Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Ảnh quả cà tím
- Quả cà tím tròn
- Sự tích quả cà tím
- Bệnh không nên an cà tím
- Tác hại cà tím
- Tác dụng của quả cà tím
- Tác dụng của cà tím với bệnh khớp
- Cà tím có tác dụng gì cho da

Cà tím là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon. Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp Camnangbep.com sẽ giúp bạn tìm hiểu cà tím là gì? Giá cà tím bao nhiêu? Các loại và cách sơ chế cà tím nhé!
Cà tím là gì?
Nguồn gốc của cây cà tím
Cây cà tím được trồng để lấy quả và là một trong những loại nông sản được trồng nhiều trên thế giới. Thậm chí ở Ấn Độ, cà tím được xếp trong danh sách Vua của các loại rau củ về giá trị dinh dưỡng và mức độ ưa chuộng của nó.
Sự xuất hiện của cây cà tím được cho rằng đã có từ thời tiền sử ở miền Nam và miền Đông châu Á nhưng mãi đến thập niên 1500 thì mới được các nước phương Tây biết đến.
Nguồn gốc tên khoa học “Melongena” của cây cà tím xuất phát từ một tên gọi dùng cho một giống cà tím trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16. Và tên gọi tiếng Anh cà tím là “eggplant” (thường dùng ở Hoa Kỳ, Úc và Canada) xuất phát từ đặc điểm của một giống cà tím có màu trắng và hình dạng trông giống quả trứng gà.
Đặc điểm của cà tím
Cây cà tím là loại cây thân thảo, cùng họ (Solanaceae) với cà chua, khoai tây, hồ tiêu và có tên khoa học là Solaum melongena L.
Thân cây phát triển với chiều cao trung bình từ 50 – 150cm và thường có gai nhỏ. Lá cà tím lớn, phiến lá rộng và mặt dưới lá được bao phủ lông tơ. Hoa có màu trắng cho đến màu tím nhạt và nhụy hoa có màu vàng.
Quả thuộc loại quả mộng, nhiều cùi thịt và chứa nhiều hạt nhỏ, mềm bên trong. Tùy theo giống mà hình dạng quả cà tím khác nhau, thường có hình thuôn dài và vỏ màu tím.
Các loại cà tím phổ biến
Bạn có thể bắt gặp được nhiều giống cà tím khác nhau nhưng có thể phân loại cà tím dựa vào hình dáng của chúng như:
Cà tím dài
Là loại cà tím có hình thuôn dài, thân nhỏ và phần đầu thuôn nhỏ hơn về phía đầu quả. Lớp da phía ngoài mỏng, mọng nước và thịt dày, thích hợp để làm món hấp.
Cà tím tròn
Là loại cà tím có hình tròn, kích thước cỡ một nắm tay. Lớp vỏ dày và phần thịt bên trong ít nước nên thường được dùng để làm món chiên hoặc hầm.
Cà tím dạng củ
Là loại cà tím hơi thuôn dài (có độ dài trung bình giữa cà tím dài và tròn) và trông giống như củ. Bạn có thể dùng loại cà tím này để chế biến cho nhiều món ăn khác nhau, dù là hấp, chiên, hầm hay xào.
Lợi ích tuyệt vời của cà tím
Tốt cho tim mạch
Là thực phẩm giàu kali giúp ổn định nhịp tim. Thêm vào đó trong cà tím có nhiều flavonoid giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, chính những điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chất chống oxy hóa
Cà tím là thực phẩm tuyệt vời chống lại các gốc tự do. Bảo vệ tế bào bằng cách chậm sự lão hóa tế bào, ngoài ra giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
Cải thiện trí nhớ
Chất dinh dưỡng phyto có trong cà tím tốt cho sức khỏe tinh thần và nhận thức, giúp loại bỏ các độc tố, tăng lưu lượng tuần hoàn não vì vậy tốt cho khả năng phân tích và duy trì trí nhớ.
Giúp giảm cân
Cà tím chứa lượng chất xơ hòa tan, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong cà tím chứa lượng nước đáng kể, ít calo vì vậy giảm cân hiệu quả.
Ngăn ngừa thiếu máu
Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt, trong cà tím giàu chất sắt, giúp dự phòng thiếu máu. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong phát triển hồng cầu vì giúp chuyển hóa protein.
Tốt cho mắt
Trong cà tím chứa anthrocyanin-một hợp chất hòa tan, tốt cho hệ thần kinh trung ương vì vậy dự phòng đục thủy tinh thể và mắt nhìn rõ, khỏe hơn.
Giúp xương chắc khỏe
Trong cà tím chứa phenolic, giúp xương chắc khỏe dự phòng loãng xương. Ngoài ra trong cà tím chứa lựng chất sắt và canxi-chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho xương chắc khỏe.
Ngăn ngừa rụng tóc, mái tóc óng mượt
Cà tím chứa nhiều vitamin B3, giúp tóc mọc nhiều khỏe, ngoài ra còn chứa lượng vitamin A giúp giữ được độ ẩm cho tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Tác dụng lợi tiểu
Sự tích tụ nước trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: kinh nguyệt, mãn kinh, bệnh tim, bệnh thận, thai nghén… vì vậy nên dùng nước cà tím có tác dụng lợi tiểu giúp thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra sự lưu giữ nước trong cơ thể gây thừa cân, vì vậy các bạn nên dùng nước cà tím mỗi ngày!
Tăng cường hệ miễn dịch
Cà tím có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa, chất dinh dưỡng phyto trong cà tím là lý do cà tím đóng góp nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cách chế biến
Thành phần gồm 1 quả cà tím (160 g), 1 lít nước, chanh (100 g).
Rửa sạch cà tím, cắt từng lát mỏng. Ép chanh vắt lấy nước cốt. Đun sôi nước sau đó cho cà tím vào, nấu trong khoảng 25 phút đến khi mềm. Tắt lửa để nguội, lọc lấy nước ép cà tím, thêm tiếp nước cốt chanh vào và trộn đều, đây là thức uống lý tưởng có thể dùng trong ngày.
Cách chọn cà tím chất lượng
Để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cà tím một cách hiệu quả, bạn cần phải chọn những quả cà ngon trước khi chế biến. Vậy hãy thử áp dụng một số mẹo mà Điện máy XANH gợi ý phía dưới:
- Chọn những quả có lớp vỏ sáng bóng, mịn màng và đều màu, không bị nhăn cũng như xuất hiện các vết thâm, sạm.
- Các quả cà có phần núm cà còn tươi, dính chặt với thân quả, sẽ cho vị tươi ngon hơn và chứng tỏ cà tím còn non.
- Cà tím tươi ngon khi cầm trên tay sẽ cảm thấy chắc tay, không bị nhũn.
Với những quả cà tím đã chín, thì khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào thân quả, sẽ để lại vết ấn. Còn với những quả cà tím đã quá già, bạn sẽ thấy thân nó hơi cứng đồng thời lớp vỏ bên ngoài có màu tím hồng hoặc tím nhạt, thì không nên chọn.
Ngoài ra, bạn nên chọn ăn cà tím vào mùa thu hoạch rơi vào tháng 8, tháng 9 (tại Việt Nam) sẽ có hương vị ngon và ngọt hơn.
Cách sơ chế cà tím đơn giản
Bước 1: Rửa sạch cà tím và thái miếng vừa ăn
Cà tím mua về bạn đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh, sau đó dùng dao thái thành những lát vừa theo chiều dọc hoặc chiều ngang (tùy theo sở thích và cách chế biến của bạn).
Bước 2: Loại bỏ nhựa trên cà tím
Sau khi thái lát xong, bạn cho tất cả vào tô nước muối pha loãng và ngâm trong khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ sạch nhựa trên cà tím.
Ngoài ra, bạn có thể dùng một ít muối thoa đều lên bề mặt thịt cà tím và để nguyên trong khoảng 20 phút. Cách làm này giúp loại bỏ nhựa và giảm vị đắng cho cà tím.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Bước 3: Rửa sạch cà tím lại lần nữa
Cà tím sau khi ngâm hoặc rắc muối xong, bạn đem rửa sạch lại với nước lạnh, sau đó để ráo và chuẩn bị mang đi chế biến.
Khi chế biến, bạn nên thêm một chút giấm vào để loại bỏ bỏ độc tố gây hại cho cơ thể.
Các món ăn hấp dẫn từ cà tím
Cà tím với hương vị béo béo, thơm ngon đặc trưng, có thể chế biến thành nhiều món ngon khó cưỡng, cùng Điện máy XANH tham khảo các món ăn từ cá tím ngay dưới đây nhé!
Cà tím nhồi thịt chiên
Thay vì nướng mỡ hành quen thuộc, bạn có thể chế biến cà tím theo cách khác như món cà tím nhồi thịt chiên. Lớp bột chiên giòn, vàng rụm bên ngoài kết hợp với lớp nhân thịt đậm đà bên trong và nhất là vị ngọt tươi, thơm của cà tím. Bạn có thể ăn không, chấm với tương ớt mà không cần dùng kèm với cơm.

Cách làm cà tím nhồi thịt chiên giòn sốt cay
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cà tím sốt tôm thịt
Cà tím sốt tôm thịt nhìn trông hấp dẫn bởi lớp mỡ hành bóng bẩy phía trên, vị ngọt tươi, mềm của cà tím xen lẫn với vị ngọt dai của thịt tôm, ăn hoài mà không thấy ngán. Dù là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ thì món này cũng rất dễ ăn và có giá trị dinh dưỡng cao.

Cách làm cà tím sốt tôm thịt
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cà tím bung đậu thịt
Đây có lẽ là món khoái khẩu dành cho ba mẹ bạn hay những người có tuổi trong gia đình. Thịt kho mềm, cà tím xen lẫn với cà chua có vị chua chua ngọt ngọt rồi còn vị bùi béo của đậu hũ, dùng với cơm nóng thì rất tuyệt đấy!

Cách làm canh cà tím bung đậu thịt
Bảo quản cà tím thế nào?
Để bảo quản cà tím, bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh, không để gần với các thực phẩm khác và giữ nhiệt độ trong ngăn mát trên 10 độ C để bảo quản chất lượng và hương vị của cà tím.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để bảo quản cà tím là để chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào và sử dụng càng sớm càng tốt. Nhiệt độ phòng là điều kiện hợp lý giúp bảo quản cà tím trong khoảng 7 – 10 ngày.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Giá cà tím bao nhiêu?
Hiện nay, giá cà tím trên thị trường đang dao động khoảng từ 20.000 – 30.000 đồng/kg (Giá cập nhật vào tháng 11/2021).
Những lưu ý khi ăn cà tím để loại bỏ chất độc hại
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê.
Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Không đun ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Ngoài ra, nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Để tránh, bạn cần nấu chín kỹ cà tím trước khi ăn.
Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh hoặc hầm nhừ sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà tím mà vẫn giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng. Ngoài ra nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.
Nên ăn cả vỏ
Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.
Ăn cà tím không nóng
Nhiều người băn khoăn ăn cà tím dễ bị nóng nhưng TS Lê Thanh Nhạn (Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho rằng, theo y học cổ truyền, cà có vị ngọt tính hàn, hơi độc. Tác dụng mát gan, lợi mật, nhuận tràng… ăn rất tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón…
Những người không nên ăn cà tím
Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao – loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
Khi chế biến cà tím không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác mà còn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Về cuối thu sang đông quả cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn nên những người có thể chất hư hàn tránh ăn nhiều, nhất là người đang hay đi ngoài lỏng.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, Camnangbep.com đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cà tím là gì? Giá cà tím bao nhiêu? Các loại và cách sơ chế cà tím. Hãy chế biến nhiều món ngon, dinh dưỡng từ loại quả này cho gia đình mình, bạn nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Ảnh quả cà tím
- Quả cà tím tròn
- Sự tích quả cà tím
- Bệnh không nên an cà tím
- Tác hại cà tím
- Tác dụng của quả cà tím
- Tác dụng của cà tím với bệnh khớp
- Cà tím có tác dụng gì cho da