Giới thiệu cây Măng Sặt – Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Chế biến măng sặt
  • Măng sặt ngâm ớt
  • Măng sặt xào thịt bò
  • Cây măng sặt
  • Măng trúc
  • Măng sặt Yên Bái
  • Măng vầu Yên Bái
  • Cây sặt
măng sặt
măng sặt

YouTube video

Măng sặt là một món ăn ngon của núi rừng Tây Bắc, nổi tiếng nhất ở Yên Bái, măng ở đây vừa ngon, vừa lành tính được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích.

Là một tỉnh miền núi với đa số diện tích là rừng, bởi vậy Yên Bái có rất nhiều các loại măng như măng mai, măng lay, măng nứa, măng tre… và đặc biệt là măng sặt.

Đây là một trong những đặc sản nổi tiếng ở Yên Bái được nhiều du khách yêu thích. Cùng khám phá thêm những thông tin về măng sặt Yên Bái để sẵn sàng chuẩn bị cho những chuyến đi khám phá Tây Bắc nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Măng sặt mọc ở đâu?

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhiều địa phương đều có măng sặt, tuy nhiên không phải nơi nào măng sặt cũng ngon. Yên Bái được mẹ thiên nhiên ban tặng thuận lợi về cả thổ nhưỡng và khí hậu, rất phù hợp cho măng sặt sinh trưởng và phát triển.

Loại măng sặt này lành tính, thuộc họ tre, to hơn ngón chân cái chút xíu, búp măng thẳng, mọc tự nhiên ở một số vùng đồi núi ở Yên Bái như huyện Văn Chấn, Trạm Tấu. Tuy nhiên, thị xã Nghĩa Lộ là nơi có nhiều măng sặt nhất.

Giới thiệu cây Măng Sặt - Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên 6

Măng sặt vào vụ được người dân bản địa khai thác từ rừng già. Ảnh: Fanpage Măng Yên Bái

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Mùa xuân thường là mùa măng sặt nhiều ở vùng rừng núi, đây cũng là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, những búp măng đua nhau vươn lên căng tràn sức sống, đón ánh nắng mặt trời.

Giới thiệu cây Măng Sặt - Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên 7

Măng vào mùa được rất nhiều người dân và du khách đặt mua. Ảnh: Báo Yên Bái

Mùa măng sặt bắt đầu khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch. Người dân địa phương thường dùng cuốc, thuổng để tách những mầm măng nằm sâu trong đất. Vì được ủ ấp cùng với đất mẹ trước khi ra khỏi mặt đất nên mầm măng nào cũng tươi ngon, mập mạp.

Giới thiệu cây Măng Sặt - Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên 8

Người dân lên rừng già lấy măng về bán. Ảnh: nongnghiepmienbac.com

Trước đây, măng sặt được người dân lấy về thường chỉ để phục vụ bữa cơm gia đình, tuy nhiên những năm gần đây, món ngon này ngày càng được nhiều du khách biết đến và yêu thích.

Nhiều người đồng bào dân tộc đã biết lấy trên rừng để bán ở chợ và các địa điểm du lịch. Nhu cầu ngày càng nhiều, nên người Thái, Dao… người dân địa phương đã biết khoanh lại vùng có măng trên các khu rừng già để tiện chăm sóc.

So với măng sặt mọc tự nhiên nếu được người dân chăm sóc thêm cây sẽ mập mạp và phát triển tốt hơn, từ đó lợi nhuận kinh tế đem lại sẽ cao hơn.

Giới thiệu cây Măng Sặt - Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên 9

Những búp măng dài, non mơn mởn chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon. Ảnh: Fanpage Măng Yên Bái

Ngày nay, chợ Nghĩa Lộ trở thành nơi cung cấp măng sặt với số lượng lớn đi khắp các nơi trong và ngoài tỉnh. Theo người dân địa phương, măng sặt được rất nhiều khách ngoài tỉnh ưa chuộng vì đây là loại măng đặc, ăn rất thơm và ngọt, lại chế biến được thành nhiều món ngon.

Cứ mỗi mùa măng sặt đến, khách từ khắp các tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ… lại đặt măng với số lượng lớn.

Giới thiệu cây Măng Sặt - Đặc sản vùng Tây Bắc Du khách ăn một lần nhớ mãi không quên 10

Khi đến mùa măng sặt, du khách có thể dễ dàng mua trong các khu chợ. Ảnh: VOV

Giá măng sặt loại tươi vào mùa có thể bán được từ 12.000 – 15.000 đồng/kg, loại này còn nguyên vỏ chưa bóc. Còn đối với lại đã bóc sẵn vỏ thì bán với giá khoảng 30.000 đồng/kg.

Thông thường để chọn được loại măng sặt ngon, du khách nên chọn những loại cây có thân mập, màu vàng trắng tươi. Tuy nhiên, nếu là người sành mua thì sẽ chọn rất nhanh, cầm cây măng nên là biết loại nào ngon.

Giá trị kinh tế của cây Măng Sặt

Cây Măng Sặt trồng bằng gốc có rễ, không cần bón phân hay chăm sóc. Sau khoảng 2 năm cây Sặt bắt đầu cho măng. Từ  tháng 1-4, khi cây măng Sặt nhú lên khỏi mặt đất 10-15cm thì thu hoạch. Măng mọc trên những triền đồi dốc nên dễ thu hái bằng cuốc, thuổng. Bà con càng đào thường xuyên, măng Sặt càng lên mạnh.

thu hai mang sat

Thu Hái Măng Sặt

Sau vài vụ thu hoạch, có thể phạt bớt cây già cho chồi non đâm lên, mưa ẩm càng nhiều, măng mọc càng nhanh. Đầu vụ, giá măng bán 60-70.000 đồng/kg, vào giữa vụ măng vẫn có giá 20-25.000 đồng/kg. Nếu trồng có bón phân và chăm sóc tốt cây sẽ cho măng sớm và rất sai măng. Trồng trên diện tích 1000m2 mỗi lần thu hoạch được 300-400kg măng. Vào chính vụ cứ 2 ngày phải khai thác 1 lần để măng không lên quá cao, ảnh hưởng đến chất lượng của măng. Khi trồng cây Măng Sặt bà con nên bón thêm NPK và phân chuồng hoai mục vào đầu vụ(trước mùa măng 2 tháng) để măng ra nhiều và to hơn.

Những món ngon từ Măng Sặt:

Măng Sặt giòn sần sật, thơm ngọt chứ không đắng và hăng như các loại măng rừng khác. Măng Sặt có thể chế biến được rất nhiều các món ăn như: Măng Sặt luộc, Măng Sặt om sườn, Măng Sặt xào thịt bò, Om thịt Vịt, món măng nướng…

Măng Sặt xào thịt Bò:

Măng Sặt bóc vỏ già, rửa lại lần nữa cho thật sạch, để ráo nước. Cho từng cái măng lên thớt, dùng dao thái măng để khi xào măng nhanh chín và dễ ngấm gia vị. Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị và dầu ăn. Gừng bỏ vỏ, đập dập, cho vào chảo phi thơm với chút dầu ăn, cho thịt bò vào xào chín thì bỏ ra để riêng.

mang sat xao thit bo

Thêm chút dầu vào chảo rồi cho măng vào xào kỹ cho chín, nêm gia vị, hạt nêm vừa ăn. Măng chín và ngấm gia vị, các bạn cho thịt bò vào xào cùng cho chín đều, rắc hành hoa cắt khúc vào và tắt bếp.

Bạn nhớ làm ly Rượu nấu, hoặc lon bia để cảm nhận nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Măng Sặt ninh sườn Lợn:

Măng Sặt bóc vỏ, dùng dao lớn đập dập măng cho dễ ngấm gia vị. Sườn Non chặt khúc vừa ăn rồi cho vào ướp gia vị. Cho măng, cà chua vào xào với sườn lợn tới khi chín. Thêm chút nước cho săm sắp rồi ninh nhỏ lửa cho mềm. Thêm gia vị, một chút hành, thì là hoặc rau mùi tàu là ta đã có món ăn thơm ngon và bổ dưỡng.

mang sat ninh suon lon

Măng Sặt luộc:

Măng Sặt bóc bỏ vỏ, rửa sạch bỏ phần già và để nguyên cả cây Măng. Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho măng vào, đun sôi 10-15p vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.

mang sat luoc

Với món luộc, ăn kèm phải là muối chấm được trộn ngon. Người ta thường dùng gừng, ớt, hạt sẻn, hạt dổi giã nhỏ, trộn cùng với muối chấm để làm dậy lên vị ngon đặc biệt của măng.

Măng sặt Om thịt Vịt:

Măng Sặt luộc chín, thái miếng vừa ăn. Thịt vịt chặt miếng, tẩm ướp gia vị từ 15-20p cho ngấm đều. Cho thịt vịt vào xào chín tới, rồi cho măng đã thái vào om nhỏ lửa với thịt vịt. Thêm tỏi gia vị với hạt tiêu, hành để có món ăn ngon và lạ miệng.

mang sat om thit vit

Những món ngon từ măng sặt tuy giản dị nhưng mang đậm hương vị của núi rừng Tây Bắc. Chuẩn bị cuối tháng 3 măng sặt đã vào mùa, bạn nhớ tranh thủ ghé Yên Bái để thưởng thức ngay những món ăn thôn quê đậm vị măng sặt để có thêm những trải nghiệm mới thú vị nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Chế biến măng sặt
  • Măng sặt ngâm ớt
  • Măng sặt xào thịt bò
  • Cây măng sặt
  • Măng trúc
  • Măng sặt Yên Bái
  • Măng vầu Yên Bái
  • Cây sặt