3 cách nấu cháo chân giò thơm ngon bổ béo ngậy cho cả nhà

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nấu cháo chân giò bằng nồi cơm điện
  • Cách nấu cháo chân giò cho bà đẻ
  • Cách nấu cháo chân giò bằng nồi áp suất
  • Cách nấu cháo chân giò đậu xanh
  • Cách nấu cháo chân giò hạt sen
  • Cách nấu cháo chân giò ngon
  • Cách nấu cháo giò heo đậu đen
  • Cách nấu cháo chân giò bí đỏ
cách nấu cháo chân giò
cách nấu cháo chân giò

YouTube video

Cháo chân giò là món ăn bổ sung nhiều dưỡng chất cho các thành viên trong gia đình. Không những thế, món cháo này còn có hương vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Hãy cùng Camnangbep.com tìm hiểu 3 cách nấu cháo chân giò ngon khó cưỡng cho cả nhà nhé!

Móng giò lợn là phần nào?

Móng giò là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Móng giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.hop-thit-mong-gio-heo-meat-deli.png

Móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
●    21g protid.
●    21,6g lipid.
●    33mg Ca.
●    28mg Photpho.
●    0,7mg Fe.
●    4mg Mg.
●    0,01mg Mn.
●    0,78mg Zn.
●    0,1mg Cu.
●    Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
●    Cysteine, myoglobin và giàu collagen.

Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:

●    Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
●    Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
●    Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
●    Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
●    An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

banh-canh-gio-heo-meat-deli.png

Móng giò lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy rất bổ dưỡng, nhưng một số đối tượng sau không nên ăn móng giò vì có thể gây hại đối với sức khỏe:
●    Người bệnh viêm gan mạn tính: Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong móng giò có thể làm tình trạng rối loạn chất ở người bị viêm gan mãn tính trở nên trầm trọng hơn.
●    Người bệnh sỏi thận: Tương tự như viêm gan mãn tính, người bệnh sỏi thận cũng không nên ăn móng giò lợn.
●    Người thừa cân, béo phì: Ăn nhiều móng giò lợn có thể khiến bạn tăng cân vì vậy đây là thực phẩm mà người thừa cân, béo phì cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
●    Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa ở người cao tuổi đã yếu nên hạn chế ăn móng giò lợn để tránh tình trạng khó tiêu, tức bụng, ăn không ngon miệng.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

Thời gian dự tính nấu cháo giò heo:

– Thời gian chuẩn bị: 15 phút.

– Thời gian nấu cháo: 1-1,5 giờ.

Nguyên liệu chuẩn bị cho 3-4 người ăn.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo giò heo

  • 1 bát nhỏ gạo tẻ ngon.
  • 1 chân giò heo.
  • Ngò, hành lá.
  • Gia vị: muối, hạt nêm, hạt tiêu xay nhỏ,…
  • Dụng cụ: Bếp, nồi, chén, muỗng,…

Cách nấu cháo giò heo

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

– Gạo vo sạch, ngâm nước khoảng 15 phút cho gạo mềm hơn.

– Giò heo rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn. Bạn nên rửa giò heo bằng nước muối sẽ tốt hơn.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

– Ngò và hành lá cắt bỏ phần rễ, rửa sạch sau đó thái nhỏ.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

Bước 2: Nấu cháo:

– Cho giò heo vào nồi, cho nước vào và hầm cho giò chín mềm. Bạn chú ý vớt bọt nhé.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

– Đến khi giò đã mềm, bạn cho gạo vào nấu.

– Bạn nêm gia vị cho vừa ăn và đun đến khi gạo chín nhừ rồi tắt bếp.

Thành phẩm:

Bạn cho cháo ra bát và thêm hành lá, ngò cùng một ít hạt tiêu vào và thưởng thức.

Cách nấu cháo giò heo truyền thống

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

Thời gian dự tính nấu cháo giò heo đậu xanh:

– Thời gian chuẩn bị: 30 phút.

– Thời gian nấu cháo: 1 – 1,5 giờ.

Nguyên liệu chuẩn bị cho 3-4 người ăn.

Nguyên liệu và dụng cụ nấu cháo giò heo đậu xanh

  •  200 gr gạo tẻ.
  •  100 gr đậu xanh.
  •  1 chân giò heo.
  •  Ngò, hành lá.
  •  Gia vị: hạt tiêu xay nhỏ, muối, hạt nêm,…
  •  Dụng cụ: Bếp, nồi, chén, muỗng,…

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

– Gạo vo sạch và ngâm với một chút nước ấm để gạo dễ nở.

– Đậu xanh rửa sạch, ngâm khoảng 30 phút cho vỏ tách ra, bỏ đi phần vỏ.

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

– Giò heo rửa với nước muối và cắt miếng vừa ăn.

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

– Ngò, hành lá cắt bỏ rễ và thái nhỏ.

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

Bước 2: Nấu cháo:

– Luộc sơ giò heo. Sau đó, cho vào nồi cùng 2 lít nước và hầm cho mềm. Bạn nhớ vớt bọt ra nhé.

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

– Sau khoảng nửa tiếng, bạn cho gạo và đậu xanh vào nồi, dùng muỗng khuấy thật đều.

– Tiếp tục đun sôi cho gạo và đậu nở đều.

– Nêm gia vị vừa ăn và đun đến khi cháo chín nhừ thì tắt bếp.

Thành phầm

Khi ăn, bạn múc cháo ra bát và rắc hạt tiêu, hành lá và ngò lên và thưởng thức khi còn ấm nhé.

Cách nấu cháo giò heo đậu xanh

Cách nấu cháo chân giò cà rốt

Nguyên liệu làm Cháo chân giò cà rốt Cho 4 người

Gạo 1/2 chén(chén cơm) Chân giò heo 400 gr Cà rốt 1 củ Gừng 1 củ(cắt lát) Hành tím băm 1 muỗng cà phê Hành lá 2 nhánh Dầu ăn 1/2 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ hạt nêm/ bột ngọt/ tiêu xay)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua chân giò heo chất lượng

  • Bạn có thể chọn mua chân giò sau hoặc trước, chân giò trước thì ít thịt nhưng thịt mềm, còn chân giò sau thì sẽ có nhiều thịt hơn.
  • Nên chọn mua chân giò có phần thịt còn màu đỏ hồng tươi, rắn chắc, khi ấn vào sẽ có độ đàn hồi.
  • Nếu thịt có mùi tanh hôi, bị chảy nhớt thì tuyệt đối không nên mua.

Cách chọn mua cà rốt đúng chuẩn

  • Nên chọn những củ cà rốt có màu cam đậm, sáng, kích thước vừa phải, hơi cứng và cầm chắc tay.
  • Nếu củ quá to, phần lá, cành ở gốc và phần vai của củ to, dày thì không nên chọn vì đây là những củ già, sẽ có nhiều xơ và ít chất dinh dưỡng.
  • Khi dùng tay ấn thấy mềm, xuất hiện vết thâm, phần cuống dập héo thì tuyệt đối không nên mua.

Nguyên liệu món ăn cháo chân giò cà rốt

Cách chế biến Cháo chân giò cà rốt

  • Sơ chế và ướp chân giò

    Chân giò mua về rửa với nước muối pha loãng và rửa sạch lại với nước.

    Để khử đi mùi hôi bạn cho chân giò vào nồi cùng 1 lít nước, 1 củ gừng cắt lát, đun đến khi nước sôi khoảng 1 phút thì vớt chân giò ra, rửa sạch.

    Mẹo khử mùi hôi chân giò:

    • Cách 1: Chân giò mua về rửa sạch, chần sơ với nước sôi trong khoảng 2 – 3 phút sau đó vớt ra và rửa lại với nước.
    • Cách 2: Cho muối hạt hòa tan trong nước vào ngâm với chân giò từ 25 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
    • Cách 3: Cho thịt vào nồi đun sôi khoảng 2 – 3 phút, trong lúc chần thả vào nồi thêm 3 – 5 cọng rơm.

    Ướp chân giò với 1 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt. Để khoảng 30 phút cho chân giò thấm gia vị.

  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Cà rốt mua về bạn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành hạt lựu.

    Hành lá bỏ rễ và lá héo, rửa sạch rồi cắt nhỏ.

  • Rang gạo

    Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho hết gạo đã chuẩn bị vào, rang đều tay trên lửa nhỏ khoảng 5 phút đến khi gạo xém vàng là được.

  • Nấu cháo

    Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 1/2 muỗng canh dầu ăn cùng phần chân giò đã ướp, xào khoảng 2 phút cho chân giò săn lại.

    Tiếp theo, thêm khoảng 1.5 lít nước vào nồi và đun sôi. Nước sôi thì bạn vớt bỏ bọt, hạ lửa nhỏ, thêm 1 muỗng cà phê hạt nêm rồi đậy nắp hầm chân giò trong 30 phút.

    Sau 30 phút, cho gạo đã rang cùng cà rốt vào nồi, đậy nắp và hầm thêm khoảng 15 phút nữa, đến khi các nguyên liệu đã chín mềm thì bạn nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp.

    Múc cháo ra tô, rắc thêm hành lá cắt nhỏ, tiêu xay cho thêm phần hấp dẫn và thưởng thức thôi nào.

    Mách nhỏ: Bạn tuỳ chỉnh lượng nước cho phù hợp với sở thích ăn cháo đặc hay loãng nha.

  • Thành phẩm

    Cháo chân giò cà rốt sau khi hoàn thành có màu sắc bắt mắt, hương thơm hấp dẫn. Chân giò được hầm mềm thịt quyện cùng cà rốt ngọt dịu, cháo nêm nếm vừa ăn.

    Bạn có thể chuẩn bị thêm 1 chén nước mắm mặn để chấm cùng chân giò nhé. Món này quả là sự lựa chọn lý tưởng cho buổi sáng cuối tuần, đảm bảo nấu cho cả nhà ăn ai cũng sẽ khen ngon.

Lưu ý khi nấu cháo chân giò

– Nên chọn chân giò sau vì phần chân giò sau nhiều thịt hơn.

– Chú ý lựa chọn chân giò có phần thịt màu đỏ tươi, da mỏng, có độ đàn hồi tốt vì như vậy vừa ngon vừa đảm bảo an toàn.

Chúc bạn thành công với món cháo chân giò thơm ngon bổ dưỡng này nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Nấu cháo chân giò bằng nồi cơm điện
  • Cách nấu cháo chân giò cho bà đẻ
  • Cách nấu cháo chân giò bằng nồi áp suất
  • Cách nấu cháo chân giò đậu xanh
  • Cách nấu cháo chân giò hạt sen
  • Cách nấu cháo chân giò ngon
  • Cách nấu cháo giò heo đậu đen
  • Cách nấu cháo chân giò bí đỏ