Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Dụng mật ong thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Video thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi
- Các loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ
- Thuốc bơm hậu môn trị táo bón cho trẻ
- Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Tác dụng phụ của thuốc thụt hậu môn
- Thuốc nhét hậu môn trị táo bón cho trẻ
Bài viết được tư vấn chuyên môn Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Hải từng công tác tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng.Thế mạnh của bác là khám và điều trị nhi khoa tổng quát, khám và điều trị nhi sơ sinh, hồi sức nhi.
Thụt tháo hậu môn cho trẻ là thủ thuật được thực hiện bằng cách đưa một lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng nhằm điều trị tình trạng táo bón hoặc hỗ trợ các phương pháp chẩn đoán, chữa bệnh khác. Thực hiện thụt tháo đúng cách giúp giảm bớt đau đớn, khó chịu cho trẻ và hỗ trợ bác sĩ tốt hơn trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh.
Sử dụng thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh có an toàn không?
Thụt hậu môn là biện pháp đưa một lượng dịch qua trực tràng vào đại tràng nhằm kích thích làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột. Thụt hậu môn kích thích ruột nở rộng, tăng co bóp nhằm đào thải phân ra ngoài. Thụt hậu môn cũng được thực hiện chuẩn bị cho các xét nghiệm hoặc trước khi thực hiện các phẫu thuật.
Theo nhiều chuyên gia, sử dụng thụt hậu môn cho trẻ khá an toàn, tuy nhiên, chuyên gia khuyên rằng việc thụt hậu môn chỉ nên sử dụng khi đã áp dụng tất cả các phương pháp khác mà không có tác dụng. Trước khi áp dụng thụt hậu môn cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi việc bơm thụt hậu môn có thể gây nên một số tác dụng phụ:
- Gây đau rát hậu môn do hậu môn của trẻ sơ sinh còn non nớt
- Tháo thụt nhiều lần khiến bé phụ thuộc vào thuốc, gây mất phản xạ muốn vệ sinh tự nhiên
- Chảy máu, thậm chí nứt rách hậu môn.
Mẹ nên tham khảo bác sĩ về loại thuốc thụt hậu môn, liều lượng và cách sử dụng cũng như lưu ý khi thụt hậu môn cho bé sơ sinh để chữa táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt hậu môn không?
Thuốc thụt hậu môn nào được sử dụng cho trẻ sơ sinh?
Thuốc thụt hậu môn là một loại thuốc nhuận tràng dưới dạng dung dịch hoặc gel có tác dụng làm mềm phân, kích thích phân ra ngoài dễ dàng tránh gây đau đớn cho bé khi đi đại tiện.
Cách loại dung dịch thường được sử dụng để thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh hiện nay bao gồm thuốc chứa dầu khoáng, thuốc chứa muối và thuốc chứa phốt phát. Nếu sử dụng thuốc chứa phốt phát, bạn cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng tránh gây hại cho bé.
Mục đích khi thụt tháo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột;
- Kích thích thành ruột nở rộng và tăng co bóp để đào thải phân ra ngoài;
- Làm sạch đại tràng, trực tràng khi bị ứ phân cấp tính;
Chuẩn bị chu đáo cho các xét nghiệm chẩn đoán hoặc chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật.
Chỉ định và chống chỉ định thụt tháo
Chỉ định thực hiện
- Bệnh nhân táo bón;
- Người bệnh Hirschsprung (bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh;
- Trước khi:
- Nội soi tiêu hóa dưới;
- Phẫu thuật ổ bụng: U nang đường mật hoặc u nang mạc treo;
- Chụp X-quang: Khung đại tràng có cản quang, UIV, bàng quang ngược dòng;
- Phẫu thuật:
- Rò hậu môn;
- Rò hậu môn hố tiền đình;
- Thịt dư cạnh hậu môn;
- Chỉnh hình hậu môn;
- Bệnh Hirschsprung;
- Đóng hậu môn tạm.
Chống chỉ định thực hiện
- Đau bụng không rõ nguyên nhân;
- Thương hàn;
- Tắc ruột – viêm ruột nặng;
- Chảy máu bất thường hoặc giảm tiểu cầu;
- Gần đây có phẫu thuật trực tràng hoặc đại tràng.
Các dung dịch sử dụng trong thụt tháo cho trẻ sơ sinh
- Dung dịch nhược trương hoặc đẳng trương: Lượng dịch đưa vào lớn;
- Dung dịch ưu trương: Lượng dịch đưa vào nhỏ;
- Chất dầu: Cho mục đích bôi trơn phân đá và niêm mạc ruột để đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn;
- Thụt rửa đại tràng: Đưa vào đại tràng với lượng dịch nhỏ, lặp lại vài lần để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tống phân ra ngoài.
Các tư thế thụt tháo cho trẻ sơ sinh
- Tư thế 1: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng trái, 2 đầu gối hướng lên ngực;
- Tư thế 2: Để bệnh nhân nằm ngửa, 2 chân giơ lên cao và để lộ hậu môn (tư thế tốt nhất cho trẻ sơ sinh);
- Tư thế 3: Cho bệnh nhân nằm nghiêng trái, đùi phải cong khoảng 45o so với trục cơ thể, nằm sát mép giường;
- Tư thế 4: Còn gọi là tư thế gối – ngực, tức là trẻ được giữ thăng bằng với đầu gối, cánh tay và đầu đặt lên một cái gối làm sao cho mông sẽ tạo một góc hướng lên so với giường, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thụt tháo.
Chiều dài ống Sonde đưa vào hậu môn và lượng nước thụt tháo
Chiều dài ống Sonde đưa vào hậu môn
- Trẻ nhũ nhi dưới 10kg: 2,5 – 3,75cm;
- Trẻ nhỏ 10 – 30kg: 5cm;
- Trẻ lớn 30 – 49,5kg: 7,5cm;
- Thanh thiếu niên trên 49,5kg: 10cm.
Lượng nước thụt tháo
- Trẻ sơ sinh non tháng: 5 – 20ml;
- Trẻ dưới 1 tuổi: 50 – 100ml;
- Trẻ dưới 2 tuổi: 100 – 150ml;
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 180ml;
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 360ml;
- Trẻ trên 12 tuổi: 480 ml.
Hướng dẫn cách thụt tháo cho trẻ sơ sinh
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
- Mâm dụng cụ gồm: dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, nhiệt độ 37,8oC; bock; dây nối cao su 1,5m – 2m có khóa; ống thông hậu môn kích thước tùy theo độ tuổi của trẻ;
- Chất bôi trơn tan trong nước: K-Y;
- Bồn hạt đậu;
- Gạc, vải láng, giấy vệ sinh, tạp dề;
- Găng sạch;
- Trụ treo;
- Thùng đựng vật sắc nhọn, thùng đựng chất thải lây nhiễm và thùng đựng chất thải thông thường.
Quy trình thực hiện thụt tháo cho trẻ
- Đối chiếu hồ sơ bệnh án để xác định người bệnh, giải thích cho bệnh nhi (tùy theo lứa tuổi) và người nhà. Với trẻ lớn, khuyến khích trẻ uống 1 – 2 ly nước trước khi thực hiện thụt tháo;
- Mang khẩu trang, rửa tay, soạn dụng cụ, mang tạp dề;
- Gắn dây nối, cột dây vào bock, khóa dây;
- Kiểm tra nhiệt độ nước, đổ nước vào bock, treo bock lên trụ treo, cao hơn hậu môn của bệnh nhi khoảng 10cm;
- Đặt bệnh nhi nằm ở tư thế thích hợp;
- Trải vải láng dưới mông, che bệnh nhi, để lộ vùng hậu môn;
- Đặt bồn hạt đậu ở nơi thuận tiện, rửa tay và mang găng tay;
- Gắn ống thông vào dây nối, đuổi khí, thoa trơn ống thông;
- Đưa ống thông vào hậu môn bằng cách: Vạch mông bệnh nhi ra, đưa ống vào hậu môn theo chiều hậu môn – rốn, chiều dài ống đưa vào theo lứa tuổi hoặc cân nặng của bệnh nhi đã được quy định;
- Mở khóa cho nước chảy vào ống với áp lực thấp, một tay giữ ống. Lúc này, nhân viên y tế cần quan sát kỹ bệnh nhi để phát hiện kịp thời các triệu chứng lạ: nếu bé đau bụng thì tạm ngưng việc cho nước chảy vào; nếu bé đau bụng nhiều thì hạ bock xuống thấp hơn mặt giường để giảm áp lực nước vào, đồng thời khuyến khích trẻ thư giãn, hít vào sâu và thở ra nhanh;
- Kiểm tra mực nước trong bock, khi nước gần hết thì khóa dây nối và rút ống thông ra khỏi hậu môn bệnh nhi;
- Vệ sinh, lau khô cho bệnh nhi nghỉ ngơi;
- Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay, dặn dò người chăm sóc về việc cho trẻ nằm yên vị trí đó cho tới khi đau bụng nhiều (sau khoảng 2 – 5 phút rút ống ra), cho bé ngồi bô 15 – 30 phút để đào thải toàn bộ chất thải ra ngoài;
- Ghi hồ sơ: Gồm dung dịch dùng để thụt tháo, lượng dịch vào và ra; tính chất, màu sắc và số lượng phân; phản ứng của trẻ như đau bụng bất thường, triệu chứng sốc hay các phản ứng bất thường.
Phản ứng bất thường của trẻ sau khi thụt tháo đại tràng và cách xử lý
- Rối loạn điện giải: Có biểu hiện bứt rứt, khó chịu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dùng dung dịch thụt tháo không đúng nồng độ. Để xử trí, nhân viên y tế cần ngừng thực hiện thụt tháo, báo cho bác sĩ. Để phòng ngừa biến chứng rối loạn điện giải, cần dùng nước muối sinh lý đúng nồng độ 0,9%;
- Hạ thân nhiệt: Trẻ có biểu hiện môi tái nhẹ, tay chân lạnh, run rẩy. Hiện tượng này xuất phát từ nguyên nhân dùng dung dịch thụt tháo không đúng nhiệt độ khi thực hiện thụt tháo. Cách xử trí là lau khô, giữ ấm cho trẻ, theo dõi nhiệt độ của trẻ và báo bác sĩ nếu chuyển biến xấu. Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng, nhân viên y tế nên dùng nước muối thụt tháo đúng nhiệt độ ;
- Tổn thương niêm mạc: Biểu hiện là nước chảy ra có máu tươi hoặc có màu hồng. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhân viên y tế dùng ống thông có kích thước không phù hợp, thao tác thụt tháo không nhẹ nhàng hoặc trẻ không hợp tác. Khi gặp vấn đề này, điều dưỡng viên nên ngưng thực hiện và báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý thích hợp. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ tổn thương niêm mạc chính là sử dụng ống thông có kích thước phù hợp, thao tác nhẹ nhàng và hướng dẫn người nhà trấn an trẻ để trẻ hợp tác trong quá trình thụt tháo;
- Thủng ruột: Là biến chứng nghiêm trọng nhất khi thụt tháo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có biểu hiện là đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh, nhịp thở tăng, bụng trướng, quấy khóc, bứt rứt khó chịu. Nguyên nhân của biến chứng này tương tự với hiện tượng tổn thương niêm mạc nên cũng có cách xử trí và phòng ngừa tương tự;
- Tuột ống thông vào lòng ruột: Biểu hiện là mất ống thông. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nhân viên y tế đặt ống thông quá sâu và không theo dõi sát khi thao tác. Khi gặp sự cố này, nhân viên y tế nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí kịp thời. Để phòng ngừa sự cố, điều dưỡng viên thực hiện cần chú ý không đặt ống thông quá sâu và theo dõi sát sao quá trình thao tác thụt tháo cho trẻ.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Lưu ý khi thụt tháo tại nhà cho trẻ
Các bậc phụ huynh có thể tự thụt tháo hậu môn tại nhà cho trẻ bị táo bón nặng. Tuy nhiên, khi thực hiện, cha mẹ bé cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Đối với trẻ, việc bơm chất lỏng vào ruột sẽ khiến bé khó chịu, bé muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Vì vậy, cha mẹ cần xoa dịu bé, hướng dẫn bé hít thở sâu để giảm căng thẳng và trì hoãn thời gian đi tiêu một vài phút để làm mềm phân, đại tiện dễ hơn;
- Khi đưa thuốc thụt tháo vào trực tràng của bé, cha mẹ có thể bôi thêm một ít dầu bôi trơn vào đầu tuýp thuốc để đưa vào dễ hơn. Nếu vẫn không vào được thì phụ huynh không nên quá cố gắng vì có thể làm các mô hậu môn bị rách, khiến các bé đau đớn;
- Thuốc thụt thường chỉ định cho bé trên 2 tuổi. Với những bé dưới 2 tuổi, chỉ sử dụng thuốc thụt khi có yêu cầu của bác sĩ và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn thực hiện;
- Với những bé dưới 6 tuổi, cha mẹ nên theo dõi kỹ biểu hiện táo bón của bé. Nếu bé đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần nhưng vẫn chơi ngoan, bú ngoan và phân không cứng thì không cần phải can thiệp bằng thuốc thụt hay thuốc nhuận tràng;
- Không thụt tháo hậu môn cho trẻ quá thường xuyên khi trẻ bị táo bón vì việc này sẽ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc. Không chỉ vậy, việc thụt tháo thường xuyên còn khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây tổn thương các mô;
- Nếu bé bị táo bón đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sưng đau hậu môn,… thì phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay thay vì thực hiện thụt tháo tại nhà để tránh các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm cách đẩy lùi táo bón siêu nhanh cho trẻ sơ sinh không cần dùng thuốc
Dùng nước bồ kết
Nước bồ kết rất công hiệu với trẻ bị táo bón. Nó giúp tăng co bóp và làm trơn cơ hậu môn, nhờ vậy bé sẽ đi ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Cách làm khá đơn giản, đầu tiên mẹ nướng khoảng 3 quả bồ kết rồi cho vào nửa lít nước đun sôi. Sau khi bồ kết phai ra hết, nước cũng nguội bớt, mẹ dùng xilanh sạch bơm nước bồ kết vào hậu môn của con. Thường chỉ sau 5 phút là bé đi được ngay thôi mẹ nhé!
Dùng vaselin hoặc mật ong
Vaselin và mật ong đều lành tính, thích hợp dùng cho cả trẻ sơ sinh nhạy cảm. Cả 2 đều có tác dụng bôi trơn cơ hậu môn, kích thích phân nhanh thoát ra ngoài.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Khi nào mẹ thấy con có biểu hiện táo bón thì chỉ cần bôi một lớp vaseline hoặc dùng tăm bông tẩm mật ong ngoáy vào hậu môn của trẻ, sau khoảng 1cm là tốt nhất. Chỉ một lát là bé đi ngoài được nên mẹ hãy chuẩn bị bỉm mới cho con nhé!
Rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng
Đây là cách được rất nhiều mẹ sử dụng khi bé sơ sinh bị táo bón. Theo dân gian, rau mồng tơi có tính mát, sinh tân dịch và nhuận tràng. Nếu chế độ ăn uống của mẹ là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, thì mẹ nên ăn thêm những loại rau có tính nhuận tràng, bổ sung nhiều chất xơ như mồng tơi nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng cọng mồng tơi để kích thích trực tiếp hậu môn của trẻ, giúp trẻ đi ngoài dễ hơn. Cần chọn cọng mồng tơi cuống cứng, độ to vừa phải. Mẹ rửa sạch, tước vỏ ngoài, rồi ngoáy vào hậu môn của trẻ. Sau khoảng 5 – 10 phút bé sẽ đại tiện được.
Đẩy lùi táo bón trẻ bằng mẹo tắm nước ấm
Nước ấm có khả năng kích thích cơ vòng hậu môn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, làm mềm phân giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn. Đặc biệt cách làm này lại hết sức đơn giản mẹ nào cũng có thể tự làm cho con được.
Mỗi ngày chỉ cần cho bé tắm nước ấm từ 8 – 10 phút hoặc trước khi trẻ muốn đi vệ sinh mẹ cho con ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 5 phút sẽ giúp trẻ đi vệ sinh nhanh hơn rất nhiều. Mách nhỏ là khi tắm mẹ có thể cho 1 túi trà lọc hoa cúc vào chậu nước ấm sẽ có mùi thơm dịu rất dễ chịu giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Bổ sung sữa và nước
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc gây ra táo bón chính là việc cơ thể trẻ sơ sinh bị thiếu nước, dẫn đến quá trình tiêu hóa gặp khó khăn. Khi lượng nước bé uống hàng ngày ít, cơ thể bé sẽ ngay lập tức tăng hấp thu nước tại đường ruột, nhất là ở ruột già, dẫn đến chất thải tại đây sẽ bị khô, cứng lại, gây khó khăn trong quá trình phân di chuyển ra ngoài.
Vì vậy cách đơn giản nhất để đẩy lùi táo bón cho trẻ sơ sinh là hãy cho bé bú đủ lượng sữa cần thiết, mỗi ngày mẹ nên cho bé bú từ 5-8 lần. Việc làm này không chỉ bổ sung thêm nước cho con mà còn giúp phân bé mềm hơn, dễ di chuyển ra ngoài hơn.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Khi cơ thể trẻ đáp ứng lượng nước cần thiết, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt.
Dùng tác động vật lý
Massage bụng: Massage bụng là bài tập được rất nhiều mẹ truyền tai nhau và áp dụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón vì cách thực hiện vô cùng đơn giản lại rất an toàn và hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: đặt 2 ngón tay là ngón giữa và ngón trỏ gần với rốn của bé, tiếp đó ấn nhẹ xuống và xoay vòng tại chỗ, tiếp tục xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vòng quanh rốn rồi mở rộng dần ra tới hông phải của bé.
Quá trình massage có tác dụng kích thích nhu động ruột, đưa thức ăn trong ruột non di chuyển theo đúng chiều dài của ruột và dễ đại tiện hơn. Mẹ nên thực hiện bài massage này sau bữa ăn của bé ít nhất 1 tiếng để tránh làm tổn hại đến dạ dày của bé.
Để tăng hiệu quả mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm tinh dầu tràm hoặc là tinh dầu dừa, xoa đều vào 2 tay, rồi nhẹ nhàng massage cho bé. Tinh dầu giúp làm mềm da tay của mẹ nên khi thực hiện massage sẽ hạn chế làm tổn thương da bé cũng như giúp quá trình massage dễ hơn đem lại hiệu quả cao hơn.
Bài tập đạp xe: Hãy đặt bé nằm ngửa trên đệm sau đó nhẹ nhàng nắm lấy cổ chân rồi di chuyển hai chân bé nhịp nhàng theo một vòng tròn tương tự như động tác đạp xe. Việc này giúp kích thích nhu động ruột và giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 10 phút thôi là đã có thể làm giảm chứng táo bón hiệu quả cho bé yêu rồi.
Đổi sữa công thức cho bé
Sữa công thức của trẻ kết hợp nhiều chất có thể sẽ khiến trẻ khó tiêu hóa. Cùng với đó một số sai lầm của mẹ khi pha sữa không đúng hướng dẫn sẽ khiến trẻ dùng sữa ngoài có nguy cơ bị táo bón cao hơn. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng.
Vì vậy những trẻ đang dùng sữa công thức mà bị táo bón, mẹ nên thử đổi loại sữa khác đảm bảo dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng nên chọn các loại sữa có bổ sung cả chất xơ để giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, mẹ phải lưu ý pha đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc hướng dẫn trên sản phẩm sữa đó, không nên tự ý pha quá đặc.
Hãy điều chỉnh từ mẹ
Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn mà gặp tình trạng táo bón, thì nguyên nhân cũng có thể đến từ chế độ ăn uống của mẹ. Trong thời kỳ này, mẹ nên chủ động điều chỉnh thực đơn hàng ngày, ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như khoai lang, mùng tơi, rau đay. Hạn chế các món nhiều đạm, dầu mỡ, không nên ăn thực phẩm có tính cay nóng và đặc biệt nên thường xuyên bổ sung nước.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Bổ sung chất xơ là cách hiệu quả giúp đẩy lùi táo bón nhanh chóng cho trẻ. Chất xơ góp phần giữ nước và tăng thể tích phân, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Nhất là chất xơ hòa tan, khi vào ruột chúng sẽ hút nước, trương nở tạo hệ gel nhớt, giúp phân mềm và xốp hơn, kích thích nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài, hạn chế việc phải rặn hay thụt tháo, giảm tình trạng táo bón một cách đáng kể.
Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, chưa thể ăn trực tiếp các loại rau củ quả, mẹ có thể pha nước ép hoa quả với nước lọc rồi cho bé uống cũng có tác dụng đẩy lùi táo bón rất tuyệt vời. Một số loại trái cây tốt cho đường tiêu hoá của bé như nho,táo, lê, mận,…Tuyệt đối không sử dụng các loại quả như mơ, đào, cam thơm, kiwi, bưởi,..vì đây là những loại hoa quả gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày non nớt của bé.
Thụt hậu môn là kỹ thuật cần thiết thực hiện trong việc chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Khi trẻ thực hiện thụt hậu môn, phụ huynh cần hướng dẫn bé phối hợp tốt với nhân viên y tế để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng khó lường.
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Dụng mật ong thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Video thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh bằng mồng tơi
- Các loại thuốc thụt hậu môn cho trẻ
- Thuốc bơm hậu môn trị táo bón cho trẻ
- Thuốc thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
- Tác dụng phụ của thuốc thụt hậu môn
- Thuốc nhét hậu môn trị táo bón cho trẻ