4 công thức làm món chân giò nướng dễ làm, uống cùng bia ngon bá cháy hấp dẫn mọi vị giác

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ướp giò heo nướng
  • Chân giò nướng bằng nồi chiên không dầu
  • Cách nướng giò heo bằng nồi chiên không dầu
  • Giò heo nướng giấy bạc
  • Chân giò nướng Tây Bắc
  • Giò heo nướng la mắc mật
  • Chân giò nướng Hà Nội
  • Cách làm chân giò chiên giòn bằng nồi chiên không dầu
giò heo nướng
giò heo nướng

YouTube video

Từ chân giò bạn có thể chế biến được rất nhiều món ngon, chuyên mục vào bếp của Camnangbep.com hướng dẫn các bạn 4 cách làm chân giò nướng thơm lừng hấp dẫn trong bài viết dưới đây.

Móng giò lợn là phần nào?

Móng giò là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Móng giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
●    21g protid.
●    21,6g lipid.
●    33mg Ca.
●    28mg Photpho.
●    0,7mg Fe.
●    4mg Mg.
●    0,01mg Mn.
●    0,78mg Zn.
●    0,1mg Cu.
●    Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
●    Cysteine, myoglobin và giàu collagen.

Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:

●    Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
●    Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
●    Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
●    Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
●    An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

banh-canh-gio-heo-meat-deli.png

Móng giò lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy rất bổ dưỡng, nhưng một số đối tượng sau không nên ăn móng giò vì có thể gây hại đối với sức khỏe:
●    Người bệnh viêm gan mạn tính: Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong móng giò có thể làm tình trạng rối loạn chất ở người bị viêm gan mãn tính trở nên trầm trọng hơn.
●    Người bệnh sỏi thận: Tương tự như viêm gan mãn tính, người bệnh sỏi thận cũng không nên ăn móng giò lợn.
●    Người thừa cân, béo phì: Ăn nhiều móng giò lợn có thể khiến bạn tăng cân vì vậy đây là thực phẩm mà người thừa cân, béo phì cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
●    Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa ở người cao tuổi đã yếu nên hạn chế ăn móng giò lợn để tránh tình trạng khó tiêu, tức bụng, ăn không ngon miệng.

Cách làm Chân giò nướng giấy bạc

Chân giò nướng giấy bạc

 

Nguyên liệu

Sả 100 gr Mật ong 1 muỗng canh Dầu hào 1 muỗng canh Tỏi 1 củ Muối 1/2 muỗng Thịt chân giò heo 500 gr(chọn nguyên bắp)

 

Nguyên liệu món ăn chân giò nướng

Dụng cụ thực hiện

Lò nướng, giấy bạc, tô, chén, dao, thớt,…

Cách chế biến Chân giò nướng giấy bạc

  • Sơ chế chân giò

    Chân giò sau khi mua về, làm sạch bạn tiến hành rút xương lấy phần thịt để chế biến.

    Sả băm nhuyễn. Tỏi băm nhuyễn.

     

  • Ướp chân giò

    Trộn gia vị ướp: Cho vào chén một ít dầu hào, muối, mật ong, tỏi băm, sả băm trộn đều.

    Ướp chân giò: Bạn đeo bao tay vào, đổ phần gia vị ướp lên chân giò, chà xát cho thật đều. Sau đó cho chân giò vào ngăn mát tủ lạnh để 6-8 giờ hoặc để qua đêm cho chân giò thật thấm gia vị.

     

  • Nướng chân giò

    Chân giò sau khi ướp bạn lấy ra gói vào tấm giấy bạc lớn cho thật kín.

    Làm nóng lò nướng ở 180 độ C, cho gói chân giò bọc giấy bạc vào nướng theo chế độ 2 lửa trong thời gian khoảng 30 phút.

    Sau 30 phút bạn tăng nhiệt lên 250 độ C tiếp tục nướng thêm 15 phút để thịt chín kỹ và giòn phần da bên ngoài.

  • Thành phẩm

    Sau khi nướng xong bạn lấy chân giò ra, để thịt nguội bớt rồi cắt thành những miếng vừa ăn. Chân giò nướng giấy bạc dùng kèm cơm trắng, bún hoặc xôi mặn hoặc làm món nhậu kèm với bia đều rất ngon.

Chân giò nướng mật ong

Chân giò nướng mật ong

Nguyên liệu

Chân giò heo 500 gr(chọn nguyên bắp) Sa tế dầu 2 muỗng canh Nước tương 2 muỗng canh Sốt mayonaise 1 muỗng canh Mật ong 2 muỗng canh Muối 1/2 muỗng canh

 

Nguyên liệu món ăn chân giò nướng

Dụng cụ thực hiện

Bếp than hoa hoặc bếp nướng điện,…

Cách chế biến Chân giò nướng mật ong

  • Sơ chế và ướp chân giò

    Chân giò sau khi làm sạch bạn dùng dao khía trên lớp da để chân giò ngấm gia vị.

    Ướp chân giò với: 2 muỗng canh sa tế dầu, 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh sốt mayonaise, 1/2 thìa cà phê muối. Ướp trong vòng 6-8 h trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để qua đêm cho chân giò thật thấm gia vị.

     

  • Nướng chân giò

    Chuẩn bị bếp than hoa hoặc bếp nướng điện, bạn để chân giò lên vỉ nướng. Trong quá trình nướng bạn lật, trở vỉ liên tục để chân giò không bị cháy.

    Sau khi lớp da chân giò vàng giòn, bốc mùi thơm bạn dùng cọ quét mật ong lên chân giò sau đó tiếp tục nướng thêm 5 phút cho mật ong khô lại

  • Thành phẩm

    Thịt chân giò chín bạn cắt thành từng miếng vừa ăn, trang trí ra đĩa và thưởng thức.

 Chân giò nướng nồi chiên không dầu

Chân giò nướng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

Thịt chân giò 1 kg Hành tím 5 củ Tỏi 3 tép Lá nguyệt quế khô 1 muỗng canh Gia vị thông dụng 1 ít(Muối/ hạt nêm/ tiêu xay)

Lá nguyệt quế khô (bay leave) mua ở đâu?

  • Lá nguyệt quế sẽ giúp tạo mùi thơm cũng như loại bỏ mùi tanh của thịt chân giò, vậy nên nếu có thể thì đừng bỏ nguyên liệu này nhé!
  • Bạn có thể mua lá nguyệt quế khô tại các cơ sở uy tín như siêu thị hoặc chợ để đảm bảo chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm, ngoài ra bạn còn có thể mua trên các trang thương mại điện tử.
  • Lá nguyệt quế thường có trong túi gia vị để nấu cà ri, bạn có thể tận dụng điểm này đấy!
  • Đối với các sản phẩm đóng gói, các bạn nên kiểm tra kĩ hạn sử dụng, bao bì bên ngoài nguyên vẹn, không rách hay bị ố màu, sản phẩm bên trong không nổi mốc.

Nguyên liệu món ăn thịt chân giò nướng bằng nồi chiên không dầu

Dụng cụ thực hiện:

Nồi chiên không dầu, chén, dao, thớt, rổ,…

Cách chế biến Chân giò nướng nồi chiên không dầu

  • Sơ chế chân giò

    Để làm sạch và khử mùi hôi, bạn cần ngâm thịt chân giò trong nước muối pha loãng từ 5 – 10 phút. Sau đó vớt chân giò heo ra, chần sơ qua với nước sôi rồi rửa lại với nước lạnh cho sạch xong để ráo.

  • Luộc chân giò

    Bạn cho chân giò vào nồi, thêm nước ngập mặt chân giò và thêm 5 củ hành tím bóc vỏ, 3 tép tỏi bóc vỏ, 1 muỗng canh lá nguyệt quế khô, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng canh hạt nêm.

    Bạn bắc nồi chân giò lên bếp nấu sôi ở lửa lớn rồi chỉnh nhỏ lửa, đậy nắp hầm 35 – 40 phút cho tới khi lớp da săn lại, phần thịt chín tới là được.

    Tiếp đó bạn tắt bếp, vớt thịt chân giò ra để ráo và cho vào hộp kín, cất trong ngăn mát tủ lạnh 8 tiếng hoặc để qua đêm.

  • Nướng chân giò

    Tiếp đó bạn cho thịt chân giò vào nồi chiên không dầu và tiến hành nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 20 phút.

    Sau đó, bạn mở nồi chiên ra kiểm tra, nếu phần da chưa được vàng giòn thì bạn tiếp tục nướng thêm 15 – 20 phút ở nhiệt độ 180 độ C là hoàn thành.

  • Thành phẩm

    Chân giò nướng bằng nồi chiên không dầu có màu bắt mắt, hương vị thơm ngon, hấp dẫn, vừa nhìn đã muốn thử ngay một miếng.

    Chân giò được nướng vừa tới, lớp da giòn giòn, thịt bên trong chín đều và vẫn giữ được độ ngọt thơm vốn có. Bạn có thể cắt thành từng lát và ăn kèm với rau sống, chấm kèm chén nước tương hoặc nước mắm chua ngọt đều ngon!

Chân giò tẩm gia vị nướng nồi chiên không dầu

Nguyên liệu

Chân giò 1 cái Tỏi 5 tép Chanh 1 quả Ớt sa tế 1 muỗng cà phê Ngũ vị hương 2 muỗng cà phê Nước tương 1 muỗng canh Muối 1 ít

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu món ăn thịt chân giò nướng bằng nồi chiên không dầu

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Dụng cụ thực hiện:

Nồi chiên không dầu, máy xay sinh tố, dao, thớt, rổ,…

Cách chế biến Chân giò tẩm gia vị nướng nồi chiên không dầu

  • Sơ chế chân giò

    Bắc nồi lên bếp, đổ vào 500ml nước và đun sôi. Đợi nước sôi, cho vào 1 muỗng canh muối. Sau đó, cho chân giò vào và chần sơ trong khoảng 2 phút.

    Tiếp đó bạn rửa lại nước sạch và dùng tăm xiên đều da chân giò, rồi bạn lấy 1/2 quả chanh cùng 1 muỗng canh muối chà xát toàn bộ chân giò rồi rửa lại nước sạch.

    Tỏi bạn bóc bỏ vỏ, nửa quả chanh còn lại bạn vắt lấy nước cốt.

  • Làm sốt ướp

    Cho vào cối 1 muỗng cà phê ớt sa tế, tỏi đã bóc vỏ, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê ngũ vị hương, phần nước cốt 1/2 quả chanh, rồi bạn bấm xay nhuyễn hỗn hợp sốt ướp cho hòa quyện.

  • Ướp chân giò với sốt

    Bạn xoa đều sốt ướp lên chân giò rồi để yên ướp trong khoảng 45 phút – 1 tiếng cho chân giò thấm gia vị.

  • Nướng chân giò

    Tiếp đó bạn cho chân giò đã ướp thấm vào nồi chiên không dầu và tiến hành nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 20 phút.

    Sau 20 phút, bạn mở nồi chiên ra, lật ngược chân giò lại tiếp tục nướng thêm 20 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Bạn lặp lại thao tác lật ngược chân giò rồi nướng thêm 2 lần cho tới khi chân giò vàng đều là được.

  • Thành phẩm

    Chân giò tẩm gia vị nướng nồi chiên không dầu khi hoàn thành có mùi thơm lừng cùng với da nâu vàng óng ánh cực kì hấp dẫn.

    Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được da chân giò giòn dai thấm vị cay mặn rất vừa miệng, phần thịt bên trong thì mềm ngọt ăn mê quên lối về. Cùng trổ tài thực hiện ngay bạn nha!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Mẹo thực hiện thành công

Lưu ý khi làm món chân giò nướng giấy bạc

  • Để làm chân giò nướng ngon bạn nên chọn chân giò trước có nhiều thịt, ít xương và thịt mềm chân giò mềm, thơm hơn. Sau khi mua chân giò về bạn rửa thật sạch rồi loại bỏ móng cứng bên ngoài chân giò, sau đó bạn dùng dao lam hoặc dao thật sắc cạo hết phần mày cứng ở phần đệm chân và các kẽ móng. Bạn xát muối, rửa thật sạch để chân giò không còn mùi hôi.
  • Chân giò nướng giấy bạc đạt yêu cầu khi lớp da bên ngoài giòn rụm nhưng thịt bên trong vẫn giữ được độ mềm thơm. Chân giò đậm đà ngấm gia vị đến từng thớ thịt.
  • Để tăng hương vị cho món chân giò nướng giấy bạc bạn có thể dùng kèm với nước tương tỏi ớt, dưa leo, dưa góp và các loại rau thơm.

Lưu ý khi làm món chân giò nướng mật ong

  • Món chân giò nướng mật ong đạt yêu cầu khi lớp da bên ngoài vàng thơm, không cháy, không khô, ánh lên màu mật ong hấp dẫn
  • Nếu bạn không ăn được cay có thể giảm lượng sa tế dầu khi ướp chân giò.
  • Chân giò nướng sẽ ngon hơn khi chấm với nước tương tỏi ớt, ăn kèm với các loại rau thơm, dưa leo.

Cách chọn mua chân giò heo tươi ngon

  • Với món chân giò nướng, bạn có thể chọn phần chân giò phía trên phần đùi hoặc chân giò phía dưới kèm theo móng. Phần thịt chân giò trên phần đùi sẽ nhiều thịt hơn, nếu bạn thích món nướng có nhiều gân hơn thì hãy chọn chân giò dưới kèm móng nhé!
  • Khi chọn mua thịt chân giò, nên chọn giò có bề mặt thịt khô ráo, phần thịt có màu đỏ hồng nhạt, dùng tay ấn nhẹ thấy thịt săn chắc và có độ đàn hồi.
  • Lưu ý nên mua khúc chân giò còn nguyên tảng lớn, chưa bị chặt thành các khúc nhỏ.
  • Không nên chọn giò heo bị tái, có vết thâm đen trên bề mặt da hoặc thịt bị nhớt vì đây là dấu hiệu heo bị bệnh hoặc ôi thiu, khi chế biến sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Trên đây Camnangbep.com  giới thiệu tới các bạn 4 cách chân giò nướng giấy bạc và chân giò nướng mật ong rất hấp dẫn, hy vọng các bạn sẽ có bữa ăn thật ngon và ấm áp bên gia đình!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách ướp giò heo nướng
  • Chân giò nướng bằng nồi chiên không dầu
  • Cách nướng giò heo bằng nồi chiên không dầu
  • Giò heo nướng giấy bạc
  • Chân giò nướng Tây Bắc
  • Giò heo nướng la mắc mật
  • Chân giò nướng Hà Nội
  • Cách làm chân giò chiên giòn bằng nồi chiên không dầu