Tả Cây Tre Lớp 7 – 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay

Tả Cây Tre Lớp 7 – 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay ✅ Chọn Lọc Văn Mẫu Đặc Sắc Và Giàu Cảm Xúc Với Hình Ảnh Luỹ Tre Làng Thân Thương .

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tả cây tre Việt Nam
  • Hình ảnh cây tre trúc
  • Hình ảnh cây tre đẹp nhất
  • Miêu tả cây tre lớp 7
  • Hình ảnh cây tre vẽ
  • Tả cây tre lớp 4
  • Tả cây tre lớp 2
tả cây tre
tả cây tre

YouTube video

Dàn Ý Tả Cây Tre Lớp 7

Dàn ý tả cây tre lớp 7 là tài liệu tìm hiểu thêm hữu dụng với bố cục tổng quan và thông tin cơ bản cần có khi làm bài. Chia sẻ mẫu dàn bài tả cây tre lớp 7 được biên soạn cụ thể dưới đây, những em học viên sẽ thuận tiện triển khai xong bài viết của mình .

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

Nguồn gốc :

  • Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
  • Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
  • Các loại tre: Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

Đặc điểm :

  • Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi
  • Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
  • Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
  • Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
  • Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
  • Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

Vai trò và ý nghĩa của cây tre so với con người Nước Ta :a. Trong lao động :

  • Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
  • Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong hoạt động và sinh hoạt :

  • Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
  • Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
  • Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
  • Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
  • Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
  • Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu :

  • Tre là đồng chí…
  • Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
  • Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
  • Tre hi sinh để bảo vệ con người

III. Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Bài văn tả cây tre – Mẫu 1

Ở quê em, đi đến nơi nào cũng nhìn thấy những bụi tre. Hình ảnh cây tre đã trở nên quá quen thuộc đối với em từ lúc em còn nhỏ cho tới bây giờ.

Những cây tre mới đẹp làm sao. Thân của cây tre thẳng và mọc lên cao vút đâm thẳng lên bầu trời. Vỏ của thân tre nhẵn mịn, khi sờ vào có cảm giác mát lịm. Thân tre được chia làm nhiều đốt khá bằng nhau. Em không thể đếm được mỗi cây tre có bao nhiêu đốt tre bởi vì nó có rất nhiều đốt. Nhưng có lẽ không có cây tre nào có đủ 100 đốt tre như trong chuyện Cây tre trăm đốt. Thân cây tre to bằng cổ tay của người lớn và có rất liều lá. Những cái lá tre dài, mỏng manh, đầu nhọn và có màu xanh. Lá của cây tre mọc sát nhau, chỉ cần có cơn gió thoảng qua là chúng chạm vào nhau kêu xào xạc như đang cùng nhau trò chuyện. Những buổi trưa hè, tre tỏa bóng mát cho người dân đi làm đồng về ngồi nghỉ bên dưới. Những chú chim nhảy nhót trên bụi tre và cất tiếng hót véo von. Những gốc tre mọc túm tụm lại với nhau tạo thành lũy tre, bụi tre. Những cây con mọc xung quanh gốc khiến cho cây tre trở nên chắc chắn hơn. Cây to che chở cho cây nhỏ.

Mỗi buổi chiều em thường ngồi dưới bụi tre để hóng gió mát. Không gian làng quê lúc này thật yên bình mang đến cho em cảm giác bình an.

Tả cây tre lớp 4 – Mẫu 2

Quê hương – hai tiếng giản dị mà nặng trĩu ân tình. Quê hương trong các bạn là gì? Là cây đa, bến nước, sân đình hay cánh đồng thẳng cánh cò bay? Quê hương trong tôi là những gì bình dị, thân thuộc nhất, một tình yêu nồng đượm: yêu quê là yêu cả lũy tre xanh rì rào trong gió.

Tôi chẳng hay biết lũy tre xanh có tự bao giờ, chỉ biết bao năm tháng qua đi, nó vẫn lặng lẽ ở đây như vị Thần làng canh giấc ngủ bình yên cho quê hương. Thân tre cao vút, xanh, mọc thẳng. Trên thân chia ra thành những đốt nhỏ cao chừng một gang tay người lớn. Cây có những cành tăm chi chít đan xen như những ngón tay bé nhỏ vẫy chào cuộc đời, con người. Lá tre không xanh thẫm một màu sức sống. Lá tre không dài, dáng thuôn nhọn, to chỉ bằng một nửa lá nhãn. Tre mọc thành từng rặng chứ không sống đơn lẻ. Phải vậy mà khi nhắc tới tre, người ta thường nghĩ tới tinh thần đoàn kết của cả một dân tộc? Ở dưới gốc là những búp măng nhọn khỏe khoắn mà chúng tôi từng tự hào là biểu tượng cho tuổi nhi đồng thơ ngây, trong sáng.

Tre đã sống cùng quê hương cả một đời dài đầy thăng trầm. Tre rủ bóng che mát cả một quãng đường dài đầy nắng vào những ngày hè chói chang. Tre chứng kiến không biết bao nhiêu những trò ô quan, nhảy dây, chuyền chắt,… của lũ trẻ chúng tôi. Trưa làm đồng về mệt, các bác, các cô ngồi nghỉ dưới rặng tre, trò chuyện rôm rả. Chiều chăn trâu, lũ mục đồng buộc trâu ở gần rặng tre để thả diều, thổi sáo,… Tre đã gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của quê hương.

Người ta thường nói: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” – tre là biểu tượng của sự dũng cảm, bất khuất, là biểu tượng của lối sống ngay thẳng, kiên cường, cứng cỏi, dẻo dai của con người Việt Nam. Nhắc đến quê hương Việt Nam, người ta thường nhắc tới lũy tre là vì vậy? Tre có mặt trong cuộc sống sinh hoạt của con người quê tôi: cái rổ, cái rá bà đan, quang gánh của mẹ, que chuyền của lũ chúng tôi,… Tre trở thành một người bạn không thể thiếu với quê hương tôi.

“Tre xanh… Xanh tự bao giờ?” – Tre ngàn năm vẫn mãi tươi màu như thế, mãi gắn bó với quê hương tôi và trong tim mỗi người nơi đây. Ngày mai rời xa miền quê yên bình này, tôi sẽ mãi nhớ quê hương, nhớ về một lũy tre luôn rì rào trong gió.

Miêu tả cây tre – Mẫu 3

Lũy tre đã trở thành biểu tượng quen thuộc của làng quê. Ở quê em cũng vậy, nơi đâu cũng thấy những bụi lớn nhỏ xanh ngăn ngắt nhưng em thích nhất là bụi tre ngà ở đầu làng.

Sao mà chúng đẹp và thân thương đến thế! Thân tre thẳng, cao vút lên bầu trời, Ấp má vào đó thấy thật mát và nhẵn như da em bé, không một vết sần sùi. Vì là tre ngà nên nó mang một màu vàng óng ả. Thân cây có nhiều đốt mà dường như đốt nào cũng bằng nhau, tạo hóa thật khéo sáng tạo. Nhìn những đốt tre ấy làm em nhớ tới câu chuyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” với câu thần chú: “Khắc xuất, khắc nhập” mà bà nội vẫn hay kể. Xinh xắn nhất là những chiếc lá tre nhỏ bé. Lá tre dài, mỏng mảnh, màu xanh, đầu nhọn nhọn. Lá tre mọc sát nhau nên mỗi khi có cơn gió thổi tới, chúng cọ vào nhau xào xạc, xào xạc như đang thầm thì nói chuyện. Nhất là vào buổi trưa hè, bụi tre tỏa bóng mát. Có chú trâu buộc dưới gốc cây cọ mình vào thân tre mát quá nên lim dim đôi mắt. Bỗng đâu một tiếng chim vang lên lanh lảnh, chú trâu giật mình như vừa tỉnh giấc mộng.

Bao giờ tre cũng mọc gần nhau thành từng bụi, từng khóm không tách rời. Chúng chẳng khi nào tranh cãi nhau mà sống rất hoà thuận. Những cây tre cao lớn vươn mình như để che chở cho cây con. Gốc cây chụm lại với nhau và tán thì xoè rộng như cây ô khổng lồ. Một vài có con mọc ở bên là thế hệ tương lai thay thế cho thế hệ trước. Nom chúng rất khoẻ khoắn.

Em rất thích ngồi dưới bụi tre vào những buổi chiều về. Những khi thanh vắng, không gian tĩnh lặng, em như còn nghe thấy chúng thủ thỉ tâm sự nữa.

Tả cây tre trước cửa nhà em – Mẫu 4

Cây tre là một loại cây được trồng phổ biến ở khắp các vùng miền, đặc biệt là các vùng nông thôn của Việt Nam. Như bao vùng quê khác, quê hương em trồng rất nhiều tre, hầu như mỗi nhà đều trồng trước cửa một khóm tre xanh. Những khóm tre này lúc nào cũng tươi tốt, sống đoàn kết bên nhau và dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì những rặng tre này vẫn kiên cường, cùng nhau chống đỡ và phát triển.

Trước cửa nhà em có trồng một khóm tre rất lớn, thân cây xanh mướt, thẳng tắp. Những cây tre này mọc rất cao, khoảng từ bốn đến năm mét, mỗi khi có gió lớn, những cây tre này lại đung đưa, nghiêng ngả theo gió. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài những cây tre có thể mềm yếu nhưng không dễ bị quật ngã chút nào, dù có gió bão, mưa dông lớn đến đâu thì chúng cũng kiên cường cùng nhau chống đỡ. Bão đi qua thì những cây tre này vẫn hiên ngang đứng thẳng tắp, như chưa hề trải qua sự tàn phá dữ dội nào vậy. Những cây tre không mọc đơn lẻ như những loài cây khác, chúng thường mọc thành khóm, mỗi khóm có từ bảy đến mười cây tre, to nhỏ khác nhau. Cũng khóm tre này cũng liên tục phát triển, những cây tre nhỏ vẫn tiếp tục được mọc ra từ những cây măng, vì vậy mà mọi người có câu: “Tre già măng mọc”. Những cây tre rất vững chắc là bởi vì chúng mọc thành khóm, cũng bởi vì cấu tạo của thân tre. Thân tre được nối liền với nhau bởi những mắt tre, hay còn gọi là mấu tre. Những mấu này rất cứng, chúng hợp lại với thân tre, tạo ra sự mềm dẻo nhưng vô cùng vững chãi, mưa gió không thể quật đổ. Lá tre rất nhỏ và dài, thường mọc ra ở ngọn tre. Tre cũng có hoa nhưng rất khó để có thể nhìn thấy, phần vì tre ở trên cao, phần vì tre cũng rất hiếm khi ra hoa. Em chỉ nghe bà em kể lại, hoa tre có màu trắng và nở rất đẹp.

Tre vô cùng gần gũi với cuộc sống của người dân Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tre làm thành những chiếc chông, những chiếc gậy, cùng con người xông pha trận mạc. Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, khi xông pha chiến trận, khi đánh nhau với kẻ thù, Thánh Gióng đã dùng những cây tre ven đường, lũ giặc cũng vì vậy mà bị tiêu diệt hết. Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, tre vô cùng hữu ích với cuộc sống của con người. Tre dùng làm những chiếc rổ, chiếc rá. Tre làm thành những chiếc tăm, làm những chiếc gậy để gẩy rơm, thành những chiếc cọc vững chắc…

Như vậy, tre xanh không chỉ là một loài cây được trồng phổ biến ở các làng quê Việt Nam, mà tre tự bao giờ đã trở thành biểu tượng của người Việt Nam, cứng cỏi kiên cường, dù có khó khăn, chông gai đến đâu cũng không làm khó được tre. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất thì những cây tre vẫn đoàn kết bên nhau và phát triển mạnh mẽ.

Tả cây tre hay nhất – Mẫu 5

Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng.

Cây tre đã đi vào cuộc sống của con người Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm.

Tre có rất nhiều công dụng khác nhau: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặc ngoại xâm…Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái giần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre.

Đã bao đời nay, tre gắn bó với mảnh đất làng quê của em. Em cũng coi cây tre như một người bạn với nhiều kỉ niệm thật tuyệt vời.

Tả cây tre làng em – Mẫu 6

Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.

Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.

Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần dần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.

Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng.

Tả cây tre – Mẫu 7

Hình ảnh quê hương trong tâm trí em thật đẹp, thật thanh bình và yên ả. Vẻ đẹp ấy được dệt nên từ sự hiền hòa của những dòng sông quê, từ những cánh đồng lúa xanh ngát bao la, từ những rặng dừa thẳng tắp… Nhưng đối với em thì hình ảnh lũy tre làng xanh mát, rì rào trong gió thanh luôn đẹp nhất và thân thuộc nhất.

Tre là một loại cây truyền thống của Việt Nam, đã có từ rất lâu như có người đã nói: “Tre xanh xanh tự bao giờ/ Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”. Tre không bao giờ mọc riêng lẻ từng cây mà mọc thành từng khóm, từng bụi, từng lũy. Nhìn từ xa, rặng tre làng như bức tường thành vững chãi bao bọc, ôm ấp những mái nhà ngói san sát đỏ. Không giống những loài cây khác, tre có một đặc tính rất riêng là luôn mọc thẳng. Từ khi còn là mầm măng nhỏ bé đến khi lớn cao chừng mười mét che luôn đâm lên thẳng tắp, mặc cho mưa gió bão bùng.

Phải chăng đó cũng là một phẩm chất đáng quý của người Việt ta: luôn sống ngay thẳng, dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết để vượt qua mọi thử thách, gian nan. Thân tre không to như những loài cây cổ thụ khác. Nó có hình tròn, khoác lên mình tấm áo xanh thẫm, gầy guộc nhưng rất cứng và khỏe khoắn. Có thể nói tre là loại cây duy nhất có một sức sống mãnh liệt. Tre có thể sống ở những nơi sỏi đá khô cằn hay những vùng đất màu mỡ. Có được điều ấy một phần là bởi bộ rễ của tre rất xum xuê, đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ đất mẹ. Từ thân tre mọc ra tua tủa biết bao nhiêu cành lá. Cành tre khá nhỏ, đâm ra tứ phía như những cánh tay vươn ra đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá tre màu xanh thẫm, thuôn dài và rất mỏng. Vào những trưa hè nóng nực, trong cơn gió mát từ cánh đồng bao la, bụi tre lại xì xào như tiếng nói chuyện của những chiếc lá. Thỉnh thoảng, một vài chiếc lá lìa cành, chao nghiêng giữa không trung rồi đáp xuống mặt nước nhưng những chiếc thuyền bé nhỏ dạo chơi trên sông. Nhiều người thường nghĩ rằng tre không có hoa nhưng thực ra tre chỉ ra hoa một lần. Mỗi khi từng chùm hoa nhỏ li ti màu trắng ngà điểm xuyết cành lá cũng là dấu hiệu của một vòng đời sắp kết thúc.

Tre rất gắn bó với cuộc sống người nông thôn đồng thời góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Dưới gốc tre mát là nơi vui chơi lý tưởng của bọn trẻ nhỏ. Rồi cành tre là những đồ chơi hữu ích từ chiếc cần câu dẻo dai đến từng chiếc hộp cứng cáp. Tre còn là bạn của nhà nông. Tre làm cán cuốc, cán cày giúp người nông dân đỡ mệt nhọc. Thân tre còn được đan thành những chiếc chõng vững chãi, là nơi say giấc cho bao đứa trẻ, là nơi trò chuyện của các cụ già bàn về một vụ mùa bội thu. Tre còn điểm tô vẻ đẹp cho các cô gái Việt. Hình ảnh những người con gái duyên dáng với chiếc nón tre đã đi vào bao áng văn thơ như một vẻ đẹp thanh khiết và trong trẻo. Không chỉ làm bạn với con người thời bình mà tre còn là người chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ những chiếc cọc tre trên sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam hán đến những chông tre, gậy tre đánh bại kẻ thù thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.

Cây tre thật đẹp và có ích. Tre vừa mang trong mình vẻ đẹp rất Việt Nam lại là người bạn đồng cam cộng khổ, người đồng chí đồng đội gắn bó với nhân dân ta từ bao giờ. Em mong cây tre xanh sẽ luôn đồng hành cùng dân tộc ta trên từng chặng đường dài.

Tả cây tre – Mẫu 8

Mỗi loại cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre.

Dáng tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và được phân vào nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu. Quê em cây tre dùng để phục vụ đời sống con người, tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

Tả cây tre – Mẫu 9

Đầu làng em có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.

Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão giông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các bà trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.

Thân tre tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Em cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.

Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng em ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn trẻ con chúng em còn mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng em nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa có tre làm bạn cùng chúng em.

Tre đi vào cuộc sống của con người quê em. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng. Ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương, ngay cả em cũng vậy.

Tả cây tre – Mẫu 10

Có nhà thơ đã viết:

“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành, tre ơi!”

Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời giông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre tỏa bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

Tả cây tre – Mẫu 11

Tuổi thơ của em là những năm tháng vui đùa với cánh đồng và lũy tre xanh.

Lũy tre làng em đẹp lắm! Từ trên con đê nhìn xuống, những luỹ tre xanh um một màu. Tre là loài cây thân đốt, mọc thành bụi, thành lũy kiên cố. Lá trẻ nhỏ, mảnh và có màu xanh. Rễ tre thuộc họ rễ chùm giúp tre bám chắc vào lòng đất. Dưới gốc tre thường mọc lên những mầm măng. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa.

Luỹ tre làng trở thành nơi trú ngụ của đàn cò cùng hàng trăm loài chim ưa đất lành. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời giông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà khỏi gió mưa. Trời nắng hạn, tre toả rợp bóng mát, mang làn gió tới cho em nhỏ, cho cụ già và cho các bác nông dân nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc vất vả ngoài cánh đồng. Trong cuộc sống hàng ngày, tre trở thành một vật liệu không thể thiếu dùng để đan lát, làm hàng thủ công, làm nhà cửa, lều quán… Tre làng anh dũng trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

Hình ảnh lũy tre khiến lòng em xôn xao tự hào về quê hương. Em rất yêu quê hương của mình cũng như rất yêu lũy tre của làng em.

Tả cây tre – Mẫu 12

Tuổi thơ của một đứa trẻ ở nông thôn như em là những ngày tháng cùng với bạn bè nô đùa trên những cánh đồng, những con đường rợp bóng những lũy tre xanh.

Khi con nhỏ, tre chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Đến khi trưởng thành tre vươn lên cao lớn. Thân tre gầy guộc, hình ống và nên trong rỗng, bên trong màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Lá tre mỏng manh, có màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Hình ảnh bụi tre gắn liền với cuộc sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây tre đã trở thành một thứ “đặc sản” của làng quê Việt Nam. Từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Dưới bóng trẻ, bác nông dân có nơi để ngả lưng chợp mắt sau buổi làm đồng vất vả, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ, những chú chim nhỏ có nơi đậu lại để cất tiếng hót vang…

Tre gần gũi trong cuộc sống của con người. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé hay cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá… Tre được dùng để đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo… Từ trẻ con đến người già, từ phụ nữ đến nam giới, chắc chắn ai cũng đã sử dụng đồ dùng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Em vẫn nhớ đến hương vị đậm đà của món canh măng nấu với xương của mẹ mỗi dịp tết đến.

Riêng em, cây tre giống như một người bạn. Tre gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp bên những người bạn. Tre xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích của bà. Em yêu cây tre cũng vì như vậy đó.

Tả cây tre – Mẫu 13

“Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.

Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tường thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh.

Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn một trăm năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt.

Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.

Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.

Tả cây tre – Mẫu 14

Ở nhà nội em có trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây tre, nó mọc lên từng bụi, cho ra rất nhiều cây tre.

Thân tre thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Gốc bám chặt với lòng đất nên rất cố định. Thân tre thẳng đứng, vỏ láng và có nhiều mắt trông rất đẹp. Càng lên cao thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời, cây tre cao khoảng mười mét, lá tre dài và nhọn, màu xanh đậm đều đặn được tỏa mát phía sau nhà, cây tre rất có lợi trong đời sống sinh hoạt và trong chiến đấu.

Cây tre dùng để phục vụ đời sống con người: tre dùng để làm cột nhà, làm đũa ăn, làm rổ để đựng cá và các dụng cụ khác, tre dùng để làm chông gai, tầm vông vạt nhọn để chống quân xâm lược. Cây tre là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

Cây tre tượng trưng cho lòng dũng cảm, ngay thẳng, đùm bọc và thương yêu nhau. Dù có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ về quê hương với những rặng tre xanh rì rào.

Tả cây tre – Mẫu 15

Đối với con người Việt Nam, cây tre là loài cây thân thuộc và gần gũi nhất. Từ bao đời nay, cây tre đã gắn liền với đời sống của người dân và là biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Tre mọc với nhau từng lũy, từng thành bảo vệ quanh thôn xóm. Nếu tách riêng từng cây tre thì chúng có thân gầy guộc và lá thì mỏng manh, nhỏ và nhọn. Thân cây tre thẳng đuột và dài tới vài mét, thậm chí là cả chục mét. Cái thân nó chia thành nhiều đốt nhỏ và rất đều nhau. Chúng có màu xanh thẫm. Tuy nhỏ bé nhưng cây tre nọ nằm tựa vào cây tre kia tạo thành một khối vững chắc. Chính vì vậy mà dù mưa gió bão bùng chúng vẫn luôn đứng thẳng.

Nhánh của cây tre mọc ngay gần dưới đất. Chúng có những cái gai nhỏ gồ ghề. Xung quanh gốc tre có những cây ăng non mọc thẳng tắp. Mỗi cây tre có tuổi thọ cả trăm năm. Cả vòng đời, tre chỉ ra hoa đúng 1 lần. Chúng mọc thành từng chùm và có màu vàng nhạt.

Tre có nhiều loại khác nhau, mỗi loại tre lại có ột công dụng riêng. Người ta thường dùng tre để đan lát hay làm đồ thủ công, dựng nhà cửa, làm đồ dùng gia đình,…

Nhờ có những cây tre mà quê hương Việt Nam trở nên tươi đẹp hơn. Tre như người lính canh giữ cho làng quê, bảo vệ làng quê thêm thanh bình, tươi đẹp.

Tả cây tre – Mẫu 16

Em thích nhất mỗi lần được về quê bởi ở quê em có trồng rất nhiều cây tre. Tre mọc thành từng bụi ngay từ cổng làng. Ở mỗi nhà cũng có ít nhất vài bụi tre như vậy.

Thân của cây tre cao và thẳng tắp từ gốc tới ngọn. Rễ của nó bám chặt vào lòng đất nên cây tre dù cao vẫn rất chắc chắn. Mưa gió có thể làm nó nghiêng ngả nhưng không đủ sức quật ngã được cây tre. Vỏ của thân tre có màu xanh và rất mịn. Thân cây càng lên cao thì càng nhỏ lại. Từ thân của nó mọc ra những cái cành nhỏ, trên cành có những cái lá nhỏ và nhọn hoắt. Những cái lá tre cũng có màu xanh. Nhìn chúng mỏng manh nhưng cũng đầy sức sống.

Ở quê em hầu như nhà nào cũng trồng cây tre bởi tre phục vụ đời sống của con người. Người ta có thể dùng tre để làm cột nhà, làm đũa, làm rổ, làm các vật dụng quen thuộc trong gia đình. Thậm chí tre còn được dùng để làm đồ nội thất như bàn ghế trong gia đình. Nhờ có nghề thủ công mây tre đan mà đời sống của người dân quê em khấm khá hơn nhiều.

Những cây tre mọc với nhau thành lũy cũng giống như người dân quê em lúc nào cũng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Yêu quê hương em cũng yêu hơn lũy tre xanh làng mình.

Tả cây tre – Mẫu 17

Nhắc tới quê hương, đồng quê, chúng ta không thể không nhắc tới hình ảnh những bác nông dân cần cù chịu khó trên cánh đồng lúa, hay mái đình cong cong, lũ trẻ con nô đùa thả diều trên đê biển. Đối với em, hình ảnh ấn tượng nhất có lẽ là lũy tre làng xanh mướt một màu.

Có thể nói, ở cây tre là những đặc tính của một người quân tử, ngay thẳng, sống giản dị, mộc mạc nương tựa vào nhau như những người nông dân nơi thôn quê dân dã. Thân cây tre thẳng tuột, chia thành từng đốt tre như loài mía. Thân cây có màu xanh đậm, trên mỗi đốt tre tròn là những chiếc gai sắc nhọn như vũ khí chống lại kẻ thù, chính vì thế mà người dân nông thôn thường trồng tre quanh nhà như một lớp hàng rào vững trãi. Lá tre dài, mảnh cũng một màu xanh rì rào hòa với màu xanh của lũy tre. Chúng em thường vặt những cái lá tre để gấp thành những con cào cào, châu chấu rất đẹp. Đặc biệt, có câu “ tre già măng mọc “, quả vậy, dưới những lũy tre mọc lên rất nhiều những búp măng non, búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì đã cao ngang đầu gối. Đối với cây tre, những búp măng non đó chính là những người con được chăm sóc cần cù, vất vả bao nhiêu ngày tháng. Vào những trưa hè nóng nực, sau những buổi đồng áng mệt mỏi, chính lũy tre là nơi các bác nông dân quê em dành ra ít phút ngả lưng, uống hớp nước chè. Bởi vậy mới nói lũy tre làng gắn bó với người nông dân biết nhường nào.

Tre từ bao lâu nay đã đi vào cuộc sống dân dã, thôn quê con người quê hương em, nó đã trở thành biểu tượng cho làng quê, cho cuộc sống người nông dân khiến em nhớ mãi không bao giờ quên.

Tả cây tre – Mẫu 18

Đến với làng quê Việt Nam, ai cũng phải trầm trồ trước những lũy tre làng rì rào trong gió. Tre là biểu tượng đẹp đẽ nhất của làng quê Việt.

Tre mọc lên theo từng khóm, tre trúc đông đủ như một đại gia đình ấm no hạnh phúc nương tựa nhau để sống. Nhìn từ xa, lũy tre xanh xanh như bao bọc lấy xóm làng thân thuộc. Thân tre dài, vươn cao tới vài chục mét, xanh rì, trơn bóng. Thân tre được tạo lên từ nhiều đốt tre tròn tròn xanh biếc. Lá tre thon dài như chiếc thuyền nan, mặt trên phủ một lớp lông dày, khiến cho lá không thấm nước. Cây tre lưa thưa lá, lá mọc ra giữa các đốt. Gió thoảng qua tre rì rào tạo ra những âm thanh của đồng quê vừa yên bình vừa tràn đầy sức sống. Cây tre gắn với sự tích cây tre trăm đốt, tre ngay thẳng không sợ gian trá của kẻ ác, một lòng với chính nghĩa lẽ phải. Người ta còn dùng các đốt tre để thổi cơm lam. Cơm nấu ra vừa ngọt vừa thơm mùi hương cỏ, ăn mãi không chán. Từ xưa tẻ gắn bó với những cuộc chiến đấu kẻ thù, tẻ làm gậy, làm chông, làm giáo bảo vệ làng quê. Bây giờ tre tiếp tục cùng người dân gần gũi với giường tre, bàn tre… Tre trở thành loài cây không thể thiếu trong đời sống nhân dân.

Em rất yêu cây tre làng em. Em mong tre vẫn mãi là biểu tượng đẹp nhất cho bản sắc dân tộc.

Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 17

Đoạn Văn Tả Cây Tre Lớp 7 – Mẫu 1

Tham khảo đoạn văn tả cây tre lớp 7 dưới đây với những câu văn giàu hình ảnh sẽ giúp những em học viên chớp lấy cách miêu tả và diễn đạt .Lũy tre làng em đẹp lắm. Từ trên triền đê nhìn xuống, luỹ tre xanh um một màu. Tre là loài cây thân đốt, mọc thành bụi, thành lũy bền vững và kiên cố. Cây tre to dùng để đan lát, làm hàng thủ công bằng tay, làm nhà cửa, lều quán. Tre có gai làm hàng rào bảo vệ chắc như đinh. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng trở thành nơi trú ngụ của đàn cò cùng hàng trăm loài chim ưa đất lành. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi .Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, tre toả rợp bóng mát, mang làn gió tới cho em nhỏ, cho cụ già. Tre làng can đảm trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc. Hình ảnh lũy tre khiến lòng em rối loạn tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu .Mời bạn liên tục đón đọc ☘ Tả Cây Cổ Thụ Hay ☘ 15 Bài Văn Tả Về Ngắn Gọn Điểm 10Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 18

Bài Văn Tả Cây Tre Lớp 7 – Mẫu 2

Bài văn tả cây tre lớp 7 sẽ mang đến những ý tưởng sáng tạo hay và mê hoặc giúp những em học viên có thêm cảm hứng để thực thi bài viết của bản thân .

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc bản địa ta như một người bạn sát cánh không biết tự khi nào. Nếu như làng quê Nước Ta không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ rằng không còn là làng quê Nước Ta nữa .Đến với làng cảnh Nước Ta, đến tới cổng làng, ta vẫn phát hiện hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ lỡ được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng hoạt động và sinh hoạt bên dưới .Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ như “ gầy gò ” mà thực ra rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ bé, màu xanh thẫm, được chia ra làm những đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai không nhẵn và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng dính, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn thuần như vậy nhưng cây tre có rất nhiều tác dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân .Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành vật liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao mái ấm gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công bằng tay, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện lợi theo những cô, những chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu .Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với những cụ già, … Không chỉ thế, những chị, những mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre tự do. Tre đã trở thành người bạn thân thương với nông dân ta từ xưa đến nay .Không chỉ trở thành những đồ vật sát cánh cùng người nông dân trong đời sống thường ngày, đời sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “ tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín ” ( Thép Mới ). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí tân tiến, vu khí đều sử dụng nhờ vào cả vào vạn vật thiên nhiên. Tre với đặc thù dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta .Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết thần thoại Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và tận dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên tuy nhiên Bạch Đằng vào năm 938. Đó là vật chứng rất đơn cử cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến quyết liệt dành độc lập dân tộc bản địa .Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của dân cư Việt với rất nhiều hình tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không khi nào mọc một mình, đó là niềm tin đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không khi nào mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu lộ rõ nhất cho sự kiên cường, quật cường. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Nước Ta, dân tộc bản địa Nước Ta, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Nước Ta .Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là hình tượng không hề phai đổi, không hề mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến tương lai. Dù là cuộc chiến tranh đã lùi xa, đời sống trở nên văn minh hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt .Đất nước có vô vàn sắc màu tươi tắn nhưng không hề thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành truyền thống, hình tượng cho dân tộc bản địa .Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Một Giàn Cây Leo Hay 🌹 15 Bài Văn Tả Cây Leo Điểm 10Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 19

Bài Văn Tả Cây Tre Lớp 7 Văn Biểu Cảm Ngắn – Mẫu 3

Bài văn tả cây tre lớp 7 văn biểu cảm ngắn sẽ giúp những em học viên tìm hiểu thêm được cách viết súc tích với những câu văn giàu ý nghĩa .Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi .Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này lệ thuộc cây kia, mặc kệ nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, tiếp đón ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo : “ Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, quật cường kiên cường ” .Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương .Những ngày hè nóng nực, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, đi dạo. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh lung linh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui ! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện rất lâu rồi … tre cũng vui cùng chúng tôi .Tre đi vào đời sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương .Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🦋 Tả Một Cây Non Mới Trồng 🦋 15 Bài Văn Mẫu Ngắn HayTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 20

Tả Cây Tre Lớp 7 Ngắn Gọn – Mẫu 4

Tham khảo văn phong hàm súc với bài văn mẫu tả cây tre lớp 7 ngắn gọn trong nội dung dưới đây :Luỹ tre đã trở thành hình tượng quen thuộc của làng quê. Ở quê em cũng vậy, nơi đâu cũng thấy những bụi lớn nhỏ xanh ngăn ngắt nhưng em thích nhất là bụi tre ngà ở đầu làng .Sao mà chúng đẹp và thân thương đến thế ! Thân tre thẳng, cao nghều lên khung trời, Ấp má vào đó thấy thật mát và nhẵn như da em bé, không một vết sần sùi. Vì là tre ngà nên nó mang một màu vàng óng ả. Thân cây có nhiều đốt mà có vẻ như đốt nào cũng bằng nhau, tạo hoá thật khéo phát minh sáng tạo. Nhìn những đốt tre ấy làm em nhớ tới câu truyện cổ tích Cây tre trăm đốt với câu thần chú : “ Khắc xuất, khắc nhập ” rất hay. Xinh xắn nhất là những chiếc lá tre nhỏ bé .Lá tre dài, mỏng mảnh, màu xanh, đầu nhọn nhọn. Lá tre mọc sát nhau nên mỗi khi có cơn gió thổi tới, chúng cọ vào nhau xào xạc, xào xạc như đang thầm thì chuyện trò. Nhất là vào buổi trưa hè, bụi tre toả bóng mát. Có chú trâu buộc dưới gốc cây cọ mình vào thân tre mát quá nên lim dim đôi mắt .Bỗng đâu một tiếng chim vang lên lanh lảnh, chú trâu giật mình như vừa tỉnh giấc mộng. Bao giờ tre cũng mọc gần nhau thành từng bụi, từng khóm không tách rời. Chúng chẳng khi nào tranh cãi nhau mà sống rất hoà thuận. Những cây tre to lớn vươn mình như để che chở cho cây con. Gốc cây cụm lại với nhau và tán thì xoè rộng như cây ô khổng lồ. Một vài có con mọc ở bên là thế hệ tương lai thay thế sửa chữa cho thế hệ trước. Nom chúng rất khoẻ khoắn .Em rất thích ngồi dưới bụi tre vào những buổi chiều về. Những khi thanh vắng, khoảng trống yên bình, em như còn nghe thấy chúng thủ thỉ tâm sự, tựa như người bạn thân thương nhất trong tuổi thơ tươi đẹp của mình .Giới thiệu đến bạn 🌟 Tả Cây Ăn Quả Em Yêu Thích 🌟 15 Bài Văn Tả Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 21

Miêu Tả Cây Tre Lớp 7 Sinh Động – Mẫu 5

Để hoàn toàn có thể miêu tả cây tre lớp 7 sinh động, những em học viên cần lựa chọn và sử dụng những từ ngữ gợi hình, quyến rũ để làm điển hình nổi bật bài viết của mình .Làng quê Nước Ta tự bao đời bình yên sau những lũy tre làng, sau những làn khói rơm rạ của buổi chiều và cũng nhọc nhằn, vất vẻ trong những tháng năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhưng dù có mang đặc thù gì đi chăng nữa thì sau mỗi làng quê ấy luôn có bóng hình của tre xanh tự ngàn đời :

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa
Đã có bờ tre xanh.”

Tre đã in dấu vào hồn đất Việt như vậy đấy .Những cây tre ở làng tôi có tự khi nào, chẳng ai nhớ nữa rồi. Chỉ biết rằng, lớp lớp người thay thế sửa chữa, những khóm tre vẫn ở đó như thành chứng nhân chứng kiến bao sự thay da đổi thitk của thôn xóm, làng mạc. Cây tre dáng thẳng, thân tròn và khoác trên mình một tấm áo màu xanh. Tre không chịu mọc riêng không liên quan gì đến nhau, mà mọc từng bụi, giăng thành lũy. Lá tre xanh non, nhỏ, thuôn dài mảnh khảnh nhưng trong nó chứa một sự dẻo dai tràn sức sống. Khi tre chưa lớn, chúng là những mần nin thiếu nhi măng mọc thẳng giống hình như cái búp. Những búp măng ấy trở thành hình tượng cho những cháu nhi đồng chăm ngoan .Dáng tre vươn cao, hơi cong cong ở ngọn, sắc tre tươi, trưởng thành, dẻo dai như dân cư Nước Ta muôn đời vậy. Khi có làn gió thoảng qua, những cây tre xanh thân gầy guộc rì rào trong gió như đang tấu lên một bản tình ca yêu đời, yêu quê nhà, đất mẹ. Yêu biết mấy vào những đêm trăng sáng, ánh trăng lan tỏa moij con ngõ, chiếu rọi trên vạn vật, xuyên qua những kẽ lá, lúc đó, trên mặt đất tạo thành những chỗ chấm sáng lộng lẫy đẹp biết bao .Tre như người lính gan góc, ngày đêm bảo vệ bình yên cho nhân dân xóm làng. Tre sống cùng với với nhân dân, cùng nhân dân lao động, tre dùng làm vũ khí chiến đấu khi mà quốc gia ta công nghiệp còn khá hạn chế, tre cùng những anh dân quân xông vào trận chiến, tre xẻ lối đánh tan quân địch. Và khi quốc gia bình yên, nhân dân ta bắt tay vào công cuộc thay đổi, tre vẫn thế xanh, xanh mãi một màu tươi mới, phơi phới trong không khí dựng xây của muôn dân .Tre cùng người dân dựng nên những cột nhà vững chãi, thân tre gầy mà dẻo dai, chịu bao mưa nắng vẫn như thường. Tre nứa đan thành rổ, thành rá, … Giao hàng đời sống hoạt động và sinh hoạt của con người, trở thành món đồ xuất khẩu để nâng cao đời sống con người. Tre không chỉ đẹp vì có màu xanh tươi mới. Tre còn đẹp bởi sức sống tiềm tàng, trải qua bao năm tháng nhọc nhằn, tre vẫn đứng đó xếp nên thành nên lũy .Lối sống của tre mang ý thức của dân tộc bản địa ta, đoàn kết một lòng chiến đấu chống quân địch, dũng mãnh, hiên ngang, quật cường. Tre như mang trong mình dòng máu đỏ nhiệt huyết và kiêu hùng của đất Việt, vì thế, nó đã thành chứng nhân lịch sử vẻ vang. Màu tre xanh hòa cùng màu máu đỏ lấp lánh lung linh ngôi sao 5 cánh vàng, tre đi cùng năm tháng, khắp mọi miền tổ quốc. Tre dù già rồi măng sẽ mọc, lớp lớp tiếp nối đuôi nhau nhau như những thế hệ người Việt !Cây tre đã trở thành hình tượng cho con người và quốc gia Nước Ta. Không chỉ là trong thời chiến mà đến thời điểm ngày hôm nay và mãi mãi mãi sau này, đó vẫn là hồn quê đất Việt để thương để nhớ trong trái tim bao người ngay cả khi đã xa quê đến một chân trời mới !Đọc nhiều hơn 🌻 Tả Loài Cây Em Yêu Lớp 7 🌻 15 Bài Văn Tả Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 22

Bài Văn Biểu Cảm Tả Cây Tre Đặc Sắc – Mẫu 6

Bài văn biểu cảm tả cây tre rực rỡ đã khắc hoạ hình ảnh cây trẻ với những giá trị và ý nghĩa không hề sửa chữa thay thế trong đời sống con người .Bức tranh thanh thản của làng quê Nước Ta là cảnh sắc làng quê nông thôn với những hình tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc bản địa : mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre. Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Nước Ta .

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Cái hình ảnh “ lắc lẻo ” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tục trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc sống. Cây tre là người bạn thân thương truyền kiếp của người nông dân và nhân dân Nước Ta, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành hình tượng về con người, về quốc gia Nước Ta .

Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(Tre Việt Nam)

Không biết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu tre đã đi vào truyền thuyết thần thoại lịch sử vẻ vang chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao ráo, quật cường vươn lên khung trời cao. Lá tre mong manh. Còn manh áo cộc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé nhỏ .Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền chắc vững chãi trong mọi môi trường tự nhiên sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc mầu tre cũng xanh tươi mềm mịn và mượt mà. Tre mộc mạc, trưởng thành và dẻo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật .Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua những game show : tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu. Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng :

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng được chăng?
(Ca dao)

Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre. Tre hiện hữu trong đời sống con người từ ăn, ở, thao tác, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “ Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính ” là một nền văn hóa truyền thống nông nghiệp – những nhọc nhằn của việc làm giần, sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở bắt đầu nỉ non dưới bóng tre xanh .Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên. Tre đi vào đời sống như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc bản địa “ bóng tre trùm mát mẻ ”, một lời tâm sự về mùa màng “ Cánh đồng ta năm đôi ba vụ / Tre với người khó khăn vất vả quanh năm ”, hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh / Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng ”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của đời sống thanh thản .Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng quật cường, can trường với khí tiết ngay thật : “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre quyết tử để bảo vệ con người ” ( Cây tre Nước Ta, Thép Mới ). Tre lăn xả vào quân địch vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn giang sơn quốc gia, con người. Tre là chiến sỹ của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kỳ lạ thay cái cối xay tre là hình tượng về cuộc sống lam lũ, về sự chịu đựng bền chắc dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước .Mai này, khoa học kĩ thuật có tăng trưởng đến đâu, cũng không hề thay thế sửa chữa hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Nước Ta. Nó trở thành cây tre ý thức là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là hình tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Nước Ta .Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Loài Hoa Mà Em Yêu Thích Lớp 7 🍀 15 Bài Văn Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 23

Tả Cây Tre Lớp 7 Hay Nhất – Mẫu 7

Tả cây tre lớp 7 hay nhất sẽ là tài liệu tìm hiểu thêm hữu dụng giúp những em học viên rèn luyện chiêu thức miêu tả sinh động và giàu hình ảnh .Hình ảnh quê nhà trong tâm lý em thật đẹp, thật thanh thản và yên ả. Vẻ đẹp ấy được dệt nên từ sự hiền hòa của những dòng sông quê, từ những cánh đồng lúa xanh ngát bát ngát, từ những rặng dừa thẳng tắp … Nhưng so với em thì hình ảnh lũy tre làng xanh mát, rì rào trong gió thanh luôn đẹp nhất và quen thuộc nhất .Tre là một loại cây truyền thống lịch sử của Nước Ta, đã có từ rất lâu như có người đã nói : “ Tre xanh xanh tự khi nào / Truyện thời xưa đã có bờ tre xanh ”. Tre không khi nào mọc riêng không liên quan gì đến nhau từng cây mà mọc thành từng khóm, từng bụi, từng lũy. Nhìn từ xa, rặng tre làng như bức tường thành vững chãi bảo phủ, ôm ấp những mái nhà ngói san sát đỏ. Không giống những loài cây khác, tre có một đặc tính rất riêng là luôn mọc thẳng. từ khi còn là mầm măng nhỏ bé đến khi lớn cao chừng mười mét che luôn đâm lên thẳng tắp, mặc cho mưa gió bão bùng .Phải chăng đó cũng là một phẩm chất đáng quý của người Việt ta : luôn sống ngay thật, dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết để vượt qua mọi thử thách, nguy hiểm. Thân tre không to như những loài cây cổ thụ khác. Nó có hình tròn trụ, khoác lên mình tấm áo xanh thẫm, gầy guộc nhưng rất cứng và khỏe mạnh. Có thể nói tre là loại cây duy nhất có một sức sống mãnh liệt. Tre hoàn toàn có thể sống ở những nơi sỏi đá khô cằn hay những vùng đất phì nhiêu .Có được điều ấy một phần là bởi bộ rễ của tre rất chi chít, đâm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng từ đất mẹ. Từ thân tre mọc ra tua tủa biết bao nhiêu cành lá. Cành tre khá nhỏ, đâm ra tứ phía như những cánh tay vươn ra đón lấy ánh nắng mặt trời. Lá tre màu xanh thẫm, thuôn dài và rất mỏng dính .Vào những trưa hè oi bức, trong cơn gió mát từ cánh đồng bát ngát, bụi tre lại xì xào như tiếng trò chuyện của những chiếc lá. Thỉnh thoảng, một vài chiếc lá lìa cành, chao nghiêng giữa không trung rồi đáp xuống mặt nước nhưng những chiếc thuyền nhỏ bé đi dạo trên sông. Nhiều người thường nghĩ rằng tre không có hoa nhưng thực ra tre chỉ ra hoa một lần. Mỗi khi từng chùm hoa nhỏ li ti màu trắng ngà điểm xuyết cành lá cũng là tín hiệu của một vòng đời sắp kết thúc .Tre có sự gắn bó rất mật thiết với đời sống người nông thôn đồng thời góp thêm phần tô điểm cho cảnh sắc quê nhà em. Dưới gốc tre mát là nơi đi dạo lí tưởng của bọn trẻ nhỏ. Rồi cành tre là những đồ chơi có ích từ chiếc cần câu dẻo dai đến từng chiếc hóp trưởng thành. Tre còn là bạn của nhà nông. Tre làm cán cuốc, cán cày giúp người nông dân đỡ mệt nhọc. Thân tre còn được đan thành những chiếc chõng vững chãi, là nơi say giấc cho bao đứa trẻ, là nơi trò chuyện của những cụ già bàn về một vụ mùa bội thu .Tre còn điểm tô vẻ đẹp cho những cô gái Việt. Hình ảnh những người con gái duyên dáng với chiếc nón tre đã đi vào bao áng văn thơ như một vẻ đẹp thanh khiết và trong trẻo. Không chỉ làm bạn với con người thời bình mà tre còn là người chiến sỹ quả cảm trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ những chiếc cọc tre trên sông Bạch Đằng đánh đuổi quân Nam hán đến những chông tre, gậy tre vượt mặt quân địch thời kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ .Cây tre thật đẹp và có ích. Tre vừa mang trong mình vẻ đẹp rất Nước Ta lại là người bạn đồng cam cộng khổ, người chiến sỹ đồng đội gắn bó với nhân dân ta từ khi nào. Em mong cây tre xanh sẽ luôn sát cánh cùng dân tộc bản địa ta trên từng chặng đường dài .

Gửi đến bạn 🍃 Bài Văn Tả Cây Bàng Lớp 7 🍃 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 24

Tả Cây Tre Lớp 7 Dài Nhất – Mẫu 8

Bài văn tả cây tre lớp 7 dài nhất với những dòng viết giàu xúc cảm viết về sự gắn bó và những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Nước Ta .Những ngày mùa hè đầy nắng và gió, trên con đường ngoằn ngoèo về quê, tôi không hay chú ý quan tâm đến những hướng dẫn và biển báo, cổng chào ghi tên địa phương. Dấu hiệu phân biệt vùng quê của tôi, đó chính là lũy tre. Nhìn từ xa, thấy màu xanh thẫm ở một góc, tôi biết, tôi đã về đến quê rồi .Rặng tre xanh ở ngay đầu cổng làng vừa là một tín hiệu, lại cũng như là sự nghênh đón của quê nhà so với những đứa con xa xứ quay trở lại. Màu xanh nhân lên bao hy vọng, sự tươi mới và cả dịu mát của chất nông thôn, của không khí mà chỉ ở đồng quê Nước Ta mới có .Cây tre không giống với những cây đa, cây gạo, cây si, … cổ thụ khác, nó mọc thành khóm với nhau. Những gốc tre to bằng bắp tay người chụm lại với nhau, đợi nhau để cùng nhô lên khỏi mặt đất. Nếu những cây khác yên cầu đất phì nhiêu, xanh tươi để sinh trưởng và tăng trưởng thì với loại tre chính là loại cây hiền lành và chịu nhường nhịn nhất .Cuộc sống của tre gắn với những vùng đất khô cằn, nghèo nàn. Nhưng lại chính trên cái “ đất sỏi, đất vôi bạc mầu ấy ”, màu xanh của tre lại càng trở nên diệu kì, thân tre lại càng trở nên trưởng thành và kiên cường. Bà tôi bảo, con người quê nhà cũng giàu nghị lực, niềm tin và ý thức quật cường như tre vậy .Thân tre càng cao lại càng nhỏ dần, từ màu ngả vàng lên màu xanh sẫm. Những thân tre được bọc bởi một chiếc áo khá nhẵn, chia thành từng khúc. Bà tôi bảo, đó là do chàng trai trong câu truyện “ Khắc nhập khắc xuất ” làm ra. Những đốt tre nhiều vô kể, tạo thành những vòng lớn, rồi nhỏ dần cao ráo lên đến tận trên. Quanh những vòng, những đốt tre ấy có những mầm tre mới nhú, cao lên trên thành những cành lá sum sê .Thân đã gầy guộc, lá tre cũng nhỏ và mong manh. Những chiếc lá dài như cây đũa, mỏng mảnh, chia thành những gân lá rất rõ. Những chiếc lá hợp lại với nhau, chỉ đợi đến khi nàng gió đến để hợp với nhau tạo thành khúc nhạc đồng quê. Những âm điệu rì rào là lời của gió, hay là lời của tre kể về cuộc sống của mình, của những con người quê nhà ? Tôi cũng chẳng biết, những nó thực sự rất hay .Cây nào mà chẳng có hoa, vậy tre có hoa không nhỉ ? Bà tôi nói là có, nhưng không phải ai cũng được nhìn thấy hoa tre. Nó là hiệu quả của quy trình bền chắc, lâu bền hơn chịu đựng và tích góp để làm ra hoa tre trăm năm mới có. Có lẽ là tôi chờ chưa đủ, nên giờ mới chưa thể thấy hoa tre .Ở dưới những gốc tre, là những búp măng vừa mới nhú. Những búp măng màu xanh nhạt, có búp chỉ to hơn ngón tay cái, có búp đã trưởng thành, vươn lên đến hơn mười phân. Thân gầy guộc, lá mong manh mà những cây tre lập thành những lũy, những thành bền vững và kiên cố. Những cây tre cao cứ thế cao hơn, ở dưới này, những cây tre con đang từ từ nhú. Quá trình ấy không phải ngày một ngày hai. Mất 5 năm để có được những mầm xanh 1 cm từ đất khô cằn. Nhưng chỉ cần 6 tháng để có cây tre cao 5 m. Đó chính là sự quyết tâm bền chắc, một ngày sẽ được báo đáp .Lũy tre xanh tỏa mát, đã soi bóng một phần tuổi thơ tôi ở đó. Những buổi trưa hè, khi cũng lũ bạn, khi đi một mình, tôi lại chạy ra đây. Tôi thích được ngắm nhìn cái màu xanh của lá, quan sát từng búp tre xinh xắn và lắng nghe bài hát của chính chúng cất lên. Sự chăm sóc của lũ trẻ chúng tôi còn là những chú chim đang làm tổ ở trên cây nữa. Có những đứa nghịch ngợm muốn trèo lên bắt chim nhưng lại bị tre cản trở không cho trèo lên. Chúng cũng có mái ấm gia đình của chúng, không nên chia cắt chúng. Có lẽ tre muốn nói vậy .Qua cánh cửa kình, những lũy tre làng dần khuất tầm mắt, lòng tôi lại dâng một nỗi luyến tiếc khó hiểu. Phải xa một vùng bình yên, xa những tâm hồn đơn giản và giản dị, mộc mạc và cao đẹp, thật không thuận tiện …Đừng bỏ lỡ 🔥 Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 7 🔥 Bài Văn Mẫu 10 ĐiểmTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 25

Bài Văn Tả Cây Tre Làng Em Lớp 7 – Mẫu 9

Bài văn tả cây tre làng em lớp 7 để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi những hình ảnh miêu tả rực rỡ .Tre từ lâu đã trở thành hình ảnh không hề thiếu trong tiềm thức người dân lao động, nhất là những người xuất thân từ làng bản, dù đi xa đến đâu cũng không khi nào quên được hình ảnh lũy tre làng .Tre thường mọc thành lũy thành hành, không khi nào đứng một mình. Nhìn từ xa, lũy tre như những cách tay ôm dài trùm lên bóng làng bản, xóm thôn. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc như đinh vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ .Thân tre xanh thẫm, nhỏ bé nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có những đốt được phân ra nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Lá dài, thon, nhọn, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là : Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, … Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía khung trời không chịu cong khi nào .Cây tre đã góp thêm phần tô điểm cho làng cảnh thêm tươi đẹp. Bên cạnh, cây đa, quá nước, sân đình, có lũy tre ôm ấp mái nhà càng làm cho khung cảnh quê nhà trở nên thanh thản mang một vẻ đẹp riêng. Và cũng thật đẹp khi người xa xứ nghĩ về hình ảnh con trâu nhai cỏ bên dưới lũy tre làm hiện lên cả một khung cảnh cần lao yên ấm của dân lao động. Tre gắn liền với làng cảnh như vậy, tre còn gắn liền với đời sống lao động của người nông dân một nắng hai sương .Tre để lợp mái, làm nhà. Tre trở thành cán cày, cán cuốc theo người nông dân ra đồng. Trở thành rổ, thành rá, thành thùng cho những mùa gặt hái, những buổi đi chợ của chị em. Tre sát cánh cùng mọi lứa tuổi để làm vui đời sống, làm đồ chơi cho những em bé, làm điếu cày cho ngươi già, … Tre còn để gói bánh trưng xanh ngày tết làm ấm lòng người dân những ngày thiêng liêng :

Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
(Thép Mới)

Không chỉ vậy, tre còn là vũ khí lợi hại trong kháng chiến, gậy che, chông tre, mũi tên tre đã dựng lên thành Tổ Quốc, đánh đuổi mọi gót chân xâm lược bao đời, sát cánh cùng dân ta trên con đường bảo vệ độc lập dân tộc bản địa. Chiến tranh đã đi qua nhưng những hình ảnh như Thánh Gióng bẻ tre ngoài sa trường làm cho quân giặc chết như ngả dạ thì còn mãi .Ở tre có hết thảy những đức tính mà con người cần triển khai xong : kiên cường, đoàn kết, thủy chung, can đảm và mạnh mẽ, là hình tượng cho con người, là niềm tự hào của dân tộc bản địa ta đã đi vào thơ ca trở thành đối tượng người dùng để ngợi ca, lưu giữ .Tre cùng người Nước Ta trải qua bao thăm trầm của lịch sử vẻ vang, qua bao cuộc cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng danh là hình ảnh đại diện thay mặt của tính kiên cường, quật cường của người Việt, là hình tượng muôn đời của dân tộc bản địa Nước Ta – hình tượng của một nền văn hóa truyền thống Việt .Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Cây Xoài Lớp 7, Lớp 6 🌹 15 Bài Văn Biểu Cảm Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 26

Bài Tả Cây Tre Lớp 7 Chọn Lọc – Mẫu 10

Tham khảo bài tả cây tre lớp 7 tinh lọc với những cảm nhận thâm thúy về ý nghĩa và giá trị của cây tre trong đời sống con người .Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành hình tượng của làng quê Nước Ta. Năm xưa, cây tre đã trở thành vũ khí để người anh hùng Thánh Gióng đánh tan giặc ân cứu nước. Ngày nay, cây tre vẫn gắn bó với dân cư Nước Ta như một điều không hề thiếu và trở thành hình tượng của chí khí quật cường, kiên cường của người Nước Ta .Thân cây tre trông có vẻ như gầy guộc nhưng chúng mọc cao ráo lên trời. Nhìn cảm xúc như cây tre muốn đâm toạc cả trời xanh. Hình ảnh cây tre khiến em có liên tưởng đến những người chiến sỹ cộng sản Nước Ta khi xưa cũng có dáng đứng kiên cường và quật cường giống như vậy .Mặc dù gầy guộc nhưng tre không khi nào mọc riêng không liên quan gì đến nhau. Chúng mọc với nhau thành từng lũy, tạo thành khối sức mạnh đoàn kết mà không một thế lực nào hoàn toàn có thể chia rẽ được. Đó cũng chính là một đức tính tuyệt vời của dân cư Nước Ta. Thân cây tre có màu xanh, chúng chia thành nhiều đốt và có lẽ rằng là người Nước Ta không ai là không biết đến truyện cổ tích cây tre trăm đốt .Lá của tre dài, nhọn và mỏng mảnh. Khi những cơn gió trời bay ngang qua, lá tre reo hò trong niềm vui sướng tột đỉnh. Chúng nghiêng mình theo hướng gió và cất vang bài ca của riêng mình. Nhìn lũy tre đầu làng reo vui mỗi buổi chiều tan học em lại thấy đời sống này thật tuyệt diệu làm thế nào. Đôi khi chẳng cần đến những điều phức tạp mới tạo ra sự niềm vui cho con người. Những điều bình dị như thế này cũng là quá đủ để đời sống có thêm nhiều ý nghĩa. Đặc biệt là sau những trận bão to, cây tre vẫn hiên ngang như chưa hề có cơ bão nào vừa ngang qua nó .Bên dưới những bụi tre là những cây măng non đang mọc. Nếu cây tre là hình tượng của dân cư Nước Ta thì búp măng non chính là hình tượng cho thế hệ học trò chúng em, những gia chủ tương lai của quốc gia. Những búp măng non ấy một ngày sẽ thành những cây tre to lớn và hiên thang, liên tục một vòng tuần hoàn của sự sống .Mỗi chiều đi học về, chúng em đều đi qua lũy tre đầu làng. Thường thường, chúng em đều vẫy tay chào lũy tre giống như chào một người bạn của mình. Những ngày cuối tuần, chúng em cũng thường chơi xung quanh gốc tre. Nào là bịt mắt bắt dê, nào là ô ăn quan. Chỉ là những game show dân gian thường thì và chơi ở đâu cũng được nhưng không hiểu vì nguyên do gì mà chúng em chỉ thích chơi dưới lũy tre này thôi .Ở đây dù trời có nắng mấy thì cũng thành dâm mát bởi lũy tre đã che hết cái nắng gắt của mặt trời đi rồi. Cứ như vậy, từng ngày, từng ngày cây tre đã tận mắt chứng kiến tuổi thơ của chúng em, tận mắt chứng kiến sự thay đổi của làng quê em. Đối với chúng em, lũy tre chính là một kho tàng .Tre có ích với dân cư Nước Ta lắm nhé. Thân tre thì hoàn toàn có thể dùng làm đũa, làm bàn và ghế, làm phên rách nát, làm cột nhà, … Người ta còn dùng tre để làm bè qua sông. Nếu “ kể công ” thì có lẽ rằng không thể nào kể hết được những quyền lợi của cây tre Nước Ta. Chỉ biết rằng cây tre còn thì người Việt còn, người Việt còn thì nước Việt còn .Bây giờ đây khi Nước Ta đang trên đà hội nhập, có rất nhiều những ngôi nhà cao tầng liền kề mọc lên san sát nhau. Quê hương em cũng vậy, đời sống của người dân khấm khá lên cũng là nhờ có những cây tre này. Vì vậy mà những bụi tre không khi nào bị người dân phá bỏ. Yêu lắm cây tre của con người Nước Ta .Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Văn Tả Cây Hoa Hồng Lớp 7, Lớp 6 🌟 15 Bài Văn Tả Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 27

Làm Bài Văn Tả Cây Tre Lớp 7 Ngắn Hay – Mẫu 11

Để làm bài văn tả cây tre lớp 7 ngắn hay, những em học viên hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm bài văn mẫu rực rỡ được tinh lọc dưới đây :Nhắc tới quê nhà, đồng quê, tất cả chúng ta không hề không nhắc tới hình ảnh những bác nông dân siêng năng chịu khó trên cánh đồng lúa, hay mái đình cong cong, lũ trẻ con nô đùa thả diều trên đê biển. Đối với em, hình ảnh ấn tượng nhất có lẽ rằng là lũy tre làng xanh mướt một màu .Có thể nói, ở cây tre là những đặc tính của một người quân tử, ngay thật, sống giản dị và đơn giản, mộc mạc lệ thuộc vào nhau như những người nông dân nơi thôn quê dân dã. Thân cây tre thẳng tuột, chia thành từng đốt tre như loài mía. Thân cây có màu xanh đậm, trên mỗi đốt tre tròn là những chiếc gai sắc nhọn như vũ khí chống lại quân địch, chính vì vậy mà người dân nông thôn thường trồng tre quanh nhà như một lớp hàng rào vững trãi .Lá tre dài, mảnh cũng một màu xanh rì rào hòa với màu xanh của lũy tre. Chúng em thường vặt những cái lá tre để gấp thành những con cào cào, châu chấu rất đẹp. Đặc biệt, có câu “ tre già măng mọc “, quả vậy, dưới những lũy tre mọc lên rất nhiều những búp măng non, búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì đã cao ngang đầu gối .Đối với cây tre, những búp măng non đó chính là những người con được chăm nom siêng năng, khó khăn vất vả bao nhiêu ngày tháng. Vào những trưa hè oi bức, sau những buổi đồng áng căng thẳng mệt mỏi, chính lũy tre là nơi những bác nông dân quê em dành ra ít phút ngả lưng, uống hớp nước chè. Bởi vậy mới nói lũy tre làng gắn bó với người nông dân biết nhường nào .Tre từ bao lâu nay đã đi vào đời sống dân dã, thôn quê con người quê nhà em, nó đã trở thành hình tượng cho làng quê, cho đời sống người nông dân khiến em nhớ mãi không khi nào quên .Gửi đến bạn 🍃 Tả Cây Mai Lớp 7 🍃 15 Bài Văn Tả Hoa Mai Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 28

Bài Viết Lớp 7 Tả Cây Tre Đạt Điểm Cao – Mẫu 12

Bài viết lớp 7 tả cây tre đạt điểm cao mang đến cho những em học viên những góc nhìn mới lạ và những hình ảnh liên tưởng độc lạ .

“Ba đời bảy họ nhà tre
Hễ cất lấy gánh nó đè lên vai
Ba đời bảy họ nhà khoai
Dù ngọt dù bùi cũng phải lăn tăn.”

Con người đã Open để cây tre bước vào văn học với thơ, ca, những câu truyện kể không chỉ mê hoặc mà còn đầy nhân văn như thế ! Chính dòng chảy của văn học đã giúp con người lan rộng ra tâm hồn tắm mình trong dòng văn hóa truyền thống dân tộc bản địa với hình ảnh cây tre đã trở thành bất tử .Tre là loài thực vật thân gỗ Open ở khắp những tỉnh thành của Nước Ta. Không kén chọn cũng chẳng sang chảnh, cây tre ở đâu cũng xanh tươi “ mặc dầu đất sỏi đất vôi bạc mầu ”. Những cô bé, cậu bé còn à ơi trong nôi đã được thả hồn trong khung cảnh quê nhà qua lời ru của mẹ “ ầu ơ … Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo nhấp nhô khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời ”. Cứ như thế, tre không chỉ là loài cây đơn thuần mà trở thành người bạn, người sát cánh mang cả những giá trị vật chất và niềm tin .Từ xa nhìn lại trông cây tre như ông lão hiền lành đang vuốt ve bộ râu và lắc mình trong gió. Gốc cây xù xì với những rễ quấn quýt vào nhau rồi một vài chúng trồi lên mặt đất như vậy nhìn ngắm vạn vật ngoài kia. Thân như những ống máng dẫn lưu mạch mang hết tinh túy trời ban dẫn đi tưới mát cho muôn triệu lá cành .Rặng tre khoác chiếc áo xanh ngát xanh như phủ cả gió sương của tháng năm, ẩn hiện dấu ấn của thời hạn. Những cành khẳng khiu mà cứng cỏi, nhỏ bé mà gan góc là nơi lá cây neo dậu. Từng chiếc lá thuôn dài như những con thuyền thoi đưa đang xuôi ngược. Dưới ánh nắng xế chiều, gốc tre già khẽ đu đưa như sống “ nhàn ” hơn với nhịp sống quay quồng, ồn ã, như nghỉ ngơi sau ngày dài căng thẳng mệt mỏi .Nói đến cây tre không hề không nhắc đến giá trị vật chất và ý thức của nó. Về vật chất, tre là công cụ đắc lực trong đời sống thường nhật được vận dụng, phát minh sáng tạo rất đa dạng chủng loại. Tre củng cố cho ý thức luôn vững vàng, cho tập thể đoàn kết, vững mạnh, cho yêu thương tràn trề. Rõ ràng, ở hình ảnh cây tre là quốc gia gồng mình lên mà đánh giặc, kiên gan, bền chắc, kết nối và tự chủ …Đối với tôi, cây tre là dũng sĩ anh hùng trên mặt trận chiến đấu, là người bạn của em thơ, là cụ già của xóm làng và là thân thương, giản dị và đơn giản của thôn quê .Chia sẻ 🌹 Hãy Tả Lại Hình Ảnh Cây Đào Hoặc Cây Mai Vào Dịp Tết Đến Xuân Về 🌹 15 Bài Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 29

Bài Văn Mẫu Tả Cây Tre Lớp 7 Học Sinh Giỏi – Mẫu 13

Bài văn mẫu tả cây tre lớp 7 học viên giỏi sẽ giúp những em học viên hỏi hỏi và nâng cao năng lực quan sát cũng như thiết kế xây dựng hình ảnh miêu tả .Cây tre là hình tượng của con người Nước Ta. Hình ảnh cây tre quá thân thiện và quen thuộc trong đời sống của những con người ở làng quê. Nhắc đến cây tre tôi có vô vàn điều muốn nói, và tôi yêu quý lắm loài cây này .Với những bạn ở thành phố có lẽ rằng cũng hiếm có thời cơ để được nhìn thấy cây tre thật, mà thường chỉ được biết trải qua sách vở, ti vi, sách báo, … Còn ở làng quê, hầu hết nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Nước Ta đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên đã Open những rặng tre vững chắc, uy nghiêm bao quanh làng .Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá cũng rất xanh, nhỏ và thành từng nan. Hồi nhỏ, con nít thường lấy đọt tre để xâu thành vòng tay, vòng cổ đáng yêu và dễ thương cực, và tôi cũng đã từng thế. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn trề sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo âu mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống khác thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng, khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới .Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kể đâu, dù “ đất sỏi, đá vôi bạc mầu ”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Nước Ta, kiên cường, quật cường không ngại gian nan, khó khăn vất vả để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là hình tượng cho những con người siêng năng chịu khó, chịu khó làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau .Hình ảnh bụi tre gắn liền với đời sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây trẻ trở thành một thứ “ đặc sản nổi tiếng ” của làng quê Nước Ta, từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng hoàn toàn có thể phát hiện hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Bóng tre dang rộng tỏa bóng mát trưa hè, bác nông dân có nơi để ngã sống lưng chợp mắt, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ … .Tre thân thiện, quen thuộc, đã, đang và sẽ vẫn trợ giúp cho đời sống của tất cả chúng ta. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé, cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá, … Tre đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo, vân vân. Từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, chắc như đinh ai cũng đã sử dụng vật dụng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre non được dùng làm thực phẩm, lá tre thì hoàn toàn có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không phải là vật tư quý và hiếm có giá trị đa năng nhưng tre thực sự rất quan trọng so với đời sống của con người .Cây tre vốn đã in sâu vào tâm lý của dân cư Nước Ta từ hàng ngàn đời nay, tre gắn với văn hóa truyền thống truyền thống lịch sử và lịch sử vẻ vang đấu tranh giành độc lập. Trong tác phẩm cây tre Nước Ta của Thép Mới có viết : “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân địch. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu ! ”Hay ngay trong thần thoại cổ xưa Thánh Gióng, thì cây tre cũng đã được sử dụng như một loại “ vũ khí ” để hủy hoại quân địch .Tre mộc mạc, đơn giản và giản dị, thân thiện trong từng hơi thở, nhịp sống của con người, và nó cũng nhẹ nhàng đi vào văn thơ nhạc họa như một điều tất yếu .

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”

Mỗi buổi tối mùa hè, dưới chiếc võng quen thuộc, được nghe tiếng lá tre xào xạc trong gió, tôi bỗng thấy lòng bình yên quái đản, nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ trong khi chúng vẫn mải miết đùa vui …Đọc nhiều hơn với 🔥 Tả Quả Mít, Tả Hoa Lá Thân 🔥 15 Bài Văn Tả Hay NhấtTả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 30

Bài Văn Miêu Tả Về Cây Tre Lớp 7 Đơn Giản – Mẫu 14

Bài văn miêu tả về cây tre lớp 7 đơn thuần sẽ là tài liệu hữu dụng cho quy trình ôn tập và sẵn sàng chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp của những em học viên .Hình ảnh cây tre Open từ rất lâu, từ khi Thánh Gióng dùng tre để đánh giặc giữ nước tre đã đi vào lịch sự và trang nhã của dân tộc bản địa ta, đã gắn bó son sắt với con người tất cả chúng ta .Từ rất lâu đã có câu : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Với câu này cây tre được ví như một anh hùng oai hùng quật cường làm thế nào ? Hi sinh mình để bảo vệ cho quốc gia về mọi thứ gắn liền với những việc làm, những hình ảnh mà người nông dân phải ngày đêm canh tác làm ra. Với câu nói ấy, dừơng như tre đã đi vào tiềm thức của mỗi con người, đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc bản địa .Có thể nói cây tre rất có giá trị trong mọi mặt, tiên phong phải nói trong nền văn hóa truyền thống. Với cây tre nó gắn liền với những nền văn hóa truyền thống cổ xưa, từ rất lâu nó đã trở thành một vật gì đó vô cũng hiện hữu trong dân tộc bản địa. ngày này cây tre đã trở thành những món đặc sản nổi tiếng rực rỡ trong nền văn hóa truyền thống nhờ bàn tay khôn khéo của những con người nông dân .Trong nền kinh tế tài chính, cây tre vẫn đóng một vai trò quan trọng. cây tre đã được con người sản xuất thành những thành phẩm vô cùng đáng yêu và có giá trị xuất khẩu. Với dáng vóc bé nhỏ mà xinh xắn làm thế nào, thân cây nhỏ dài được nhiều đốt, mọc thẳng. với dáng vóc của thân cây, con người dùng nó để đan những loại rổ, rá, cốt, ví, làm tăm … và nhiều vật dụng có giá trị cao khác .Khi cây tre còn nhỏ còn gọi là măng đây là một loại thức ăn rất có giá trị và được nhiều người ưu thích. Lá tre nhỏ với một màu xanh sáng sửa, con người dùng nó để làm thức ăn cho trâu bò. Tre có gai nếu không quan tâm thì dễ bị gai đâm đó với cụ thể này cho thấy tre rất sắc bén và biểu lộ sự son sắc ở đây .Không chỉ có thế, tre được mọc thành bụi, chùm. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt tìm hiểu và khám phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần sức lực lao động của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của con người của những bụi tre có tính năng giữ đất, chống xói lở .Có thể nói, tre có giá trị rất lớn so với con người Nước Ta. Vì vậy hãy biết nâng niu gìn giữ những gì mà quốc gia ta đã, có đừng tiêu tốn lãng phí nó một cách vô ích. Nó là một người bạn rất thân thương của con người .Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Cây Bưởi Hay Nhất 🍀 15 Bài Văn Tả Về Cây Bưởi Điểm 10Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 31

Bài Văn Tả Cây Tre Lớp 7 Luyện Viết – Mẫu 15

Bài văn tả cây tre lớp 7 luyện viết không chỉ giúp những em học viên nâng cao kiến thức và kỹ năng diễn đạt mà còn giúp nuôi dưỡng tình yêu quê nhà, quốc gia .Cây tre là một loại cây được trồng thông dụng ở khắp những vùng miền, đặc biệt quan trọng là những vùng nông thôn của Nước Ta. Như bao vùng quê khác, quê nhà em trồng rất nhiều tre, phần đông mỗi nhà đều trồng trước cửa một khóm tre xanh. Những khóm tre này khi nào cũng xanh tươi, sống đoàn kết bên nhau và dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì những rặng tre này vẫn kiên cường, cùng nhau chống đỡ và tăng trưởng .Trước cửa nhà em có trồng một khóm tre rất lớn, thân cây xanh mướt, thẳng tắp. Những cây tre này mọc rất cao, khoảng chừng từ bốn đến năm mét, mỗi khi có gió lớn, những cây tre này lại đung đưa, nghiêng ngả theo gió. Tuy nhiên, nhìn vẻ bên ngoài những cây tre hoàn toàn có thể mềm yếu nhưng không dễ bị quật ngã chút nào, dù có gió bão, mưa dông lớn đến đâu thì chúng cũng kiên cường cùng nhau chống đỡ. Bão đi qua thì những cây tre này vẫn hiên ngang đứng thẳng tắp, như chưa hề trải qua sự tàn phá kinh hoàng nào vậy .Những cây tre không mọc đơn lẻ như những loài cây khác, chúng thường mọc thành khóm, mỗi khóm có từ bảy đến mười cây tre, to nhỏ khác nhau. Cũng khóm tre này cũng liên tục tăng trưởng, những cây tre nhỏ vẫn liên tục được mọc ra từ những cây măng, vì thế mà mọi người có câu : “ Tre già măng mọc ”. Những cây tre rất vững chãi là chính bới chúng mọc thành khóm, cũng chính do cấu trúc của thân tre .Thân tre được tiếp nối với nhau bởi những mắt tre, hay còn gọi là mấu tre. Những mấu này rất cứng, chúng hợp lại với thân tre, tạo ra sự mềm dẻo nhưng vô cùng vững chãi, mưa gió không hề quật đổ. Lá tre rất nhỏ và dài, thường mọc ra ở ngọn tre. Tre cũng có hoa nhưng rất khó để hoàn toàn có thể nhìn thấy, phần vì tre ở trên cao, phần vì tre cũng rất hiếm khi ra hoa. Em chỉ nghe bà em kể lại, hoa tre có màu trắng và nở rất đẹp .Tre vô cùng thân thiện với đời sống của dân cư Nước Ta, trong thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tre làm thành những chiếc chông, những chiếc gậy, cùng con người xông pha trận mạc. Trong truyền thuyết thần thoại “ Thánh Gióng ”, khi xông pha chiến trận, khi đánh nhau với quân địch, Thánh Gióng đã dùng những cây tre ven đường, lũ giặc cũng thế cho nên mà bị tàn phá hết. Trong đời sống hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, tre vô cùng hữu dụng với đời sống của con người. Tre dùng làm những chiếc rổ, chiếc rá. Tre làm thành những chiếc tăm, làm những chiếc gậy để gẩy rơm, thành những chiếc cọc vững chãi …Như vậy, tre xanh không chỉ là một loài cây được trồng phổ cập ở những làng quê Nước Ta, mà tre tự khi nào đã trở thành hình tượng của người Nước Ta, cứng cỏi kiên cường, dù có khó khăn vất vả, chông gai đến đâu cũng không gây khó dễ được tre. Dù trong thực trạng khắc nghiệt nhất thì những cây tre vẫn đoàn kết bên nhau và tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ .

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tả Quả Cam Hay 🍀 15 Bài Văn Tả Về Quả Cam Lớp 2, 5Tả Cây Tre Lớp 7 - 33 Bài Văn Tả Về Cây Tre Làng Em Hay 32

Source: https://camnangbep.com
Category: Học tập

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Hình ảnh cây tre Việt Nam
  • Tả cây tre Việt Nam
  • Hình ảnh cây tre trúc
  • Hình ảnh cây tre đẹp nhất
  • Miêu tả cây tre lớp 7
  • Hình ảnh cây tre vẽ
  • Tả cây tre lớp 4
  • Tả cây tre lớp 2