Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều

Chắc hẳn đối với tuổi thơ của nhiều người, trò thả diều là một trong số các trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, gần gũi, vậy để giúp các em hiểu rõ hơn nữa về trò chơi này, dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều sẽ cung cấp những hiểu biết hữu ích nhất, mời các em cùng đón đọc.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều 3

Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều 3

Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều
 

I. Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều (Chuẩn)

1. Mở bài
– Thả diều là một thú vui vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở nông thôn, để lại trong mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm.

2. Thân bài

* Nguồn gốc:
– Xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2800 năm, ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban.
– Chiếc diều đầu tiên làm bằng gỗ, sau thay bằng trúc và giấy.

* Ý nghĩa:
– Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí.
– Là một nghi thức cầu an mà các nhà sư.
– Được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn.
– Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự.
– Ngày nay, cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới.

* Đặc điểm:
– Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người.
– Phong phú về màu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể.

* Cách làm diều thông thường:
– Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 – 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn.
– Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt.
– Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều.
– Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn.

* Cách thả diều:
– Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa.
– Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao.

3. Kết bài
– Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về trò chơi thả diều (Chuẩn)

Có lẽ so với trẻ nhỏ ở thành thị tiếng sáo diều vi vu hay những con diều nhiều sắc tố bay lượn trên nền trời xanh thẳm là một thứ gì đó rất lạ lẫm, bởi bao quanh những em là những thứ đồ chơi văn minh, rồi điện thoại thông minh, ipad, … Tôi không nói rằng những thứ ấy là không tốt, nhưng có lẽ rằng trẻ nhỏ nông thôn có vẻ như có một tuổi thơ toàn vẹn hơn hẳn, bởi tuổi thơ ấy là cả một khung trời kỷ niệm đáng nhớ, mà hiện tại khi đã lớn lên người ta vẫn thường khao khát được quay lại với những trò ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê, … vừa năng động lại có ích. Tôi vốn là một đứa trẻ nông thôn, cha mẹ chẳng phong phú gì cho cam, thế nên có được chiếc diều, chiều chiều sau buổi học chị em lại tung tăng đem đi thả với lũ bạn là một niềm vui sướng vô cùng .

Quê hương của trò thả diều không phải ở Việt Nam mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc với trên 2800 năm lịch sử, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban đã chế tạo chiếc diều đầu tiên với vật liệu là gỗ, các thời kỳ sau người ta thay gỗ bằng trúc và giấy để có một chiếc diều thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Đối với người Trung Quốc cổ đại, thả diều mang nhiều ý nghĩa đặc biệt,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về trò chơi thả diều tại đây.

— — — — — — — — HẾT — — — — — — — — –

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn các em học sinh cách xây dựng dàn ý Thuyết minh về trò chơi thả diều, các em cũng có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 khác như: Thuyết minh về một trò chơi dân gian; Thuyết minh đèn ông sao; Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt; Thuyết minh cái phích nước; Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết;…