và nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu, tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tuổi theo cách tốt nhất. Ngược lại, nếu bổ sung sai cách, trẻ có thể gặp phải nhiều rủi ro về sức khỏe. Dưới đây là thông tin chi tiết dành cho các bậc phụ huynh.

Vai trò của chất sắt trong cơ thể

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của cơ thể, tham gia vào quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể, nhờ đó cơ bắp có thể dự trữ và sử dụng oxy.

Nếu chế độ ăn không có đủ chất sắt, con người có thể gặp phải một tình trạng gọi là thiếu sắt. Thiếu sắt ở trẻ em là một vấn đề phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung và dẫn đến thiếu máu nếu không được điều trị. Tình trạng này xảy ra ở nhiều cấp độ, từ thiếu hụt nhẹ cho đến thiếu máu do thiếu sắt – khi đó máu sẽ không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thực tế, nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất được cho là do thiếu sắt.

Vai trò của chất sắt trong cơ thể
Vai trò của chất sắt trong cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ

Một số bé không nhận đủ sắt vì nhiều lý do khác nhau, có thể bắt nguồn từ việc:

  • Ăn uống không đủ chất;
  • Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém;
  • Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng;
  • Mất máu do nhiễm giun sán.

Nguyên nhân gây thiếu sắt

Nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất được cho là do thiếu sắt – một chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển và tăng trưởng tế bào của hệ miễn dịch và thần kinh. Chất sắt cũng giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong những hoạt động thể chất của con người. Thiếu sắt có thể bắt nguồn từ việc:

  • Ăn uống không đủ chất;
  • Khả năng hấp thu sắt trong chế độ dinh dưỡng kém;
  • Tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ tăng trưởng;
  • Nhiễm giun sán;
  • Mất máu do kinh nguyệt ở trẻ em gái vị thành niên.

Một số trẻ có nguy cơ thiếu sắt cao hơn và có thể cần phải dùng thực phẩm bổ sung thường là:

  • Kén ăn, không có chế độ dinh dưỡng cân bằng;
  • Trẻ em thường ăn chay hoặc thuần chay;
  • Mắc các bệnh làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, chẳng hạn bệnh đường ruột và nhiễm trùng mãn tính;
  • Trẻ nhẹ cân và sinh non;
  • Những bé có mẹ bị thiếu sắt;
  • Uống quá nhiều sữa bò;
  • Thường xuyên tiếp xúc với chì;
  • Trẻ thường xuyên tập thể thao, được huấn luyện như vận động viên chuyên nghiệp;
  • Trẻ lớn và thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì;
  • Trẻ em gái vị thành niên bị mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt.
Sinh non
Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu sắt

Chẩn đoán tình trạng thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời làm suy giảm khả năng phát triển nhận thức và thành tích học tập. Cụ thể, thiếu sắt có thể cản trở sự tăng trưởng bình thường của các bé và gây ra:

  • Các vấn đề học tập và hành vi;
  • Tính cách rụt rè, xa lánh xã hội;
  • Trì hoãn các kỹ năng vận động;
  • Yếu cơ.

Sắt cũng rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, không cung cấp đủ chất sắt sẽ khiến bé dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và đối mặt với nhiều cơn cúm hơn. Tuy nhiên không nên tự ý bổ sung sắt cho trẻ mà chưa tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Trẻ cần phải thăm khám để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, cũng như kiểm tra thể chất và tìm kiếm các dấu hiệu thiếu sắt, bao gồm:

 

  • Vấn đề về hành vi;
  • Mất cảm giác ngon miệng;
  • Yếu đuối;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Hội chứng ăn bậy bạ (pica), ví dụ như thích ăn đồ bẩn, đá, đất, kem đánh răng, tóc hoặc giấy;
  • Không tăng trưởng đúng như tốc độ dự kiến.

Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu máu nhỏ để kiểm tra các tế bào hồng cầu của trẻ. Nếu bé được chẩn đoán bị thiếu chất sắt, bác sĩ sẽ kê toa một số chất bổ sung sắt cho trẻ 10 tuổi.

Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Bác sĩ sẽ là người chỉ định bổ sung sắt khi phát hiện trẻ thiếu sắt

Khuyến cáo của WHO về bổ sung sắt cho trẻ

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2011 có khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn cầu bị thiếu máu. Trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu máu do thiếu sắt vì nhu cầu sắt tăng cao ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, đặc biệt là trong khoảng 5 năm đầu đời. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và suy giảm khả năng phát triển nhận thức, cũng như thành tích học tập kém.

Bằng chứng đã chỉ ra rằng bổ sung sắt hàng ngày ở trẻ từ 24 – 59 tháng tuổi có thể giúp tăng:

  • Ferritin: Một loại protein dự trữ sắt cho biết hàm lượng sắt trong cơ thể đang ở mức thiếu hay dư thừa;
  • Nồng độ hemoglobin: Một phân tử điều khiển các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

WHO khuyến nghị các tổ chức y tế công cộng nên chú trọng bổ sung sắt cho bé 5 tuổi trở xuống (độ tuổi mẫu giáo). Đặc biệt là những bé sống ở những nơi có tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cao hơn 40%, để tăng nồng độ hemoglobin và cải thiện tình trạng tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.

Bổ sung sắt đúng cách cho trẻ
Bổ sung sắt đúng cách cho trẻ

Trẻ em cần bao nhiêu sắt?

Bổ sung sắt cho bé 3 tháng thường không cần thiết vì trẻ khi mới được sinh ra đã có sẵn chất sắt dự trữ trong cơ thể. Nhưng theo thời gian, trẻ cần một bổ sung thêm một lượng chất sắt nhất định để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu sắt cho cơ thể ở các độ tuổi sẽ thay đổi khác nhau, chẳng hạn:

  • Bổ sung sắt cho bé 9 tháng: Khoảng 11 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 1 tuổi – 3 tuổi: Khoảng 7 mg/ngày;
  • Bổ sung sắt cho bé 5 tuổi: Dưới 10 mg/ngày;
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Khoảng 8 mg;
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Khoảng 15 mg/ngày (nữ) hoặc 11 mg/ngày (nam).

Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị thiếu sắt?

Sắt là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng, phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cũng là thành phần tham gia cấu tạo máu, vì vậy thiếu sắt kéo dài dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai, trẻ bú sữa mẹ hơn 6 tháng nhưng không được bổ sung phong phú các loại thực phẩm, trẻ kén ăn, ăn chay… đều là đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Nếu thiếu nhẹ, hay thiếu trong giai đoạn ngắn, trẻ sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Nếu thiếu sắt nặng kéo dài thì dấu hiệu dễ thấy nhất là trẻ xanh xao, nhợt nhạt, mệt nhỏi, tóc khô, móng tay giòn, sức đề kháng giảm nên trẻ dễ bị nhiễm trùng, như nhiễm trùng đường hô hấp… Nếu bạn thấy bất kì dấu hiệu nào như trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng thiếu sắt của trẻ.

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?

Nếu bé đang dùng sữa công thức có tăng cường chất sắt, nhiều khả năng con bạn đã nhận được đủ lượng chất sắt khuyến nghị. Trong trường đang cho con bú hoàn toàn, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và như thế nào. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dược phẩm bổ sung sắt dưới dạng dung dịch (liều lượng cụ thể) hoặc chất sắt có trong vitamin.

Một số khuyến nghị chung về việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu thường là:

  • Trẻ đủ tháng

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi, cho đến khi bé ăn nhiều hơn 2 khẩu phần mỗi ngày với các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như ngũ cốc tăng cường hoặc thịt xay nhuyễn. Nếu bạn cho con bú và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chủ yếu, thì không cần dùng thực phẩm bổ sung.

  • Trẻ sinh non

Bắt đầu bổ sung sắt khi trẻ được 2 tuần tuổi cho đến giai đoạn ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu bạn vẫn cho con bú trong thời gian này và bé cũng uống thêm sữa tăng cường chất sắt như nguồn dinh dưỡng chính, không cần dùng thêm thực phẩm bổ sung sắt cho bé 1 tuổi.

Bổ sung sắt cho trẻ
Bổ sung sắt cho trẻ từ 4 tháng tuổi

Ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em

Các bước khác bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa thiếu sắt ở trẻ em bao gồm:

  • Cung cấp thực phẩm giàu chất sắt

Khi bạn bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc (thường ở độ 4 – 6 tháng tuổi), hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm có thêm chất sắt, như ngũ cốc, thịt xay nhuyễn và đậu nghiền. Đối với trẻ lớn hơn, nguồn chất sắt tốt bao gồm thịt đỏ, thịt gà, cá, đậu và rau bina.

  • Đừng lạm dụng sữa

Không nên cho trẻ từ 1 – 5 tuổi uống hơn 710 ml sữa mỗi ngày để hạn chế nguy cơ thiếu sắt.

  • Tăng cường hấp thu

Vitamin C giúp thúc đẩy khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn uống. Bạn có thể cải thiện khả năng hấp thụ chất sắt cho con bằng cách tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Bao gồm: trái cây họ cam quýt, dưa đỏ, dâu tây, ớt chuông, cà chua và rau xanh đậm.

Tóm lại, bổ sung sắt cho trẻ mỗi ngày giúp làm tăng huyết sắc tố và ferritin. Ngoài ra, tác dụng của việc bổ sung sắt trên lâm sàng cũng có liên quan đến cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và phát triển nhận thức của trẻ.

Thiếu sắt ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng cách cung cấp thực phẩm giàu chất sắt trong các bữa ăn và đồ ăn nhẹ. Thực phẩm bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp hàng được sử dụng rộng rãi cho trẻ em đã bị thiếu sắt hoặc mới chỉ có nguy cơ. Phụ huynh cũng có thể nói chuyện với bác sĩ về nhu cầu sàng lọc thiếu máu thiếu sắt ở trẻ và bổ sung sắt cho bé 9 tháng trở lên.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Nguồn thực phẩm giàu chất sắt

Trẻ em nên bổ sung sắt cũng như các vitamin khác từ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Nếu đã ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt, các bé hầu như không cần dùng thêm các loại dược phẩm bổ sung. Chất sắt được tìm thấy trong những thực phẩm sau đây:

  • Thịt đỏ: Thịt bò và nội tạng động vật (chẳng hạn như gan);
  • Gà tây, thịt lợn và thịt gà;
  • Cá;
  • Ngũ cốc dinh dưỡng, chẳng hạn như bột yến mạch;
  • Các loại rau lá xanh đậm: Cải xoăn, bông cải xanh và rau bina;
  • Các loại đậu;
  • Mận khô (prunes).
Thực phẩm

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Nên bổ sung thuốc sắt như thế nào?

Chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trên thị trường có rất nhiều dạng thuốc sắt khác nhau, từ viên nén, viên nén phóng thích kéo dài, viên nang, viên bao tan trong ruột… ở dạng sắt đơn chất hoặc phối hợp với vitamin, acid amin khác. Tuy nhiên, dạng thuốc lỏng, siro thường phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ hơn. Dưới đây là một số lưu ý khi cha mẹ cho con uống thuốc sắt:

  • Sắt được hấp thu tối đa lúc bụng đói. Vì vậy, nên uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ, hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Nếu có thể, nên dùng chung với Vitamin C hoặc những thực phẩm giàu Vitamin C để tăng hấp thu sắt.
  • Trong trường hợp, trẻ bị kích ứng dạ dày do uống sắt khi đói (đau bụng, buồn nôn, nôn mửa…), có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn, hoặc khởi đầu bằng liều thấp, sau đó tăng dần.
  • Một số thức ăn, có thể tương tác làm giảm sự hấp thu sắt như: sữa, trà, café, coca và các loại nước có ga… Vì vậy, nên tránh dùng những thực phẩm này 1 đến 2 giờ sau khi uống sắt. Tương tự với các thuốc dạ dày (như thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton….).
  • Các dạng thuốc lỏng, siro có khả năng làm sậm màu răng của trẻ khi sử dụng trong một thời gian dài. Súc miệng, đánh răng sau khi uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng này.
  • Thuốc có thể làm trẻ đi tiêu phân đen. Tuy nhiên, tác dụng này không gây hại. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Nếu trong nhà bạn có trữ sẵn thuốc sắt, phải để xa tầm tay của trẻ, vì sắt là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thuốc hàng đầu. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt thường là nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, có máu trong phân….  Các triệu chứng trễ hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông… Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?

Bổ sung sắt cho trẻ cần hợp lý và đúng cách. Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh lạm dụng, mắc sai lầm khi bổ sung cho trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Bổ sung sắt cho bé qua nguồn thực phẩm từ động vật, thực vật

Bổ sung sắt cho bé qua nguồn thực phẩm từ động vật, thực vật

Đối với những trường hợp đang được uống sữa công thức, trong đó có tăng cường bổ sung sắt thì rất có thể, con bạn đã được cung cấp chất sắt được khuyến nghị. Vì thế, mẹ cần chú ý về công thức, thành phần sữa.

Với những trường hợp nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian bổ sung sắt cho bé. Thông thường, đối với trẻ sinh đủ tháng thì cần bổ sung sắt khi trẻ được 4 tháng tuổi. Đối với trẻ sinh non, bé nên được bổ sung sắt khi được 2 tuần tuổi cho đến khi ăn dặm lúc 1 tuổi.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Bổ sung sắt cho trẻ qua thực phẩm và thuốc

Chế độ ăn uống

Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé bằng việc bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những loại thực phẩm sau:

Sắt trong thực phẩm động vật: Bao gồm một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu; một số loại hải sản như cá, tôm, cua,…; trứng và gan động vật,…

Sắt trong thực phẩm thực vật: Những loại rau màu xanh đậm thường có chứa nhiều sắt, chẳng hạn như rau muống, rau bó xôi,… Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung sắt cho con bằng việc cho trẻ ăn các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, nên cho trẻ ăn một số loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, dâu tây,… để tăng cường hấp thu sắt.

Bổ sung sắt cho bé bằng thuốc

Có thể bổ sung sắt bằng thuốc có chỉ định của bác sĩ 

Có thể bổ sung sắt bằng thuốc có chỉ định của bác sĩ 

Các bậc phụ huynh cần lưu ý, chỉ nên bổ sung sắt bằng thuốc cho trẻ khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc bổ sung cho trẻ để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Nên bổ sung sắt trước khi ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ vì sắt được hấp thu tối đa khi bụng đói. Với những trường hợp trẻ nhạy cảm, dễ xảy ra tình trạng buồn nôn

 thì nên được bắt đầu với liều thấp sau đó tăng dần đến liều lượng điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Khi cho trẻ bổ sung sắt thì hạn chế để bé sử dụng các loại đồ uống có ga.

Nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi dùng thuốc để tránh trường hợp các thành phần của thuốc có thể khiến răng trẻ bị đậm màu hơn.

Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là khiến trẻ đi ngoài phân đen, nhưng không đáng lo ngại. Ngoài ra một số trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kể đến như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn,…

Để xa tầm tay của trẻ để tránh tình trạng ngộ độc thuốc.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Phương pháp phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những 6 tháng đầu đời của trẻ.

Nên đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Nên đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt

Khi trẻ bắt đầu ăn được những thực phẩm rắn, nên có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng cho trẻ. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều protein, bổ sung sắt qua thực phẩm thực vật, động vật có chứa nhiều sắt,… Đồng thời bổ sung vitamin C để quá trình hấp thụ sắt của trẻ tốt hơn.

Nếu bạn nghi ngờ bé bị thiếu máu do thiếu sắt, hãy cho trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tránh để lâu dẫn đến hậu quả khó lường.

Các dạng thuốc sắt cho bé trên thị trường hiện nay

Nhằm giúp bố mẹ hiểu hơn về các sản phẩm bổ sung sắt cho bé, các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ em cũng như có sự chọn lựa phù hợp theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe cho trẻ dùng, dưới đây là một số thông tin tham khảo:

Thuốc sắt cho bé dạng viên

Loại này được sản xuất dưới dạng viên nang hoặc viên nén, chứa hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ uống, không gây nôn ói. Tuy nhiên, sử dụng viên sắt cho bé khó hấp thu hơn dạng lỏng, đồng thời có thể gây nóng trong người, gây táo bón.

Thuốc bổ sung sắt cho bé dạng lỏng (siro sắt cho trẻ)

Hàm lượng sắt nguyên tố trong thuốc bổ sung sắt cho bé dạng lỏng không nhiều bằng dạng viên, mùi vị hơi khó uống (có thể gây nôn khi uống) do mùi tanh “đặc trưng” của sắt. Tuy nhiên, siro sắt cho trẻ dễ hấp thu, ít gây nóng trong người, ít gây táo bón.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Top các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ nhỏ chuyên gia khuyên dùng

Theo chuyên gia, nhu cầu sắt ở trẻ nhỏ rất cao, do đó ngoài chế độ ăn hàng ngày việc sử dụng thuốc, các sản phẩm bổ sung sắt cho bé là cần thiết. Trẻ được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt nếu lượng huyết sắc tố (Hb) dưới 11gHb trong 100ml máu. Tùy chỉ định của bác sĩ và mức độ thiếu sắt hoặc độ tuổi của trẻ mà bố mẹ có thể chọn các loại sắt dạng nước cho bé, siro sắt cho trẻ hay viên sắt cho bé… để bổ sung cho con như:

  • FERRIC IP (4×5, H/20 ống x 5ml): Bổ sung sắt cho cơ thể trẻ, hỗ trợ tạo hồng cầu để tạo máu, hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, giảm những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu lên não.
  • BRAUER KIDS LIQUID MULTIVITAMIN WITH IRON (H/1 chai 200ml): Cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Sản phẩm thuốc bổ sung sắt cho bé trên 3 tuổi.
  • FEROGLOBIN LIQUID (H/1 chai 200ml): Bổ sung sắt, acid folic và các vitamin, hỗ trợ khả năng tạo máu, tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng đề kháng hệ miễn dịch cho trẻ.
  • WELLBABY MULTI-VITAMIN LIQUID (H/1 chai 150ml): Bổ sung các vitamin & khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • SPECIAL KID APPETIT+ (H/1chai 125ml): Loại thuốc sắt cho trẻ này bổ sung các vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ăn ngon miệng.
  • SPECIAL KID MULTIVITAMINES (H/1chai 125ml): Bổ sung các vitamin & khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ nhỏ.
  • SIDERAL GOCCE (H/1 chai 30ml + 1 gói bột 1.9g, + 1 ống nhỏ giọt chia vạch): Bổ sung sắt cho trẻ trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt hoặc tăng nhu cầu về sắt trong các giai đoạn phát triển.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt cho bé hay các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ em có thể xảy ra những “tác dụng phụ” như: làm răng trẻ sậm màu, trẻ đi tiêu phân đen, táo bón, nôn mửa… Bố mẹ không nên quá lo lắng vì chúng không nguy hiểm và sẽ biến mất khi trẻ ngưng sử dụng thuốc.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ sung sắt cho bé

Để việc dùng các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ em an toàn và hiệu quả (dạng viên hoặc dạng lỏng), bố mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc sau:

Nên dùng thuốc bổ sung sắt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ hoặc tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

  • Cần bổ sung sắt cho trẻ theo liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, tránh cho trẻ dùng quá liều, bởi việc thừa hay thiếu sắt trong cơ thể trẻ đều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  • Thời điểm dùng thuốc sắt cho bé tốt nhất là sau khi ăn 1 – 2 tiếng và nên dùng kèm với các loại nước/thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, chanh để tăng hấp thu sắt cho cơ thể. Tránh dùng chung với sữa hoặc các thực phẩm giàu canxi vì nó giảm khả năng hấp thu sắt.
  • Để tránh tác dụng phụ táo bón khi dùng thuốc bổ sung sắt cho trẻ cần cho trẻ uống nhiều nước (tốt nhất là nước sôi để nguội), tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ.
  • Không dùng thuốc sắt cho trẻ nhỏ khi trẻ đang bị nhiễm trùng vì có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
  • Cất/bảo quản thuốc xa tầm với của trẻ vì nếu dùng thuốc quá liều có thể dẫn tới ngộ độc sắt ở trẻ. Biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt có thể là nôn ói dữ dội, tiêu chảy, có máu trong phân… Trường hợp trẻ bị co giật, thở gấp, rơi vào trạng thái tinh thần lơ mơ… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Mặc dù hàm lượng sắt có trong cơ thể rất nhỏ nhưng sắt rất quan trọng đối với sự sống, sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe nguy hiểm như thiếu máu dinh dưỡng; hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch yếu kém… Do đó, khi thấy trẻ có các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, biếng ăn, chậm lớn, táo bón…, bố mẹ hãy nghĩ ngay đến việc trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt và đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được chẩn đoán sớm tình trạng và điều trị kịp thời.

Cần lưu ý rằng quá liều sắt có thể gây khó chịu cho dạ dày, khiến trẻ bị đau bụng, táo bón và mệt mỏi, thậm chí là ngộ độc. Vì vậy phụ huynh chỉ nên bổ sung sắt cho trẻ 5 – 12 tuổi bằng nguồn thực phẩm giàu chất sắt tự nhiên, như tăng cường ngũ cốc ăn sáng, thịt nạc, ăn nhiều trái cây và rau quả. Ngoài ra cũng có rất nhiều loại dược phẩm bổ sung bào chế sẵn cho trẻ mà bố mẹ có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc sắt cho trẻ thiếu máu
  • Thực phẩm bổ sung sắt cho bé dưới 1 tuổi
  • Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu
  • Dấu hiệu thiếu sắt  trẻ sơ sinh
  • Bổ sug sắt cho trẻ thiếu máu
  • Thuốc bổ sung sắt cho bé của Nhật
  • Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ 6 tháng
  • Sữa bổ sung sắt cho trẻ 3 tuổi