4 Cách làm gỏi cá mè ngon miệng chuẩn vị không tanh đơn giản tại nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm gỏi cá mè Thái Bình
  • Cách làm gỏi cá mè Ninh Bình
  • Cách làm gỏi cá mè miền Bắc
  • Cách làm gỏi cá mè Bắc Giang
  • Cách làm gỏi cá chép
  • Cách làm nước chấm gỏi cá mè
  • Cách làm gỏi cá trắm
  • Mua gỏi cá mè ở Hà Nội
cách làm gỏi cá mè
cách làm gỏi cá mè

YouTube video

Gỏi cá mè là món ăn dân dã đậm chất quê mà không phải ai cũng từng được thưởng thức. Được coi như là đặc sản của một số vùng quê phía Bắc như: Nam Định, Bắc Giang, Thái Nguyên, và đây cũng là một trong những món khoái khẩu của dân sành nhậu. Hôm nay, Camnangbep sẽ giới thiệu đến các chị em hai cách chế biến món ăn khoái khẩu vùng quê này trong bài viết dưới đây. Nào hãy cùng xắn tay vào bếp ngay bây giờ các bạn nhé.

Cách làm gỏi cá mè

Nguyên liệu làm Gỏi cá mè Cho 4 người

Cá mè 1 con(khoảng 1.5kg) Thính gạo 6 muỗng canh Riềng 3 củ Sả 5 nhánh Ớt hiểm 2 trái Hành tím 4 củ Mẻ 1 muỗng canh Mắm tôm 1 muỗng cà phê Nước cà rốt 5 muỗng canh Nước cốt chanh 2 muỗng canh Dầu ăn 1 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu)

Cách chọn mua cá mè tươi ngon

  • Bạn nên chọn cá tươi sống để chế biến món ăn được ngon hơn. Cá tươi có phần mắt cá trong, có thể nhìn thấy con ngươi, phần mang màu hồng.
  • Khi cầm cá lên không có cảm giác bóng nhớt, thịt có độ đàn hồi tốt, lớp vẩy chắc, thả xuống nước cá không bị nổi lên là cá tươi.
  • Không nên mua cá có lớp dịch ngoài chuyển sang dạng nhớt dính, mắt cá lõm, màu trắng đục, mang cá màu trắng hoặc thâm.

Mẻ là gì? Nơi mua mẻ?

  • Mẻ hay cơm mẻ là một gia vị truyền thống trong ẩm thực Việt Nam có vị chua gắt và thơm đặc trưng, thường được làm từ cơm nguội hoặc bún.
  • Bạn có thể mua được mẻ tại hệ thống các cửa hàng, quầy thực phẩm, chợ siêu thị uy tín hoặc để đảm bảo an toàn vệ sinh hơn bạn có thể làm mẻ ngay tại nhà.

Nguyên liệu món ăn gỏi cá mè

Dụng cụ thực hiện

Máy xay sinh tố, nồi, chảo, dao, muỗng,..

Cách chế biến Gỏi cá mè

  • Sơ chế cá

    Cá mua về đánh vẩy, bỏ phần vây và ruột bên trong bụng cá. Để cá sạch nhớt, bạn dùng muối chà xát lên toàn thân cá rồi rửa lại với nước nhiều lần.

    Dùng dao lọc phần thịt cá rồi tách riêng phần da cá ra. Thịt cá cắt miếng mỏng, xương cá băm nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

    Cách khử mùi tanh cá mè: 

    • Làm sạch vây, vẩy, mang và phần ruột cá.
    • Rửa cá cho sạch nhớt và máu rồi cho vào thau ngâm với nước muối loãng, nước gừng hoặc giấm để khử mùi tanh.
  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Riềng cạo vỏ, rửa sạch, cắt mỏng, cho vào cối giã nhỏ.

    Sả, ớt cắt lát mỏng. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn.

  • Làm chẻo ăn gỏi cá

    Cho phần xương cá đã xay vào nồi, thêm vào 1 muỗng canh mẻ, 1 muỗng cà phê mắm tôm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 5 muỗng cà phê đường, ớt cắt lát, 1/3 phần riềng băm, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh thính gạo, trộn đều.

    Bắc nồi lên bếp với 1 muỗng canh dầu ăn rồi cho hành tím băm vào phi thơm.

    Tiếp theo cho hỗn hợp đã trộn vào đảo đều, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 2 – 3 phút.

  • Rang riềng

    Cho 1/3 phần riềng vào chảo rang với lửa vừa khoảng 5 phút cho vàng đều.

  • Trộn gỏi

    Vắt lấy nước của phần riềng còn lại rồi cho vào cá cắt lát, thêm vào 2 muỗng canh nước cốt chanh, trộn đều, ướp 20 phút để cá thấm gia vị.

    Sau đó vắt bỏ phần nước cho cá khô ráo. Cho 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê tiêu, phần riềng đã rang, sả và 5 muỗng canh thính gạo vào, trộn đều, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn là đã hoàn thành rồi.

  • Thành phẩm

    Món gỏi cá mè hoàn thành có màu sắc vô cùng bắt cùng cùng với hương thơm đặc trưng lan tỏa. Thịt cá mềm, ngon ngọt tự nhiên chấm cùng với vị chẻo đậm đà thì quá tuyệt vời đấy.

Chế biến món gỏi cá mè theo công thức số 2

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn này

  • 1 con cá mè to khoảng 4 – 5kg
  • 1 con cá chép đực khoảng chừng 0,5kg
  • Riềng, nghệ mỗi loại 1 củ
  • Cà chua, hành lá
  • Rượu, thính
  • Các loại gia vị: mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu ăn …
  • Các loại rau ăn kèm với món gỏi cá mè: lá mơ, diếp cá, ngò, lá đinh lăng …
cách làm gỏi cá mè ngon
Cá mẻ tuy tanh nhưng là nguyên liệu làm nên món gỏi ngon khó cưỡng

Các bước làm gỏi cá mè như sau

Bước 1:

  • Cá mè sau khi làm sạch và để ráo nước các bạn lóc lấy phần thịt hai bên thăn cá.
  • Sau đó dùng dao thái phần thịt cá thành những miếng mỏng vừa ăn theo chiều vát.

Cách khử mùi tanh cá mè

  • Cách đơn giản nhất để khử đi mùi tanh của món cá này đó chính là dùng muối để xát lên cá. Việc sát muối lên trong và ngoài cá chúng ta thực hiện trong khoảng 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
  • Ngoài ra còn có thể sử dụng sả để rửa cũng là 1 cách thức phù hợp để khử đi mùi tanh của cá. Bên cạnh đó trong dân gian còn có thêm nhiều cách để khử mùi tanh của cá mè như sau mà các bạn có thể tham khảo:
  • Dùng hỗn hợp nước cốt chanh và muối: dùng rây vắt lấy phần nước cốt chanh sau đó cho 1 ít muối vào khuấy cho tan rồi sát hỗn hợp này lên toàn bộ phần thịt cá để khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  • Khử mùi tanh của cá cá bằng nước vo gạo: với cách này không chỉ khử được mùi tanh của cá mà còn làm cho thịt cá chắc hơn.

Bước 2:

  • Cho cá mè đã thái miếng cùng với gừng giã nhỏ, một chút rượ‌u và tiêu vào trong nồi, đảo đều rồi đậy kí‌n lại, ướp khoảng 40 phút.

Bước 3:

  • Vớt cá trong nồi ra cho ráo nước, khi cá khô bớt thì tẩm thính vào cá, xếp ra đĩa.

Bước 4:

  • Cá chép đực sau khi làm sạch để ráo nước thì đem cắt khúc. Sau đó cho vào nồi cùng các gia vị đã chuẩn bị sẵn như riềng, nghệ, cà chua, bột ngọt vào ướp. Có thể rắc thêm chút tiêu và hành rồi đun với lửa liu riu.

Bước 5:

  • Cá chín, ta vớt ra, bóc lấy phần thịt, bỏ xương.
  • Đem xay nhỏ thịt cá, cho vào nồi đun sôi rồi cho lạc rang giã nhỏ vào trộn đều lên cho đến khi thấy hỗn hợp sánh sền sệt vậy là chúng ta đã chuẩn bị xong phần nước chấm cho món gỏi cá.

Bước 6:

  • Chuẩn bị các loại rau ăn kèm: lá mơ, diếp cá, ngò tàu, lá đinh lăng để ăn kèm với gỏi.

Bước 7:

  • Bày đĩa cá đã ướp thính, nước chấm, các loại rau ăn kèm, bánh đa nem (bánh tráng) là món ăn đã sẵn sàng cho bạn thưởng thức.
  • Khi ăn, ta cuốn hết các nguyện liệu vào miếng bánh đa nem, chấm vào thứ nước chấm siêu đặc biệt, nhai thật chậm để cảm nhận hết vị ngọt của cá, vị bùi của lạc rang, cả vị thơm nồng béo ngậy.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chế biến món gỏi cá mè theo công thức số 3

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm

  • Cá chép hay cá mè
  • Riềng già: 1 củ
  • Nước chấm, lạc rang
  • Bánh đa nướng
  • Rau sống: lá mơ, lá đinh lăng, rau diếp cá, rau thơm, rau răm, rau mùi…
làm gỏi cá mè không tanh
Các loại rau ăn kèm với gỏi cá mè

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Các bước thực hiện như sau

  • Cá làm sạch, lọc lấy тhị‌т ở hai bên lườn cá, cắt lát mỏng. Củ riềng giã vụn, ướp cho cá khỏi tanh.
  • Ruột cá làm sạch, băm vụn với xương cá.
  • Phi hành mỡ rồi cho xương cá băm vụn vào xào sơ. Hòa với nước giấm (nếu muốn có nước chấm chua) hay với mật mía (nếu muốn có nước chấm ngọt). Nếu không thích thì dùng mắm tôm vắt chanh hay mắm nêm.
  • Ăn cá với rau sống và bánh đa nướng. Ăn món này không thể thiếu lá đinh lăng hay rau diếp cá.
cách làm nước chấm gỏi cá mè
Món gỏi cá mè ngon trứ danh của vùng quê miền Bắc

Cách làm gỏi cá mè miền Bắc

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 700 – 800 gr cá mè hoặc 1 con cá mè khoảng 3 kg
  • Bột riềng
  • Mẻ
  • Bánh đa mềm
  • Chuối xanh
  • Khế chua
  • Thịt ba chỉ
  • Lạc rang, vừng
  • Đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế

Cá mè đứng đầu hàng tanh, tuy nhiên biết cách chế biến, bạn vẫn có thể tự tin chế biến món gỏi cá mè thơm ngon đúng điệu.

Cá khi bắt về đánh vẩy sạch sẽ, rửa lại nhiều lần với nước sạch. Sau đó dùng rơm, lá tre khô hay giấy ăn lau khô con cá. Sau đó, bạn mổ cá dọc theo sống lưng, moi sạch ruột, cắt đầu, đuôi, vây và róc xương cá. Những thứ này bạn giữ lại để chế biến nước chấm.

Sau đó, dùng giấy mềm thấm khô phần thịt nạc cá đã róc, dùng nhíp rút hết các phần xương dăm của cá sau đó mới dùng giấy thấm gỏi cá ủ trong gạo. 2 – 3 tiếng bạn đem thịt cá ra thái. Bạn lưu ý khi thái cá phải dùng dao thật sắc, thái vát để thành những miếng to, mỏng. Thái từ trong ra ngoài, đến phần da cá thì để lại.

Bước 2: Cách làm

Cá sau khi thái xong trộn với bột riềng, bột đỗ tương rang xay thành thính, bọc kín bằng giấy cứng để riềng được ngấm đều vào thịt cá.

Sau đó, bạn đem các loại gia vị gồm nước mắm, mì chính, riềng, mẻ, bánh đa mềm, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương và lá thơm trộn với thịt cá.

Riêng lá thơm bạn phải chuẩn bị trên dưới chừng 10 loại lá gồm có: lá sung, lá mơ lông, lá vọng cách, lá đài bi, tía tô, lá diếp cá, kinh giới, mùi tàu, lá ổi, lá sắn thuyền, đinh lăng… Tất cả đem thái nhỏ, trộn đều để cho người ăn chọn loại lá hợp sở thích, chú ý lá phải khô.

Bước 3: Làm nước chấm

” alt=”” aria-hidden=”true” />gỏi cá mè ăn kèm với nước chấm

Gỏi cá mè trở nên ngon hơn khi ăn kèm với rau và nước chấm (Ảnh: Internet)

Để làm nên thành công của món gỏi cá, khâu làm nước chấm rất quan trọng. Nước chấm được chế biến công phu với nguyên liệu chủ yếu là da và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các loại gia vị như hành, khô, nước mắm, tỏi ớt…

Da và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ, ướp qua với mẻ và các gia vị nói trên xong xào qua, cho thêm ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút.

Trứng vịt đập vào chén, đánh tan rồi cho vào nồi trộn dều, nêm thêm muối và bột ngọt.

Gỏi cá mè không chỉ độc đáo ở cách chế biến khá công phu với nhiều loại gia vị đặc trưng mà còn ấn tượng bởi cách ăn. Thực khách cho gỏi cá lên chén của mình, dùng thìa san một ít nước chấm vào, dùng bánh đa mềm hoặc lá sung, lá vọng để gói.

Khi ăn đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, nhúng ngập vào bát nước chấm rồi thưởng thức.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Gỏi cá mè có tác dụng đối với sức khỏe như thế nào?

Tác dụng của gỏi cá mè
Tác dụng của gỏi cá mè

Mỗi nguyên liệu có trong món ăn đều có một công dụng riêng trong việc bồi bổ sức khỏe.

  • Cá mè có vị ngọt, tính ấm, không độ‌с. Cá mè giúp điều hòa vệ khí, bổ trung khí, làm mát phổi.
  • Cá chép có vị ngọt, tính bình, không độ‌с. Cá chép có tác dụng hạ khí, tiêu thũng, làm tan má‌u ứ, trị ho đờm, an thần.
  • Riềng làm ấm tỳ vị, tiêu thực. Riềng trị đầy bụn‌g, ợ hơi, nôn mửa, giải độ‌с.
  • Lá mơ có tính giải độ‌с, thanh nhiệt, trị sôi bụn‌g và ăn không tiêu.
  • Rau diếp cá có tính tán nhiệt, tiêu thực. Rau diếp cá làm cá hết tanh. Món này dùng cá sống nên rất cần rau diếp cá.
  • Lá đinh lăng được biết đến với các đặc tính giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực.

Ngoài ra, các rau sống khác thay đổi tùy theo địa phương, tuỳ mùa và thường là các cây có sẵn trong vườn. Các rau sống có thể phân loại nhu sau:

  • Khử mùi tanh: riềng, rau diếp cá, lá đinh lăng.
  • Làm ấm bụn‌g: húng quế, tía tô, gừng.
  • Tiêu thực: hành, tỏi, tiêu, sả.
  • Giải độ‌с: lá mơ, giá sống, khế.
  • Chất chát: chuối xanh, đọt xoài.
  • Chống khát: củ đậu, dưa chuột, xà lách.

Tuy là món cá sống, nhưng nhờ các món rau mà cá không tanh, ăn vào không đau bụn‌g.

Với 4 cách làm gỏi cá mèCamnangbep gửi đến các bạn trong bài viết trên đây hy vọng các bạn sẽ có thêm sự lựa chọn cho bữa cơm gia đình mình thêm phong phú. Còn chờ gì nữa mà không thử áp dụng ngay. Chúc các bạn thành công.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách làm gỏi cá mè Thái Bình
  • Cách làm gỏi cá mè Ninh Bình
  • Cách làm gỏi cá mè miền Bắc
  • Cách làm gỏi cá mè Bắc Giang
  • Cách làm gỏi cá chép
  • Cách làm nước chấm gỏi cá mè
  • Cách làm gỏi cá trắm
  • Mua gỏi cá mè ở Hà Nội