Bột gạo làm được món gì? Gợi ý 40 loại bánh làm từ bột gạo đơn giản nhất ngon nhất cho chị em

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm bánh bột gạo chiên giòn
  • Bánh bột gạo với trứng gà
  • Làm bánh từ bột gạo và trứng
  • Cách làm bánh từ bột gạo  bột năng
  • Những loại bánh làm từ bột gạo tẻ
  • Cách làm bánh bột gạo hấp
  • Cách làm bánh từ bột mì và bột gạo
  • Bột mì và bột gạo làm bánh gì
bột gạo làm bánh gì
bột gạo làm bánh gì

YouTube video
Bột gạo là nguyên liệu phổ biến có thể chế biến rất nhiều loại bánh ngon. Thắc mắc chung của nhiều bà nội trợ là bột gạo làm bánh gì ngon nhất. Cách làm bánh từ bột gạo như thế nào ngon đúng chuẩn? Việc căn chỉnh tỉ lệ bột gạo quyết định đến 50% thành công của bánh. Do đó để giúp chị em hiểu rõ hơn cách làm những loại bánh từ bột gạo, trong bài viết này, chúng tôi xin bật mí công thức cũng như các bước cụ thể để làm bánh từ bột gạo cho chị em cùng tham khảo.  

Bột gạo là gì? Bột gạo làm bánh gì? Mua bột gạo ở đâu?

Bột gạo là loại bột được tạo ra từ việc xay mịn hạt gạo sau khi ngâm nước

Bột gạo có thể sử dụng thay thế cho bột mì trong một số công thức nấu ăn.

Nền ẩm thực của các nước châu Á thường sử dụng bột gạo như một nguyên liệu quen thuộc trong chế biến các món ăn, như Việt Nam thường dùng bột gạo trong các món bánh như bánh canh, bánh bò, bánh xèo, bánh đậu xanh, bún gạo, bánh cuốn hay bánh khoái.

bột gạo làm bánh gì
Bột gạo là loại nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn Việt

Có 3 loại bột gạo phổ biến:

  • Bột gạo tẻ: Bột gạo tẻ là loại bột được xay từ hạt gạo tẻ có màu trắng đục và hơi sạm, loại gạo mà chúng ta nấu cơm hằng ngày.
  • Bột gạo nếp: Bột gạo nếp là loại bột được làm từ hạt gạo nếp, có màu trắng tự nhiên, mịn và gây dính tay. Đây là loại gạo được dùng để làm món xôi và chè.
  • Bột gạo lứt: Bột gạo lứt được làm từ hạt gạo lứt, có màu nâu nhạt cho đến màu nâu sẫm, vị béo và hương thơm đặc trưng của hạt gạo lứt.

Bạn có thể tìm mua bột gạo ở các cửa hàng đồ khô, siêu thị hay tạp hóa hoặc mang trực tiếp gạo đi xay.

Tổng hợp 40 món bánh làm từ bột gạo đơn giản

1. Bánh đúc

Mang cái hương vị man mát của phương Đông, bánh đúc tựa như một người con gái rất đỗi dịu hiền, chứ không trắc nặng như tên gọi của nó. Đấy cũng mới chỉ là cái bề ngoài, đến khi ta thưởng thức, đi sâu vào cái món bánh làm từ bột gạo này, mới thảng thốt nhận ra sự êm dịu, thanh mát như mấy thanh âm nhạc thâm trầm. Để rồi khoang miệng ta cứ chóp chép theo cái giai điệu mê man, mềm mại của nó.

Bánh đúc được làm chủ yếu từ bột gạo tẻ, vậy nên bánh không dẻo dai như các loại bánh làm từ bột gạo nếp, mà mềm mịn và không bị khô khi chế biến xong. Ở mỗi vùng miền nước ta, bánh đúc lại tồn tại dưới mỗi hình thái khác nhau. Trong đó, hai hình thức phổ biến nhất là bánh đúc nóng ở miền Bắc và bánh đúc hấp dạng thạch ở miền Nam. Mỗi một dạng bánh lại có mỗi một nét thi vị riêng.

Chớm đông, ở khu vực miền Bắc, thực khách sẽ không khỏi bắt gặp những bát bánh đúc nóng ngào ngạt hương thơm. Cái hương thanh ngọt đấy sẽ đánh thức lấy dạ dày của mỗi người, rồi nhẹ nhàng mời chào, dìu dắt vào thưởng thức. Bánh đúc nóng là dạng bánh sánh, mềm, mịn, dẻo quánh ăn kèm với nước dùng ngọt thơm và các loại nhân như: thịt băm, mộc nhĩ, đậu rán, rau mùi,… Nếu ai lỡ trót nhìn thấy, thì sẽ bất chợt “yêu” ngay.

Ăn bánh đúc nóng vào mùa đông sẽ giúp cơ thể bạn ấm lên (Nguồn: Internet).
Ăn bánh đúc nóng vào mùa đông sẽ giúp cơ thể bạn ấm lên (Nguồn: Internet).

Không như bánh đúc nóng, bánh đúc hấp dạng thạch khác xa hoàn toàn. Cũng với nguyên liệu là bột gạo, nhưng bánh đúc hấp có thêm ít nước cốt dừa và được trộn cùng bột năng cho nên bản thân nó có vị ngọt thanh, beo béo và trở nên sánh đặc hơn. Đáng chú ý, bánh còn có thể vừa là bánh ngọt, cũng vừa có thể là bánh mặn. Bánh ngọt thì có thêm lá dứa xay xanh mát. Bánh mặn thì có thêm nhân đậu xanh, tép và thịt ba rọi. Quả thực đây là một dạng bánh rất phóng khoáng!

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

Nét nổi bật của bánh đúc hấp đấy là cái vị thanh mát của nó (Nguồn: Internet).
Nét nổi bật của bánh đúc hấp đấy là cái vị thanh mát của nó (Nguồn: Internet).

2. Bánh cuốn

Cũng giống như gạo, bánh cuốn xuất hiện hầu hết ở mọi miền của Tổ quốc. Mang trong mình nhiều danh phận khác nhau, nơi thì bánh cuốn, nơi thì bánh ướt, song cái món bánh làm từ bột gạo này lại có vị trí khá tốt trong sổ tay ăn uống của thực khách.

Bề ngoài của bánh toát lên một vẻ mềm mại và mỏng manh đến lạ thường. Cái vẻ đẹp thanh tao, nõn nà đấy là kết tinh của một quá trình làm bánh công phu, mỹ nghệ. Lớp bột gạo sánh mịn sau khi keo lại sẽ được thoa đều lên trên một lớp vải mỏng. Trên đấy, nhờ sức nóng của hơi nước, bột bánh sẽ dần dần thoát ra cái vẻ đẹp đã được nhắc đến. Sau cùng là một ít thịt băm, mộc nhĩ đặt vào giữa, rồi nhẹ nhàng cuộn tròn lại.

Hương vị của bánh cũng rất xứng tầm với vẻ ngoài của mình. Vỏ bánh là yếu tố tiên quyết của một dĩa bánh cuốn ngon. Ngoài mỏng mềm, còn phải giữ được vị bùi, ngậy và cái hương thơm mộc mạc đặc trưng của bột gạo. Cùng với nhân bánh và bát nước chấm thanh ngọt, lớp bánh mỏng mềm đấy sẽ làm nên một món bánh vô cùng cuốn hút.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

Nhìn là mê, ăn là nghiện đấy là bánh cuốn (Nguồn: Internet).
Nhìn là mê, ăn là nghiện đấy là bánh cuốn (Nguồn: Internet).

Vì được làm từ bột gạo, phải chăng bánh cuốn là một nét văn hóa ẩm thực chung của nước ta. Với mỗi địa danh chúng ta lại có mỗi loại bánh cuốn khác nhau: bánh cuốn Hà Nội, bánh cuốn Hải Dương, bánh cuốn Cao Bằng,… ở mỗi làng mạc lại có: bánh cuốn Làng Kênh,… hay càng vào trong, bánh cuốn lại lấy cái danh phận khác như: bánh mướt, bánh ướt. Thế nhưng, không đơn thuần chỉ là thay đổi cái tên, mỗi nơi nó đến hương vị cũng sẽ khác đi. Thật quá đỗi đa dạng, quá đỗi phong phú!

3. Bánh giầy

Bánh giầy vốn làm từ bột gạo nếp, cho nên mặc dù có bề ngoài đơn sơ, nhưng sâu thẳm bên trong nó hàm chứa một giá trị lịch sử to lớn trong văn hóa ẩm thực nước ta. Là biểu trưng cho mặt trời, món bánh truyền thống này đã gây dựng một “cơ đồ” to lớn trong bản đồ ẩm thực Việt Nam.

Bánh giầy được ca dao ca tụng là loại bánh “già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng”. Bởi ngoài cái ý nghĩa lịch sử lâu đời, bánh còn là hiện thân cho một vẻ đẹp thanh tao, chất phác. Bánh được làm từ bột gạo nếp đã giã mịn, nhờ đó bánh sẽ trở nên dẻo dai hơn, xóa đi cái cảm giác ngan ngán khi thưởng thức.

Bánh giầy cũng rất phóng khoáng, vừa có thể là bánh ngọt, vừa có thể là bánh mặn. Trong khi bánh giầy ngọt thể hiện sự điệu đà bằng cách hòa quyện vị ngọt lịm của đường và vị ngọt thanh đượm bùi của đỗ xanh, thì bánh giầy mặn lại thể hiện sự quyến rũ bằng cách thống nhất vị béo ngậy của mỡ và beo béo của đỗ xanh. Ở mỗi hình thái, bánh giầy lại có mỗi nét đặc trưng khác nhau.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

Bánh giầy cũng là một trong các món bánh cổ truyền của nước ta (Nguồn: Internet).
Bánh giầy cũng là một trong các món bánh cổ truyền của nước ta (Nguồn: Internet).

Ở châu Á có rất nhiều loại bánh tương đồng với bánh giầy nước ta, có thể xét đến như: bánh mochi của Nhật Bản, bánh songpyeon của Hàn Quốc, bánh tangyuan của Trung Quốc,… Bởi gạo là cái nôi của những món ăn truyền thống tại châu Á. Dù có xuất phát điểm cùng một nguyên liệu là bột gạo, nhưng mỗi loại bánh lại có mỗi đặc trưng, mỗi hướng phát triển khác nhau.

4. Bánh tráng

Bánh tráng hay bánh đa là một “anh chàng đa năng, đa tài, muôn hình, muôn vẻ”. Xuất thân từ bột gạo nhưng xuyên suốt chiều dài lãnh thổ nước ta, bánh tráng có mặt ở mọi nơi, mọi vùng miền. Mỗi nơi mà bánh tráng có mặt, nơi đấy sẽ có một đặc sản làm từ nó.

Bánh tráng dường như rất “ích kỷ” với bản thân, nguyên liệu làm bánh chỉ đơn thuần là bột gạo. Thế nhưng, quy trình chế biến bánh tráng thì không mộc mạc, giản dị như thế. Để làm được bánh tráng phải trải qua nhiều công đoạn công phu, cầu kỳ. Xay bột, tráng bánh, lấy bánh, phơi bánh và nướng bánh đều phải làm rất tỉ mỉ, khéo léo. Song, trong mỗi công đoạn lại có ti tỉ những chi tiết mà người làm bánh phải để tâm tới nếu muốn có mẻ bánh ngon.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

Chỉ đơn thuần là bột gạo nhưng độ biến hóa thì lại vô song (Nguồn: Internet).
Chỉ đơn thuần là bột gạo nhưng độ biến hóa thì lại vô song (Nguồn: Internet).

Tuy ích kỷ với bản thân là thế, nhưng bánh tráng sống “rất thoáng” với các món ăn khác. Chắc hẳn chưa có món bánh nào lại có nhiều dạng như bánh tráng. Miền Bắc thì bánh đa trộn, nem rán,… miền Trung thì bánh tráng cuốn thịt heo,… miền Nam thì bánh tráng trộn, bánh tráng nướng,… Thật quá đỗi kỳ diệu!

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

Bánh tráng nướng là một trong những đặc sản của Đà Lạt (Nguồn: Internet).
Bánh tráng nướng là một trong những đặc sản của Đà Lạt (Nguồn: Internet).

5. Bánh khọt

Nói đến bánh khọt là phải xướng lên cái tên là lạ, vui tai, khiến nhiều người phải tò mò tìm đến. Nhưng trong cái giai điệu lạ lẫm, vui vẻ ấy là một món bánh đòi hỏi sự kỹ lưỡng trong khâu chế biến bột gạo, là một món ăn không thể bỏ qua khi đến Vũng Tàu.

Với cương vị là một trong 12 món ăn Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á, bánh khọt đã, đang và sẽ giữ vững phong độ của mình trên trường ẩm thực nước nhà. Bánh sỡ hữu một vẻ đẹp kiêu sa, bên ngoài là lớp áo “long bào” vàng ươm, bên trong là một hình thể quyến rũ, đầy màu sắc, mùi vị. Nói vậy là để thấy bánh nổi bật như nào!

Bên ngoài của bánh khọt là lớp vỏ vàng giòn, được tráng lớp bột gạo mỏng hơn so với các bánh khác nên không nhiều dầu mỡ như chiên, lúc chín vẫn giữ được độ giòn ở đáy, độ mềm dẻo bên trong. Bên trong là các loại nhân bánh có sự nổi trội về độ đa dạng, phong phú, có thể là tôm, mực, thịt,… thêm cùng vào đó là chút mỡ hành. Khi ăn, bánh được đặc cách cho riêng hẳn một bát nước chấm chua ngọt, giúp thực khách cảm nhận được sự tinh tế của bánh khọt.

Độ giòn của bánh khọt rất nổi trội (Nguồn: Internet).
Độ giòn của bánh khọt rất nổi trội (Nguồn: Internet).

6. Bánh chưng

Sẽ thật thiếu sót và hẹp hòi khi nhắc đến gạo mà bỏ qua món bánh chưng xanh. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ đời vua Hùng đến thời khói lửa chiến tranh, rồi thời bình ngày nay, giá trị ẩm thực vô song của bánh chưng vẫn bất biến, vẫn luôn là “người anh cả” đại diện cho nền văn hóa lúa nước, cho mấy món bánh làm từ bột gạo.

Hẳn ai trong đại gia đình Việt Nam chúng ta đều đã từng nhìn, từng nếm rồi đâm mê say món bánh chưng. Không chỉ mê ở hương vị của món ăn, mà còn mê cái cảnh quây quần, hì hục làm bánh. Chưa từng có món bánh nào hàm chứa nhiều giá trị về văn hóa như bánh chưng. Chỉ cần xắn lấy một miếng bánh có cái màu xanh phơi phới mềm dẻo của gạo nếp bỏ vào miệng là cảm nhận được ngay cảm giác giao hòa của đất trời, đức hạnh của người mẹ,…

Một món bánh rất đỗi "Việt Nam" (Nguồn: Internet).
Một món bánh rất đỗi “Việt Nam” (Nguồn: Internet).

Mặc dù mang trong mình sứ mệnh to lớn của ẩm thực nước nhà, nhưng bánh chưng cũng rất đỗi phóng khoáng, không bó buộc trong một phạm vi nhất định. Từ Bắc chí Nam, chúng ta có bánh chưng gấc đỏ, bánh tét, bánh chưng đen Sapa,… Dù ở vẻ nào thì bánh chưng cũng luôn giữ được một cái chất cho riêng mình – chất của nhà vua.

7. Bánh xèo

Với những ai đã thưởng thức món bánh xèo, thì trong giây phút bắt gặp tiếng nổ xèo xèo của mỡ cháy hay sắt nóng bỏ vào nước, sẽ khó tránh khỏi cảnh bụng dạ lại thổn thức, nhớ nhung về món bánh xèo.

Bánh xèo thường có vẻ ngoài hình bán nguyệt, màu vàng ươm như bông lúa chín. Bột tráng bánh là kết quả của quá trình trộn bột gạo với nước, sánh dẻo, mịn màng, cho nên bánh sỡ hữu cho mình lớp vỏ giòn rụm. Ở mỗi vùng miền sẽ có mỗi loại nhân bánh và nước chấm khác nhau, có nơi chấm nước mắm, nơi có nước chấm riêng. Nhưng nổi bật thì là bánh xèo miền Trung.

Được thêm ít bột nghệ nên bánh xèo miền Trung có màu vàng nổi trội hơn cả. Bánh nơi đây không chỉ bắt mắt, mà còn bắt mùi, bắt vị thực khách. Tận dụng nguồn cung từ biển, nhân bánh xèo miền Trung là những “tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo”, thêm vào đấy là chút giá đỗ, tổng hòa tạo nên một mùi hương quyến rũ. Đặc biệt, nước chấm nơi đây là loại nước chấm pate sánh mịn, đậm đặc, là bệ phóng nâng tầm món bánh xèo miền Trung.

Bánh xèo ăn không chỉ ngon, mà còn no (Nguồn: Internet).
Bánh xèo ăn không chỉ ngon, mà còn no (Nguồn: Internet).

8. Bánh bèo

Giữa muôn vàn món ăn đặc trưng, bánh bèo hiện lên như một thiếu nữ xứ Huế đường phượng, phấp phới dáng lụa sương trắng. Để rồi trong giây phút chia li, biết bao kẻ vấp phải cảnh lòng nặng trịch, dùng dằng chân không chịu nhấc, mắt chẳng thèm rời, miệng không khỏi chóp chép…

Bánh thừa hưởng một nước da trắng trẻo từ bột gạo, cùng một mùi hương tuy ngai ngái, nhưng rất đỗi quen thuộc như là mùi của nước gạo. Nhân bánh có 2 loại là nhân ướt và nhân khô. Dù có ở trong hình thái nào, thì bánh bèo cũng sẽ được rưới lên một thìa nước mắm ngọt dịu.

Khi ăn bánh bèo nhân ướt, bánh sẽ vờ như thay đổi hoàn toàn. Như được khoác trên mình một gang màu áo mới, “nàng” hóa trẻ trung, sôi động, ấm nóng và cuốn hút hơn trước. Lớp nước sốt keo đặc, sánh mịn lẫn đôi chút thịt băm và mộc nhĩ đã làm bánh bèo không còn trở nên đơn điệu, mà trở nên “ngon mắt” hơn bao giờ hết. Nhờ đó mà bánh bèo nhân ướt trở nên được lòng thực khách hơn.

Bánh bèo nhân ướt được nhiều thực khách ưa chuộng (Nguồn: Internet).
Bánh bèo nhân ướt được nhiều thực khách ưa chuộng (Nguồn: Internet).

Với bánh bèo nhân khô thì khác. Tuy không nổi trội như bánh bèo nhân ướt nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng lại vị giác của thực khách. Cảm giác giòn xốp của vỏ bánh mì, hơi khô và ngọt nước của giăm bông sẽ giúp cho thực khách loại bỏ đi cảm giác ngan ngán bởi sự beo béo của bột bánh hay lớp nhân ướt. Nét thi vị này sẽ làm bánh bèo hóa thành người con gái làng mạc. Tuy gai góc nhưng rất đỗi dịu hiền.

Cái độ giòn của nhân bánh sẽ giúp thực khách không bị ngán khi thưởng thức bánh bèo nhân khô (Nguồn: Internet).
Cái độ giòn của nhân bánh sẽ giúp thực khách không bị ngán khi thưởng thức bánh bèo nhân khô (Nguồn: Internet).

9. Bánh nậm

Vốn cũng là một người con ẩm thực của cố đô Huế, cũng như được làm từ bột gạo nên bánh nậm cũng sở hữu cho mình một nét đẹp kiêu sa, không chảnh chọe mà rất gần gũi.

Bên trong lớp lá dong là một khối bánh sắc màu, nghi ngút hương thơm. Bánh nậm có một tâm hồn phơi phới, đầy màu sắc như một bức tranh mùa xuân. Trăng trắng của bột gạo, đỏ tươi của tôm khô và ớt, xanh mát của hành, mỗi màu lại mang một hương vị. Để rồi từ đó hình thành nên một khối tổng thể mang cảm giác “ngon mắt” đến thực khách.

Ngoài hương vị đậm đà, thực khách còn bị cảm phục bởi sự mềm mại tựa tan chảy của bánh. Khi lấy muỗng xắn một miếng, không ít thực khách có cảm tưởng như chưa chạm vào bánh, bất ngờ về cái độ mềm mại. Cái cảm giác bột bánh tan đều ra trong khoang miệng, thấm đẫm hương vị của nhân bánh quyện cùng nước mắm sẽ là một “tiếng kẻng” lớn, đánh thức sự háu đói, thèm thuồng của dạ dày.

Ăn bánh nậm phải ăn từ tốn mới thấy được cái nét thi vị của nó (Nguồn: Internet).
Ăn bánh nậm phải ăn từ tốn mới thấy được cái nét thi vị của nó (Nguồn: Internet).

10. Bánh ít trần

Bánh ít là loại bánh dân gian được làm từ bột gạo nếp, là một món ăn rất mộc mạc và dung dị nhưng “ăn không dám mời”. Bởi khi đã ăn thì sẽ bị cái độ dẻo quánh của bánh mê hoặc lấy. Điểm lý thú ở đây là nơi cái tên gọi. Gọi là bánh ít bởi nhân bánh được tạo nên từ nhiều loại, trong mỗi thứ lại một ít nên mới có cái tên như thế.

Không giống như cái tên, bánh ít chứa đựng rất nhiều tâm tư, tình cảm của người làm bánh. Từ tấm lá gói đến mỗi thành phần nguyên liệu của bánh ít đều được những người làm bánh chăm chút, thả hồn vào đó. Với những thực khách đã quen với cái mùi hương đồng gió nội sẽ dễ dàng nhận ra cái “vẻ đẹp đời thường” mà họ gửi gắm vào đấy. Một vẻ đẹp cổ truyền mang cái hồn của làng quê Việt.

Khi đi sâu vào công đoạn làm bánh, cái đẹp ấy lại càng hiện hữu rõ hơn. Tuy đơn giản như cái tên nhưng để làm được bánh ít ngon thì cần phải chăm chút. Cũng như bao món bánh làm từ bột gạo, có tỉ mỉ sơ chế bột gạo thì bánh mới dẻo, mới ngon. Gạo nếp thơm sau khi được ngâm mình 3-4 tiếng trong làn nước mát sẽ được xay thành bột mịn, dằn cho bột nhỏ nước để tạo độ dẻo cho bánh, rồi thêm chút muối, chút đường nhồi đều. Cuối cùng thêm chút đậu xanh, chút dừa, chút thịt, chút tôm,…

Bánh ít trần cũng là một món ăn vặt rất được người Việt ưa chuộng. Đặc biệt là miền Trung (Nguồn: Internet).
Bánh ít trần cũng là một món ăn vặt rất được người Việt ưa chuộng. Đặc biệt là miền Trung (Nguồn: Internet).

Bánh ít trần cũng rất muôn hình, muôn vẻ, có thể là bánh ít lá gai, bánh ít bột báng,… nhưng nổi bật vẫn là bánh ít ram Huế. Cái giòn tan của bánh ram lót dưới sẽ là “bệ phóng” nâng tầm món ăn, làm cho cái dẻo quánh của bánh ít có thêm phong vị.

Bánh ít ram là một trong những đặc sản của xứ Huế (Nguồn: Internet).
Bánh ít ram là một trong những đặc sản của xứ Huế (Nguồn: Internet).

Bánh giò

Bánh giò là một loại bánh dân dã của người Việt, xuất hiện phổ biến từ Bắc đến Nam. Một chiếc bánh giò truyền thống thường được làm từ nhân là thịt băm, mộc nhĩ, gia vị… bọc trong hỗn hợp bột gạo tẻ, bột năng hay bột bắp. Ngoài bánh giò truyền thống, bạn cũng có thể thử trổ tài thực hiện món bánh giò chay để chiêu đãi cả gia đình vào các dịp Rằm hay đầu tháng.

Bánh chín trong, cốt bánh mềm, không nhão, thơm mùi bột gạo và lá chuối, phần nhân bánh đậm đà, vừa ăn cực kì hấp dẫn. Cùng vào bếp và trổ tài thực hiện ngay món ăn này nhé!

Bánh giò

Cách làm bánh giò

Trung bình •
Làm trong 1 giờ
Bánh giò chay

Cách làm bánh giò chay

Trung bình •
Làm trong 1 giờ20 phút
Bánh giò không cần lá chuối

Cách làm bánh giò không cần lá chuối

Dễ •
Làm trong 30 phút

Bánh gạo tokbokki

Nếu bạn là một tín đồ của các món ăn mang phong các Hàn Quốc thì chắc không nên bỏ qua gợi ý các làm món bánh gạo tokbokki truyền thống của đất nước này.

Bánh gạo thành phẩm có độ dai dẻo, không bị cứng hay bở, đồng thời có mùi thơm đặc trưng của bột gạo. Món ăn này bánh yêu thích này có thể dùng để chế biến các món ăn theo nhiều cách khác nhau đấy!

Tokbokki (Bánh gạo Hàn Quốc)

Cách làm tokbokki (bánh gạo hàn quốc)

Dễ •
Làm trong 20 phút

Bánh bò

Chỉ với vài bước làm đơn giản, nhanh chóng bạn sẽ có ngay những chiếc bánh bò thơm ngon, hấp dẫn, đầy ấp hương vị tuổi thơ để cùng thưởng thức với gia đình đấy!

Bánh bò khi thành phẩm sẽ có mùi thơm nhẹ dịu, bánh xốp, nhiều rễ tre, dai dai và thơm béo vô cùng. Điện máy XANH xin mách bạn một vài cách thực hiện món bánh bò với sự biến đổi theo từng vùng miền khác nhau. Cùng xem nhau nhé!

Bánh bò thốt nốt

Cách làm bánh bò thốt nốt

Bánh bò thốt nốt nướng

Cách làm bánh bò thốt nốt nướng

Bánh bò bằng chảo

Cách làm bánh bò bằng chảo

Bột chiên

Bột chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.

Bột chiên sau khi hoàn thành có màu sắc bắt mắt, hương vị cuốn hút khó có thể chối từ. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhân được độ giòn thơm của miếng bột gạo được chiên vàng giòn, kết hợp với vị béo bùi của trứng, ăn kèm với đu đủ ngâm chua và nước chấm đậm đà đưa vị, ăn hoài không ngán.

Bột chiên bằng bột gạo xay

Cách làm bột chiên bằng bột gạo xay

Bột chiên bằng bột nếp

Cách làm bột chiên bằng bột nếp

Bánh đúc nóng

Những hôm trời se lạnh hay những ngày trời mưa mà được thưởng thức vài bát bánh đúc nóng với hương vị bùi thơm, hấp dẫn thì còn gì bằng.

Với cách làm đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, bạn sẽ có ngay món bánh đúc nóng hổi, nghi ngút khói. Bánh đúc dẻo dẻo, thơm mùi bột gạo, thấm đẫm nước mắm chua ngọt, cay cay đậm đà ăn kèm với thịt nấm bùi béo, hành phi thì thơm nức mũi.

Bánh đúc

Cách làm bánh đúc

Bánh đúc nóng bằng lò vi sóng

Cách làm bánh đúc nóng bằng lò vi sóng

Bánh đúc nóng mặn từ bột nếp

Cách làm bánh đúc nóng mặn từ bột nếp

Bánh nậm

Gợi ý tiếp theo dành cho quý độc giả chính là món bánh nậm – món ăn nức tiếng của xứ Kinh Kỳ, khiến bao người phải mê mẫn, không quên.

Bánh có màu trắng sữa, mềm dẻo vừa ăn nhưng không bở, lại thơm nhẹ mùi lá chuối. Nhân có màu gạch tôm đẹp mắt cùng hương vị đậm đà, vừa ăn. Khi ăn bạn có thể dùng kèm với 1 ít nước mắm ớt cay cay để cảm nhận trọn vẹn hương vị nhé!

Bánh nậm Huế

Cách làm bánh nậm huế

Bánh nậm tôm cháy

Cách làm bánh nậm tôm cháy

Bánh nậm chay nhân nấm

Cách làm bánh nậm chay nhân nấm

Bánh chuối chiên

Cuối tuần này, hãy thử trổ tài làm ngay món bánh chuối chiên đầy hấp dẫn để bổ sung vào các món ăn vặt của gia đình mình nhé!

Bánh chuối vừa chiên xong có mà vàng ươm, lớp vỏ bột gạo bên ngoài giòn rụm nhân chuối bên trong dẻo dẻo, ngọt lịm đầy hấp dẫn. Còn chần chờ gì nữa, xắn tay vào bếp ngay thôi nào!

Bánh chuối chiên bột gạo truyền thống
Chuối chiên giòn kiểu Thái

Cách làm chuối chiên giòn kiểu thái

Bánh bí đỏ

Bánh bí đỏ là món bánh hấp dẫn, thơm ngon và giàu dinh dưỡng, chắc chắn sẽ trở thành món ăn yêu thích cho các bé ở nhà đấy nhé!

Bánh sau khi chiên sẽ có vị ngọt bùi thơm ngon cùng màu cam vàng đặc sắc. Bạn có thể chấm bánh cùng với tương ớt và ăn lót dạ hay ăn vặt, chiêu đãi bạn bè đều được nhé!

Bánh bí đỏ chiên bằng bột nếp

Cách làm bánh bí đỏ chiên bằng bột nếp

Dễ •
Làm trong 20 phút

Bánh phở

Thử sức tự tay làm ngay những sợi bánh phở dẻo thơm, trắng tinh từ bột gạo ngay tại nhà, vừa thơm ngon lại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Từ sợi bánh phở này bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như các món xào, món nước, món cuốn – trộn cục kỳ hấp dẫn đấy nhé! Ghi ngay cách làm món ăn này vào sổ tay nấu ăn đi nào!

Làm bánh phở từ bột gạo

Cách làm làm bánh phở từ bột gạo

Dễ •
Làm trong 40 phút
Làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Cách làm làm bánh phở từ bột gạo và bột năng

Dễ •
Làm trong 40 phút

Bánh củ cải

Bánh củ cải hấp theo kiểu Trung lạ miệng, ngọt thơm, mềm mịn, rất độc đáo, hấp dẫn lại vô cùng đơn giản.

Hôm nay,  xin gợi ý cho bạn một vài cách biến tấu món bánh củ cải như bánh củ cải chay, bánh củ cải truyền thông hay bánh củ cải chiên thơm ngon, bổ dưỡng với hương vị thơm ngon, đảm bảo ăn là ghiền.

Bánh củ cải hấp

Cách làm bánh củ cải hấp

Bánh củ cải chiên giòn

Cách làm bánh củ cải chiên giòn

Bánh củ cải chay

Cách làm bánh củ cải chay

Bánh cúng

Chỉ với nguyên liệu là bột gạo, được gói tỉ mỉ trong những chiếc lá chuối, tuy nhiên sức hấp dẫn của món ăn này chẳng hề kém cạnh bất kỳ một loại bánh nào ở miền Tây.

Chiếc bánh cúng thon dài mềm mềm của bột gạo, beo béo của nước cốt dừa, tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên mùi vị thơm ngon và hấp dẫn vô cùng.

Bánh cúng chuẩn vị miền tây

Cách làm bánh cúng chuẩn vị miền tây

Dễ •
Làm trong 30 phút

Bánh canh bột gạo

Nếu các bạn đang muốn làm món bánh canh bột gạo dẻo thơm cho gia đình thưởng thức, nhưng lại chưa biết cách chế biến sao cho đúng chuẩn, vậy thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây của Điện máy XANH nhé!

Chỉ với vài bước làm cực kỳ đơn giản thôi nhưng bạn sẽ có ngay những bánh canh đầy hấp dẫn đấy! Sợi bánh canh khi hoàn thành có mùi thơm đặc trưng của bột gạo, sợi bánh dẻo dai, không bị khô cứng hay bở nát.

Sợi bánh canh bột gạo

Cách làm sợi bánh canh bột gạo

Trung bình •
Làm trong 30 phút

Bánh răng bừa

Bánh răng bừa hay bánh tẻ là một món bánh dân dã có nguồn gốc từ các tỉnh miền Bắc. Loại bánh này thường xuất hiện vào ngày lễ, Tết hoặc rằm ở nơi đây.

Bánh có mùi vị rất đặc trưng với mùi thơm của bột, phần nhân thịt băm và nấm được nêm nếm đậm đà. Món bánh ánh ăn kèm với tương ớt hay nước mắm pha chua ngọt đều rất ngon.

Bánh răng bừa (bánh tẻ)

Cách làm bánh răng bừa (bánh tẻ)

Dễ •
Làm trong 1 giờ

Bánh quế hoa

Là một tín đồ của các món bánh ngọt, chắc chắn bạn không nên bỏ qua món bánh quế hoa ngọt ngào, thơm ngon được đâu!

Miếng bánh mềm mềm, ẩm mịn, không bị khô có vị ngọt vừa phải cùng mùi thơm. Sẽ càng tuyệt vời hơn khi bạn thưởng thức bánh cùng với một ly trà và trò chuyện cùng bạn bè người thân của mình đấy!

Bánh gạo quế hoa đậu đỏ

Cách làm bánh gạo quế hoa đậu đỏ

Bánh quế hoa cao

Cách làm bánh quế hoa cao

Bánh quế hoa Trung Quốc nhân hạt dẻ

Cách làm bánh quế hoa trung quốc nhân hạt dẻ

Bánh bột gạo

Ngoài loại bánh ở trên, bạn cũng có thể thử tài thực hiện món bánh bột gạo thơm ngon cho cả nhà cùng thưởng thức đấy!

Bánh bột gạo co màu nâu đẹp mắt, cốt bánh mềm mịn, kết hợp cùng sốt caramen ngọt lịm và hạt khô giòn giòn, bùi bùi cực kỳ thơm ngon. Cuối tuần hãy vào bếp và thực hiện món ngay món ăn này cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!

Bánh bột gạo hấp

Cách làm bánh bột gạo hấp

Bánh hẹ chiên

Bánh hẹ chiên – món ăn thơm ngon, làm xiêu lòng biết bao nhiêu thế hệ người Sài Gòn.

Món ăn tuy đơn giản, không chút cầu kì nhưng hương vị thì hấp dẫn, cuốn hút đến bất ngờ. Bánh sau khi thành phẩm có lớp ngoài giòn, bên trong mềm ẩm, thơm lừng mùi hẹ quyện với vị béo của trứng gà. Món này dùng kèm với đu đủ, cà rốt giòn giòn và nước tương tỏi ớt thì còn gì bằng.

Bánh hẹ chiên

Cách làm bánh hẹ chiên

Bánh khoai môn hấp

Bánh khoai môn hấp nước cốt dừa với hương vị béo thơm, hấp dẫn sẽ là một trong những món ăn tuyệt vời giúp bạn ghi điểm trong mắt người thân, bạn bè của mình đó!

Bánh khoai môn hấp thu hút ánh nhìn bởi màu tím cực đẹp mắt, thoang thoảng mùi thơm của nước cốt dừa. Khi ăn, bạn sẽ cảm giác béo ngậy, mềm, thêm chút độ dai dai từ bột gạo rất hấp dẫn đấy.

Bánh khoai môn hấp nước cốt dừa

Cách làm bánh khoai môn hấp nước cốt dừa

Bánh chuối hấp bột gạo

Bánh chuối hấp bột gạo chắc hẳn đã trở nên quen thuộc với rất nhiều bạn đọc, tuy nhiên để cho ra lò những mẻ bánh thơm ngon thì không phải ai cũng biết cách. Hôm nay hãy cùng vào biết và học ngay cách chế biến món bánh này qua những gợi ý chi tiết từ Điện máy XANH nhé!

Với mùi lá dứa và vị béo của nước cốt dừa, cốt bánh có độ dẻo của bột gạo và vị ngọt thanh của chuối, món bánh này chắc chắn sẽ là khiến các bạn thích mê cho mà xem.

Bánh chuối hấp bột gạo với bột nước cốt dừa

Cách làm bánh chuối hấp bột gạo với bột nước cốt dừa

Dễ •
Làm trong 1 giờ15 phút

Sợi mì quảng

Cùng vào bếp với và thử tài làm ngay những sợi mì quảng với nhiều cách biến tấu đa dạng, phù hợp với các sở thích khác nhau của quý bạn đọc.

Sợi mì sau khi hoàn thành có màu sách tươi sáng, thơm nức mùi bột gạo. Ngoài ra với cách làm mì quảng ngay tại nhà này còn giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn nữa đấy!

Sợi mì tươi

Cách làm sợi mì tươi

Trung bình •
Làm trong 45 phút
Sợi mì rau củ

Cách làm sợi mì rau củ

Trung bình •
Làm trong 45 phút
Sợi mì 3 màu

Cách làm sợi mì 3 màu

Cháo sườn bột gạo

Cháo sườn bột gạo là một món ăn nổi tiếng của đất Hà Thành. Tuy nhiên giờ đây, bạn chẳng cần phải đi đâu xa mới có thể thưởng thức được những bát cháo sườn

Cháo sườn bột gạo đặc trưng bởi phần cháo được nấu nhuyễn, sánh mịn, thơm nức mùi bột gạo, lại có vị thanh ngọt tự nhiên từ nước hầm xương quyện cùng với phần thịt băm và nấm xào vô cùng đậm đà, đưa vị. Món này dùng cho bữa sáng hoặc thưởng thức vào những ngày chán cơm thì còn gì bằng.

Cháo sườn nấu bằng bột gạo

Cách làm cháo sườn nấu bằng bột gạo

Dễ •
Làm trong 40 phút

Bánh lá mơ, lá mít

Một món bánh truyền thống, gắn liền với tiểu thơ của những người con miền Tây chân chất chính là món bánh lá mơ, lá mít.

Bánh thành phẩm có màu xanh bắt mắt, bánh dẻo thơm ăn cùng với nước cốt dừa và đậu phộng rang giã nhuyễn béo bùi đưa vị vô cùng. Cuối tuần hãy thử vào bếp và làm món bánh này cho cả nhà cùng thưởng thức bạn nhé!

Bánh lá mơ

Cách làm bánh lá mơ

Dễ •
Làm trong 1 giờ35 phút

Bánh bông lan bột gạo

Ngoài bột mì, bạn cũng có thể trổ tài thực hiện những chiếc bánh bông lan thơm ngon từ bột gạo nữa đấy!

Bánh có màu sắc bắt mắt cùng mùi thơm quyến rũ. Cốt bánh mềm xốp với vị ngọt vừa phải thật hấp dẫn. Thưởng thức cùng với vài tách trà nóng sẽ vô cùng tuyệt vời đấy!

Bánh bông lan gato từ bột gạo

Cách làm bánh bông lan gato từ bột gạo

Trung bình •
Làm trong 1 giờ
Bánh Castella bằng bột gạo

Cách làm bánh castella bằng bột gạo

Trung bình •
Làm trong 20 phút
Bánh bông lan Đài Loan Castella Matcha

Cách làm bánh bông lan đài loan castella matcha

Trung bình •
Làm trong 20 phút

2Bánh đùm

Bánh đùm là món bánh khá phố biến ở các tỉnh miền Tây với hương vị hấp dẫn đầy mới lạ.

Vỏ bánh được làm từ bột gạo nên có độ dẻo, mềm quyện cùng với phần nhân thịt và tôm thơm ngọt, đậm đà và độ giòn sần sật của rau củ rất đưa vị. Bạn có thể dùng món bánh này kèm rau sống, đồ chua và 1 ít nước mắm chua chua cay cay, đảm bảo sẽ khiến bạn thích thú ngay từ lần đầu tiên đó.

Bánh đùm

Cách làm bánh đùm

Trung bình •
Làm trong 45 phút

Bánh thuẫn hấp

Gợi ý cuối cùng trong bài viết hôm nay chính là món bánh thuẫn hấp, món bánh truyền thống hay xuất hiện trong các dịp đặt biệt của người dân miền Tây.

Bánh sau khi hoàn thành có màu trắng nõn nà, mềm xốp, thơm nhẹ mùi sữa. Món bánh này chắc chắn sẽ khiến các bé nhà bạn thích mê cho mà xem.

Bánh thuẫn hấp

Hướng dẫn chi tiết cách làm một số loại bánh làm từ bột gạo ngon nhất

1. Bánh gạo chiên

Bột gạo làm bánh gì đơn giản nhất? Chắc chắn là món bánh gạo chiên rồi! Đây là món rất dễ chế biến. Cùng tham khảo công thức và các bước cụ thể để thực hiện món bánh gạo chiên nhé!

bột gạo làm bánh gì
Làm bánh gạo chiên từ bột gạo

Cách làm bánh bột gạo chiên từ bột gạo

  • Bước 1: Lấy một chiếc âu, đổ bột gạo, bột nếp, đường vào và trộn đều. Tiếp đó, trộn sữa chua và bơ thật đều rồi cho thêm mè, liên tục trộn cho hỗn hợp thật sánh mịn đều và không còn dính tay.
  • Bước 2: Sau khi hỗn hợp bột vừa hoàn thành, cho hết vào túi bắt kem. Sử dụng răng cưa hoặc khuôn răng cưa và nặn bột theo kiểu khoanh tròn lên một tờ giấy nến để tạo hình cho bánh hoặc tạo bất kỳ hình thù gì theo sở thích của mình nhưng hãy lưu ý bánh cán mỏng thì sẽ có độ giòn và ngon hơn.
  • Bước 3: Bắc một chiếc chảo lên bếp, đun nóng già và cho dầu ăn vào. Khi thấy dầu ăn đã nóng già, cho lần lượt từng khoanh bột vào chiên đều trên lửa vừa phải. Chiên từ từ cho đến khi bánh vàng giòn đều hai mặt thì vớt ra đĩa đã lót sẵn một lớp giấy thấm dầu và để nguội.

2. Bánh giò

Bánh giò là món ăn dân giã quen thuộc của người Việt. Sau đây là một trong những mẹo làm bánh kết hợp bột gạo và bột năng được rất nhiều người áp dụng để làm bánh giò, vì bánh giò rất dễ ăn, vị ngon của bánh rất cuốn hút, độ tuổi nào cũng mê mẩn món bánh này.

Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hay khác tại: https://camnangbep.com/

bột gạo làm bánh gì
Làm bánh giò từ bột gạo và bột năng

Cách làm bánh giò từ bột gạo và bột năng

  • Bước 1: Trộn đều 50g bột gạo với 50g bột năng rồi đổ 250ml nước luộc gà vào khuấy đều cho tan hết.
  • Bước 2: Bóc vỏ hành khô và thái nhỏ rồi phi thơm với chút dầu. Nấm rửa sạch và thái nhỏ cùng thịt gà, cho vào chảo xào cho săn lại cùng hành khô. Thêm 2,3 giọt mắm để tạo mùi thơm.
  • Bước 3: Bột đổ vào nồi, khuấy bột đến khi sệt và thấy nặng tay thì tắt bếp.
  • Bước 4: Múc 1 muỗng bột vào chén, múc nhân và đổ 1 muỗng bột nữa để phủ kín nhân. Cho vào xửng hấp trong 20 phút, đến khi thấy bột trong là bánh đã chín.

3. Bánh xèo

Điều đặc biệt trong công thức làm bánh xèo là nếu sử dụng gạo nếp để làm bánh xèo thì bánh xèo sẽ dẻo và dai hơn. Còn sử dụng gạo tẻ khi làm bánh xèo sẽ rất giòn và ngon, không những vậy, thời gian bảo quản lâu hơn là gạo nếp. Tùy thuộc vào sở thích mà bạn có thể chọn loại bột để chế biến bánh xèo theo ý thích, hoặc bạn có thể phối hợp cả 2 loại bột lại với một mức hợp lý. Hãy tham khảo công thức làm bánh xèo với bột gạo tẻ hoặc bột gạo nếp sau đây.

bột gạo làm bánh gì
Làm bánh xèo từ bột gạo tẻ hoặc bột gạo nếp

Cách làm bánh xèo từ bột gạo tẻ hoặc bột gạo nếp

  • Bước 1: Pha bột gạo, nước cốt dừa và muối, lược qua ray cho sạch. Để bột trong tủ lạnh khoảng 1 giờ .
  • Bước 2: Xào thịt với tôm, đổ 1 muỗng bột vào giữa chảo rồi xoay cho bột tráng đều một lớp mỏng khắp thành chảo, rắc giá lên và rưới mỡ nước hay dầu ăn quanh chiếc bánh cho mỡ thấm đều vào bột bánh. Xoay đều cho bánh xèo chín vàng. Bánh vàng đều và tróc thì vớt ra (Có thể thêm nấm rơm, đậu xanh hấp chín hay bất cứ loại hải sản nào bạn thích. Nếu không có chảo chuyên dùng, bạn có thể dùng chảo chống dính, bánh vẫn ngon)
  • Bước 3: Pha nước chấm: hòa tan đường cùng với nước sôi, sau đó cho thêm giấm và nước mắm. Khi nào sử dụng cho thêm tỏi, ớt và đồ chua (chuẩn bị đồ chua ăn kèm gồm củ cải trắng bào sợi,  cà rốt, xóc đường, vắt ráo).

4. Bánh Tokbokki (Bánh gạo cay)

Một món ăn rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi Hàn Quốc được các bạn trẻ Việt Nam vô cùng yêu thích đó là bánh gạo cay hay còn gọi là Tokbokki. Thật thú vị là nguyên liệu chủ đạo để làm món bánh này lại là bột gạo nếp và gạo tẻ rất phổ biến tại Việt Nam.

bột gạo làm bánh gì
Làm bánh gạo cay từ bột gạo nếp và gạo tẻ

Cách làm bánh tokbokki từ bột gạo tẻ và gạo nếp

  • Bước 1: Cho bột gạo tẻ, bột nếp, bột năng vào thau và trộn đều 3 loại bột với nhau. Sau đó đun nước sôi nóng già, rót nước từ từ vào thau bột đến khi nhào bột mịn thành một khối, không dính tay là được.
  • Bước 2: Bọc bột bằng màng thực phẩm cất ngăn mát, cho bột nghỉ khoảng 1 tiếng. Lấy bột ra nhào lại chút nữa cho dẻo, rồi nặn bột thành hình gì tùy theo ý bạn.
  • Bước 3: Pha nước sốt: Cho nước, nước tương, 3 thìa tương ớt Hàn Quốc, đường, sốt cà chua vào và đun sôi, rồi thả bột vừa mới luộc chín vào đảo đều cho ngấm gia vị.
  • Bước 4: Đun sôi nước rồi thả bột vào luộc. Khi bột nổi là đã chín, vớt ra thả vào thau nước đá lạnh cho bột săn lại và bánh không dính vào nhau.

5. Bánh bò

Bánh bò được xem là món ăn vặt ngon và hấp dẫn được nhiều người mê mẩn. Món bánh với cách làm đơn giản nhưng vô cùng thơm ngon này phù hợp để bạn thưởng thức cùng với tách trà nóng. Dưới đây là cách làm bánh bò từ bột gạo đơn giản ngay tại nhà.

bột gạo làm bánh gì
Cách làm bánh bò từ bột gạo

Cách làm bánh bò từ bột gạo 

  • Bước 1: Cho đường, muối, bột nở và nước ấm vào một cái âu rồi khuấy đều. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu trong âu vào một nồi lớn cùng với nước cốt dừa và vani, đun lửa nhỏ. Khi nước sủi bọt lăn tăn và đường đã tan hết thì tắt bếp, để nguội.
  • Bước 2: Tiếp đến, cho bột gạo và bột năng nhào với nước lạnh trong âu lớn. Dùng tay nhào bột cho đến khi bột dẻo lại.
  • Bước 3: Cho một ít dung dịch lên men đã ủ sẵn với hỗn hợp nước cốt dừa vào trong âu bột. Trộn đều đến khi thấy hỗn hợp sền sệt. Để hỗn hợp lên men trong 7 giờ, nhớ dùng khăn mỏng đậy hỗn hợp để không khí giúp bột lên men.
  • Bước 4: Sau khi bột đã lên men, lọc bột lại một lần nữa để bánh bò mịn và ngon hơn. Nếu muốn tạo màu cho bánh, bạn có thể dùng màu thực phẩm hoặc từ chính rau, củ tự nhiên.
  • Bước 5: Thoa một lớp dầu mỏng lên bề mặt khuôn bánh để tránh bị dính. Sau đó, xếp khuôn vào xửng hấp và đợi khuôn nóng rồi đổ bột vào. Nhớ chỉ đổ bột đầy 2/3 khuôn để khi chín bánh nở là vừa.

6. Bánh ít

Bánh ít trần nghe có vẻ phức tạp nhưng cách làm lại vô cùng đơn giản với những nguyên liệu cơ bản từ bột gạo và bột nếp. Bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà vừa để làm quà tặng hoặc thưởng thức cùng với gia đình.

bột gạo làm bánh gì
Cách làm bánh ít từ bột gạo nếp

Cách làm bánh ít trần từ bột gạo nếp

  • Bước 1: Đầu tiên, trộn bột nếp với muối, bột ngọt và nước ấm. Trộn đều các nguyên liệu và để cho bột nghỉ khoảng 20 phút. Sau đó, dùng tay nhồi bột cho đến khi bột mịn và không bị dính tay
  • Bước 2: Làm nhân bánh: Tôm để vỏ và cắt khúc hạt lựu. Thịt nạc băm nhuyễn. Hành thái nhỏ với nấm mèo.
  • Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho dầu phi thơm hành, tiếp đến lần lượt cho nấm, tôm, thịt đảo đều. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp và bắc nồi xuống.
  • Bước 4: Công đoạn nặn bánh: Bạn lấy từng cục bột nhỏ bằng trái vải và vo tròn rồi ấn cho bẹp. Cho nhân vào giữa bột rồi gấp kín lại. Thoa lên vỏ ngoài ít dầu ăn. Cuối cùng cho hết bánh vừa nặn vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút, nhớ lót thêm miếng lá chuối có bôi dầu trên bề mặt lá để tránh bị dính.

7. Bánh cuốn 

Bánh cuốn được làm từ bột gạo và bột năng là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong các bữa sáng. Do đó, bạn hãy thử tham khảo cách làm bánh cuốn để tự tay vào bếp và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Đây là món ăn vừa ngon, vừa đầy đủ dinh dưỡng lại đảm bảo vệ sinh.

cách làm bánh cuốn
Cách làm bánh cuốn từ bột gạo và bột năng

Cách làm bánh cuốn từ bột gạo và bột năng

  • Bước 1: Đầu tiên cho 2 loại bột vào nước khuấy đều và đợi bột lắng xuống. Chờ khoảng 30 phút, chắt bỏ hết phần nước phía trên. Tiếp theo, đong lại lượng nước sạch bằng với lượng nước đã chắt bỏ từ bột và đem trộn với bột. Sau đó đợi bột lắng xuống và lặp lại công đoạn tiếp theo.
  • Bước 2: Sau khoảng 4 – 5 lần chắt nước như vậy, bạn có thể dùng bột đem tráng bánh.
  • Bước 3: Xào nhân bằng cách làm nóng chảo, phi hành thơm rồi đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào xào chín.
  • Bước 4: Tráng bánh cuốn bằng cách làm nóng chảo chống dính: Múc 1 thìa bột vừa đủ đổ vào chảo, nhanh tay nghiêng mặt chảo để bột dàn mỏng đều khắp mặt chảo. Đậy nắp kín khoảng 15 giây rồi bắc chảo ra và úp chảo lên mặt thớt sạch có bôi dầu ăn chống dính. Đợi bánh nguội hẳn, bạn cho nhân vào rồi cuốn lại.
  • Bước 5: Pha nước mắm ăn bánh cuốn: cho 5 thìa nước mắm, 3 thìa đường nước sôi cho tan đường. Cuối cùng cho thêm 60 ml nước, 1 quả chanh và ớt băm nhuyễn là xong.

8. Bánh trôi nước

Bột gạo và bột nếp khi kết hợp có thể tạo ra món bánh trôi nước quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết Hàn thực.

cách làm bánh trôi nước
Làm bánh trôi nước dẻo ngon  từ bột gạo và bột nếp

Cách làm bánh trôi nước dẻ ngon từ bột gạo và bột nếp

  • Bước 1: Cho phần bột nếp và bột gạo vào bát rồi trộn đều. Cho nước từ từ vào bát, vừa đổ vừa dùng thìa khuấy tới khi bột tạo thành hỗn hợp dẻo, mịn và không dính tay thì dừng. Nếu muốn tạo màu cho bánh, bạn có thể tạo bột màu hồng của củ dền, màu đỏ từ gấc, màu xanh từ trà xanh, màu nâu ca cao,…
  • Bước 2: Cho bột đã nhào ra tay, vê thành hình tròn sau đó ấn dẹt miếng bột. Bạn đặt 1 viên đường phèn vào giữa bột làm nhân bánh, gấp mép bánh lại và vê tròn. Thực hiện tương tự cho đến khi hết phần bột.
  • Bước 3: Cho phần bánh đã nặn vào nồi nước đun sôi, chờ đến khi bánh nổi lên tức là đã chín. Bạn sử dụng muôi thủng vớt bánh ra thau nước lạnh cho nguội hẳn thì vớt bánh ra đĩa.
  • Bước 4: Rắc một chút vừng rang lên bánh. Bạn thêm 1 lớp dừa bào sợi lên trên giúp bánh được thơm hơn. Vậy là đã hoàn thành món bánh trôi nước thơm ngon rồi đó.

9. Bánh su kem 

Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, trong gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Dưới đây là công thức làm bánh su kem từ bột gạo lứt đơn giản.

cách làm bánh su kem
Cách làm bánh su kem từ bột gạo lứt

Cách làm bánh su kem thơm ngon từ bột gạo lứt

  • Bước 1: Trộn bột gạo lứt làm vỏ bánh su kem

Trộn đều 260 gram bột gạo lứt với 5gram bột nở. Cho thêm 5 gram muối, 70 gran bơ lạt, 420ml vào nồi đun sôi. Khi hỗn hợp sôi đều, cho gạo lứt rang vào, vừa đun vừa khuấy cho tới khi tạo thành hỗn hợp.

Nhào phần bột này với 7 quả trứng gà tới khi chúng tạo thành một khối bột mịn, và dẻo.

Sau khi nhào bột xong, cho phần bột vào túi kem có đầu khía. Bóp phần túi kem đó tạo thành các khối bột nhỏ có phần chóp nhọn cho ra khay nướng có lót giấy chống dính.

  • Bước 2: Nướng bánh su kem gạo lứt

Làm nóng lò nướng với nhiệt độ 190 độc C trong thời gian 10 phút giúp lò được ổn định nhiệt độ. Cho bánh vào lò ở nhiệt độ 180 độ C nướng trong thời gian 45 phút liên tục.

  • Bước 3: Làm nhân bánh su kem

Bắc nồi lên bếp cùng các nguyên liệu gồm 20 gram bơ lạt, 600ml sữa tươi, 150 gram đường, 5ml vani. Đun hỗn hợp tới khi sôi đều. Hòa tan 60 gram bột bắp với 100ml nước rồi cho vào nồi đang nấu. Đun với lửa nhỏ và từ từ cho bột bắp vào khuấy đều. Tiếp theo, hòa tan 60gr bột bắp với 100ml nước nguội rồi cho vào nồi sữa đang nấu, bạn vặn lửa nhỏ vừa cho từ từ bột bắp vào khuấy đều để bột không bị vón cục

Chờ hỗn hợp sữa bắp nguội rồi cho vào túi kem. Cắt khe nhỏ phần thân bánh su kem rồi bơm lượng kem vừa đủ vào. Thực hiện tới khi nào hết nguyên liệu.

Bánh su kem gạo lứt sau khi hoàn thành sẽ có mùi thơm của gạo lứt, bơ sữa. Phần bánh không quá ngọt, lớp vỏ mềm, nhân bên trong ngọt thơm.

10. Bánh dày

Bột gạo và bột nếp làm bánh dày rất đơn giản. Nếu trước đây phải mất nhiều công đoạn chế biến, từ bước lựa chọn gạo nếp đem ngâm, đồ xôi rồi đem giã nhuyễn để tạo thành phẩm, thì nay các loại bột gạo giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian mà vẫn giữ được hương vị bánh ngon đúng chuẩn. Bánh dày có thể được kết hợp cùng nhiều loại nhân khác nhau tùy sở thích như nhân đậu xanh, đậu đỏ hoặc kẹp giò. Bánh phù hợp làm món ăn sáng đơn giản cho mọi nhà.

cách làm bánh dày
Cách làm bánh dày dẻo ngon từ bột gạo và bột nếp

Cách làm bánh dày dẻo ngon từ bột gạo và bột nếp

  • Bước 1: Lấy một cái âu khô ráo để rây 2 loại bột nếp và bột gạo chung với nhau cho thật mịn.
  • Bước 2: Tiếp theo, đổ phần sữa tươi không đường vào trong âu và trộn đều. Dùng spatula để khuấy đều và dùng tay nhồi mạnh để tạo hỗn hợp bột mịn cho đến khi không dính tay.
  • Bước 3: Rửa sạch lá chuối rồi lau khô. Cắt lá chuối thành những hình vuông bằng nhau và thoa một lớp dầu ăn lên trên mặt lá để chống dính. Lấy một ít bột vê ra tay rồi ấn dẹp lại, đặt lên lá chuối. Chú ý nặn độ dài bánh khoảng 1 – 1,5cm là được.
  • Bước 4: Chuẩn bị một nồi nước đã đun nóng sẵn để hấp bánh. Cho bánh vào hấp khoảng 10 – 15 phút tùy vào độ dày của bánh
  • Bước 5: Bánh sau khi vớt ra sẽ mềm và hơi nhũn. Do đó, bạn nên để bánh nguội hẳn rồi ăn sẽ rất ngon. Bánh dẻo, có mùi thơm đặc trưng của bột nếp.

Với những công thức làm bánh từ bột gạo tẻ, bột gạo nếp hay bột gạo lứt mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Bột gạo làm bánh gì? Những loại bánh nào làm từ bột gạo ngon nhất? của các bà nội trợ. Chúc chị em làm bánh thành công.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm bánh bột gạo chiên giòn
  • Bánh bột gạo với trứng gà
  • Làm bánh từ bột gạo và trứng
  • Cách làm bánh từ bột gạo  bột năng
  • Những loại bánh làm từ bột gạo tẻ
  • Cách làm bánh bột gạo hấp
  • Cách làm bánh từ bột mì và bột gạo
  • Bột mì và bột gạo làm bánh gì