Cách nấu chè bà cốt đơn giản, ngọt thơm, chuẩn vị dân dã ấm bụng ngày mưa

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách nấu chè con ong
  • Cách nấu chè kho
  • Chè bà cốt
  • Chè bà cốt Hà Nội
  • Cháo bà cốt
  • Chè bà cốt Hải Phòng
  • Tại sao gọi là chè bà cốt
  • Sự tích chè bà cốt
cách nấu chè bà cốt
cách nấu chè bà cốt

YouTube video

Chè bà cốt là món ăn tuy không rõ nguồn gốc nhưng có hương vị đặc trưng vô cùng thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Với các nguyên liệu đơn giản gồm: nếp, đường, gừng,… cùng cách nấu đơn giản, tuy nhiên, để món chè được thơm ngon đúng điệu đòi hỏi người nấu phải quen tay, quen lửa. Đừng bỏ qua cách nấu chè bà cốt ngon chuẩn vị mà Camnangbep.com chia sẻ dưới đây!

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Lịch sử chè bà cốt

Chè bà cốt là một trong những món ăn truyền thống của người Hà Nội, bất cứ người dân Hà Nội nào cũng ít nhất thử món chè bà cốt một lần trong đời.

Mặc dù được gọi là chè bà cốt nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguồn gốc và lịch sử của món chè này. Chỉ biết rằng món ăn này rất được lòng người Hà Nội, mỗi khi nhắc đến người ta lại nhớ ngay vị cay cay, thơm nồng của gừng, quyện vào từng hạt gạo hoa vàng ngọt thanh, rất tốt cho những ngày trời lạnh giá.

Tác dụng của món chè bà cốt

Chè bà cốt là món ăn dành riêng cho mùa đông. Vì vậy, tác dụng đầu tiên chính là chống lạnh.

Ngoài ra, nguyên liệu nấu món này chính là gạo nếp. Trong gạo nếp chứa glucid, protid, lipid,  xeluloza, canxi, photpho, sắt, và các loại vitamin như B1, B2, E… Tốt cho tim mạch, phòng chống bệnh thiếu máu, hỗ trợ các bệnh buồn nôn, rối loạn nội tiết…

Mặc dù món ăn này bổ dưỡng như vậy. Nhưng không phải ai cũng ăn được đặc biệt là người già, trẻ em có hệ tiêu hóa kém không nên ăn, người thừa cân béo phì, nóng trong người không nên dùng.

Nguyên liệu làm Chè bà cốt Cho 8 người

Gạo nếp 250 gr Gừng 3 củ Đường nâu 150 gr Đường trắng 2 muỗng cà phê Muối 1/2 muỗng cà phê

Cách chọn mua gạo nếp ngon

  • Chọn mua những hạt nếp có kích thước to đều hạt, trắng đục, bên ngoài căng bóng và hạt không bị gãy.
  • Không nên chọn hạt nếp bị mùn, bị đồ lông hoặc có màu vàng.
  • Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên, đặc trưng giống gạo. Còn đối với loại nếp để lâu thường sẽ mất mùi và khi nấu cũng sẽ không giữ được độ thơm ngon.
  • Bạn có thể nếm thử nếp bằng miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ thì là nếp ngon.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Thông tin về đường nâu

  • Đường nâu là loại đường succarose, giống như đường trắng vì được tạo ra từ phần nước thừa (có dạng sệt, được gọi là rỉ đường hoặc mật đường) sau khi kết tinh đường trắng, nên có màu nâu sẫm, thậm chí độ đậm – nhạt của màu nâu cũng rất khác.
  • Đường nâu thường được dùng để tạo độ ngọt, tạo màu và tăng thêm hương vị cho món ăn, đồ uống, bánh,….

Nguyên liệu món ăn chè bà cốt

Cách chế biến Chè bà cốt

  • Vo sạch gạo nếp

    Đầu tiên, bạn vo sạch gạo nếp khoảng 2 – 3 lần nước rồi để ráo nước.

  • Sơ chế và vắt nước cốt gừng

    Nướng gừng trên lửa cho thơm, sau đó gọt vỏ, rửa sạch.

    Tiếp theo, thái sợi nhỏ 1/2 củ gừng. Phần còn lại, bạn đập dập rồi vắt lấy nước cốt gừng.

  • Nấu chè

    Bắc nồi lên bếp, cho vào 3 lít nước, 150gr đường nâu. Kế đến, khuấy đều cho đường tan rồi đậy nắp kín nấu sôi.

    Khi nước sôi, bạn cho vào thêm phần gạo nếp đã vo sạch, nước cốt gừng, gừng thái sợi, khoảng 1/2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường trắng.

    Nấu chè trên lửa nhỏ đến hạt nếp mềm, nở bung, hỗn hợp hơi sệt đặc là được.

  • Thành phẩm

    Chè bà cốt nóng hổi, thơm nhẹ hương gừng, khi ăn có vị ngọt vừa, mềm dẻo từ gạo nếp, cực kỳ ngon miệng. Bạn có thể ăn chè cùng với xôi vò để mùi vị của món ăn thêm phần hấp dẫn hơn nhé!

Tìm hiểu thêm cách làm xôi vò

Nguyên liệu

  • 250g đậu xanh không vỏ
  • 500g gạo nếp cái Hoa
  • Bột nghệ
  • Gia vị: Đường, dầu ăn, muối,…

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp vo sạch, cho vào âu với lượng nước ngập hơn mặt gạo khoảng 1 lóng tay cùng ½ muỗng cà phê bột nghệ, khuấy đều, để ngâm khoảng 4 – 5 tiếng. Sau đó vớt gạo ra, rửa lại với nước và để ráo, trộn đều cùng 1 muỗng cà phê muối.

Đậu xanh rửa sạch, ngâm nước khoảng 2 giờ trước khi chế biến cho nở, sau đó vớt ra, để ráo.

Bước 2: Hấp đậu xanh

Đậu xanh sau khi để ráo, cho vào nồi hấp chín mềm. Chú ý phủ khăn lên miệng nồi rồi hãy đậy nắp để tránh tình trạng nước đọng lại vào đậu, nấu với lửa vừa khoảng 20 phút.

Bước 3: Xay đậu xanh

Khi thấy đậu xanh đã mềm, tơi, bạn tắt bếp và để nguội. Sau đó cho vào cối xay, xay nhuyễn.

Bước 4: Hấp xôi vò

Cho gạo nếp đã sơ chế ở bước 1 vào âu trộn cùng ½ lượng đậu xanh xay mịn. Tiến hành đem hấp hỗn hợp với lửa vừa khoảng 35 phút.

Khi thấy xôi đã chín, bạn cho ra khay và xới bung, trộn đều cùng 1 muỗng canh đường và 3 muỗng canh dầu ăn. Sau đó, tiếp tục cho phần đậu xanh xay mịn còn lại vào, dùng tay trộn đều để xôi được tơi mịn. Vậy là chúng ta đã hoàn thành món xôi vò.

Xôi vò

Xôi vò có màu vàng vô cùng bắt mắt. Ảnh: Internet

Chè bà cốt và xôi vò là hai món ăn khi kết hợp cùng nhau sẽ mang đến hương vị vô cùng độc đáo và thú vị. Với cách nấu chè bà cốt được chia sẻ từ Camnangbep.com, hy vọng bạn sẽ có món chè thật thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức cùng gia đình hoặc thêm vào thực đơn kinh doanh.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách nấu chè con ong
  • Cách nấu chè kho
  • Chè bà cốt
  • Chè bà cốt Hà Nội
  • Cháo bà cốt
  • Chè bà cốt Hải Phòng
  • Tại sao gọi là chè bà cốt
  • Sự tích chè bà cốt