Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cháo cá hồi cho bé tăng cân
- Nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm 7 tháng
- Nấu cháo cá hồi với rau gì
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé 17 tháng
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh
- Cháo cá hồi rau mồng tơi cho bé ăn dặm
- Cách nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé
- Cách nấu cháo cá hồi cà chua cho bé
Cá hồi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết cho bé. Đó cũng là lý do các mẹ bỉm hay tìm tòi các cách chế biến và nấu các món cháo ăn dặm cá hồi cho bé.
Chỉ cần kết hợp với mội vài loại rau xanh, rau củ phù hợp, các mẹ bỉm đã có thể biến tấu thành những món cháo ăn dặm thơm ngon, lạ miệng cho bé rồi.
Hôm nay, Camnangbep.com sẽ cùng đồng hành với các mẹ bỉm tìm ra các cách thức nấu cháo ăn dặm với cá hồi thật ngon cho bé nhé!
Giá trị dinh dưỡng của món cháo ăn dặm cá hồi cho bé
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu cách nấu cháo ăn dặm cá hồi, Camnangbep.com khuyến khích các mẹ tìm hiểu về các giá trị dinh dưỡng có trong cá hồi, ưu nhược điểm cũng như cho bé ăn cá hồi với tần suất phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
Cá hồi có lợi gì cho bé?
- DHA giúp phát triển não, giúp bé nhanh nhạy và thông minh hơn.
- Omega 3 và axit amin giúp bé cải thiện thị lực, giúp đôi mắt sáng tinh anh.
- Protein, vitamin B và vitamin D có lợi cho tim mạch và giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn
- Protein và Omega3 giúp da bé mịn màng và tóc mọc khỏe hơn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Nếu ăn cá hồi quá nhiều, chuyện gì sẽ xảy ra?
Dù cá hồi là thực phẩm dinh dưỡng, nhưng nếu được ăn hàng ngày, cá hồi có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bé.
- Cá hồi có chứa nhiều loại ký sinh trùng, nếu không được chế biến kỹ càng sạch sẽ, bé có thể bị lây nhiễm kí sinh trùng từ cá hồi.
- Cá hồi chứa chất béo, nếu ăn nhiều sẽ gây nên bệnh tiểu đường loại II, béo phì do hàm lượng cholesterol trong thịt cá cao.
- Thịt cá hồi chứa hàm lượng độc tố kim loại asen cao, thủy ngân, dioxin và nhiều chất độc khác.
- Rận biển là ký sinh trùng sống dưới biển có khả năng phá hủy xương. Cá hồi là loài cá thường xuyên bị rận biển trú ngụ. Do đó, mẹ bỉm nên hạn chế cho bé ăn thịt cá hồi sống.
- Các mẹ bỉm và trẻ đến tuổi ăn dặm cũng nên hạn chế ăn cá hồi vì có những nguy hại đến khả năng vận động, trí nhớ và sự tập trung của bé.
- Cá hồi nuôi trong bể kì thực không có màu hồng tự nhiên như cá hồi ngoài đại dương. Người nuôi cá thường cho thực phẩm tạo màu xuống bể để cá hồi nuôi có màu hồng đó. Thực phẩm nhân tạo này vốn không có lợi cho sức khỏe, thậm chí là tác nhân gây ung thư nữa.
Bé ăn cá hồi bị dị ứng thì sao?
Nếu không may bé bị dị ứng hải sản, làn da như nổi mề đay có hiện tượng phù mạch hoặc nôn ói, tiêu chảy, cách tốt nhất bố mẹ phải tìm mọi cách giúp con nôn hoặc đi ngoài ra lượng thức ăn đó càng sớm càng tốt.
Sau đó nhanh chóng đưa con đến bác sĩ để được khám và cứu chữa kịp thời, tuyệt đối không tự mua thuốc chữa trị cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Trẻ nên ăn cá hồi bao lần một tuần?
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ không nên ăn cá hồi quá 4 lần/ tuần để đề phòng những rủi ro sức khỏe mà cá hồi mang lại.
Trẻ nên ăn cá hồi từ lúc mấy tháng tuổi?
Trẻ nhỏ từ 7 tháng tuổi trở nên có thể ăn cá hồi. Ban đầu trẻ mới tập ăn, mẹ cho bé ăn một ít từ từ để xem trẻ có bị dị ứng hải sản hay không.
Sau đó, tăng lượng cá hồi cho bé khi cơ thể trẻ nhỏ đã thích nghi. Nếu bé hay bị dị ứng da cơ địa, mẹ bỉm nên hạn chế cho con ăn càng tốt.
Cách lựa chọn cá hồi tươi ngon để nấu cháo ăn dặm cá hồi cho bé
Cá hồi thường có 3 loại phổ biến trên thị trường
- Cá hồi nhập khẩu từ Na-uy
- Cá hồi Nhật Bản
- Cá hồi Sapa ở Việt Nam
Đa số các loại các hồi nhập khẩu thường rất ít do quy định bảo quản thực phẩm ngặt nghèo, bố mẹ cần đi tìm nguồn thực phẩm uy tín chất lượng để không rơi vào tình trạng tiền mất tật mang.
Các nhãn hiệu uy tín thường được bày bán trong siêu thị lớn. Bố mẹ tuyệt đối không nên mua cá hồi ở chợ, nơi họ bày cá hồi ra ngoài mặt đường vì độ đông lạnh không đảm bảo và vi khuẩn xâm nhập đã làm giảm chất lượng có trong thịt cá.
Pink Spoon xin hướng dẫn các mẹ bỉm cách chọn thịt cá hồi tươi ngon như sau:
Mẹ bỉm có thể quan sát bằng mắt, nên chọn cá hồi sao cho:
- Mang cá còn tươi, có màu đỏ, không bị thâm đen.
- Thân và da cá sáng láng, bóng, không có vết trầy xước, vảy cá nguyên vẹn
- Miếng cá màu hồng tự nhiên, không bay màu
- Mắt cá phải sáng, không đục ngầu hoặc màu vàng
Ngoài nhìn bằng mắt, mẹ bỉm có thể ngửi hoặc sờ lên miếng thịt:
- Thịt cá không có mùi hôi
- Da còn độ đàn hồi, cơ thịt không bị nhũn
- Sờ vào thấy dính tay, không bị ướt nhẹp hoặc bị bở
Nếu mẹ bỉm ăn thịt cá hồi sống, có thể xác định được bằng cách:
- Miếng thịt có vị ngậy, đậm mùi cá, hơi mặn
- Miếng cá tươi khi ăn có độ rắn, không bị nhão, hương vị đặc trưng của các hồi
Cá hồi tốt cho sức khỏe như thế nào?
Nhu cầu của trẻ em về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, omega 3, omega 6, omega 9 rất cao và trong cá hồi đều có những dưỡng chất này. Bổ sung cá hồi vào thực đơn cho bé khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực và thần kinh.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cháo cá hồi nấu với rau gì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé?
Cháo cá hồi có thể nấu với một số loại rau củ như: bó xôi, bí đỏ, củ dền, đậu xanh, mồng tơi. Bên cạnh những loại rau trên thì mẹ có thể kết hợp thêm dầu ăn cho bé để cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho con của mình.
Cháo cá hồi nấu cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina hay rau chân vịt) có hàm lượng khoáng chất và vitamin cao gấp nhiều lần những loại rau xanh khác. Nấu cháo cá hồi với cải bó xôi vừa giúp bé ngon miệng, vừa giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của bé nhờ hàm lượng vitamin A cao giúp mắt sáng tinh anh, canxi và magie giúp xương chắc khỏe, sắt và kali giúp não bộ phát triển toàn diện, hệ tuần hoàn máu hoạt động trơn tru hơn.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cháo cá hồi nấu bí đỏ
Không phải ngẫu nhiên mà bí đỏ lại được các bà mẹ chọn để chế biến thường xuyên cho bé. Axit glutamine có trong bí đỏ sẽ giúp phản ứng chuyển hóa các tế bào thần kinh và não giúp não bộ bé phát triển tốt hơn, ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, nhờ lượng khoáng chất canxi, kali, natri,… dồi dào sẽ giúp xương của bé hình thành và phát triển chắc khỏe hơn.
Mặc dù bí đỏ có nhiều công dụng tốt nhưng các mẹ cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều mà chỉ 2-3 lần/tuần thôi, nếu ăn nhiều quá thì hàm lượng carotine lớn trong bí sẽ không được đào thải kịp có thể sẽ gây vàng da, vàng lòng bàn tay, bàn chân đấy.
Cháo cá hồi nấu củ dền
Cháo cá hồi nấu với củ dền có màu sắc bắt mắt và hương vị ngọt đậm đà, kích thích vị giác của bé. Trong củ dền có lượng chất sắt dồi dào nên bổ sung củ dền vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phòng ngừa tình trạng thiếu máu bởi vì từ tháng thứ 6, trẻ sẽ mất đi lượng sắt dự trữ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong củ dền sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé làm việc tốt hơn đấy.
Cháo cá hồi nấu đậu xanh
Đậu xanh cũng rất giàu protein, chất xơ cần thiết thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin A dồi dào sẽ giúp cho bé có đôi mắt sáng khỏe mạnh.
Tuy nhiên đối với các bé 6 tháng tuổi thì các mẹ khoan vội mà cho bé ăn đậu xanh nhé vì lúc này hệ tiêu hóa của bé còn yếu mà từ tháng thứ 8 mới nên cho bé ăn đậu xanh cà vỏ.
Cháo cá hồi nấu rau mồng tơi
Ăn cháo cá hồi nấu rau mồng tơi vừa giúp bé mát người mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột nhờ lượng carotenoid, polysaccharide phi tinh bột và chất nhầy cao. Ngoài ra, rau mồng tơi còn giúp ngăn ngừa loãng xương và thiếu máu cho trẻ nhờ lượng vitamin B, A, C, riboflavin, folate và sắt.
Cháo cá hồi nấu cà rốt
Trong cà rốt có nguồn vitamin A dồi dào, cần thiết cho thị giác và giúp tế bào phát triển, tốt cho chức năng miễn dịch cho bé. Là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi kết hợp với cá hồi và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Cháo đậu chà bông cá hồi
Món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng này chắc chắn bé yêu sẽ cực yêu thích luôn đấy. Cháo đậu chà bông cá hồi có vị bùi bùi từ đậu phộng, chà bông cá hồi mằn mặn. Thêm nữa, các mẹ cũng có thể thêm vào cháo các loại rau củ như cà rốt, rau ngót, hành lá để bé đỡ ngấy mà lại giàu chất xơ và vitamin nữa nhé.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cháo cá hồi rau ngót
Cháo cá hồi rau ngon có vị ngọt thanh từ cá hồi, thịt cá mềm, thơm và béo nhẹ. Đặc biệt, cháo nấu cùng với rau ngót khiến cho món ăn có màu xanh tươi ngon, thanh mát và lại không ngấy. Rau ngót giúp cung cấp cho bé protein, sắt, canxi, chất sắt và nhiều loại vitamin A, B, C.
Bên cạnh đó, cá hồi giúp bé bổ sung chất béo, omega-3, vitamin D,… rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé.
Công thức chung để nấu cháo ăn dặm
Món cháo ăn dặm = Thịt (cá hồi) đã chế biến + Cháo trắng + Rau (củ) đã xay nhuyễn
Những món cháo cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng
1. Cháo cá hồi bí đỏ
1.1. Nguyên liệu
Bí đỏ có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ? Để nấu được món cháo bí đỏ cá hồi cho bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị:
- Cá hồi: 1 miếng vừa đủ
- Bí đỏ: 1/4 quả
- Gạo tẻ
- Hành trắng
1.2. Cách nấu cháo ăn dặm cá hồi bí đỏ:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cá hồi mẹ đem rửa sạch bằng chanh và nước muối pha loãng. Dùng khăn thấm khô cá hồi và để ráo nước rồi đem băm nhỏ.
- Hành trắng bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn rồi đem phi thơm với một chút dầu ăn.
- Bí đỏ gọt vỏ rồi rửa sạch, đem luộc chín rồi vớt ra, tán nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo
- Sau khi phi hành thơm, mẹ cho cá hồi đã được băm nhỏ vào xào tới chín
- Gạo tẻ vo sạch, nấu chín thành cháo trắng tới khi cháo sôi thì mẹ cho cá hồi vào và tiếp tục nấu tới sôi, cho tiếp bí đỏ vào và đun tiếp tới chín thì tắt bếp, nếm thêm một chút gia vị. Vậy là xong!
Bước 3: Cho bé ăn
- Múc cháo ra bát ăn dặm và cho bé ăn. Mẹ hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ cháo trước khi cho bé ăn để tránh làm bé bị bỏng.
2. Cháo cá hồi rau ngót
2.1. Nguyên liệu
Để nấu được món cháo cá hồi rau ngót. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị sẽ là:
- Bột gạo: 40g (khoảng 4 muỗng canh)
- Rau ngót: 10g (nên chọn lá)
- Cá hồi: 20g
- Nước lọc: 250ml
- Dầu ăn trẻ em: 5ml
2.2. Cách nấu cháo
Để nấu được món cháo ăn dặm cá hồi rau ngót, mẹ hãy làm theo từng bước hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá hồi mẹ đem rửa sạch, cho vào nồi nước rồi luộc tới chín. Vớt cá ra rồi để nguội => đem tán nhuyễn và cho thêm một chút nước vào bát thịt cá.
- Rau ngót: Rửa sạch bằng nước muối pha loãng rồi đem luộc tới chín, tán nhuyễn rau bằng thìa.
Bước 2: Nấu cháo
- Gạo đã vo sạch và nấu thành cháo chín. Khi cháo sôi thì mẹ cho hỗn hợp cá vào nồi và nấu cùng. Tiếp đó cho thêm phần rau ngót vào nồi và đun tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp
Chú ý: Mẹ nên hầm với ngọn lửa nhỏ để nấu cho cháo chín nhừ.
Bước 3: Cho bé ăn
- Múc cháo ra bát và cho bé ăn ngay. Tuy nhiên, mẹ nên kiểm tra lại nhiệt độ của cháo trước khi cho bé ăn mẹ nhé.
3. Cháo ăn dặm cá hồi cà chua, ngô ngọt cho bé 8 tháng
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cháo trữ đông
- Cá hồi: 1 miếng vừa đủ
- Cà chua: 1 quả
- Ngô ngọt: 1/2 bắp
3.2. Cách nấu cháo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cá hồi: mẹ đem rửa sạch bằng nước chanh pha với muối loãng ngâm cá trong 20 phút rồi đem rửa lại bằng nước gừng để khử đi mùi tanh của cá, để khô cá rồi đem thái nhỏ
- Cà chua: Rửa sạch đem bỏ vỏ và bỏ hạt => băm nhuyễn.
- Hành củ: bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ => phi thơm với dầu oliu rồi cho cà chua vào xào tới nhuyễn. Tiếp đó mẹ mới cho cá hồi xào cùng tới khi nào chín.
- Ngô: mẹ đem tách hạt rồi rửa sạch, luộc tới chín rồi xay nhuyễn. Đem rây qua lưới để loại bỏ bã, bé sẽ dễ ăn hơn.
- Bắc nồi cháo trắng lên => Cho cá hồi, cá chua vào, đảo đều => Cho ngô ngọt vào, quấy đều. Sau khoảng 1 phút thì mẹ nêm thêm một chút gia vị cho món cháo của bé rồi tắt bếp. Cho thêm 5ml dầu oliu để món cháo được hấp dẫn hơn.
4. Cháo cá hồi, bí đỏ, hạt sen
4.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá hồi: 50g
- Gạo: 50g
- Bí đỏ: 20g
- Hạt sen: 20g
- Dầu ăn cho bé
4.2. Cách nấu cháo
- Cá hồi sau khi mua về, mẹ ngâm với sữa tươi khoảng 30 phút rồi thấm khô, hấp cùng vời lát gừng.
- Tiếp đến, mẹ cho gạo, bí đỏ, hạt sen lên bếp cùng với 1 chút nước để nấu mềm
- Khi cháo chín, mẹ cho cá hồi vào nấu cùng khoảng 3 phút
- Tắt bếp, múc cháo ra bát rồi đánh nhuyễn hoặc xay cho bé. Cho thêm một chút dầu oliu nếu bé thích.
5. Cháo cá hồi cà rốt, rau cải
5.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá hồi: 1 miếng vừa đủ
- Cà rốt: 1 miếng vừa đủ
- Hành củ: 1 củ
- Cải bó xôi: vừa đủ
- Thêm 1 viên phô mai
- Cháo trắng: 1 bát con
5.2. Cách nấu cháo ăn dặm cá hồi, cà rốt, rau cải
- Hành mẹ bỏ vỏ, rửa sạch rồi đem thái nhỏ. Thành đem phi thơm rồi cho cá hồi vào để xào cùng. Cá hồi mẹ có thể băm nhỏ ra hoặc lấy thìa tán ra.
- Cà rốt: Mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch rồi luộc tới chín mềm => đem nghiền nhuyễn.
- Rau cải: mẹ nên chọn cọng non rồi rửa sạch và chần qua với nước luộc cà rốt hoặc nước sôi cũng được.
- Cuối cùng, mẹ múc 1 bát cháo ra (tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ cân đối lượng cháo ăn dặm cho bé nhé) rồi đun trên bếp vặn nhỏ lửa tới sôi. Cho cá hồi, cà rốt vào nồi cháo và đảo đều tới khi sôi thì cho rau vào đảo đều và để bếp trong 1 phút thì tắt đi.
- Nêm thêm một thìa cà phê dầu oliu, 1 miếng phô mai vào, dằm nhỏ để món cháo ăn dặm của bé được bổ dưỡng hơn.
6. Cháo cá hồi phô mai cho bé
6.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Thịt cá hồi: 200g
- Gạo nứt xay nhỏ: 150g
- Phô mai: 1 lượng vừa đủ
- Rau củ: hành ngò, dầu mè, nấm hương…
6.2. Cách nấu cháo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nứt: mẹ đem vò sạch rồi ngâm với nước trong khoảng 1 giờ cho nở để khi nấu cháo được nhanh hơn. Vớt gạo ra rổ rồi để ráo nước
- Cá hồi: đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Mẹ cần chú ý loại bỏ hết xương khi xay nhuyễn để không ảnh hưởng tới bé. Tiếp đến cho thêm 2 thìa nước rồi hấp chín cá hồi
- Nấm hương: Ngâm trong nước muối trong khoảng 1 giờ, rửa sạch rồi vớt ra và để cho ráo nước => băm nhuyễn => hấp chín.
- Rau thơm đem rửa sạch và băm nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo
- Gạo đã vò sạch đem cho vào nồi với nước và nấu thành cháo trắng, ninh tới nhừ.
- Cho nấm hương và cá hồi đã hấp chín vào nồi cháo và khuấy đều. Cho thêm một chút dầu mè vào để món cháo được hấp dẫn hơn.
- Cho thêm 2 viên phô mai vào và đảo đều để món cháo được hấp dẫn hơn.
- Nêm thêm một chút gia vị cho món cháo rồi tắt bếp.
Bước 3: Cho bé ăn
7. Cháo cá hồi khoai lang
7.1. Nguyên liệu
Để nấu được món cháo cá hồi khoai lang đầy đủ dưỡng chất cho bé. Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị bao gồm:
- Cá hồi: 1 miếng vừa đủ
- Khoai lang: 3-4 miếng nhỏ
- Phô mai: nửa miếng
- Gạo tẻ
- Dầu ăn, dầu oliu
- Nấm ngư nhi (nếu có)
7.2. Cách nấu cháo
- Gạo tẻ đem vo sạch rồi nấu chín để nhuyễn nhừ.
- Cá hồi: Rửa sạch, bỏ phần da và ngâm trong nước sạch trong khoảng 10 phút để cá bớt đi mùi tanh rồi băm nhỏ.
- Hành tây rửa sạch rồi băm cùng với cá hồi. Cho một chút dầu ăn vào chảo tới khi dầu ăn sôi thì mẹ đổ hỗn hợp cá hồi + hành tây vào xào tới khi thịt cá chín tới.
- Khoai lang đem gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, hấp chín rồi dằm nhuyễn ra.
- Cháo chín đang sôi thì mẹ cho hỗn hợp cá hồi, hành tây vào đảo đều. Tiếp đến cho khoai lang dầm nhuyễn vào nồi cháo và đun tới chín.
- Cuối cùng, cho phô mai và nấm ngư nhi vào, đun tới sôi thì tắt bếp và cho một chút dầu ôliu vào. Vậy là xong!
8. Súp cá hồi khoai tây cho bé trên 7 tháng tuổi
8.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá hồi phi lê (có da): 50g
- Khoai tây: 4 củ
- Hành tây: 1 cây
- Hành tây trắng: 2 củ
- Rau thì là
8.2. Cách nấu cháo:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Khoai tây gọt vỏ rồi rửa sạch, đem cắt thành hạt lựu và đun tới chín mềm
- Cá hồi đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.
- Rau đem rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ.
Bước 2: Cách nấu cháo:
- Cho một ít dầu ăn vào chảo tới sôi => cho cá hồi vào nồi nấu tới chín vừa, không nên để cá chín quá. Lúc chiên cá, mỗi mặt cá nên chiên trong khoảng 1 phút là vừa rồi cho vào nồi nấu.
- Xào hành tây (củ và lá) cho vàng lên rồi cho vào nồi súp khoai tây.
- Cho rau thìa là vào nồi, nêm thêm một chút gia vị cho món súp, đun tới sôi rồi tắt bếp.
Bước 3: Cho bé ăn
9. Cháo cá hồi đậu Hà Lan cho bé ăn dặm
9.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo hay bột gạo: 20g
- Cá hồi: 20g
- Carrot: 20g
- Khoai tây: 15g
- Đậu Hà Lan: 10g
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê nhỏ
- 250ml nước
9.2. Cách nấu cháo
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cá hồi: đem rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi đem luộc tới chín. Để cá nguội rồi loại bỏ xương và ray nhuyễn.
- Khoai tây: rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành miếng lự nhỏ
- Đậu Hà Lan: Rửa sạch rồi để ráo nước
Bước 2: Nấu cháo
- Bột gạo mẹ đem nấu thành cháo chín theo tỷ lệ 1:6. Tỷ lệ này phù hợp với các bé từ 8 – 11 tháng tuổi
- Đem khoai tây, carrot, đậu Hà Lan hấp chín, tán nhuyễn với 1/3 chén nước
- Cháo sôi, mẹ cho hỗn hợp cá hồi, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào đảo đều, nồi ninh trên ngọn lửa nhỏ tới khi cháo sôi kỹ thì tắt bếp
- Cho thêm một chút dầu ăn vào nồi cháo rồi trộn đều, tắt bếp.
Bước 3: Cho bé ăn
Nhớ kiểm tra nhiệt độ của cháo trước khi ăn để tránh bị bỏng nhé. Một khi bé bị bỏng thì coi như bữa ăn đó của bé không còn gì vui vẻ nữa rồi.
Những món cháo cho bé khác
Cháo cá hồi rau ngót
Cháo cá hồi rau ngót là món ăn luôn nhận được sự ưu ái của các bà mẹ trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con nhỏ.
Tô cháo nóng hổi có mùi thơm hấp dẫn của cá hồi cùng với màu xanh tươi đẹp mắt của rau ngót. Ăn vào sẽ cảm nhận được độ mềm béo tự nhiên của cá hồi cùng với vị ngọt mát của rau ngót chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê đấy!
2. Cháo cá hồi măng tây
Măng tây là loại rau được sử dụng phổ biến trong các bữa của người lớn lẫn trẻ nhỏ bởi giá trị dinh dưỡng cao vốn có.
Cháo cá hồi măng tây có mùi thơm đặc trưng của cá hồi và măng tây, cực kỳ hấp dẫn. Hạt cháo nở mềm, bung đều hòa với miếng cá hồi được xé nhuyễn vẫn giữ được vị béo ngon, thêm một chút mềm ngọt của rau ngót, khiến món ăn bắt vị vô cùng.
3. Cháo cá hồi đậu Hà Lan
Tô cháo cá hồi đậu Hà Lan nóng hổi có màu xanh mát đẹp mắt và mùi thơm nức mũi sẽ khiến bé phát thèm ngay khi nhìn thấy.
Hạt cháo nở đều, mềm mịn được nêm nếm vừa ăn hòa với vị béo bùi của đậu Hà Lan tán nhuyễn và thịt cá hồi béo ngon gây kích thích vị giác cực kỳ.
4. Cháo cá hồi rau mồng tơi
Trong rau mồng tơi chứa nhiều vitamin và khoáng chất kết hợp cùng cá hồi giàu hàm lượng Omega 3 gúp trẻ phát triển toàn diện.
Thế nên với tô cháo cá hồi rau mồng tơi có màu xanh mát đẹp mắt với mùi thơm hấp dẫn. Với hạt cháo nở mềm hòa với vị ngọt mát của mồng tơi và thịt cá mềm béo chắc chắn sẽ khiến bé thích mê đấy!
5. Cháo cá hồi rau dền
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay món cháo cá hồi rau dền thơm ngon đầy dinh dưỡng cho sự phát triển của bé thì còn chờ gì mà không vào bếp ngay nhé!
Tô cháo nóng hổi có hạt cháo nở bông đều, rau dền chín mềm, thanh mát hòa lẫn với miếng cá hồi xé nhuyễn mềm béo, ngọt thịt thơm ngon cực kỳ.
6. Cháo cá hồi rau cải bó xôi
Cháo cá hồi rau cải bó xôi ngon ngọt bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm với cách làm cực kỳ đơn giản nhanh chóng, chắc chắn sẽ nhận được sự ưu ái của các mẹ đấy.
Tô cháo có màu xanh mướt từ rau cải bó xôi bắt mắt với hạt cháo chín nhừ, mềm ngon, miếng cá hồi béo ngon hấp dẫn, tất cả được nêm nếm gia vị vừa ăn, thơm ngon vô cùng.
7. Cháo cá hồi đậu phộng
Sự kết hợp độc đáo giữa cá hồi và đậu phộng tạo nên một món cháo đầy dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ.
Tô cháo nóng hổi có màu sắc hài hòa từ màu cam của chà bông cá hồi và cà rốt, màu xanh của rau ngót đẹp mắt cực kỳ. Hạt cháo nở mềm, chà bông cá hồi khô vừa phải, không bị cứng ăn cùng với hạt đậu phộng béo bùi vô cùng hấp dẫn.
8. Cháo cá hồi khoai môn
Cháo cá hồi khoai môn quả là sự kết hợp độc đáo vô cùng phải không nào. Thế thì còn chờ gì mà không nhanh tay vào bếp thực hiện ngay nhé!
Tô cháo nóng hổi thơm phức mùi đặc trưng của cá hồi, khoai môn và rong biển hấp dẫn. Hạt cháo nở mềm, mịn màng, miếng cá ngọt béo hòa với vị bùi bùi của khoai môn chắc chắn sẽ khiến bé nhà bạn thích mê đấy!
9. Cháo cá hồi đậu hủ non
Để đa dạng hơn các món ăn trong thực đơn dinh dưỡng của con nhỏ thì chắc chắn bạn đừng nên bỏ qua món cháo cá hồi đậu hủ non hấp dẫn này nhé!
Tô cháo là sự kết hợp đặc biệt của đậu hũ non béo bùi cùng với cá hồi mềm béo, ngọt thịt tự nhiên có mùi thơm đặc trưng kích thích vị giác cực kỳ.
Lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé
Nên cho trẻ ăn hải sản nói chung và cá hồi nói riêng bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi, nếu cả gia đình có tiền sử bị dị ứng hải sản thì có thể bắt đầu muộn hơn.
Ngoài ra theo thạc sỹ, bác sỹ Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, viện dinh dưỡng quốc gia thì khi chế biến nên chọn mua cá tươi bởi vì cá ươn có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng, nếu chế biến không kỹ có thể sẽ làm bé nhiễm trùng đường ruột, hơn nữa khi nấu cá cho bé thì cần phải lóc xương và nấu thật kỹ.
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cháo cá hồi cho bé tăng cân
- Nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm 7 tháng
- Nấu cháo cá hồi với rau gì
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé 17 tháng
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé không tanh
- Cháo cá hồi rau mồng tơi cho bé ăn dặm
- Cách nấu cháo cá hồi hạt sen cho bé
- Cách nấu cháo cá hồi cà chua cho bé