Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường (Dàn ý + 15 mẫu chọn lọc)

Các em hãy cùng chúng tôi hoàn thiện Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường hiểu hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường, qua đó thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Dàn ý nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8
  • Nghị luận về ô nhiễm môi trường ở địa phương em
  • Bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 7
  • Viết đoạn văn nghị luận về ý thức bảo vệ môi trường
  • Nghị luận vệ môi trường
  • Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 9
  • Bài văn viết về bảo vệ môi trường

 

Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường (Dàn ý + 15 mẫu chọn lọc) 2

Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường

YouTube video

I. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận : yếu tố bảo vệ môi trường trong đời sống của tất cả chúng ta .

2. Thân bài

a. Giải thích môi trường, bảo vệ môi trường: 
+  “Môi trường sống” bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta (các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…)
+ “Bảo vệ môi trường” là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.

b. Tại sao phải bảo vệ môi trường?

– Lợi ích: môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người, bảo vệ và phục vụ cuộc sống con người:
+ Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người.
+ Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được hít thở bầu không khí trong lành, không bị ô nhiễm, bảo vệ tốt hệ hô hấp của con người.
+ Nguồn nước sạch được đảm bảo để sử dụng trong sinh hoạt giúp bảo vệ sức khoẻ con người, tránh các bệnh nguy hiểm dễ xuất hiện khi nước bị ô nhiễm,…

– Tác hại của môi trường bị ô nhiễm: Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người.
– Hiện trạng nguy hiểm: Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng:
+ Hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt.
+ Các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước.
+ Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,…
– Bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau.

c. Giải pháp bảo vệ môi trường
– Tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
– Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.
– Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố.
– Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,… tích cực.
– Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống.

3. Kết bài

Khẳng định vấn đề- liên hệ bản thân.

II. Dàn ý Nghị luận về yếu tố bảo vệ môi trường, mẫu 2 ( Chuẩn )

1. Mở bài

Giới thiệu yếu tố : Sự thiết yếu của bảo vệ môi trường sống .

2. Thân bài

a. Giải thích
– “Môi trường” là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại xung quanh đời sống con người: đất, nước, ánh sáng, không khí,…
– “Bảo vệ”: những hành động tích cực nhằm ngăn chặn những tác động từ tự nhiên hoặc con người gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
-“Bảo vệ môi trường”: thông điệp kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.

b. Vì sao phải bảo vệ môi trường?
– Môi trường quyết định đến sự tồn vong của nhân loại:
+ Môi trường khí quyển mang đến bầu không khí trong lành giúp con người hô hấp, duy trì sự sống.
+ Môi trường nước cung cấp lượng nước cần thiết để con người sinh hoạt hàng ngày, phục vụ lao động, sản xuất.
+ Cây cối, thực vật giúp con người điều hóa khí hậu, thanh lọc không khí, tránh hạn hán, hạn chế xói mòn đất, cung cấp lương thực sạch cho con người.
+ Các mở khoáng sản tự nhiên cung cấp lượng khoáng sản phục vụ sản xuất

– Môi trường là nhân tố quan trọng tác động đến sự sống và phát triển của con người. Môi trường càng được bảo vệ thì đời sống của tự nhiên và con người được đảm bảo.
– Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Song, những tác động tiêu cực của con người khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, gây hậu quả nặng nề.

c. Hậu quả khôn lường khi môi trường bị tàn phá
– Biến đổi thời tiết, khí hậu, xuất hiện những hiện tượng thời tiết bất thường: lũ lụt, hạn hán,…
– Mất cân bằng hệ sinh thái, nhiều loài động, thực vật mất đi môi trường sống, phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
– Ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của con người.

d. Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
– Quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm vấn đề môi trường.
– Không đổ rác thải một cách tùy tiện, để đúng nơi quy định.
– Hạn chế sử dụng bao bì ni lông, ống nhựa. Không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắt những động vật quý hiếm.
– Không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
– Không khai thác khoáng sản tự nhiên quá mức. Tham gia tuyên truyền và các phong trào làm sạch các con đường, ngõ phố tại địa phương và các công trình công cộng,…

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề- Liên hệ bản thân.

III. Dàn ý Nghị luận về yếu tố bảo vệ môi trường, mẫu 3 ( Chuẩn )

1. Mở bài: 

Giới thiệu về yếu tố cần nghị luận : Vấn đề bảo vệ môi trường

2. Thân bài: 

a. Giải thích “môi trường” là gì?
– Là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người (đất, nước, không khí, sinh vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật)

b. Thực trạng môi trường hiện nay
– Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nặng nề: ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
– Môi trường thay đổi dẫn đến sự nóng lên toàn cầu gây ra hiệu ứng nhà kính.

c. Vì sao cần phải bảo vệ môi trường
– Môi trường mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người.
– Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan.
– Môi trường ô nhiễm, con người bị ảnh hưởng về mọi mặt kinh tế, sức khỏe

d. Biện pháp bảo vệ môi trường
– Khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với bảo vệ
– Sử dụng tài nguyên hợp lý, cải tạo môi trường
– Giáo dục, tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường

3. Kết bài: 

Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, rút ra bài học nhận thức và hành động

IV. Dàn ý Nghị luận về yếu tố bảo vệ môi trường, mẫu 4 ( Chuẩn )

1. Mở bài:

– Giới thiệu yếu tố cần nghị luận .

2. Thân bài:

a. Định nghĩa môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường:
– Môi trường là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và nhân tạo tồn tại xung quanh con người bao gồm đất, nước, không khí, cây cối, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…
– Có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự sống của con người và các loại sinh vật, sự phát triển của xã hội thế nhưng trên thực tế môi trường đang phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề và bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.
=> Bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm trở thành một đề toán khó khăn và mang tính sống còn đối với con người.

b. Thực trạng môi trường hiện nay và các hệ lụy:

* Ô nhiễm nguồn nước:
– Sự quá tải của các chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
– Con người phải đối diện với nguy cơ không có nước sạch để sinh hoạt trong tương lai gần.

* Ô nhiễm không khí:
– Các động cơ xăng dầu đã thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 và CO độc hại, lượng khí thải công nghiệp cực kỳ lớn từ các nhà máy liên tục thải vào vào tầng ôzôn.
– Tỉ lệ gia tăng các bệnh về đường hô hấp ngày càng lớn, đặc biệt là các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hay nguy hiểm hơn là ung thư phổi.
-Tầng ozon bị phá hủy.
– Hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu, băng tan, nước biển dâng cao làm thu hẹp môi trường sống của chính con người cũng như các sinh vật khác.

* Ô nhiễm môi trường đất:
– Một lượng lớn các hóa chất phân bón thuốc trừ sâu từ hoạt động nông nghiệp ngấm vào đất, làm đất bị nhiễm độc nặng.
– Con người vứt rác bừa bãi, rác thải theo thời gian sẽ bị vùi sâu vào đất, cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, làm mảnh đất trở nên bẩn và kém giá trị vì không thể khai thác.

c. Giải pháp bảo vệ môi trường:
– Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân, hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc nơi công cộng.
– Trong nông nghiệp cần hướng tới việc sử dụng các biện pháp sinh học thay cho các biện pháp hóa học, sử dụng đúng liều lượng phân bón, thuốc trừ sâu, không nên lạm dụng, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn đất, nước.
– Khuyến khích việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
– Ban hành những quy định, chính sách xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
– Có chính sách quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị một cách hợp lý.
– Tuyên truyền vận động, khuyến khích việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, kết hợp với việc trồng nhiều cây xanh trong thành phố, tích cực phủ xanh đô thị.
– Hướng tới việc thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt thành các nguồn năng lượng có thể tái chế như sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
– Sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm điện năng, ưu tiên sử dụng các loại vật liệu tái chế và các vật liệu dễ phân hủy không tạo rác thải độc, cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông, cùng với đó là tiết kiệm giấy để bảo vệ nguồn tài nguyên cây xanh.

V. Dàn ý Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu yếu tố cần nghị luận .

2. Thân bài

a. Khái niệm:
– Môi trường là một tập hợp các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, ánh sáng, cây cối, sinh vật, sông, hồ, núi non, biển cả,… cùng với các yếu tố nhân tạo như các công trình nhà ở, trường trạm, các khu nhà máy xí nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống đèn điện,… nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người.
– Các yếu tố này tác động qua lại với nhau tạo thành một hợp thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống của con người.

b. Thực trạng:
– Con người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ vì sự mất cân bằng của môi trường.
– Nhiệt độ của Trái Đất tăng một cách nhanh chóng dẫn tình trạng băng tan ở hai cực, khiến cho mực nước biển dâng cao, nhấn chìm các vùng đất cát ven biển, trong đó có cả Việt Nam.
– Sự nóng lên của Trái Đất còn gây ra các đợt hạn hán kéo dài, tình trạng thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nạn cháy rừng xảy ra liên miên.
– Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà nước cũng như giới truyền thông, khi chúng ta lần lượt là quốc gia xếp thứ 4 thế giới trong việc gây ô nhiễm môi trường biển, thủ đô Hà nội thuộc top các thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới, việc ô nhiễm nguồn nước sạch, nước ngầm ở nước ta cũng đang ở trong tình trạng báo động.

c. Hậu quả:
– Gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người: Gây ra các căn bệnh quái ác như ung thư, viêm da, viêm mắt, tiêu chảy, các đợt dịch bệnh khó kiểm soát,…
– Không chỉ vậy ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra ô nhiễm nguồn nước, các khí thải như các-bon đi-ô-xít, lưu huỳnh đi-ô-xít sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành các cơn mưa a-xít nguy hại, vừa làm bẩn nguồn nước, vừa gây hại đến sức khỏe của con người, đồng thời phá hủy cả các công trình xây dựng.
– Gây nên các hệ lụy như cháy rừng, gây mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã, khiến chúng đứng gần với bờ vực của sự tuyệt chủng.
– Lượng khói thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại tầng ozon, khiến các tia cực tím chiếu xuống trái đất làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người.

c. Nguyên nhân:
– Tự nhiên: Do các thảm họa núi lửa, sóng thần, động đất,…
– Do con người:
+ Các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm sau mưa đã thải vào khí quyển một lượng lớn các khí độc hại và bụi bặm.
+ Dân số tăng vọt một cách nhanh chóng, đồng nghĩa với số lượng rác thải sinh hoạt tăng một cách đáng kể, mà ý thức của con người về việc bảo vệ môi trường còn kém.
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp việc quá lạm dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học làm ô nhiễm nguồn đất, nước và cả không khí.

d. Khắc phục:
– Tích cực trồng cây gây rừng, có ý thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định.
– Trong hoạt động công nghiệp hóa, cần sự vào cuộc của nhà nước trong việc quản lý chặt chẽ quy trình xử lý chất thải đạt chuẩn, trước khi xả ra ao hồ, sông suối.
– Chuyển qua sử dụng nhiên liệu xanh, hạn chế dùng phương tiện cá nhân, thay vào đó là rèn luyện thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
– Tích cực dọn dẹp vệ sinh nơi cư trú, giữ môi trường sống được trong lành, sạch đẹp.
– Tích cực tuyên truyền với mọi người, mọi nhà về tác hại của ô nhiễm môi trường, vận động mọi người tham gia tích và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
– Sử dụng tiết kiệm điện năng, tắt đèn khi không cần thiết, nên chuyển qua dùng các loại năng lượng thân thiện với môi trường, có thể tái tạo được như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, …

3. Kết bài

Nêu Tóm lại .

Đoạn Văn Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường – Mẫu 1

Viết đoạn văn nghị luận về bảo vệ môi trường sẽ giúp các em học sinh luyện tập triển khai các câu văn lập luận một cách logic và mạch lạc.

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gũi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặt khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng.

Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu.

Vậy mỗi người phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta? Có rất nhiều biện pháp để giữ gìn môi trường xanh – sạch đẹp. Là học sinh, chúng ta có thể cùng chung tay trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. Hàng ngày, chúng ta và người thân hãy cùng nhau thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường.

Bên cạnh đó, chúng ta nên tích cực hưởng ứng ngày môi trường thế giới. Nhà nước nên ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp; hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu và rất nhiều biện pháp hữu hiệu khác để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của chúng mình.

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

Bài Văn Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường – Mẫu 2

Đón đọc bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường dưới đây với những gợi ý làm bài hay và giàu ý nghĩa.

Hiện nay, vấn đề môi trường đang là một trong những vấn đề đáng quan tâm và được đề cập đến rất nhiều trên các phương tiện truyền thông cũng như trong đời sống xã hội. Việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của tự nhiên và con người là cần thiết và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thực tế để có một không gian sống lành mạnh, tích cực.

Môi trường sống bao gồm tất cả những gì tồn tại xung quanh chúng ta. Đó là đất, nước, không khí, ánh sáng, các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên xã hội…Bảo vệ môi trường là những hành động được thực hiện nhằm tránh các tác động xấu của tự nhiên và con người đến môi trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển lành mạnh của môi trường trong tự nhiên.

Câu hỏi đặt ra là vì sao phải bảo vệ môi trường sống? Thứ nhất, phải bảo vệ môi trường bởi vì môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người. Không khí, nước, ánh sáng,..đều phục vụ nhu cầu tồn tại và sinh hoạt của con người. Nếu sống trong một môi trường tốt con người sẽ được bảo vệ về sức khỏe, có nhiều năng lượng học tập, làm việc và phát triển.

Ngược lại, nếu con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Môi trường bị ô nhiễm là “con virus” gặm nhấm sức khỏe mỗi người, thậm chí nếu lâu dài có thể cướp đi cả mạng sống con người. Thế nên bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ chính chúng ta.

Thứ hai, chúng ta không thể không thừa nhận rằng môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng. Nguyên nhân chính từ ý thức con người. Trong thực tế, có hàng ngàn tấn rác thải thải ra mỗi ngày, tuy nhiên việc xử lý rác thải vẫn còn chưa thực sự tốt. Thậm chí ở những thành phố lớn, nhiều khu dân cư vẫn tồn tại hiện tượng rác thải chất hàng đống chưa xử lý kịp thời, gây ô nhiễm.

Hơn thế nữa, các nhà máy thải khói, nước thải một cách bừa bãi thiếu khoa học làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước. Lạm dụng các chất hoá học như thuốc diệt cỏ, khử trùng đất, thuốc kích thích tăng trưởng của người lao động cũng khiến đất đai bị phá huỷ, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng,… Những điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật mà còn tác động trực tiếp đến cuộc sống con người, đe dọa sức khỏe, sinh mạng con người.

Thứ ba, việc bảo vệ môi trường không chỉ bảo vệ cho chúng ta hôm nay mà còn bảo vệ cho cuộc sống của những thế hệ mai sau. Nếu chúng ta thờ ơ với những vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong môi trường hiện nay thì thế hệ sau phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Sự vô ý thức của con người hiện tại có thể đe dọa đến đời sống trong tương lai.

Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp.

Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,… tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.

Môi trường là nguồn sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, bảo vệ hơi thở và sự sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi chúng ta phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, đừng để những hành động vô ý thức gieo rắc tai họa làm môi trường “bị tổn thương” thêm. Hãy nhớ: “Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Hay Nhất – Mẫu 3

Bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Giữa con người và môi trường sống có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Môi trường tạo ra các điều kiện sống cần thiết để con người tồn tại và phát triển. Con người có vai trò khai thác và cải tạo môi trường phù hợp với các điều kiện sống và hoạt động sản xuất của mình, đồng thời tôn trọng, bảo vệ và gìn giữ lấy môi trường ấy. Thế nhưng, ý thức bảo vệ môi trường sống của con người hiện nay đang xuống cấp trầm trọng. Con người đang gia tăng các hoạt động hủy hoại môi trường, đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người trên trái đất.

Môi trường sống là toàn bộ những gì bao quanh, có tác động trực tiếp lên đời sống con người. Môi trường phân làm hai loai. Thứ nhất là môi trường tự nhiên. Đó là môi trường vốn dã có sẵn của tự nhiên bao gồm đất đai, nước, các điều kiện khí hậu, rừng, sinh vật, tài nguyên trong đất,….

Thứ hai là môi trường nhân tạo (hay còn gọi là môi trường xã hôi). Đó là môi trường do con người tạo ra thông qua các hoạt động sinh sống và sản xuất như: nhà cửa, đất sản xuất, hồ nước,… Con người làm ra các môi trường nhân tạo nhằm cung cấp các điều kiện phù hợp với hoạt động sống và sản xuất của mình.

Con người không thể tách mình ra khỏi môi trường sống dù là môi trường tự nhiên hay môi trường nhân tạo. Môi trường sống cung cấp cho con người những điều kiện sống cần thiết và phù hợp để duy trì sự sống và các hoạt động sản xuất. Một khi môi trường ấy thay đổi thì đời sống con người cũng bị ảnh hưởng.

Một thực trạng dễ thấy hiện nay đó là môi trường sống đang bị suy thoái nghiêm trọng. Trước hết là môi trường tự nhiên đang bị phá hoại đến mức kiệt quệ. Diện tích rừng bị thu hẹp trên toàn thế giới, khoáng sản bị khai thác bừa bãi và đang dần cạn kiệt. Nguồn nước bị ô nhiễm, mực nước ngầm hạ thấp, nhiều khu vực trên thế giới đang trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Bầu không khí đang nóng lên từng ngày do khí thải công nghiệp.

Nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực đe dọa trực tiếp đến người dân vùng trũng thấp. Thiên nhiên đang đứng trước bò vực bị hủy hoại, không thể phục hồi được. Bảo vệ môi trường, cứu lấy sự sống trên trái đất là thông điệp quan trọng được phát đi từ các hội nghị thế giới trong những năm qua.

Môi trường xã hội cũng bị xâm hại nghiêm trọng bởi rác thải và khí thải. Ô nhiễm môi trường sống là một hiện tượng phổ biến ở các thành phố lớn. Các tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng. Hiện tượng bạo lực diễn ra khá phổ biến. Đạo đức con người không ngừng suy thoái, biến chất. Văn hóa phẩm đồi trụy len lỏi trong đời sống con người gây nên những hậu quả to lớn. Làm cho môi trường xã hội trở nên trong sạch, vững mạnh và văn minh, giúp đất nước phát triển luôn là nhiệm vụ được quan tâm của các quốc gia trên thế giới.

Tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm, bổn phận của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Cũng cần có sự hợp tác, đoàn kết, chung tay góp sức của nhân dân trên toàn thế giới. Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bởi sự phục hồi của các tài nguyên thiên nhiên là rất chậm. Phải cần đến hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm những gì con người đã lấy đi từ tự nhiên mới trở lại như lúc ban đầu.

Không đốt phá rừng, không khai thác bừa bãi động, thực vật rừng. Tích cực trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Mỗi mầm xanh là một phần của lá phổi xanh, yếu tố duy trì sự sống của con người và muôn vật. trái đất càng xanh tươi thì sự sống mới bền vững, thiên tai mới bớt đi, nhiệt độ và khí độc sẽ dần giảm bớt, đất đai sẽ phì nhiêu hơn. Tích cực cải tạo các môi trường hoang mạc, đưa đất đai vào phục vụ sản xuất của con người. Vừa khai thác, vừa bảo vệ tự nhiên một cách hài hòa, bền vững.

Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi ở và những nơi công cộng. Không vứt rác, xả nước thải bừa bãi. Không xả thải chất độc hại ra môi trường sống. Bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ động thực vật, không tham gia mua bán động, thực vật quý hiếm. Quyết liệt đấu tranh, lên án và chống lại những hành vi phá hoại môi trường. Xây dựng môi trường sống trong sạch, văn minh, tiến bộ. Quyết liệt loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống.

Kiên quyết tố cáo và xử lí tội phạm trong cộng đồng. Đề cao đời sống văn hóa tri thức. Tăng cường lối sống trung thực, đoàn kết gắn bó giữa con người với con người. Tăng cường giáo dục về ý thức tôn trọng, gìn giữ vào bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ hôm nay. Tuyên truyền, cổ động và hướng dẫn thực hiện ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, có nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường. Vì lợi ích cá nhân, nhiều người bất chấp đạo lí, nhẫn tâm hủy hoại môi trường sống, làm tổn hại đến đời sống và sức khỏe của nhiều người. Những người như thế thật đáng lên án và bị pháp luật trừng trị. Bảo vệ môi trường sống là bảo vệ sự sống lâu dài của chứng ta. Đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội.

Để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế và tham vọng chinh phục thế giới tự nhiên, thống trị trái đất, con người đã không ngừng làm tổn hại thiên nhiên và môi trường sống mà không lường hết hậu quả của nó. Mẹ trái đất đang nổi giận và sẵn sàng tạo ra những điều khủng khiếp, trừng phạt đối với con người. Bởi thế, nhu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Bảo vệ môi trường là vai trò và nghĩa vụ của mỗi một con người, chúng ta không thể bàng quang trước thực trạng cuộc sống của chúng ta và các thế hệ mai sau đang bị đe dọa bởi chính sự vô ý thức của mình. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta!

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Ngắn Gọn – Mẫu 4

Tham khảo bài nghị luận về bảo vệ môi trường ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp.

Cuộc sống của con người chúng ta hiện nay đang ngày càng được cải thiện và nâng cao cùng với sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm đến sự phát triển mà chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môi trường và bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Môi trường sống là nơi con người sinh ra, tồn tại và phát triển, gắn liền với tất cả các hoạt động sống của con người, môi trường có tốt thì cuộc sống của con người mới được đảm bảo, vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường theo định nghĩa khoa học là “Một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó”. Theo cách hiểu nôm na, môi trường là không gian sống của con người và sinh vật; môi trường sống của con người là toàn bộ những không gian tự nhiên, nhân tạo xung quanh chúng ta cung cấp các yếu tố tối thiểu phục vụ cuộc sống.

Mọi sự thay đổi của môi trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người và mọi tác động của con người cũng ảnh hưởng ngược trở lại môi trường. Môi trường mang lại cho chúng ta bầu không khí để thở và duy trì sự sống, mang lại không gian sinh sống và làm việc cho các hoạt động sống, sản xuất. Môi trường tạo ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu cho sinh hoạt và sản xuất của con người, bên cạnh đó lại là nơi chứa đựng và đồng hóa mọi chất thải từ hoạt động của con người.

Tuy nhiên, cũng chính vì phục vụ cho con người quá nhiều mà con người lại không bảo vệ nên môi trường ngày càng suy thoái và ô nhiễm. Khi môi trường bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, bầu không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, đất nhiễm hóa chất, tất cả đều không thể phục vụ cuộc sống.

Bên cạnh đó, khi môi trường suy thoái đi sẽ mất đi nguồn nguyên liệu cho sản xuất, nền kinh tế khó phát triển. Nguy hại hơn đó là khi môi trường đã không còn khả năng chứa đựng và đồng hóa chất chải của con người, nghĩa là con người đã thải ra môi trường quá mức, vượt quá giới hạn của môi trường, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.

Nhận thức rõ ràng được tác hại của việc ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc phải bảo vệ môi trường, con người chúng ta hãy ý thức gìn giữ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý, xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường, nghiêm cấm các hoạt động làm ô nhiễm môi trường. Môi trường chính là mái nhà chung của con người, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ ngôi nhà của chúng ta, nếu không bảo vệ chúng ta sẽ tự hủy hoại đi ngôi nhà của mình và rồi sẽ không còn nhà để ở, để tồn tại và sinh sống.

Như vậy, môi trường thực sự rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, không chỉ mang tính ảnh hưởng, môi trường là nhân tố quyết định đến sự sống còn của loài người. Chất lượng môi trường sẽ phản ánh chất lượng cuộc sống và tương lai của con người, vì vậy hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Học Sinh Giỏi – Mẫu 5

Tài liệu văn nghị luận về bảo vệ môi trường học sinh giỏi dưới đây sẽ là những góc nhìn đa chiều và các ý văn chặt chẽ, logic làm sáng tỏ vấn đề.

Chúng ta đều đang sinh sống, đang học tập và làm việc chung trong một hệ sinh thái lớn nhất là trái đất. Đó là nơi chúng ta được sinh ra, là quê hương gắn liền với bao kí ức ngọc ngà. Vậy mà giờ đây trái đất đang chết dần chết mòn bởi tác hại của ô nhiễm môi trường, nhiều khu vực đã lên đến mức báo động về ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân chính gây lên lại là con người.

Nếu chúng ta không kịp thời thức tỉnh, suy nghĩ trước những hành động bừa bãi đầy tai hại của mình thì một ngày nào đó nhân loại sẽ phải đối mặt với nguy cơ diệt vong. Thật vậy, đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh đang hấp hối trên lưỡi hái tử thần.

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường sống với cuộc sống của chúng ta, trước hết, ta cần hiểu về khái niệm của môi trường sống? Vậy môi trường sống là gì, nó bao gồm những gì mà có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chúng ta đến thế?

Câu trả lời thật sự đơn giản bởi môi trường sống là toàn bộ những gì đang có mặt xung quanh chúng ta, môi trường sống không chỉ hiểu đơn giản là nhà cửa, công ty nơi chúng ta làm việc mà nó còn bao gồm các yếu tố cung cấp nguồn sống cho chúng ta như đất, nước, không khí, sinh vật,.. Môi trường sống cung cấp cho chúng ta đầy đủ về mặt vật chất, thức ăn, nhà cửa, cây cối,…tất cả đều bao gồm trong môi trường sống. Để có thể tồn tại được thì mỗi giây mỗi phút chúng ta đều cần sử dụng đến môi trường sống.

Môi trường sống rất quan trọng với con người nhưng hiện nay nó đang bị tổn hại nặng nề bởi sự thờ ơ, vô tâm của một số cá nhân, tổ chức. Tất cả nguyên nhân đều bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm nhằm thu về lợi nhuận cho mình, các công ty xả thẳng nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, nước thải sinh hoạt, rác thải được đổ thẳng ra sông, biển mà không được thu gom.

Hơn thế nữa việc đô thị hóa cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng môi trường. Khói bụi từ phương tiện giao thông, khí thải đầy độc hại được thải ra qua ống khói của những nhà máy, cây cối- thứ được coi là lá phổi xanh của trái đất cũng dần bị chặt phá để lấy đất quy hoạch, cây bị chặt làm nguyên liệu xây dựng, sản xuất giấy,… Cứ thế, cứ thế môi trường sống của chúng ta đang xuống cấp đến mức báo động.

Khói bụi từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy công nghiệp khiến cho bầu không khí trở nên ô nhiễm, nước thải, rác thải chưa qua xử lí làm ô nhiễm nguồn nước, việc không xử lí rác thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân hóa học sử dụng tràn lan cũng làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước.

Ô nhiễm lại càng thêm ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu dẫn đến mưa nắng bất thường, nhiệt độ tăng cao, mưa axit phá hủy thảm thực vật đang nỗ lực làm việc để cứu lấy bầu không khí, băng ở hai cực tan ra, động đất, sóng thần và các thảm họa thiên nhiên khác cũng lần lượt xuất hiện cướp đi mạng sống của bao nhiêu người.

Nhiều người trong chúng ta vẫn thường oán trách thiên nhiên thất thường làm tổn hại đến con người nhưng bản thân họ cũng không hiểu được rằng chính chúng ta mới đang là người làm biến đổi thiên nhiên, chính chúng ta đang bóp nghẹt sự sống của mình, đang tự gieo rắc mầm mống chết chóc, bệnh tật.

Nói đến tác hại của ô nhiễm môi trường thì không thể không nói đến ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người. Chúng ta sống và làm việc thì cần oxi để thở, nhưng liệu bạn có chắc rằng các cơ quan hô hấp của mình đang không làm việc quá sức để thanh lọc CO2, N2,…và các chất độc có trong không khí để cung cấp đủ dưỡng khí giúp các phần khác của cơ thể hoạt động bình thường.

Câu trả lời có lẽ là không, bởi số lượng bệnh nhân về đường hô hấp đang tăng vọt, thiếu oxi dẫn đến chóng mặt, đau đầu và các bệnh liên quan đến tim mạch khác. Đối với mỗi lứa tuổi thì ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lại là khác nhau nhưng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại là người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, còn gì đau xót hơn hạt giống tương lai của đất nước đang bị thui chột đi bởi bệnh tật, con cái máu mủ của chúng ta quằn quại trong đau đớn.

Và đó mới chỉ là tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe chúng ta, còn các loại ô nhiễm khác thì sao, nó có nguy hiểm như ô nhiễm không khí không? Câu trả lời là có, vì tất cả các loại ô nhiễm đều liên quan đến nhau và tác động đến sức khỏe con người theo móc xích dây chuyền. Bạn thắc mắc ô nhiễm đất thì liên quan gì đến mình? Mình có ăn đất, thở bằng đất đâu mà sợ? Bạn có chắc mình sẽ tồn tại được nếu không ăn, không thở.

Nói đến đây chắc bạn sẽ bật cười vì đất ngoài việc để xây nhà thì có ăn được, có thải ra được oxi như cây cối đâu đúng không. Nhưng thực chất đất lại là cội nguồn của sự sống. Cây cối để tồn tại được thì cần phải có đất, đất cung cấp dinh dưỡng nuôi thực vật, rồi động vật ăn cỏ lại ăn thực vật, những động vật không ăn cỏ lại đi săn những động vật nhỏ bé, yếu ớt hơn.

Chưa cần nói đến động vật mà ngay cả bản thân chúng ta hằng ngày vẫn ăn rau đấy thôi, rau cung cấp vitamin, ăn rau cũng chữa được nhiều bệnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật đang nhăm nhe đe dọa sức khỏe của chúng ta. Đất còn cung cấp môi trường sống cho động thực vật.

Thử nghĩ xem cuộc sống của chúng ta thế nào nếu tất cả các động vật hoang dã bỗng mất nơi ở và kéo đến xung quanh chúng ta, sợ hãi và hỗn loạn sẽ bủa vây xung quanh cuộc sống của con người. Không chỉ đất mà các nhân tố khác của môi trường cũng ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của chúng ta.

Như chúng ta biết thì kinh tế cũng là một phần rất quan trọng với cuộc sống của con người. Với tiền, con người có thể làm được hầu hết mọi thứ, tiền có thể kéo dài sự sống, nhờ tiền, ta có thể chữa bệnh, đi khám bệnh để phòng ngừa bệnh tật. Tiền cũng cho ta một cuộc sống ổn định hơn, cung cấp cho con em chúng ta một nền giáo dục tốt hơn. Thật vậy thì vai trò của tiền trong xã hội ngày nay là khá quan trọng, mà tiền lại bắt nguồn từ lao động, sản xuất ra sản phẩm để tiêu thụ, bày bán.

Nếu ô nhiễm môi trường khiến nhiều người bệnh tật, thiếu công nhân lao động để sản xuất hàng hóa hoặc sản xuất ra nhiều nhưng người tiêu dùng thì khan hiếm bởi họ cũng đang bị hành hạ bởi bệnh tật thì hàng hóa của chúng ta sản xuất ra sẽ ra sao? Việc buôn bán ế ẩm liệu có mang lại cho chúng ta lợi nhuận hay từ từ rơi vào bờ vực phá sản.

Chưa cần xa xôi đến việc làm ăn của các doanh nghiệp mà bắt đầu đơn giản với các nhà buôn bán nhỏ lẻ, các bác nông dân sẽ làm sao khi đất đai của mình bị ô nhiễm nặng nề không thể trồng trọt được hay khi việc lạm dụng thuốc hóa học vào sản phẩm của mình gây ngộ độc cho người sử dụng. Sau cùng với những việc làm như vậy, kinh tế của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, chúng ta đang cạn kiệt cả về sức khỏe lẫn tinh thần và đó là kết quả của những hành động thiếu suy nghĩ đang dần phá hủy cuộc sống, phá hủy môi trường xung quanh chúng ta.

Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và kéo theo đó cũng là một loạt các vấn đề nan giải đối với nền kinh tế xã hội. Bệnh tật sẽ khiến kinh tế suy giảm, không lao động được cũng khiến tiền bạc của chúng ta vơi cạn nhanh chóng, hạnh phúc gia đình cũng tan vỡ, nợ xấu, bạo lực gia đình, vô gia cư cùng với những tệ nạn xã hội cũng cứ thế tăng theo.

Ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước khi nông sản, thủy sản chết hàng loạt, vay ngân hàng không thể trả, ô nhiễm cảnh quan khiến nguồn lợi nhuận thu về từ du lịch ít đi và làm xấu đi hình ảnh của đất nước với khách quốc tế. Hơn thế, chúng ta cũng mất chi phí để thu dọn tàn cuộc từ chính những thờ ơ của mình, hàng tỉ đồng đổ ra để cải thiện môi trường xây dựng lại cảnh quan thiên nhiên.

Nói cho cùng thì ô nhiễm môi trường ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và kinh tế của chúng ta mà nguyên nhân chính lại là chúng ta, là ý thức chưa tốt, làm việc mà bất chấp hậu quả và chưa bảo vệ môi trường chung vì nghĩ nó không ảnh hưởng trực tiếp lên bản thân mình.

Đó là những hành động đáng lên án và đáng phê phán một cách nặng nề, và để hạn chế những hành động như thế tiếp diễn chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần có những hình thức răn đe, kỉ luật nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến môi trường, cần nghiêm khắc từ trong chính cơ quan nơi mình làm việc và sinh sống, có thưởng và phạt thích hợp để góp phần cải thiện môi trường.

Bảo vệ môi trường là việc làm của tất cả mọi người chứ không chỉ riêng các cơ quan tổ chức, bắt đầu từ mỗi cá nhân chúng ta cũng cần phải bắt tay với việc cải thiện môi trường sống, lá phổi xanh của chúng ta. Và đơn giản nhất là việc tự tích lũy cho mình tri thức về môi trường và các cách bảo vệ môi trường, cần tuyên truyền và giáo dục cho mọi người cũng như đưa việc bảo vệ môi trường vào chương trình giảng dạy để giáo dục cho các em nhỏ tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ.

Mỗi người cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa với việc bảo vệ môi trường, coi nó như chính sinh mạng và sức khỏe của chúng ta để cải thiện môi trường từng ngày. Trồng thật nhiều cây xanh, quét dọn, thu gom rác thải và tổ chức thật nhiều buổi lao động tình nguyện nhằm bảo vệ môi trường cũng rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường.

Môi trường sống đối với mỗi chúng ta thật sự rất quan trọng, nó tác động rất lớn đến sự tồn vong của toàn bộ nhân loại, vì thế mỗi cá nhân phải đặt việc bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Gương mẫu, nghiêm khắc với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường. Đừng để mỗi người một chút, một chút vô tâm mà cả xã hội phải gánh chịu hậu quả đau đớn không lường trước được.

Là một học sinh đang ngồi trong ghế nhà trường em thấy bản thân mình tự cần phải gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền kiến thức về môi trường và tham gia các hoạt động tập thể vì một môi trường không ô nhiễm.

Bệnh tật là kẻ giết người thầm lặng, vì vậy hãy tự cứu lấy bản thân mình ngay từ bây giờ, từ hôm nay và tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ để bảo vệ cuộc sống của chúng ta sau này. Chỉ với những hành động rất nhỏ bé thôi cũng góp phần to lớn trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường.

Vì môi trường là nguồn sống, là không gian chung để chúng ta tồn tại và nó có ảnh hưởng cực kì to lớn đến mỗi cá nhân chúng ta nên hãy sống và bảo vệ môi trường, cũng như tự bảo vệ lấy tương lai của mình vậy. Hãy cùng chung tay để xây dựng lên một thế giới tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc, tiếng cười. Và bước đầu của việc đó hãy bắt đầu với những hành động nhỏ bé, cụ thể đầy ý nghĩa để bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp.

YouTube video

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Địa Phương – Mẫu 6

Đón đọc bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường ở địa phương sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn phong phú hơn.

Thế giới ngày nay đang bước vào giai đoạn phát triển không ngừng, hàng loạt sản phẩm ra đời giúp cho cuộc sống con người trở nên thuận lợi, đơn giản hơn. Thế nhưng đi liền với điều đó thì những khó khăn cũng gây nên bất lợi cho con người, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng yêu cầu chúng ta phải tìm ra biện pháp bảo vệ.

Môi trường là toàn bộ không gian mà con người sinh sng, bao gồm đất, nước, không khí, rừng. Nó là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Tuy nhiên hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đi dọc bất cứ con đường nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi gây ra mất mĩ quan và không khí xung quanh. Hay trở về những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi càng xảy ra nghiêm trọng. Bên cạnh đó trong nông nghiệp, việc sử dụng các chất hóa học một cách quá mức đã gây ra sự ô nhiễm môi trường đất trầm trọng.

Không chỉ môi trường đất, nguồn nước hiện nay cũng đang xuất hiện những ô nhiễm nghiêm trọng do việc các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp chưa được xử lí trực tiếp ra nguồn nước hay vào các mùa vụ, dọc các mương rãnh những vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị người nông dân tiện tay vứt xuống, xác động vật chết.

Ngoài ra hiện nay môi trường không khí cũng không còn trong lành như trước nữa bởi khí thải công nghiệp, khói từ các phương tiện giao thông, đốt rác. Đặc biệt việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, quá mức hay hiện tượng đốt rừng làm nương rẫy đã làm mất đi hệ cân bằng sinh thái.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đều bắt nguồn từ ý thức của con người. Đó có thể là do sự vô tình, không nhận thức rõ được hậu quả của vấn đề gây ra. Thế nhưng cũng có một bộ phận những con người vì lợi ích trước mắt, cho dù biết những việc mình làm sẽ gây hại cho môi trường nhưng vẫn cố tình làm. Từ sự vô tình hay cố ý đó đã gây nên hậu quả khôn lường.

Việc môi trường bị ô nhiễm trước hết ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Ví dụ như các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa, nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người (ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, thủng tầng ozon).

Ô nhiễm môi trường còn gây ra mất đi mĩ quan chung. Bạn hãy thử tưởng tượng trước cổng bệnh viện hay trường học có những đống rác bốc mùi hôi khó chịu, bạn sẽ không cảm thấy điều gì sao? Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới khí hậu, gây ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, xói mòn đất, tạo ra những thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải.

Chính vì hậu quả đó, chúng ta cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường.Trước hết, mỗi chúng ta cần tự có ý thức, những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường. Không chỉ vậy, còn cần những hành động thiết thực như tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường cho mọi người, dọn rác trên đường phố, sông hồ, đổ rác đúng nơi quy định, tham gia trồng cây, phủ xanh đồi trọc.

Các công ty, xí nghiệp cần có biện pháp xử lí rác thải, nước thải, khí thải đúng với quy định trước khi xả ra môi trường. Nhà nước cũng cần có những xử lí nghiêm khắc đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm. Đối với học sinh, cần giữ vệ sinh chung các lớp học, trường học, bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi đúng chỗ. Những hành động nhỏ ấy cũng đã góp phần bảo vệ môi trường.

Môi trường có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một Trái Đất xanh-sạch-đẹp.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Là Bảo Vệ Cuộc Sống – Mẫu 7

Với đề văn nghị luận về bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:

Ô nhiễm môi trường đang trở thành mối hiểm họa đe dọa sự sống, chất lượng sống cho con người và sinh vật trên cả thế giới. Đứng trước vấn nạn môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng trên nhiều phương diện, các nhà chức trách liên tục kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống bằng nhiều biện pháp, tuy nhiên dường như người dân vẫn chưa hoàn toàn hiểu được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, cũng như những ảnh hưởng to lớn của chúng đến sự tồn vong của nhân loại.

Chính vì thế tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang ngày càng nghiêm trọng, thậm chí trở thành báo động đỏ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đứng trước những nguy cơ to lớn, con người cần phải có một ý thức thật rõ ràng và những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của mình.

Môi trường là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và nhân tạo tồn tại xung quanh con người bao gồm đất, nước, không khí, cây cối, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…Có vai trò duy trì và cung cấp sự sống cho các sinh vật trên Trái đất trong đó có con người, đồng thời cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển xã hội. Con người không thể tồn tại nếu không được môi trường bao quanh và bảo vệ.

Có thể nói rằng môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định chủ yếu đến sự tồn vong của nhân loại, cũng như hầu hết các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy có vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội thế nhưng trên thực tế môi trường đang phải gánh chịu sự tàn phá nặng nề và bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Trong những thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường thường xuyên là đề tài được nhắc tới trên nhiều phương tiện thông tin báo chí.

Vậy ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường được định nghĩa là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, làm thay đổi các tính chất hóa lý, vật lý, sinh học vốn có làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như sự tồn tại và phát triển bình thường của các sinh vật khác trên địa cầu. Ngày nay việc bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm trở thành một đề toán khó khăn và mang tính sống còn đối với con người.

Thực tế trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường ở trên thế giới đã đến mức báo động, và Việt Nam cũng không ngoại lệ khi hàng loạt các thông tin về sự kiện ô nhiễm môi trường được thông tin đến người dân. Tiêu biểu nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có nhiều khu công nghiệp tập trung, mà theo một thống kê hiện nay có đến 60% các xí nghiệp nhà máy chưa có một hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn theo quy định.

Điều đó có nghĩa là hàng tấn các chất thải dầu mỡ bẩn, độc hại chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ sài sẽ buộc phải đổ vào các con sông. Sự quá tải của các chất thải này dẫn đến việc hàng loạt các sinh vật sinh sống dưới nước bị nhiễm độc, chết hàng loạt, hoặc biến đổi gen, nước ở ao hồ, sông suối nhiễm bẩn được người dân lấy để tưới tắm cho hoa màu, phục vụ đời sống sinh hoạt, dẫn tới việc bị nhiễm độc gián tiếp, và tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo.

Người dân ở các thành phố lớn cũng phải đối diện với nguy cơ không có nước sạch để sinh hoạt trong tương lai gần. Một sự kiện rúng động dư luận được quan tâm nhất về ô nhiễm nguồn nước ấy chính là việc sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi nguồn hóa chất chưa qua xử lý của nhà máy bột ngọt VEDAN, tuy sự việc đã diễn ra hơn chục năm thế nhưng nó vẫn là một sự kiện đáng nhớ, báo động về sự lỏng lẻo trong quản lý chất thải, cũng như nguy cơ ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng bởi sự phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp hiện đại mà không có với hệ thống xử lý chất thải tiên tiến.

Bên cạnh đó sông Tô Lịch cũng là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất về sự ô nhiễm nguồn nước, vốn là một dòng sông lịch sử là một nhánh của sông Hồng, gắn bó với nhiều kỷ niệm của thành phố Hà Nội như một biểu tượng, thế nhưng hiện nay nước sông được nhận xét là không thể sử dụng cho bất kỳ một mục đích nào, ngay cả dùng cho sản xuất.

Sự ô nhiễm của con sông trong nhiều năm không phải chỉ xuất phát từ nước thải trong thành phố Hà Nội mà một phần lớn là từ rác thải sinh hoạt ùn ứ từ các hộ dân sống hai bên bờ sông. Ngày nay dù chính quyền nỗ lực dùng nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm con sông thế nhưng vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả tích cực, đó quả thực là một điều rất đáng buồn.

Sau ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí chính là vấn đề đáng lo ngại tiếp theo, diễn ra chủ yếu ở các thành phố lớn nơi có mật độ dân số cao, nhiều phương tiện giao thông, và tập trung nhiều khu công nghiệp lớn. Các động cơ xăng dầu đã thải ra môi trường một lượng lớn khí CO2 và CO độc hại, chưa kể lượng khí thải công nghiệp cực kỳ lớn từ các nhà máy liên tục thải vào vào tầng ôzôn.

Không chỉ vậy trong đời sống sinh hoạt, hoạt động nấu nướng bằng bếp than, hay thói quen hút thuốc lá của nhiều người cũng tạo ra một lượng lớn khói thải độc hại đi vào môi trường xung quanh. Hệ quả dẫn đến tỉ lệ gia tăng các bệnh về đường hô hấp ngày càng lớn, đặc biệt là các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hay nguy hiểm hơn là ung thư phổi – án tử cho các bệnh nhân xấu số.

Lượng khói thải độc hại còn là nguyên nhân chính gây ra sự phá hủy tầng ozon, trở thành mối lo lớn của nhân loại khi tầng ozon là lá chắn chính để bảo vệ con người khỏi tia cực tím từ mặt trời và căn bệnh ung thư da đáng sợ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí, sự gia tăng mật độ bụi mịn, các khí CO2, CO cũng là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu, thúc đẩy sự tan rã băng ở hai cực Trái đất, làm mực nước biển dâng lên, nhấn chìm một số vùng đất ven biển, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long nước ta, làm thu hẹp môi trường sống của chính con người cũng như các sinh vật khác. Đó là một điều vô cùng đáng lo ngại.

Ô nhiễm môi trường đất cũng tiếp tục là một vấn đề đáng quan tâm, khi mà quỹ đất của chúng ta ngày càng bị thu hẹp bởi sự bành trướng các khu công nghiệp, đô thị. Nước ta là một nước có nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế, thế nên hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn thường được chú trọng phát triển với sự hỗ trợ của các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, cho ra sản lượng cao.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nông nghiệp thì môi trường đất cũng phải gánh chịu sự ô nhiễm ngày càng trầm trọng, khi con người để thúc đẩy sự phát triển hoặc bảo vệ cây trồng khỏi các loài sâu bọ, đã liên tục phun, bón các loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, khiến một lượng lớn các hóa chất này khi không được cây hấp thụ thì ngấm vào đất, làm đất bị nhiễm độc nặng.

Không chỉ vậy, vì sự vô ý thức của mình con người luôn tiện tay vứt rác bừa bãi, các loại rác thải này nếu không được thu gom theo thời gian sẽ bị vùi sâu vào đất, những thứ như túi ni lông phải mất thời gian rất lâu để phân hủy sẽ biến thành vật cản trở sự sinh trưởng của cây trồng, làm mảnh đất trở nên bẩn và kém giá trị vì không thể khai thác.

Từ những thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như một số hậu quả được đề cập ở trên, chúng ta cần phải có những giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường, cũng chính là bảo vệ cuộc sống và sự tồn vong của nhân loại hàng triệu năm nữa. Vậy làm như thế nào để bảo vệ môi trường? Việc quan trọng nhất chính là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân, hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc nơi công cộng.

Trong làm nông nghiệp người nông dân nên hướng tới việc sử dụng các biện pháp sinh học thay cho các biện pháp hóa học, sử dụng đúng liều lượng phân bón, thuốc trừ sâu, không nên lạm dụng, tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm nguồn đất, nước. Nhà nước cũng cần khuyến khích người dân nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân để giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng như lượng khí thải ra môi trường.

Đồng thời chính quyền cũng cần có những điều luật quy định về việc xả thải ra môi trường của các nhà máy, thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm xử lý chất thải đạt chuẩn, cũng như có chính sách quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị một cách hợp lý. Tuyên truyền vận động, khuyến khích việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, kết hợp với việc trồng nhiều cây xanh trong thành phố, tích cực phủ xanh đô thị để giảm thiểu bụi và khí thải ô nhiễm.

Hướng tới việc thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, khí đốt thành các nguồn năng lượng có thể tái chế như sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Sử dụng điện một cách hợp lý và tiết kiệm điện năng làm giảm thiểu sự nóng lên của trái đất. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu tái chế và các vật liệu dễ phân hủy không tạo rác thải độc, cũng như hạn chế sử dụng túi ni lông, cùng với đó là tiết kiệm giấy để bảo vệ nguồn tài nguyên cây xanh.

Tất thảy các biện pháp trên đều cần có sự chung sức của cả xã hội chứ không là của riêng một cá nhân hay tập thể nào và cần được thực hiện một các có kế hoạch trong thời gian dài. Mục tiêu là hướng tới một môi trường xanh sạch đẹp, con người sống văn minh và có ý thức bảo vệ môi trường sống cho mình và các loài sinh vật khác, đảm bảo sự tồn tại của Trái đất thêm hàng triệu năm nữa.

Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa bao giờ là một vấn đề dễ dàng giải quyết, điều đó cần rất nhiều thời gian cũng như công sức của từng con người. Chính vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy tự nâng cao ý thức của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, cùng cố gắng vì một môi trường xanh, sạch, đẹp, đó không chỉ là bảo vệ cuộc sống của chúng ta mà còn là bảo vệ cuộc sống của con cháu chúng ta hàng trăm năm nữa.

Hãy nhớ môi trường chính là áo giáp, là mẹ, là bạn, là người thân của bạn, đừng bao giờ thờ ơ để môi trường phải chịu nhiều tổn thương hơn nữa.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên – Mẫu 8

Bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những dẫn chứng sinh động làm cho bài viết thêm ấn tượng.

Môi trường là không gian sống của con người và tất cả các loài sinh vật, vì vậy bất sự sự thay đổi nào của môi trường cũng sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội vấn đề về môi trường ngày càng đáng báo động khi ô nhiễm, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, tình trạng phá hoại rừng ngày càng gia tăng. Việc bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta là tất yếu và cần thiết.

“Môi trường” là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại xung quanh đời sống con người, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên như đất, nước, ánh sáng, không khí,…và các yếu tố nhân tạo từ nhà máy, xí nghiệp. “Bảo vệ” là việc thực hiện những hành động tích cực nhằm ngăn chặn những tác động từ tự nhiên và con người gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. “Bảo vệ môi trường” là thông điệp kêu gọi mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường.

Như chúng ta biết, môi trường quyết định đến sự tồn vong của nhân loại. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được. Môi trường khí quyển mang đến bầu không khí trong lành giúp con người thực hiện quá trình hô hấp để duy trì sự sống. Môi trường nước cung cấp lượng nước cần thiết để con người sinh hoạt hàng ngày, phục vụ lao động, sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp.

Cây cối, thực vật giúp con người điều hóa khí hậu, thanh lọc không khí, tránh hạn hán, hạn chế xói mòn đất, cung cấp lương thực sạch cho con người. Các mỏ khoáng sản tự nhiên cung cấp lượng khoáng sản phục vụ sản xuất… Có thể nói, môi trường đã phát huy tối đa tác dụng của mình trong việc chăm lo, bảo vệ đời sống con người. Môi trường tác động tích cực đến sự sống và phát triển của con người.

Môi trường và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, hiện nay những tác động của con người khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Xả rác bừa bãi, nước thải các khu nhà máy, những ống khói nghi ngút hướng thẳng lên trời tại các xí nghiệp lớn nhỏ khắp cả nước gây ô nhiễm nước, không khí nghiêm trọng. Các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, các loại thuốc kích thích cây trồng bị lạm dụng quá mức gây ảnh hưởng đến môi trường nước, môi trường đất,….

Sự vô tâm đến ích kỷ của con người khiến môi trường ngày càng tệ đi, không khi ô nhiễm, nước ô nhiễm, đất ô nhiễm gây nên những hệ quả đáng tiếc. Đó là sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính. Đó là hiện tượng cá chết hàng loạt trôi nổi dọc các bờ biển, thực vật thiếu chất dinh dưỡng.

Đáng nói hơn, ô nhiễm môi trường đe dọa đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng con người. Nhiều ngôi làng biến thành làng ung thư vì ô nhiễm nguồn nước, không khí bẩn bởi các khí thải độc hại gây nên những bệnh về đường hô hấp, thậm chí là ung thư phổi. Tầng ô-zôn bị đe dọa gây đến căn bệnh ung thư da nghiêm trọng. Có thể khẳng định rằng, hiện nay môi trường đang chính bị bàn tay con người hủy hoại, khiến nó đang “chết dần, chết mòn” theo năm tháng, vì vậy, bảo vệ môi trường là hành động thiết thực nhất.

Một môi trường trong lành, sạch đẹp, sức khỏe và tinh thần con người được đảm bảo và cải thiện. Một căn nhà sạch sẽ, một khu vườn lộng gió, con người ở đấy sẽ ăn bữa cơm ngon hơn, tinh thần cũng thư thái hơn là sống trong một căn hộ chật hẹp với đầy những rác thải và mùi ẩm mốc.

Một ngôi trường với nhiều những cây xanh cho bóng mát, một công viên với những khóm hoa rực rỡ cạnh dòng sông xanh mát trong lành sẽ thật tuyệt vời biết bao. Nếu môi trường luôn xanh mát, không khi luôn trong lành thì tinh thần con người càng được thư giãn và phấn chấn. Bảo vệ môi trường cũng giúp tâm chúng ta thêm giàu đẹp.

Hơn thế nữa, bảo vệ môi trường chính là cách đề chúng ta làm đẹp quê hương, đất nước mình. Hãy thử tưởng tượng xem đến một đất nước với những cung đường sạch đẹp, có hoa thơm, cây xanh che mắt ai mà chẳng trầm trồ, thích thú. Đến một vùng quê yên ả, những ngõ làng chật hẹp mà sạch sẽ, tinh tươm ai mà chẳng kinh ngạc, thán phục. Môi trường càng sạch đẹp càng cho thấy vẻ đẹp ý thức và tâm hồn của con người, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp.

Tuy nhiên, trong thực tế, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân chưa cao. Đi một vòng trong công viên, không khó để chất đầy bì rác thải bởi nhiều vỏ chai, túi ni lông ngổn ngang ai đó vô tình vứt lại trên ghế đá. Quanh những con đường đầy hoa cỏ, không khó để bắt gặp những mẩu giấy vụn bị tiện tay vứt bỏ.

Nhiều khu dân cư, người dân chưa có ý thức chung, gây nên những bãi rác khổng lồ, bốc mùi ô nhiễm. Một số nhà máy xí nghiệp lách luật, ham lợi nhuận mà đầu độc chính nhân dân mình. Hay gần gũi hơn, trong sân trường nhỏ, ta dễ dàng nhìn thấy những mẩu rác nằm buồn thiu trên sân cỏ, vương lại dưới những lùm hoa,…Những điều ấy, khiến chúng ta không khỏi trăn trở, nghĩ suy, thậm chí là lắc đầu ngán ngẩm

Chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường sống. Trước tiên, các cấp, các ngành cần phải quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh với những hành vi vi phạm vấn đề môi trường, đặc biệt là trong các nhà máy, xí nghiệp ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội. Bản thân mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận môi trường, chung tay cùng nhau bảo vệ. Không đổ rác thải một cách tùy tiện, để đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng bao bì ni lông, ống nhựa.

Không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắt những động vật quý hiếm. Không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Không khai thác khoáng sản tự nhiên quá mức. Tham gia tuyên truyền và các phong trào làm sạch các con đường, ngõ phố tại địa phương và các công trình công cộng,… Tất cả những hành động ấy tuy khác nhau nhưng đều chung một mục đích tốt đẹp là bảo vệ môi trường sống chính mình.

Hãy chung tay hành động vì một môi trường khỏe mạnh hơn ngay hôm nay!

Nghị Luận Bảo Vệ Môi Trường Với Trào Lưu Của Giới Trẻ Thử Thách Dọn Rác – Mẫu 9

Bài văn nghị luận bảo vệ môi trường với trào lưu của giới trẻ thử thách dọn rác sẽ mang đến những thông điệp ý nghĩa để các em học sinh tham khảo.

Những thử thách trở thành trào lưu trên mạng xã hội lâu nay đã không còn là điều xa lạ đối với mọi người. Có những thử thách bị cho là điên rồ, cũng có những thử thách thú vị hoặc dễ thực hiện thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo cư dân mạng. “Thử thách dọn rác” ra đời trong bối cảnh cả thế giới hiện đang phải đối mặt với vấn nạn rác thải và tình trạng ô nhiễm môi trường, khiến con người cũng ngày càng quan tâm hơn đến môi trường sống quanh mình.

Một trào lưu được các bạn trẻ trên toàn thế giới hưởng ứng khi xem bức ảnh được chụp trước và sau khi làm sạch một bãi rác với dòng hashtag “ChallengeForChange”. Nó nhanh chóng trở thành thông điệp: “Đây là một thử thách mới cho toàn bộ các bạn thiếu niên đang nhàm chán. Hãy chụp ảnh một khu vực cần làm sạch, rồi chụp ảnh sau khi bạn đã làm điều gì đó với nó và đăng lên mạng xã hội”.

Ngay lập tức, những chia sẻ đó được đông đảo các bạn trẻ, hội nhóm, diễn đàn hưởng ứng tạo nên một trào lưu lan truyền mạnh mẽ đến khắp nơi trên thế giới. Đáp lại lời kêu gọi hết sức ý nghĩa trên, hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới đã hưởng ứng trào lưu này và nó nhanh chóng trở thành Hot Trend trên mạng xã hội.

Không phải một trò vui vô thưởng vô phạt, cũng không phải những bức hình sống ảo chải chuốt, chỉnh sửa kỹ lưỡng, “Thử thách dọn rác” đơn giản chỉ là tự tay nhặt rác, quét dọn và làm sạch một khu vực nào đó đang trong bị rác xâm chiếm, rồi chia sẻ lên mạng 2 những hình ảnh so sánh trước và sau, cùng những dòng hastag như #trashtag #trashtagchallenge #basurachallenge hay #‎ChallengeForChange, để kêu gọi mọi người khác cùng tham gia thử thách này.

Rác cũng là một vấn đề đáng bức xúc ở Việt Nam khi ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng của nhiều người vẫn còn thấp. Những bãi đất trống ngập trong rác, những bãi biển la liệt rác, những khu tham quan du lịch cũng tràn lan rác… đó đều là những hình ảnh đáng buồn cần có sự thay đổi.

Nhiều bạn trẻ, hội nhóm đã tìm đến những bãi rác đã tồn tại lâu ngày, những dòng kênh bị rác bao phủ, những khu du lịch ngổn ngang rác, những bãi biển vắng người nhiều rác… nhưng chưa được dọn dẹp để bắt đầu thử thách sau đó chụp lại thành quả rồi đưa lên mạng xã hội như để hòa mình vào một công việc ý nghĩa vì môi trường sống.

Cũng như các nước trên thế giới, các bạn trẻ ở Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt trào lưu và có nhiều hành động thiết thực. Liên tiếp các cá nhân, hội nhóm ở nhiều tỉnh thành trên đã nước đã tham gia với tinh thần quyết tâm thay đổi môi trường sống xung quanh mình. Không dừng lại ở những bạn trẻ, một số nghệ sĩ, người có tầm ảnh hưởng cũng đã tham gia thử thách và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường.

Việc Internet hay mạng xã hội đang ngày càng được phủ sóng toàn cầu khiến dù chỉ một hành động nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa tích cực thì nó cũng được hứng ứng một cách nhiệt thành. Việc dọn dẹp rác thải xung quanh nơi mình đang sống như một lẽ tất yếu hàng ngày nhưng chỉ cần một làn sóng “thách thức” sẽ khiến công việc thường ngày đó trở nên vui nhộn và thu hút được đông đảo người tham gia.

Hình ảnh những bờ sông, đoạn đường, con kênh… nhếch nhác đầy túi nilông, chai nhựa và hình ảnh các bạn trẻ sau đó “tạo dáng” bên những bao rác sau khi đã dọn dẹp gọn gàng thật dễ thương và đẹp. Đó là nét đẹp của những người trẻ hiện đại và văn minh, có ý thức bảo vệ môi trường.

Dọn rác đã bước từ Facebook ra ngoài đời thực, trở thành một hiệu ứng truyền thông lan rộng mạnh mẽ trong cộng đồng với những ý nghĩa xã hội tích cực không thể phủ nhận nếu mỗi cá nhân đều có ý thức giữ gìn, làm sạch môi trường sống của mình, quanh mình thì sẽ chẳng bao giờ là quá muộn.

Giới trẻ dần quan tâm hơn tới vấn đề môi trường. Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở những câu nói trên mạng xã hội mà đã tác động đến hành động trực tiếp. Chúng ta không có hành tinh khác để dự trù. Vì vậy, bảo vệ hành tinh này là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hãy ý thức hành động của bản thân, đừng gây tác động xấu lên môi trường sống của chúng ta

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Biển – Mẫu 10

Dưới đây là bài nghị luận về bảo vệ môi trường biển sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Trái đất của chúng ta bao la biển cả và rừng núi bạt ngàn, tạo nên một nét đẹp vô cùng hùng vĩ của núi non và sông nước hài hoà. Biển là nơi tham quan và là nơi vui chơi, giải trí của mọi người từ trẻ con đến người già, người nội trợ đến những người đi làm. Nó là nơi con người tìm về để giảm đi những căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống bộn bề vào các kỳ nghỉ. Biển cung cấp cho ta bao nhiêu tài nguyên, hải sản thơm ngon.

Vậy mà giờ đây biển đang bị đe doạ, đang ngày một ô nhiễm, thế giới sẽ như thế nào nếu biển ô nhiễm nghiêm trọng. Phải làm gì để cứu lấy làn nước xanh trong lành ấy. Việt Nam có vùng bờ biển đặc quyền kinh tế trên 1. 000. 000 km² và hơn 3. 000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kem dài trên 3. 260 km, vị trí địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, nhưng nó đang bị ô nhiễm trầm trọng.

Hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô lớn do độc tố học và tảo biển. Có rất nhiều rác thải, vỏ lon nước ngọt túi nilon trần ngập quanh bờ biển. Màu nước biển không còn xanh mà càng ngày càng đục và bẩn, nếu chạm vào người rất là ngứa. Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước biển bề mặt tầng biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm và một số chủng bảo vệ thực vật.

Nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển công nghiệp du lịch tràn lan, nuôi trồng thuỷ hải sản bất hợp lý, dân số tăng và nghèo khổ nên họ cũng tích cực khai thác vô tổ chức tài nguyên biển, vì dựa vào biển mà sống, đối mặt với sự khốc liệt, gắn liền với cuộc sống trên thuyền nên tư duy của họ rất đơn giản, khái niệm bảo vệ nguồn lợi và môi trường biển là vấn đề quá xa vời.

Tập quán và phong tục sống còn lạc hậu, học vấn thấp nên với họ cái làm ra đồng tiền mới là quan trọng nhất. Thể chế, chính sách của nhà nước còn bất cập, chủ yếu lượng rác trên biển là có nguồn gốc từ nội địa khi các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xử nước thải, chất thải rắn chưa qua xử lý ra các con sông đồng bằng ven biển hoặc là thẳng ra biển.

Khi nuôi trồng thuỷ hải sản thải chủ yếu các loại thức ăn hóa học có hại cho biển. Việc khai thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm con kiệt nhanh nguồn lợi thuỷ sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Do se lượng du linh biển lớn đã khiến hàng ngày có hàng tấn chất thải đổ ra biển gây ông nhiễm nghiêm trọng. Một nguyên nhân nữa là tràn dầu, kinh tế đang phát triển hội hỏi một lượng dầu lớn, lợi ích kinh doanh dẫn đến khai thác dầu quá mức.

Hậu quả là một lượng dầu lớn bị ra rồi ra mới trường biển do hoạt động của các tàu hay do hiện tượng đắm tàu chở dầu, do các máy khoan thăm giò. Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động của các cảng do hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải đang uy hiếp nghiêm trọng tới môi trường biển.

Ô nhiễm biển dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, nó gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và dần làm mất đi những nguồn lợi từ biển như hai sản, du lịch biển. Môi trường biển bị ông nhiễm giảm đi sức hút với khách du lịch. Tràn dầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn, cổ biển, vùng bãi cát, đầm phá và các rạn san hô.

Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các mang dầu làm giảm khả năng trao đổi oxy giữa không khí và nước, làm giảm oxy trong nước, làm con cân điều hoà oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.

Các chất hóa học độc hại làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ sinh thái, nó gây biến đổi gen, phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, gây chết cả quần thể. Các loài sinh vật bị đe dọa và bị chết do môi trường sống ông nhiễm quá nặng nề. Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước, gây khó khăn trong việc phát triển cuộc sống dân cư vùng biển.

Để bảo vệ môi trường biển cần nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền giáo dục cho họ hiểu những tác hại nguy hiểm có thể xảy ra. Hỗ trợ nguồn vốn, lo cho cuộc sống người dân vùng biển ổn định hơn. Nghiêm cấm việc vứt rác ra bờ biển của khách du lịch biển, thường xuyên nhặt rác bẩn dọc bờ biển để hạn chế việc ô nhiễm. Giám sát hoạt động xả thải nước bẩn ở hộ dân và khu nuôi trồng thuỷ hải sản. Xây dựng hệ thống hóa sinh xử lý nước thải trước khi đưa xuống biển. Đưa ra các hình thức xử phạt với những tổ chức làm trái quy định.

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành, địa phương về việc quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên biển, chức trong công tác phòng ngừa, kết hợp với xử lý có hiệu quả cao ô nhiễm, cải thiện mới trường biển vùng ven biển. Nghiêm ngặt trong giao thông đường thuỷ, tránh tai nạn và tràn dầu, tăng cường bảo vệ các mỏ dầu khí trên biển. Khai thác thuỷ hải sản hợp lý để bảo vệ những nguồn gen quy.

Tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình chung tay bảo vệ biển. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ để cho biển không bị ô nhiễm. Vì một Việt Nam xanh- sạch- đẹp phát triển không ôm nhiễm, vì tương lai tốt đẹp của chính bạn hãy luôn bảo vệ biển.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Nước – Mẫu 11

Đón đọc bài nghị luận về bảo vệ môi trường nước với những thông tin và kiến thức khoa học để các em học sinh mở rộng hiểu biết của mình.

Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của con người ngày càng cạn kiệt. Do đó, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hiệu quả để bảo vệ được nguồn nước sạch.

Ô nhiễm môi trường nước có tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng nguồn nước (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm) bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước có các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ,…), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới rất đáng báo động.

Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa, mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.

Tại Thành phố Hà Nội có khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).

Tại Thành phố Hồ Chí Minh tình trạng nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm. Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng xác định nguyên nhân và có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.

Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước. Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân tố nước. Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng.

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập ngày càng nhiều tới vấn đề rác thải nhựa trong sinh hoạt. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vậy rác thải nhựa là do đâu? Do chính lối sống sinh hoạt, thói quen tiêu thụ quá nhiều đồ nhựa của con người. Nhận thức được việc rác thải nhựa là mối đe dọa của toàn nhân loại, những năm trở lại đây, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc sử dụng đồ nhựa và tiết giản đồ đạc.

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu. Bạn hãy tưởng tượng rằng: Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế. Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi. Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất.

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc người sân sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… vượt quá liều lượng được khuyến cáo cũng chính là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm do hóa chất bị tồn dư. Thậm chí, một số bà con nông dân còn sử dụng những loại hóa chất bị cấm như thuốc trừ sâu Monitor, Thiodol,… điều này không chỉ dẫn đến ô nhiễm nước mà còn vô cùng độc hại cho người sử dụng, nhất là khi không được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động.

Ngoài ra, việc cất giữ, bảo quản thuốc không đúng cách, bày ở khắp nơi trong nhà cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Hoặc, việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng là yếu tố nguy cơ. Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất.

Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên.

Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển.

Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

Giáo dục ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với các thế hệ tương lai là vấn đề then chốt và cần thiết. Làm sao để người dân thay đổi suy nghĩ đó, thay đổi thói quen đó thì mọi vấn đề liên quan tới môi trường đều có thể được giải quyết. Cần tăng cường tuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nước từ những hành động đơn giản như vứt rác đúng nơi quy định, lên án với những hành vi xả rác bừa bãi.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xả thải tại các khu công nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Các nhà máy, xí nghiệp cần xây bể xử lý nguồn nước thải thay vì xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài cũng là biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước hiệu quả. Nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng thêm những hệ thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn. Tích cực đầu tư nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước hiệu quả hơn.

Khuyến khích người dân vùng nông thôn áp dụng giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách xây dựng hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến để xử lý nước thải, tránh xả trực tiếp phân và nước tiểu trong chăn nuôi ra môi trường. Cải tiến công tác sản xuất nông nghiệp bằng cách dùng phương pháp tự nhiên để tạo dinh dưỡng cho đất, kết hợp sử dụng cây trồng kháng sâu bệnh tốt để hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bằng cách có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch để thay thế và áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Ví dụ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…Đây là một giải pháp an toàn có thể hạn chế được nguồn rác thải và nước thải độc hại.

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Không Khí – Mẫu 12

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài nghị luận về bảo vệ môi trường không khí, tham khảo những ý văn hay hữu ích trong bài viết đặc sắc dưới đây:

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên.

Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.

Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.

Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai… là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội.

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường không khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm không khí hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Nghị Luận Về An Toàn Thực Phẩm 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Lớp 7 – Mẫu 13

Gợi ý làm bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 7 sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt kết quả cao cho bài viết trên lớp.

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.

Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.

Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường?

Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán.

Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon – những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.

Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất.

Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.

“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

Văn Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Lớp 8 – Mẫu 14

Bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8 sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và cách diễn đạt hấp dẫn người đọc.

Môi trường là không gian sống của con người và các loại sinh vật trên trái đất. Môi trường không chỉ giúp chúng ta tồn tại, phát triển mà còn mang đến những tài nguyên quý giá để phục vụ cho đời sống. Thế nhưng chúng ta lại chỉ biết lấy đi mà không bù đắp vào, ngược lại còn làm tổn thương đến môi trường tự nhiên. Cho đến giờ phút này vấn đề bảo vệ môi trường vẫn luôn là vấn đề nóng, được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề cấp bách của toàn thế giới.

Phần lớn chúng ta đều trải qua mọi quá trình sinh hoạt tại chính môi trường nhưng lại không quan tâm đến môi trường bao gồm những gì, hiện tại môi trường ra sao. Mà con người chỉ cố gắng lấy đi, tận dụng tối đa những thứ của môi trường phục vụ cho mục đích của mình.

Môi trường là toàn bộ vật chất, yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người (đất, nước, không khí, sinh vật, cơ sở hạ tầng kỹ thuật). Môi trường rất đa dạng, phong phú nhưng tài nguyên trong mỗi môi trường là có hạn và khả năng tái tạo hay nói cách khác là “chữa lành vết thương” do con người gây ra cũng rất hạn chế.

Một thực trạng đáng buồn đang xảy ra là chúng ta đang khai thác quá mức, xâm hại nghiêm trọng đến an toàn của môi trường, làm biến môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng. Môi trường đất, nước, không khí đều đang bị ô nhiễm.

Cụ thể như việc bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, xả túi nilon, xói mòn đất khiến môi trường đất bị ô nhiễm. Các ống xả thải của các nhà máy chưa qua xử lý xả thẳng ra sông hồ, kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Những cột khói khổng lồ từ nhà máy, từ đốt rừng, ống xả của xe máy, ô tô, máy bay khiến môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng.

Môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, điển hình nhất là hiện tượng nóng lên toàn cầu, băng tan nhanh ở hai cực Nam, Bắc. Chính vì thế cần thiết phải bảo vệ môi trường, trước khi môi trường cạn kiệt tài nguyên, kiệt quệ không đủ sức “nuôi” con người tồn tại và phát triển, đến lúc đó chúng ta sẽ chết trước. Môi trường có thể không cần sự có mặt của con người nhưng con người thì không thể sống nếu không có đất, nước, không khí.

Vì vậy xét trên phương diện con người, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Môi trường không khí ô nhiễm, không có oxy làm sao con người sống được, con người cũng không thể sống nếu không có nước và đất. Không có sức khỏe, con người cũng không thể phát triển kinh tế, nếu không bảo vệ môi trường con người cũng không thể đảm bảo và bảo vệ được tính mạng của mình.

Các loài động vật trong tự nhiên đều chọn cách sống thuận tự nhiên, thích nghi với môi trường, thật đáng buồn là con người là sinh vật cấp cao nhất nhưng lại chọn cách khai thác triệt để, xả rác thải ra môi trường để hủy hoại chính nơi sống của mình.

Bảo vệ môi trường không khó, chúng ta hãy bắt tay vào từ những việc đơn giản nhất như ngừng sử dụng túi nilon, tái chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và phân loại rác, không xả rác bừa bãi ra môi trường. Xa hơn, chúng ta nên khai thác đi đôi với bảo vệ, khai thác tài nguyên để phát triển nhưng cũng không quên gìn giữ tài nguyên để bảo vệ môi trường.

Sử dụng tài nguyên nước hợp lý, tránh lãng phí, cải tạo để chữa lành vết thương do chính mình gây ra cho môi trường. Cần thiết phải giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về vai trò, ý nghĩa của môi trường cũng như tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường.

Nếu chúng ta không thể trả lại cho môi trường những thứ đã lấy đi thì phải cố gắng bảo vệ môi trường để môi trường tự chữa lành bản thân. Muốn được sống và tồn tại, phát triển bền vững trên Trái đất này, việc quan trọng nhất chính là phải bảo vệ môi trường. Hãy là một đứa con ngoan của người mẹ thiên nhiên để được mẹ thiên nhiên ưu ái, vỗ về, bao bọc và nuôi dưỡng ,được sống trong môi trường trong lành

Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường Lớp 9 – Mẫu 15

Tham khảo bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 9 dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc và giàu sức thuyết phục.

Con người chúng ta có thể tồn tại và phát triển được là nhờ có môi trường, giữa con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và không thể tách rời. Môi trường sống tạo ra tất cả các điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự sống và cuộc sống của con người.

Mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong môi trường sống, vì vậy, dù là tác động nhỏ cũng ảnh hưởng đến môi trường. Con người ngoài việc sử dụng và khai thác môi trường còn phải bảo vệ môi trường, bởi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống, tuy nhiên ý thức bảo vệ môi trường còn rất mờ nhạt trong con người, phải nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường sống.

Phần lớn mọi người sống trong môi trường nhưng rất mơ hồ về môi trường, chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc về môi trường sống. Môi trường sống là toàn bộ những gì bao quanh và tác động trực tiếp vào cuộc sống của con người, hiện nay tồn tại hai loại môi trường là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Môi trường tự nhiên là tất cả những thứ thuộc về tạo hóa, tự nhiên, sẵn có như đất, nước, khí hậu, tài nguyên… còn môi trường xã hội là môi trường do tác động của con người hình thành nên thông qua các hoạt động xây dựng, sinh hoạt và sản xuất. Con người không thể tách biệt ra khỏi môi trường sống, cũng không thể phủ nhận các tác động của mình lên môi trường, chính vì vậy, cần thiết phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

Khi môi trường chịu những tác động xấu, cuộc sống của con người cũng bị ảnh hưởng xấu, thực tế hiện nay cho thấy môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng về cả tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên đối mặt với tình trạng khai thác quá mức, kiệt quệ nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Rừng, khoáng sản, tài nguyên bị khai thác bừa bãi, ô nhiễm từ nguồn nước (cả nước trên mặt và nước ngầm), nguồn đất (đất xói mòn, nhiễm hóa chất, rác thải) đến bầu không khí (không khí ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, bầu không khí nóng lên)… Con người thì không thể sống nếu không có đất, nước và không khí, vì vậy, một khi những môi trường này bị ô nhiễm, cuộc sống con người cũng vì thế mà ô nhiễm, không thể tồn tại và phát triển được, chính vì vậy phải bảo vệ môi trường.

Đối với môi trường xã hội, nhìn chung sự ô nhiễm môi trường sống biểu hiện qua các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, văn hóa suy thoái đồi bại… một phần do chính lối sống và nhận thức của con người đã gây nên. Chúng ta không thể bền vững với một xã hội đen tối, tha hóa và suy thoái, sống trong môi trường như vậy chẳng khác nào đem vùi mình trong vũng bùn nhơ bẩn.

Phải làm sạch và bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống, một phần để bản thân có điều kiện sống và phát triển, mặt khác con đưa bộ mặt xã hội tiến bộ văn minh hơn. Mỗi cá nhân chúng ta không chỉ phải tôn trọng môi trường mà cần phải ý thức sâu sắc về việc bảo vệ môi trường sống. Đối với môi trường tự nhiên, chúng ta cần khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, không khai thác bừa bãi, đi kèm với khai thác phải có phục hồi và bảo vệ.

Hạn chế đưa ra ngoài môi trường những chất thải độc hại, tích cực cải tạo môi trường đã và đang bị ô nhiễm, quyết liệt lên án và đấu tranh với mọi hành vi làm ô nhiễm môi trường. Đối với môi trường xã hội, ta cần xây dựng môi trường lành mạnh, văn minh; quyết bài trừ tệ nạn xã hội và xử phạt tội phạm xã hội nghiêm minh; đề cao tinh thần sống đạo đức, sống có văn hóa và đoàn kết giữa mọi người; tăng cường giáo dục và tuyên truyền về bảo vệ môi trường sống.

Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn thể mọi người, cộng đồng và xã hội. Mẹ thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho chúng ta một Trái Đất với một môi trường sống đầy đủ “tiện nghi”, tuy nhiên, chúng ta lại không biết cách sử dụng và trân trọng, ngược lại còn tàn phá và hủy hoại thì mẹ thiên nhiên sẽ không ngần ngại trừng phạt con người.

Sự trừng phạt của mẹ thiên nhiên là điều khủng khiếp và ngoài sức tưởng tượng, ngoài giới hạn chịu đựng của con người, chính vì vậy, mỗi người hãy nhận thức đúng đắn ý nghĩa của môi trường và hành động bảo vệ môi trường ngay hôm nay.v

Ô nhiễm môi trường là bài toán khó đối với toàn nhân loại, trong khi đó bảo vệ môi trường khỏi những tác nhân ô nhiễm lại chính là cách thức duy nhất để giúp chúng ta giải bài toán này. Vì vậy chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường, điều đó cần nhiều sự quyết tâm và đồng lòng của toàn nhân loại trên thế giới. Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường các em có thể tham khảo thêm một số đề tài khác như  Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, Nghị luận xã hội về môi trường biển qua hiện tượng cá chết hàng loạt, Nghị luận xã hội Môi trường và cuộc sống con người, Nghị luận về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.

 

Source: https://camnangbep.com
Category: Học tập

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 8
  • Dàn ý nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 8
  • Nghị luận về ô nhiễm môi trường ở địa phương em
  • Bài văn nghị luận về bảo vệ môi trường lớp 7
  • Viết đoạn văn nghị luận về ý thức bảo vệ môi trường
  • Nghị luận vệ môi trường
  • Viết đoạn văn về bảo vệ môi trường lớp 9
  • Bài văn viết về bảo vệ môi trường

YouTube video