Cách nấu nếp cẩm dẻo mềm, không bị lại gạo cực đơn giản tại nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ủ nếp cẩm làm sữa chua
  • Cách làm nếp cẩm rượu
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm ngon dẻo
  • Cách nấu nếp cẩm không bị cứng
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm chuẩn vị
  • Cách nấu xôi nếp cẩm
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm vào hũ nhựa
  • Cách nấu nếp cẩm không cần ngâm
cách làm nếp cẩm
cách làm nếp cẩm

YouTube video

Nếp cẩm không chỉ có hương vị thơm ngon, hấp dẫn mà nó còn được biết đến là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Vì thế hôm nay, Camnangbep.com sẽ hướng dẫn đến bạn cách nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Cùng bắt tay vào bếp thực hiện ngay món hấp này thôi nào!

Các nguyên nhân khiến nếp cẩm không ngon

1. Nguyên nhân nếp cẩm bị lại gạo

Đa phần trường hợp nếp cẩm sau khi nấu xong, để tủ lạnh qua 1 đêm rồi ăn lại thì nếp cẩm bị cứng và không được mềm như khi mới nấu xong. Trường hợp này còn có cách gọi khác là bị lại gạo.

Nguyên nhân chính của điều này là do bạn ngâm gạo nếp cẩm trước khi nấu là chưa đủ lâu. Bởi gạo nếp cẩm có độ cứng hơn so với các loại gạo thông thường nên bạn sẽ phải ngâm lâu hơn để gạo mềm ra.

Nếp cẩm bị đắng sau khi nấu xong

2. Nguyên nhân nếp cẩm bị đắng sau khi nấu xong

Đã có nhiều bạn thử qua các cách nấu gạo nếp cẩm làm sữa chua khác nhau như nấu bằng bếp gas hoặc nấu bằng nồi cơm điện. Nhưng cuối cùng kết quả là nếp cẩm vẫn bị đắng.

Nguyên nhân chính là lớp cháy ở phía dưới nồi. Nhiều bạn có thói quen bỏ mặc nếp cẩm cho tới khi đặc sệt rồi mới ra kiểm tra và đảo lại. Chính vì không đảo thường xuyên nên nếp cẩm ở phía đáy nồi rất dễ thành cháy và tạo vị đắng gây ảnh hưởng tới mùi vị của cả nồi.

Nếp cẩm không có độ dẻo cao

3. Nguyên nhân nếp cẩm không có độ dẻo cao

Khi nói về độ dẻo của nếp cẩm, ta có 2 yếu tố chính ảnh hưởng tới. Thứ nhất là chất lượng gạo nếp cẩm, thứ 2 lượng nước bạn dùng để nấu nếp cẩm.

Thứ nhất, có một loại gạo khác mà người ta rất hay nhầm lẫn với gạo nếp cẩm, chính là nếp than. Tuy có 1 số bài viết nói về cách nấu nếp than dẻo nhưng thực chất xét về chất lượng thì nếp cẩm lại có độ dẻo hơn cả.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới lượng nước khi nấu nếp cẩm. Nếu quá ít, nếp cẩm sẽ mất đi độ dẻo tự nhiên như khi bạn ăn ở các quán bán sữa chua nếp cẩm.

Nếp cẩm ủ bị cay nồng

4. Nguyên nhân nếp cẩm ủ bị chua và cay nồng

Đây là vấn đề mà chỉ với các bạn sử dụng phương pháp ủ nếp cẩm gặp phải. Nếu ủ quá thời gian từ 1 – 2 ngày thì nếp cẩm sẽ bị lên men cay và chua. Vì vậy, sau 1 ngày ủ cứ cách khoảng 4 tiếng bạn cần kiểm tra xem nếp cẩm đã ủ tới chưa.

Ngoài ra, việc ứ đọng nước do nếp cẩm tiết ra trong quá trình men ngọt ủ cũng sẽ dẫn tới việc nếp cẩm có vị cay.

Nếp cẩm ủ bị cay nồng

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách nấu nếp sữa chua thơm dẻo mịn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lon nước cốt dừa 400ml.
  • 4 chiếc lá dứa (lá nếp).
  • 400g nếp cẩm.
  • 150g đường trắng.

B1: Vo gạo nếp cẩm. Sau đó ngâm với nước từ 6 – 8 tiếng.

Trong khoảng 4 – 6 tiếng đầu hãy ngâm với nước bình thường. Trong 2 tiếng ngâm cuối, bạn hãy ngâm bằng nước ấm để giúp gạo nếp cẩm mềm hơn và không bị lại gạo sau khi nấu.

Ngâm nếp cẩm từ 6 - 8 tiếng

B2: Đun gạo nếp cẩm đến khi nếp hơi đặc sệt.

Công đoạn đun nếp cẩm sẽ chiếm rất nhiều thời gian và cần nhiều lưu ý nên bạn hãy đọc kỹ nhé:

– Đầu tiên, cho nước nhỉnh hơn gạo khoảng 5cm, đun tới khi sôi mạnh.

– Tiếp theo, bạn vặn lửa nhỏ, thả lá dứa vào và đun sôi lăn tăn trong 10 phút.

– Sau đó, bỏ lá dứa ra ngoài, cho 1 thìa cafe muối và khuấy đều nếp cẩm sau mỗi 10 phút cho đến khi nếp cẩm hơi đặc sệt.

Đun nếp cẩm đến khi gần đặc sệt

Lá dứa sẽ giúp nếp cẩm nấu xong thơm hơn, 1 thìa cafe muối và đun lửa nhỏ sẽ giúp gạo nếp chín mềm từ bên trong.

B3: Đun tiếp nếp cẩm cùng với 200ml nước cốt dừa (nửa lon) và 200g đường trắng cho đến khi đặc sệt hẳn.

Việc cho thêm nước cốt dừa sẽ giúp nếp cẩm tạo độ ngậy nhẹ và ngon hơn. Khi nếp cẩm đặc sệt là ăn được rồi. Rất dẻo và thơm ngon nhé. Với cách nấu chè sữa chua nếp cẩm trên, bạn hãy bảo quản bằng tủ lạnh và ăn ngay trong vòng 4 – 6 ngày nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách ủ nếp cẩm ăn sữa chua

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 400g nếp cẩm
  • 2 viên men ngọt (khoảng 20g)
  • Lá chuối / Lá sen / Giấy bạc (Dùng loại nào cũng được)

B1: Vo sạch gạo nếp cẩm, ngâm nước khoảng từ 6 – 8 tiếng

Việc ngâm lâu sẽ giúp nếp cẩm mềm hơn, khi nấu sẽ dẻo và ngon hơn.

B2: Cách nấu cơm nếp cẩm làm sữa chua

Sau khi ngâm gạo nếp cẩm xong, bạn dùng nồi cơm điện để nấu cơm nếp cẩm với mực nước cao hơn nếp cẩm 1,5 cm (giống mực nước khi nấu cơm thông thường)

Cơm nếp cẩm sau khi nấu xong

Trong khi đợi nếp cẩm chín bạn cần theo dõi xem nếp cẩm đã có đủ nước hay chưa, nếu vẫn thấy nếp cẩm ăn hơi khô thì bạn nên cho thêm nước và bật lại lần nữa. Sau khi chín, bạn cho nếp cẩm ra một đĩa lớn, dàn mỏng ra và để nguội đến khi ấm ấm.

B3: Trộn nếp cẩm với men ngọt

Dùng dao nạo hết lớp vỏ trấu ở 2 viên men ngọt đi rồi cắt miếng nhỏ và giã thành bột. Sau đó từ từ đổ một từng chút men ngọt vào nếp cẩm, lấy găng tay trộn đều nhè nhẹ nếp cẩm cho tới khi trộn hết men ngọt với nếp cẩm.

Men ngọt ủ nếp cẩm

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

B4: Dùng lá sen hoặc lá chuối hoặc giấy bạc bọc kín cơm rượu

Nếp cẩm nếu được bọc lá sen hoặc lá chuối sẽ rất thơm. Tuy nhiên nếu không có hai loại lá đó, bạn cũng có thể dùng giấy bạc. Nhưng hãy nhớ chọc thủng 1 vài lỗ nhỏ li ti trên giấy bạc để không khí có thể lưu thông nhé.

Dùng giấy bạc bọc kín cơm rượu

B5: Ủ nếp cẩm

Sau khi đã bọc nếp cẩm xong, bạn hãy ủ nếp cẩm bằng nồi cơm điện. Đặt một cái bát vào trong nồi trước, rồi để một tấm lưới lọc (hoặc bất cứ vật gì có chiều ngang và có lỗ để nước men ủ chảy xuống) lên trên bát.

Sau đó bạn để bọc nếp cẩm lên trên và đậy nắp nồi cởm lại. Ủ trong 1 – 2 ngày, sau 1 ngày đầu tiên, mỗi 4 tiếng bạn lại kiểm tra xem nếp cẩm đã ủ tới tầm chưa nhé. Khi nào nếp cẩm có độ căng mọng, mùi thơm đặc trừng và có độ ngọt vừa phải là đã hoàn thành nhé.

Cơm rượu nếp cẩm sau khi ủ xong

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách chọn mua nếp cẩm ngon, chất lượng

  • Bạn nên chọn mua những hạt nếp cẩm có hình dáng hơi dẹt nhưng thân thì lại tròn đều, có màu tím thẫm đặc trưng và bụng có màu vàng nhạt.
  • Không nên chọn mua nếp cẩm có màu lạ, hạt bị gãy, bị mùn hay đổ lông và khi ngửi thử có mùi lạ chứ không phải mùi thơm vốn có của gạo.

Nguyên liệu món ăn cách nấu nếp cẩm bằng nồi cơm điện

Trên đây là 2 cách nấu nếp cẩm làm sữa chua cực ngon và dễ dàng. Hãy chú ý tới nguyên nhân nếp cẩm không được ngon và thực hiện đúng tất cả các bước mà Camnangbep.com đã chia sẻ để làm được món nếp cẩm cực ngon tại nhà.

Cuồi cùng, tác dụng của sữa chua nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn hãy nhớ cách ăn sữa chua nếp cẩm đúng là chỉ được ăn 3 lần trong 1 tuần thôi đó. Chúc các bạn thành công với mẻ nếp cẩm của mình nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ủ nếp cẩm làm sữa chua
  • Cách làm nếp cẩm rượu
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm ngon dẻo
  • Cách nấu nếp cẩm không bị cứng
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm chuẩn vị
  • Cách nấu xôi nếp cẩm
  • Cách làm sữa chua nếp cẩm vào hũ nhựa
  • Cách nấu nếp cẩm không cần ngâm