Cà tím tròn, cà tím dài và cà tím dạng củ, loại cà tím nào ăn tốt cho sức khỏe nhất?

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách chế biến cà tím tròn
  • Cách nấu cà tím tròn
  • Quả cà tím tròn
  • Chế biến cà tím tròn
  •  tím trộn làm món gì ngon
  •  tím tròn
  • Món ngon từ cà tím dài
  •  tím có tốt không
cà tím tròn
cà tím tròn

YouTube video

Cà tím là rau quả rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, với hương vị thơm ngon và giá cả cũng rất phải chăng. Đây cũng là loại thực phẩm phổ biến trong các món ăn chay và ăn kiêng, xuất hiện quanh năm và chế biến được thành vô vàn món ăn ngon.

Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng, ngày nay chúng ta có thể chọn lựa 1 trong 3 loại cà tím để sử dụng, từ theo nhu cầu và sở thích. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ dinh dưỡng, bạn có biết loại cà tím nào mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe hay không?

Trên thị trường hiện nay, có 3 loại cà tím phổ biến, chúng ta phân biệt thông qua hình dáng của quả. Cà tím tròn có hình tròn hoặc có hình như một nắm tay; cà tím dài có dáng dài, thân nhỏ, phần đầu quả thuôn nhỏ hơn so với phía dưới; cà tím dạng củ là theo cách gọi của người Trung Quốc, nó có thể coi là dạng nằm giữa cà tím tròn và cà tím dài với kích thích dài vừa phải, phần đầu quả thuôn nhỏ hơn so với phía dưới giống như cà tím dài nhưng phần đuôi quả lại phình ra to tròn giống như cà tím tròn.

Cà tím là gì?

Nguồn gốc của cây cà tím

Cây cà tím được trồng để lấy quả và là một trong những loại nông sản được trồng nhiều trên thế giới. Thậm chí ở Ấn Độ, cà tím được xếp trong danh sách Vua của các loại rau củ về giá trị dinh dưỡng và mức độ ưa chuộng của nó.

Sự xuất hiện của cây cà tím được cho rằng đã có từ thời tiền sử ở miền Nam và miền Đông châu Á nhưng mãi đến thập niên 1500 thì mới được các nước phương Tây biết đến.

Nguồn gốc tên khoa học “Melongena” của cây cà tím xuất phát từ một tên gọi dùng cho một giống cà tím trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ 16. Và tên gọi tiếng Anh cà tím là “eggplant” (thường dùng ở Hoa Kỳ, Úc và Canada) xuất phát từ đặc điểm của một giống cà tím có màu trắng và hình dạng trông giống quả trứng gà.

Nguồn gốc của cây cà tím

Đặc điểm của cà tím

Cây cà tím là loại cây thân thảo, cùng họ (Solanaceae) với cà chua, khoai tây, hồ tiêu và có tên khoa học là Solaum melongena L.

Thân cây phát triển với chiều cao trung bình từ 50 – 150cm và thường có gai nhỏ. Lá cà tím lớn, phiến lá rộng và mặt dưới lá được bao phủ lông tơ. Hoa có màu trắng cho đến màu tím nhạt và nhụy hoa có màu vàng.

Quả thuộc loại quả mộng, nhiều cùi thịt và chứa nhiều hạt nhỏ, mềm bên trong. Tùy theo giống mà hình dạng quả cà tím khác nhau, thường có hình thuôn dài và vỏ màu tím.

Đặc điểm cây cà tím

Các loại cà tím phổ biến

Bạn có thể bắt gặp được nhiều giống cà tím khác nhau nhưng có thể phân loại cà tím dựa vào hình dáng của chúng như:

Cà tím dài

Là loại cà tím có hình thuôn dài, thân nhỏ và phần đầu thuôn nhỏ hơn về phía đầu quả. Lớp da phía ngoài mỏng, mọng nước và thịt dày, thích hợp để làm món hấp.

Cà tím dài

Cà tím tròn

Là loại cà tím có hình tròn, kích thước cỡ một nắm tay. Lớp vỏ dày và phần thịt bên trong ít nước nên thường được dùng để làm món chiên hoặc hầm.

Cà tím tròn

Cà tím dạng củ

Là loại cà tím hơi thuôn dài (có độ dài trung bình giữa cà tím dài và tròn) và trông giống như củ. Bạn có thể dùng loại cà tím này để chế biến cho nhiều món ăn khác nhau, dù là hấp, chiên, hầm hay xào.

Cà tím dạng củ

Cà tím tròn, cà tím dài và cà tím dạng củ, loại cà tím nào ăn tốt cho sức khỏe nhất?

1. Về hương vị

Cà tím dài có lớp da mỏng và độ ẩm cao nhất, do đó nó có phần thịt mềm, phù hợp hơn để hấp hoặc sốt cà chua. Trong khi đó, da cà tím tròn lại dày, lượng nước trong quả tương đối thấp, thích hợp cho các món chiên trực tiếp hoặc hầm, nấu ở nhiệt độ cao.

Đối với cà tím dạng củ, vì là loại cà tím “trung gian” giữa 2 loại cà tím nêu trên nên nó có độ ẩm và chất lượng thịt nằm giữa cà tím dài và cà tím tròn. Phương pháp chế biến nào đối với loại cà tím này cũng tạo nên món ăn ngon cả. Nhưng hương vị của nó nghiêng nhiều hơn về cà tím dài, vì vậy nó phù hợp hơn để hấp hoặc sốt cà chua hơn.

2. Về dinh dưỡng

Từ quan điểm dinh dưỡng, mỗi loại cà tím đều có lợi thế riêng của chúng. Hàm lượng carotene, vitamin C, canxi và kali trong cà tím dài có thể cao hơn một chút so với cà tím tròn và cà tím dạng củ, nhưng hàm lượng vitamin E, magiê và kẽm thường thấp hơn.

Tuy nhiên, so với dinh dưỡng tổng thể của cà tím, khoảng cách này không lớn. Do đó, nếu không có nhu cầu cấp thiết về một hàm lượng dinh dưỡng nhất định, bạn không cần thiết phải xem xét sự khác biệt về dinh dưỡng khi chọn cà tím.

Cà tím dài và cà tím dạng củ bị cong queo, có phải do hormones?

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp, cà tím bị cong queo không liên quan gì đến hormones hay hóa chất cả.

Đó lả bởi các cây cà tím hấp thụ chất dinh dưỡng đầy đủ hơn trong quá trình tăng trưởng, có thể gây ra sự uốn cong quả sau khi thừa chất dinh dưỡng. Hoặc một số cây cà tím không phát triển trong điều kiện thiếu nước cũng có thể gây ra tình trạng này.

Cách chọn cà tím chất lượng

Để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cà tím một cách hiệu quả, bạn cần phải chọn những quả cà ngon trước khi chế biến. Vậy hãy thử áp dụng một số mẹo mà Điện máy XANH gợi ý phía dưới:

  • Chọn những quả có lớp vỏ sáng bóng, mịn màng và đều màu, không bị nhăn cũng như xuất hiện các vết thâm, sạm.
  • Các quả cà có phần núm cà còn tươi, dính chặt với thân quả, sẽ cho vị tươi ngon hơn và chứng tỏ cà tím còn non.
  • Cà tím tươi ngon khi cầm trên tay sẽ cảm thấy chắc tay, không bị nhũn.

Với những quả cà tím đã chín, thì khi dùng ngón tay ấn nhẹ vào thân quả, sẽ để lại vết ấn. Còn với những quả cà tím đã quá già, bạn sẽ thấy thân nó hơi cứng đồng thời lớp vỏ bên ngoài có màu tím hồng hoặc tím nhạt, thì không nên chọn.

Ngoài ra, bạn nên chọn ăn cà tím vào mùa thu hoạch rơi vào tháng 8, tháng 9 (tại Việt Nam) sẽ có hương vị ngon và ngọt hơn.

Cách chọn mua cà tím ngon

Cách sơ chế cà tím đơn giản

Bước 1: Rửa sạch cà tím và thái miếng vừa ăn

Cà tím mua về bạn đem rửa sạch dưới vòi nước lạnh, sau đó dùng dao thái thành những lát vừa theo chiều dọc hoặc chiều ngang (tùy theo sở thích và cách chế biến của bạn).

Bước 1: Rửa sạch cà tím và thái miếng vừa ăn

Bước 2: Loại bỏ nhựa trên cà tím

Sau khi thái lát xong, bạn cho tất cả vào tô nước muối pha loãng và ngâm trong khoảng 15 – 20 phút để loại bỏ sạch nhựa trên cà tím.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một ít muối thoa đều lên bề mặt thịt cà tím và để nguyên trong khoảng 20 phút. Cách làm này giúp loại bỏ nhựa và giảm vị đắng cho cà tím.

Bước 2: Loại bỏ nhựa trên cà tím

Bước 3: Rửa sạch cà tím lại lần nữa

Cà tím sau khi ngâm hoặc rắc muối xong, bạn đem rửa sạch lại với nước lạnh, sau đó để ráo và chuẩn bị mang đi chế biến.

Khi chế biến, bạn nên thêm một chút giấm vào để loại bỏ bỏ độc tố gây hại cho cơ thể.

Bước 3: Rửa sạch cà tím lại lần nữa

Cách nấu cà tím tròn

1. Cà tím xào thịt

Cà tím có hương vị thanh mát, đặc trưng khi được xào chung với những nguyên liệu khác như thịt bò sẽ tạo ra một món ăn hấp dẫn, giúp bữa ăn gia đình thêm tròn vị.

1.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 2 quả
  • Thịt bò (nạc vai): 100gr
  • Tỏi: 2 tép
  • Hành lá: 2 cây

1.2 Cách làm cà tím xào

Cà tím mua về cắt thành miếng vừa ăn, cho vào ngâm trong nước muối pha loãng để cà không bị thâm đen. Ngâm cà trong khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo nước.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng gọt vỏ, một phần đen cắt thành sợi, một phần băm nhỏ.

Thịt bò mua về rửa sạch, cắt miếng mỏng. Sau đó, ướp thịt heo với một chút muối, gừng băm nhỏ và ít rượu (nếu có), trộn đều và để khoảng 10 phủ cho thấm gia vị.

Bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn đợi dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, rồi cho thịt heo vào xào đến khi thịt heo chuyển sang màu trắng thì cho thịt ra chén riêng.

Tiếp tục làm nóng chảo, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho cà tím vào chiên nhanh trong 2-3 phút rồi vớt ra. Sau đó, bạn cho cà tím vào nồi nước đang sôi luộc thêm khoảng 3 phút rồi vớt ra rổ (đây là mẹo giúp cà tím khi xào có độ săn, bóng và không bám nhiều dầu).

Cho dầu vào chiếc chảo đó 1 lần nữa, tiếp tục phi thơm tỏi, cho gừng cắt sợi vào xào sơ rồi cho cà tím và thịt băm vào xào đều.

Xào khoảng 3 phút, bạn nêm nếm gia vị gồm 1 muỗng đường, ½ muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng hạt nêm rồi trộn đều cho vừa ăn.

Cuối cùng, cho hành lá đã cắt nhỏ lên trên, tắt bếp và cho món ăn ra đĩa.

2. Cà tím xào lá lốt

2.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 2 quả
  • Thịt heo: 100g
  • Lá lốt: 10 lá
  • Tỏi: 4 tép
  • Hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, muối.

2.2 Cách làm cà tím xào lá lốt

Cà tím khi mua về thì rửa sạch xong cắt chéo thành từng lát dày cỡ 0,5cm rồi đem đi ngâm với nước muối loãng để cà tím không bị thâm đen.

Thịt heo rửa sạch rồi thái lát nhỏ. Lá lốt rửa sạch rồi thái thành từng sợi. Tóc bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.

Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho dầu ăn và thịt vào xào để thịt săn lại, chín đều thì nêm lại gia vị. Nhớ đảo thật đều cho thịt ngấm gia vị rồi vớt ra để dĩa riêng.

Tiếp theo bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đợi tới khi dầu sôi thì cho tỏi vào phi thơm. Khi tỏi vàngdậy mùi thơm thì cho phần cà tím vào xào chung, đảo thật đều. Cho một ít nước nếu cà tím quá khô và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Xào đến khi cà tím chuyển màu trong trong thì cho phần thịt, lá lốtvào xào chung, đảo thật đều và nêm nếm lại gia vị rồi tắt bếp.

3. Cà tím nướng mỡ hành

Cà tím nướng mỡ hành là một sự kết hợp hoàn hảo với vị béo của mỡ hành, vị ngọt thơm của cà tím. Khi kết hợp cùng nước mắm tỏi càng khiến món ăn thêm dậy mùi. Món ăn này sẽ càng hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với thịt băm xào mỡ hành.

3.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 3 trái (nên chọn những trái còn cuống tươi)
  • Tỏi băm: 10gr
  • Hành lá: 20gr
  • Dầu ăn thực vật

3.2 Cách làm cà tím nướng mỡ hành

Cà tím mua về rửa sạch, dùng que xiên hoặc tăm xăm khắp trái cà để khi nướng cà mau chín và thơm hơn.

Nướng cà trực tiếp trên bếp lửa, bạn cũng có thể dùng chảo đế dày hoặc chảo nướng chuyên dụng để nướng cà. Nướng cà đến khi lớp vỏ bên ngoài cháy xém, hoặc bạn dùng thử quexuyên, nếu dễ dàng xuyên qua quả cà là đạt yêu cầu. Sau khi nướng xong, bóc bỏ hết lớp vỏ bên ngoài của quả cà.

Pha nước mắm bằng cách: Giã 2 3 tép tỏi, ớt và 1 muỗng cà phê đường. Chuẩn bị 1 cái chén, cho 4 muỗng cà phê đường với 6 muỗng cà phê nước mắm, sau đó cho phần tỏi ớt vừa giã lúc nãy vào.

Để làm mỡ hành, bạn chỉ cần đun nóng 6 muỗng cà phê dầu ăn rồi trộn đều với hành lá thái nhỏ là được.

Cà sau khi đã bóc vỏ, bạn cho vào đĩa. Dùng thìa (nĩa) tước dọc thớ của quả cà, rồi rưới nước mắm lên trên quả cà tím, sau đó là rưới tiếp mỡ hành là bạn đã có thể thưởng thức món ăn này.

4. Cà tím sốt tôm thịt

4.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 2 trái
  • Thịt heo băm: 100g
  • Hành lá: 50g

4.2 Cách làm cà tím sốt tôm thịt

Cà tím đem đi rửa sạch qua nước muối loãng rồi để cho ráo nước. Dùng nĩa hoặc các vật dụng sắt nhọn để đâm vào quả cà tím để giúp cà tím được chín đều và ngon hơn. Cho cà tím vào nồi chiên không dầu, nướng ở mức 200 độ C tầm 20 phút.

Hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Tôm rửa sạch, loại bỏ cặn bận ở đầu tôm rồi đem đi luộc chín. Khi luộc xong thì lột bỏ đầu, vỏ tôm rồi cắt thành những miếng nhỏ.

Chuẩn bị một cái tô cho thịt bằm, phần tôm vừa cắt rồi ướp với 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường và hạt tiêu. Cho thêm 1 ít hành lá vừa cắt rồi trộn thật đều cho thấm gia vị.

Bắc chảo dầu lên bếp, đợi khi dầu sôi thì cho 1 ít hành lá băm vào phi thơm. Đợi khi hành dậy mùi thơm thì chohỗn hợp thịt tôm vào xào cho săn, chín đều rồi cho tiếp phần hành còn lại vào xào. Đảo thật đều rồi tắt bếp.

Cà tím sau khi nướng xong thì dùng dao cắt đôi quả cà theo chiều dọc rồi cho phần tôm thịt xếp vào ở giữa là có thể thưởng thức món cà tím sốt tôm thịt. Món này có thể chấm với nước mắm pha tương ớt hoặc có thể rưới trực tiếp lên món ăn để tăng thêm hương vị.

5. Cà tím chiên trứng

Cà tím chiên trứnglà một món ăn xuất hiện khá lâu, nhưng với một số người món ăn này còn khá mới lạ. Tuy vậy, với sự hấp dẫn từ hình thức, đậm vị từ bên trong sẽ tạo cho bạn cảm giác vừa ngon miệng, vừa bắt mắt khi ăn.

5.1 Nguyên liệu

  • Cà tím (loại tròn): 2 quả
  • Trứng gà: 2 quả
  • Thịt băm: 200gr
  • Cà rốt: 1 củ
  • Hành lá: 5gr

5.2 Cách làm cà tím chiên giòn với trứng

Cà tím tròn rửa sạch, cắt thành khoanh tròn dày khoảng 1 2cm, ngâm trong nước muối loãng. Sau đó, vớt cà tím ra, dùng đầu nhọn của dao cắt bỏ phần ruột cà tím tạo thành lõi hình tròn làm khung khi chiên. Phần ruột cà tím đem đi cắt nhỏ.

Cà rốt gọt sạch vỏ, cắt sợi nhuyễn rồi băm nhỏ. Hành lá rửa sạch băm nhỏ.

Cho phần thịt băm và trứng gà vào chung với nguyên liệu đã cắt nhỏ trước đó. Thêm vào ½ muỗng hạt nêm, ½ muỗng nước tương, ½ muỗng nước mắm, một ít bột ngọt và ½ muỗng dầu hào, trộn thật đều.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chờ dầu nóng thì thả phần vỏ cà tím vào trước, tiếp theo lấy một lượng nhân vừa đủ cho vào bên trong ruột, chiên với lửa nhỏ.

Trở đều và chiên đến khi vàng 2 mặt là có thể tắt bếp.

6. Canh cà tím nấu đậu phụ (canh cà bung)

Canh cà tím nấu đậu phụ (hay còn gọi là canh cà bung) là một trong những món ăn đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

6.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 2 trái
  • Cà chua: 3 trái
  • Thịt ba chỉ: 200gr
  • Đậu hũ: 2 miếng
  • Hành lá, hành tím, tỏi
  • Bột nghệ: 10gr
  • Dầu ăn: 250ml
  • Nước mắm: 10gr

6.2 Cách nấu canh cà tím đậu phụ

Cà tím rửa sơ với nước, cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn rồi đem ngâm với nước muối pha loãng 10 15 phút.

Thịt ba chỉ rửa với nước muối, rửa sạch lại với nước, để ra rổ cho ráo thịt rồi cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Hành lá rửa sạch cắt thành khoanh nhỏ. Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, cắt thành hình múi cau.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào (lượng dầu đảm bảo đủ ngập ½ – 2/3 miếng tàu hũ). Khi dầu nóng, cho tàu hũ vào chiên vàng đều 1 mặt, rồi trở bềlại chiên tiếp mặt còn lại.

Bắc nồi lên bếp, cho vào một muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu, cho hành tím và tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho cà tím vào xào khoảng 5 6 phút cho cà tím hơi mềm thì cho 2/3 lượng cà chua vào xào chung. Trong lúc xào, bạn cho vào khoảng 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê bột nghệ và một chén nước nhỏ, đun trong 3 4 phút.

Sau đó, cho thịt heo vào xào chung. Tiếp tục đun đến khi thấy thịt heo săn lại thì cho nước lọc vào nồi sao cho xâm xấp phần thịt và nấu.

Nấu đến khi nước dần sôi lên thì cho đậu hũ và 1/3 lượng cà chua còn lại vào. Đun thêm 3 5 phút thì bạn nêm lại gia vị, đun cho đến khi nước hơi sệt là hoàn thành món ăn.

7. Cà tím chiên nước mắm

7.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 3 trái
  • Hành lá: 5g
  • Ớt: 1 trái
  • Tỏi: 3 tép
  • Đường, nước mắm, muối.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

7.2 Cách làm cà tím chiên nước mắm

Cà tím rửa sạch, gọt bớt phần vỏ, chẻ đôi cắt thành từng khúc vừa và đem đi ngâm qua nước muối loãng cho không bị thâm.

Tỏi bóc vỏ, đập đập và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch rồi băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch xong cắt nhỏ.

Chuẩn bị hỗn hợp sốt: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, nước, 1 ít bột ngọt và tỏi, ớt vừa băm rồi khuấy đều cho tan đường.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn và chờ dầu sôi thì cho phần cà tím vào chiên vàng hai mặt. Chiên cho chín đều hai mặt, đừng để cháy khét rồi vớt ra ngoài để cho ráo dầu.

Tiếp đến thì bắc 1 cái chảo khác lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đợi tới khi dầu sôi thì cho phần hành lá vào xào, đảo đều cho đến khi hành săn lại thì mới cho tiếp phần hỗn hợp nước mắm đã pha vào trộn đều.

Đợi khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp, chế lên phần cà tím đã chiên rồi thưởng thức món cà tím chiên nước mắm, hương vị thơm ngon, nước sốt cay cay, mặn mặn và mùi thơm của hành lá khiến người khác khó cưỡng lại trước món ăn này.

8. Cà tím om thịt

Cà tím om thịt rất dễ ăn, quá trình chế biến cũng rất nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian. Mặc dù là món ăn giảndị nhưng ăn cà tím om thịt cũng rất tốn cơm đó nhe!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

8.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 20gr
  • Thịt ba chỉ: 200gr
  • Cà chua: 1 quả
  • Mẻ: 1 muỗng cà phê
  • Bột nghệ: 1 muỗng cà phê
  • Hành lá, tía tô, lá tốt

8.2 Cách làm cà tím om thịt

Cà tím rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt khúc dài 4 5cm, chẻ làm 6, rồi ngâm vào tô nước muối khoảng 10 15 phút.

Thịt heo rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành miếng vừa ăn. Ướp cùng với nước mắm, tỏi, bột nghệ và mẻ trong 15 phút.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đợi dầu nóng thì phi thơm hành, tỏi và xào cà chua để tạo màu.

Cà chua chín, thì cho phần thịt đã ướp vào xào đến khi thấy thịt săn lại thì cho nước vào om. Đun đến khi thấy nước sánh lại thì nêm nếm gia vị vừa ăn.

Cuối cùng bạn cho hành lá, tía tô, lá lốt thái nhỏ vào, múc ra đĩa là hoàn thành rồi.

9. Cà tím kho tiêu chay

9.1 Nguyên liệu

  • Cà tím: 3 quả
  • Hành tím: 4 củ
  • Hành lá: 5g
  • Ớt: 1 trái
  • Muối, hạt nêm, hạt tiêu, bột ngọt, nước mắm chay

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

9.2 Cách làm cà tím kho tiêu

Cà tím rửa sach, cắt chéo thành từng lát dày rồi đem đi ngâm với nước muối loãng. Tóc bóc vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch rồi cắt nhỏ phần lá để riêng và phần gốc để riêng.

Bắc chảo dầu lên bếp, đợi dầu sôi thì cho cà tím vào chiên vàng đều hai mặt rồi vớt ra tắt bếp ( nhớ canh chừng đảo liên tục tránh để cà tím bị cháy khét ).

Bắc một cài nồi đất lên bếp, cho dầu ăn và đường vào. Đánh tan đường cho đến khi đường sệt lại chuyển sang màu vàng nâu thì cho phần gốc hành lá và hành tím vào phi thơm.

Đảo thật đều để không bị cháy rồi cho tiếp 200ml nước vào khuấy đều lên, nêm nếm lại gia vị với hạt nêm, bột ngọt, nước mắm chay cho hợp khẩu vị.

Sau khi đã nêm nếm gia vị xong thì mới cho tiếp phần cà tím vào nấu thêm tầm 3 – 4 phút, đảo thật đều cho cà tím thấm đều gia vị rồi mới tắt bếp.

Bây giờ có thể cho phần cà tím ra dĩa, rắc tiêu và hành lá lên trên rồi thưởng thức món cà tím kho tiêu, vừa ngon ngọt lại còn béo bùi.

10. Cà tím nhồi đậu phụ

Cà tím nhồi đậu phụ là món ăn thanh nhẹ, thích hợp cho những ngày ăn chay. Món cà tím nhồi đậu phụ cùng với nước sốt ăn cùng với cơm trắng là ngon hết sẩy.

10.1. Nguyên liệu

  • Cà tím: 200gr
  • Đậu hũ: 100gr
  • Cà rốt: 50gr
  • Nấm mèo: 50gr
  • Hành lá, ngò rí, ớt, tỏi tăm
  • Dầu ăn, nước tương

10.2. Cách làm cà tím nhồi đậu phụ

Cà tím mua về rửa sạch, cắt bỏ đầu đuôi rồi cắt thành khúc khoảng 2 lóng tay, khoét bỏ phần ruột bên trong. Cho cà tím vào ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 10 phút, vớt ra rồi để ráo nước.

Cà rốt gọt vỏ, cắt thành lát mỏng, thái lại thành sợi rồi lại cắt thành hạt lựu.

Nấm mèo khô ngâm trong nước đến khi mềm thì rửa sạch, cắt bỏ gốc rồi cắt nhỏ thành hạt lựu.

Hành lá và ngò rí cắt bỏ gốc, nhặt bỏ lá già, cắt nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ.

Cho đậu phụ vào tô, thêm cà rốt và nấm mèo đã sơ chế vào. Tiếp theo cho ½ phần hành lá, ngò rí đã cắt nhuyễn, trộn thêm ½ muỗng cà phê hạt nêm và ½ muỗng cà phê tiêu, dùng muỗng trộn đều và làm nát đậu phụ.

Dùng muỗng múc phần nhân đậu đã ướp để vào trong khoanh cà tím đã bỏ ruột, cho đầy nhân và ép chặt 2 đầu. Làm lần lượt đến khi hết.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, đun nóng. Dầu sôi thì cho cà tím nhồi đậu phụ vào chiên vàng 2 mặt với lửa vừa khoảng 3 phút, trở bề. Chiên vàng cả 2 mắt thì tắt bếp, gắp ra ngoài để ráo dầu.

Sử dụng chảo vừa chiên xong, cho vào 1 muỗng canh tỏi băm, ớt cắt nhỏ rồi phi thơm. Tỏi vàng bạn thêm vào 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước tương và ½ chén nước vào khuấy đều với lửa vừa.

Sốt sôi bạn nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho cà tím nồi vào, đậy nắp và nấu trong 3 phút thì trở bề và tiếp tục nấu trong 3 phút nữa rồi tắt bếp. Vậy là món ăn đã hoàn thành.

Như vậy, cà tím là nguyên liệu chế biến món ăn quen thuộc của rất nhiều gia đình. Các món ngon từ cà tím không chỉ hấp dẫn bởi hình thức bên ngoài mà còn đảm bảo nguồn dưỡng chất bên trong, giúp bạn và gia đình có được những bữa ăn trọn vẹn.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách chế biến cà tím tròn
  • Cách nấu cà tím tròn
  • Quả cà tím tròn
  • Chế biến cà tím tròn
  •  tím trộn làm món gì ngon
  •  tím tròn
  • Món ngon từ cà tím dài
  •  tím có tốt không