Bị nấc cụt liên tục, làm sao cho hết? Top 10 cách chữa nấc cụt cực hiệu quả ít ai ngờ đến

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chữa nấc kéo dài
  • Cách chữa nấc kéo dài
  • Cắt cơn nấc cụt
  • Nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài
  • Bấm huyệt chữa nấc cụt
  • Uống thuốc kháng sinh bị nấc
  • Viêm họng bị nấc cụt
  • Nguyên nhân nấc cụt
cách chữa nấc cụt kéo dài
cách chữa nấc cụt kéo dài

YouTube video

Hầu hết mọi người khi bị nấc cụt sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp nấc cụt có thể kéo dài, gây khó chịu cho người mắc phải. Khi đó, bạn có thể thử một vài cách chữa nấc cụt kéo dài tại nhà để tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.

Nấc cụt (hay nấc cục) bắt nguồn từ phần dưới của cơ thể, thông qua cơ hoành – một cơ hình thành vòm giữa phổi và dạ dày. Thông thường, cơ hoành hạ xuống khi bạn lấy không khí vào phổi, sau đó thả lỏng để đẩy không khí từ phổi ra ngoài qua mũi, miệng.

Nếu có tác nhân nào đó kích thích cơ hoành gây co thắt, khiến không khí đi vào cổ họng và đập vào thanh quản. Lúc đó, dây thanh quản đóng lại đột ngột và bạn sẽ tạo ra một tiếng động kì lạ: hức. Hiện tượng đó gọi là nấc cụt.

Nấc cụt là hiện tượng bình thường, nhưng nếu nếu bị nấc cụt kéo dài thì có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nấc bị nấc cục liên tục là dấu hiệu bệnh gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Nguyên nhân nấc cụt là gì?

Nấc cụt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do cảm xúc hay tình trạng thể chất. Khi ấy, tình trạng kích thích xảy ra trên dây thần kinh kết nối não với cơ hoành. Một số nguyên nhân gây nấc cụt phổ biến bao gồm:

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Cảm thấy hồi hộp hay phấn khích quá mức
  • Uống đồ uống có ga hoặc đồ uống chứa cồn
  • Căng thẳng (stress)
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • “Nuốt” nhiều không khí vào miệng trong khi ăn uống

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài

Một vài trường hợp đặc biệt, nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài là do các dây thần kinh nối với cơ hoành bị tổn thương. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể do màng nhĩ bị chạm phải, đau họng hay xuất hiện khối u, bướu cổ, u nang ở cổ…

Nấc cụt kéo dài một thời gian cũng có thể do rối loạn hệ thống thần kinh trung ương như viêm não hoặc viêm màng não, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường hoặc suy thận. Các loại thuốc như steroid và một số thuốc an thần cũng gây ra nấc dài hạn.

Một số thủ thuật, nhất là các quy trình có sử dụng thuốc gây mê, sẽ khiến bạn dễ bị nấc cụt. Nếu bạn đã bị nấc hơn 2 ngày hay tình trạng nấc nghiêm trọng đến mức can thiệp vào việc ăn, thở, ngủ bình thường, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để tìm cách điều trị chúng.

Ngoài ra, bạn cần đến cơ sơ y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như đau dạ dày, sốt, khó thở, nôn mửa hoặc ho ra máu cùng với tiếng nấc.

Bị nấc cụt nhiều ngày là bệnh gì?

Nếu bị nấc cụt nhiều ngày và mỗi lần nấc kéo dài hơn so với thông thường thì bạn cần cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một số căn bệnh không ngờ tới. Sau đây là một vài căn bệnh tiềm ẩn đằng sau hiện tượng nấc cụt kéo dài kèm theo một vài triệu chứng. Nếu cơ thể bạn có những dấu hiệu này, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Viêm dạ dày/ruột

Nấc cụt kèm theo hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, đau cơ, đau quặn bụng và bị sốt, bạn có thể đã bị nhiễm trùng tiêu hóa do viêm dạ dày hoặc ruột.

Bị nấc cụt liên tục là bệnh gì? Rối loạn tiêu hóa

Nấc nhiều kèm theo hiện tượng trướng dạ dày, khó chịu vùng thượng vị và quanh rốn, bụng căng phồng, phân lỏng là những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể không tiêu hóa được. Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống như: không uống đồ uống có ga, nước ngọt, ăn nhiều rau và giảm các đồ ăn chiên, rán.

Suy thận

Nấc cụt kéo dài cũng là một biểu hiện của bệnh suy thận do thận mất khả năng lọc và thải nước tiểu đúng cách. Khi suy thận tiến triển, trên cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như: phù mặt và hai chân, da tái xanh vì thiếu máu…

Ung thư phổi

Những tế bào ung thư phát triển trong phổi có thể gây ra hiện tượng nấc cụt liên tục kèm theo ho, thậm chí ho ra máu, đau tức ngực. Những người hút thuốc lá nếu gặp tình trạng này nên đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách chữa nấc cụt kéo dài

Mặc dù không có nhiều bằng chứng khoa học xác minh những cách chữa nấc cụt kéo dài có hiệu quả hoàn toàn, bạn vẫn nên thử một trong các cách đơn giản sau đây tại nhà:

  • Nín thở và nuốt nước bọt 3 lần
  • Hít thở vào một cái túi giấy
  • Uống một ly nước với một hơi liên tục
  • Nuốt 1 muỗng cà phê đường
  • Lè lưỡi hết cỡ trong vòng 5 giây
  • Súc miệng bằng nước
  • Cắn một miếng chanh hoặc nếm đồ chua như giấm

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh những việc sau khi bị nấc cụt:

  • Không uống rượu, bia hay đồ uống có ga, nước nóng
  • Không nhai kẹo cao su hoặc hút thuốc, chúng khiến bạn “nuốt” phải nhiều khí hơn
  • Không ăn thức ăn quá cay
  • Không nên ăn quá nhanh
  • Không ăn đồ quá lạnh sau khi vừa thưởng thức một món nóng

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng

Có rất nhiều mẹo đơn giản nhưng chữa nấc cụt hiệu quả nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng khi tình trạng này xuất hiện.

Bịt hai tai để chữa nấc cụt

Đây là một trong những cách đơn giản nhất, khi bịt chặt hai tai bằng hai ngón tay trỏ với lực vừa phải. Sau khoảng 3 phút, cơn nấc cụt sẽ biến mất, bạn có thể kết hợp uống vài ngụm nước lạnh để tăng hiệu quả.

Cơ chế của cách chữa nấc cụt này là tác động để kích thích dây thần kinh phế vị, từ đó làm ngừng nấc cụt.

Bịt hai tai là cách chữa nấc cụt hiệu quả, đơn giản

Bịt hai tai là cách chữa nấc cụt hiệu quả, đơn giản

 Hít thở thật sâu

Nếu nấc cụt xuất hiện khi bạn đang trong một sự kiện quan trọng hay đang đi ngoài đường, hãy bình tĩnh và hít thở thật sâu. Cùng với đó, đẩy sự tập trung của bạn vào một suy nghĩ nào đó, tiếp tục lấy hơi, hít vào thật sâu và giữ khí trong phổi 10 – 15 giây. Sau đó thở ra thật mạnh, lặp lại động tác này vài lần.

Cách này sẽ tác động làm căng cơ hoành, ngăn nhịp co thắt đột ngột của cơ này và từ đó cơn nấc cụt cũng biến mất.

Uống nước chữa nấc cụt

Chắc hẳn rất nhiều người đã biết đến cách chữa nấc cụt này, bạn uống một hơi nhiều nhưng nuốt từng ngụm nhỏ liên tục. Theo cách này, việc uống nước sẽ tạo nhịp co thắt thực quản đều đặn, đè và ngăn cơ hoành co thắt đột ngột. Tuy nhiên cách này có thể không hiệu quả ngay mà bạn phải thử nhiều lần mới có thể loại bỏ nấc cụt hoàn toàn.

Cùng với việc uống nước, bạn dùng hai ngón tay ép lực vào động mạch cổ sau với cường độ tăng dần. Đến khi có cảm giác tức thì giảm lực ép, đưa người ra phía trước và uống nước. Cách này sẽ giúp chèn ép dây thần kinh quặt ngược, từ đó giảm co thắt cơ hoành.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Dùng đá lạnh chữa nấc cụt

Ngậm viên đá lạnh là cách chữa nấc cụt hiệu quả được rất nhiều người áp dụng. Nhiệt độ lạnh từ nước đó khi bạn nuốt xuống sẽ làm dịu dây thần kinh đang bị kích thích, từ đó giảm co thắt đột ngột cơ hoành.

Bạn có thể nhờ người khác chà đá lên mặt đột ngột để khiến bạn dừng nấc cụt nhanh chóng hơn. Nếu viên đá quá lạnh, hãy bọc trong lớp vải mỏng trước khi đưa lên mặt chà áp.

Thìa đường ngọt có thể làm cơn nấc cụt biến mất

Thìa đường ngọt có thể làm cơn nấc cụt biến mất

Chữa nấc cụt với đường

Mẹo dân gian chữa nấc cụt với đường này được rất nhiều mẹ áp dụng cho trẻ nhỏ bởi vị ngọt dễ chịu khiến trẻ yêu thích, giảm sự tập trung vào cơn nấc. Bên cạnh đó, vị ngọt của đường sẽ kích thích lên niêm mạc vùng hầu họng, từ đó gây gián đoạn xung động thần kinh loại bỏ cơn nấc.

Nếu không có đường, bạn có thể thay thế bằng một thìa giấm, mật ong hoặc nhai bánh mì khô cũng có hiệu quả tương tự.

Phản ứng sợ hãi bất ngờ làm biến mất cơn nấc cụt

Mặc dù khó tin nhưng phản ứng sợ hãi lại là cách có tác dụng nhanh chữa cơn nấc cụt. Bạn chỉ cần một đoạn phim kinh dị, hành động nhanh hoặc một tình huống bất ngờ khiến bạn phân tâm, cơn nấc cụt cũng sẽ biến mất không dấu vết.

Bạn có thể nhờ người xung quanh kể một câu chuyện hoặc hướng sự chú ý của bạn vào sự kiện khác, cơn nấc cụt cũng nhanh hết. Cách này được rất nhiều người áp dụng và đem đến hiệu quả tốt, kể cả các trường hợp nấc cụt kéo dài và thất bại với những cách khác.

Nếu bạn đã thử các cách chữa nấc cụt kéo dài trong vài ngày hoặc nấc cụt nhiều lần trong ngày, diễn tra trong thời gian dài mà không thấy tác dụng, hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giúp chấm dứt những cơn nấc khó chịu.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chữa nấc kéo dài
  • Cách chữa nấc kéo dài
  • Cắt cơn nấc cụt
  • Nguyên nhân bị nấc cụt kéo dài
  • Bấm huyệt chữa nấc cụt
  • Uống thuốc kháng sinh bị nấc
  • Viêm họng bị nấc cụt
  • Nguyên nhân nấc cụt