Gói bánh tét có khó như bạn nghĩ? 5 Cách làm bánh tét truyền thống ngon, đẹp, cực dễ làm, đơn giản đón Tết

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách gói bánh tét bằng la dong
  • Cách gói bánh tét đơn giản
  • Cách gói bánh tét chuối
  • Cách gói bánh tét mini
  • Cách gói bánh tét ngũ sắc
  • Cách xào nếp gói bánh tét
  • Cách làm bánh tét hấp
  • Cách gói bánh tét miền Trung
cách gói bánh tét
cách gói bánh tét

YouTube video

Cũng giống như bánh chưng, bánh tét là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết của người dân miền Nam. Ngày nay, món bánh tét được người dân ở nhiều nơi yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn các bước gói bánh tét bằng lá chuối đẹp mắt để chuẩn bị cho ngày tết  đang đến gần.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu?

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, trên mâm cơm cúng của người miền Nam đều không bao giờ thiếu được cặp bánh tét. Nhiều nghiên cứu về văn hóa cho rằng, bánh tét mà người miền Nam dùng trong ngày Tết là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm. Trải qua quá trình giao lưu, bánh tét trở thành biểu tượng cho hình tượng Linga của thần Siva theo tín ngưỡng người Chăm.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó

Có nhiều nguồn gốc ra đời bánh tét khác nhau 

Còn với quan điểm của giáo sư Quốc Vượng, khi người Việt bắt đầu khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự hòa lẫn và tiếp thu cái mới nên người dân Việt đã học và làm món bánh tét như ngày nay.

Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét là sự giao thoa văn hóa thì ông bà ta còn kể lại cho con cháu những giai thoại của việc hình thành bánh tét. Nổi bật nhất là câu chuyện chiến thắng giặc xâm lược lừng lẫy của vua Quang Trung khi đánh bại quân Thanh vào ngày Tết. Đây cũng là một câu trả lời cho câu hỏi bánh tét có nguồn gốc từ đâu.

Năm 1788, khi nhà Lê sắp bị diệt vong, vua Lê Chiêu Thống vì muốn giữ ngôi báu nên đã dùng đến cách nhờ nhà Thanh cứu giúp. Triều Thanh nhân lúc này, cho quân sang biên giới nước ta, gây ra cuộc sống khổ cực cho người dân. Trước tình hình đó, ở phía Nam Nguyễn Huệ tự xưng Hoàng Đế, lấy hiệu Quang Trung đứng lên đánh giặc. Chỉ còn vài ngày nữa đến Tết nên Quang Trung quyết định cho quân ăn Tết sớm để tiến quân ra Bắc.

Vì cảm động trước vua Quang Trung, một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói trong hình trụ, bằng lá chuối, khi ăn vua rất khen ngon. Lính còn nói, loại bánh này là loại bánh mà người vợ ở quê nhà thường gói để ăn theo bên người, mỗi lần ăn, anh ta lại nhớ đến vợ, nhớ quê nhà. Vua chỉ đạo quân làm theo chiếc bánh hình tròn, dài như những đòn bánh tét để dễ dàng mang theo. Không cồng kềnh, không to lại có thể vừa đi, vừa ăn, không cần phải nấu mà quân sĩ lại đầy đủ chất dinh dưỡng.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Ý nghĩa những chiếc bánh Tét

Bên cạnh việc tìm hiểu bánh tét có nguồn gốc từ đâu chúng ta cũng nên tìm hiểu về ý nghĩa của những bánh tét. Được gọi là bánh Tét bởi vì khi cắt loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi khoanh từng miếng nhỏ.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu

Bánh tét thể hiện sự kính trọng của con cháu với ông bà, tổ tiên

Tương tự như bánh chưng, bánh tét cũng mang một ý nghĩa thương nhớ người đã khuất, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân được mùa thuận lợi. Bánh tét bọc trong nhiều lớp lá dong hoặc lá chuối bên ngoài tượng trưng cho việc mẹ bọc lấy con, mong muốn sum vầy của người Việt Nam sau một năm đi làm ăn xa.

Không những thế, bánh tét nhân đậu xanh màu vàng còn gợi cho người nông dân hình tượng cánh đồng lúa chín bội thu, niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp”, thái bình của mọi người dân.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Bánh tét khác bánh chưng như thế nào?

Bánh tét là món bánh rất thú vị, độc đáo ở cách gói, lại thơm ngon ở hương vị. Tương tự như bánh chưng, bánh tét của người Nam Bộ gồm những nguyên liệu của vùng quê nông thôn như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Nhưng nó khác bánh chưng chỉ được làm gạo nếp trắng, còn bánh tét thì có thể được thay thế bằng đỗ đen hoặc gạo nếp cẩm hoặc các loại gạo được nhuộm màu tự nhiên.

Nếu bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét được gói bằng lá chuối, gói theo hình tròn dài.
Nếu có một đồng bánh tét thơm ngon, người gói cần thực hiện thật tỉ mỉ từ những khâu chuẩn bị như gạo nếp phải là loại mới, thơm , ngon. Đỗ xanh đã lọc hết vỏ, đem nấu chín. Dừa khô nạo lấy nước cốt dừa. Lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy nước trộn vào gạo cho ngấm để tạo màu xanh mát. Thịt ba chỉ thái hình chữ nhật theo độ dài của bánh, ướp gia vị để làm nhân.

Luộc bánh tét tương tự như luộc bánh chưng. Bạn cần xếp bánh vào trong xoong một cách cẩn thận, nấu nước sôi. Bánh muốn chín thì cần phải đủ 8 tiếng nên bạn cần phải canh lửa liên tục để bánh chín đều.
Sau khi nấu bánh Tét xong, bạn để ráo nước rồi cắt thành từng khoanh tròn đẹp mắt dâng lên cúng tổ tiên trong ngày Tết.

Bánh tét có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa của nó

Ngất ngây với món bánh tét lá cẩm đẹp mắt

Hiện nay, ta có thể thấy bánh Tết rất đa dạng với hai loại nhân là nhân ngọt và nhân mặn, với nhiều kiểu sáng tạo các chữ may mắn trong năm mới với màu sắc rực rỡ như vàng, tím, đỏ, xanh bắt mắt.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Cách làm bánh tét lá dứa truyền thống

Nguyên liệu làm Bánh tét Cho 6 đòn

Nếp 1 ký Đậu xanh 300 gr Thịt ba chỉ 500 gr Lá dứa 100 gr Hành tím 3 củ Gia vị thông dụng 1 ít(muối/ đường/ tiêu)

Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

Cách chọn mua gạo nếp ngon

  • Bạn nên chọn mua nếp có hạt to, tròn, màu trắng đục, không bị gãy nát.
  • Nên mua nếp mới được xay, khi ngửi có mùi thơm nhẹ, dễ chịu tự nhiên của gạo nếp.
  • Không nên mua không nên mua loại gạo nếp được xay xát kỹ vì gạo đã bị mất rất nhiều dưỡng chất.
  • Tránh mua nếp có màu sắc lạ hoặc có mùi ẩm mốc do để lâu.

Cách chọn mua thịt ba rọi ngon

  • Bạn chọn miếng thịt có tỷ lệ mỡ và thịt không quá chênh lệch, lớp mỡ dày từ 1.5cm – 2cm, phần thịt nạc dính chặt vào phần thịt mỡ. Để món bánh tét đạt được độ ngon nhất, bạn nên lựa miếng mỡ nhiều hơn nạc một xíu nhé.
  • Chú ý quan sát màu sắc của thịt heo, thịt ba rọi ngon có lớp da bên ngoài khô, màu trắng hồng, mềm mại. Thịt sau khi cắt ra có màu hồng tươi, thớ thịt chắc. Lớp mỡ xen giữa thịt có màu trắng sáng, chắc.
  • Bạn dùng tay ấn vào thịt, nếu vết lõm trên thịt trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng thì đó chính là thịt heo ngon.
  • Không mua nếu thịt có mùi lạ, màu đỏ thẫm.

Cách chọn mua đậu xanh ngon

  • Bạn có thể sử dụng cả hai loại đậu xanh cà vỏ và còn nguyên vỏ đều được.
  • Nếu bạn chọn đậu xanh còn nguyên vỏ, cần lưu ý chọn các hạt đậu xanh có lớp vỏ căng bóng, mẩy đều nhau, không bị sâu hay lép.
  • Nếu chọn hạt đậu xanh cà vỏ, bạn chọn loại có màu vàng đẹp, các hạt đậu nửa chắc, không bị sâu mọt, có mùi thơm của đậu xanh.

Nguyên liệu món ăn bánh tét lá dứa

Dụng cụ thực hiện

Nồi, dao, lá chuối, dây dù (để buộc), dây thun,…

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Cách chế biến Bánh tét

  • Ngâm gạo nếp

    Xay 100gr lá dứa với 1 lít nước. Sau khi vo gạo nếp thật sạch, cho vào ngâm trong thau nước lá dứa cùng 1 muỗng canh muối. 4 tiếng sau, bạn cho ra rổ để gạo ráo.

  • Chuẩn bị đậu xanh

    Rửa sạch đậu xanh rồi cho vào nồi nấu trên lửa vừa. Khi nước sôi, bạn hạ lửa nhỏ, đậy nắp và nấu thêm 20 phút nữa.

    Khi đậu chín mềm, bạn tắt bếp. Cho đậu ra tô, thêm 1 muỗng canh đường vào rồi dùng muỗng tán đậu nhuyễn.

  • Chuẩn bị thịt ba rọi

    Thịt ba chỉ mua về bạn cạo sạch da, sau đó bóp thịt với ít muối và nước cốt chanh cho thịt không bị hôi và rửa lại cho sạch. Tiếp đến cắt thịt thành các miếng dày 1 lóng tay.

    Ướp thịt với 2/3 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê tiêu hạt, 3 củ hành tím cắt lát. Để yên 20 phút để thịt thấm gia vị.

    Mách nhỏ: Bạn có thể ướp thịt qua đêm để thịt thấm gia vị nhé.
  • Gói nhân đậu và thịt

    Trải 1 lớp màng bọc thực phẩm ra mặt bàn.

    Chia đậu xanh thành 6 phần bằng nhau (khoảng 130gr/ phần). Dàn đều 1 phần đậu xanh lên mặt bàn, rồi cho 1 miếng thịt ba chỉ vào. Dùng tay cuộn lại sao cho thịt nằm giữa khối đậu xanh. Túm gọn 2 đầu rồi lăn vài vòng để tạo thành khối hình trụ mềm mịn dài khoảng 12cm.

    Thực hiện tương tự với các phần còn lại.

  • Gói bánh

    Dùng khăn lau lá chuối thật sạch, cắt lá chuối thành các miếng có độ dài 30cm (khoảng 2 gang tay).

    Trải 2 tấm lá chuối có mặt lá đậm xuống mặt bàn và 1 tấm lá chuối có mặt lá đậm hướng lên trên.

    Xúc nếp vào, dàn thật đều sao cho nếp cách mép lá 1/2 lóng tay, xếp khối đậu xanh – thịt ba chỉ vào giữa. Xúc thêm nếp và rải lên trên khối đậu.

    Dùng tay gói 2 đầu mép lá lại, miết cho thật chặt để nếp và nhân dính chắc vào nhau. Bạn nhẹ nhàng bẻ gập phần góc chiếc bánh rồi dựng đứng lên, dùng thun buộc tạm vào thân bánh.

    Gấp 2 đầu bánh lại và buộc lại bằng lá chuối, dùng kéo cắt nếu 2 đầu có phần lá dư. Cuối cùng, bạn lấy dây dù buộc các đường ngang và dọc quanh bánh, dùng kéo cắt bỏ dây thun.

  • Luộc bánh

    Xếp bánh vào nồi, phủ bên dưới và bên trên bằng 2 – 3 lá chuối rồi luộc bánh ở lửa nhỏ trong 4 tiếng là bánh đạt.

    Bạn vớt bánh ra nhúng bánh vào nước lạnh 3 – 5 phút rồi để thật nguội là có thể dùng được nhé.

  • Thành phẩm

    Vậy là chúng ta vừa làm xong những đòn bánh tét truyền thống cho ngày Tết rồi. Thành phẩm có phần nếp dẻo thơm, đậu xanh bùi béo, thịt đậm đà kết hợp lại tạo nên một đòn bánh tét thơm ngon hấp dẫn tuyệt vời.

Cách bảo quản bánh tét

  • Bánh tét bảo quản ở nhiệt độ phòng sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần.
  • Bạn cần hấp, vi sóng hoặc chiên bánh lại trước khi ăn nếu bảo quản bánh trong tủ lạnh nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Cách gói bánh tét kiểu Nam Bộ

Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh tét

  • Gạo nếp ngon: 2 kg
  • Đậu xanh chà vỏ: 700 gram
  • Thịt ba chỉ: 1 kg
  • Lá dong (hoặc lá chuối): 50 – 60 tấm
  • Lạt buộc: 100 – 120 chiếc
  • Gia vị cần có: hành tím, tiêu xay, muối ăn, nước mắm, hạt nêm
Nguyên liệu gói bánh tét - cách gói bánh tét chuối

Nguyên liệu gói bánh tét – cách gói bánh tét chuối

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Cách gói bánh tét

Bước 1: Ngâm gạo đỗ, chuẩn bị lá gói bánh

Ngâm gạo nếp, đỗ xanh: Vo và đãi sạch gạo nếp. Làm xong, bạn đem ngâm với nước ấm qua đêm. Tương tự như gạo nếp, đỗ xanh bạn cũng vo sạch rồi đem ngâm cho đỗ mềm.

Chuẩn bị lá gói bánh: Nếu bạn sử dụng lá chuối, bạn dùng dao nhẹ nhàng rọc bỏ phần cuống sao cho không làm rách lá. Tiếp đến, cắt lá thành các khổ chừng 30 x 30 cm rồi đem rửa sạch cả hai mặt. Rửa xong, mang lá nhúng qua nước sôi để lá mềm, không bị rách khi gói.

Trường hợp bạn sử dụng lá dong, bạn cũng dùng dao rọc bớt phần cuống cứng nhưng không làm tách đôi lá. Rửa lá dong sạch cả hai mặt rồi lau khô. Với lá dong, bạn không cần phải nhúng qua nước sôi trước khi gói.

Chuẩn bị lá gói bánh - cach goi banh tet

Chuẩn bị lá gói bánh – cach goi banh tet

Bước 2: Chuẩn bị nhân gói bánh tét

Gạo nếp: Sau một đêm ngâm, bạn trút gạo ra rá sau đó vo thêm một lần nữa cho sạch hẳn. Tiếp đến, vẩy gạo cho ráo nước rồi trộn 2 thìa cafe muối thật kỹ.

Đỗ xanh: Vo lại đỗ một lần nữa rồi đem đồ chín. Với phần hành tím, bạn băm nhỏ rồi phi thơm 1/2. Khi hành tím thơm vàng, cho nhân đậu xanh vào xào cùng. Nêm một chút tiêu + muối cho nhân đậu được đậm đà.

Thịt ba chỉ: Rửa sạch rồi thái thịt thành những miếng to bản có độ dày chừng 0.3 cm. Thái xong, đem ướp thịt với một chút mắm + tiêu + bột nêm + ½ chỗ hành tím còn lại. Ướp thịt trong ít nhất 30 phút.

Chuẩn bị gạo đỗ thịt làm nhân bánh - cách gói bánh tét

Chuẩn bị gạo đỗ thịt làm nhân bánh – cách gói bánh tét

Bước 3: Gói bánh tét

Xếp lá: Xếp đè hai phần lá lên nhau theo chiều ngang. Tiếp đến, bạn lại xếp đè hai mảnh lá nữa theo chiều dọc lên phía trên. Lưu ý là nên xếp lá to ở dưới, lá nhỏ ở trên để tránh bánh bị vỡ khi gói và luộc.

Gói bánh: Đầu tiên, bạn cho gạo nếp sau đó dàn đều vào giữa lá theo chiều dọc. Dàn gạo nếp xong, bạn tiếp hành cho đậu xanh vào và cũng dàn đều. Tuy nhiên, khi dàn đậu bạn cần đảm bảo phần đậu nằm trọn bên trong phần gạo, không bị tràn ra ngoài.

Sau khi có được lớp gạo + đỗ, bạn đặt phần thịt lên trên. Tiếp tục phủ lên thịt 1 lớp đậu xanh và một lớp gạo tương tự như lần phủ đầu tiên. Cuối cùng, bạn gấp hai mép lá ở hai đầu và cuộn tròn lại như cây giò. Cố định bánh bằng 2 – 3 chiếc lạt mềm.

Gói bánh tét - cach lam banh tet

Gói bánh tét – cach lam banh tet

Bước 4: Luộc bánh

Xếp vào dưới đáy nồi luộc phần cuống lá dong hoặc lá chuối để đảm bảo bánh không bị cháy khi luộc. Tiếp đến, xếp bánh vào nồi luộc ngay ngắn, thẳng hàng để các phần bánh chín đều. Đổ nước ngập bánh và đặt nồi lên bếp luộc.

Thời gian luộc bánh tối thiểu là từ 10 – 12 tiếng. Lúc này, bánh sẽ đảm bảo mềm, ngon và không bị lại gạo trong suốt những ngày Tết. Sau khi luộc xong, bạn nên ép bánh để bánh nhanh khô hơn, hình dáng đẹp mắt hơn.

Luộc bánh tét - cách gói bánh tét chuối

Luộc bánh tét – cách gói bánh tét chuối

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Một số lưu ý khi gói bánh tét

Gói bánh tét: Khi gói bánh tét, bạn có thể dùng khuôn gói để đòn bánh được đẹp mắt hơn. Trường hợp bạn không sử dụng lạt để gói thì có thể thay thế bằng các cuộn dây màu đều được.

Nhân bánh: Trường hợp bạn gói bánh tét bằng lá chuối thì với phần nhân gạo, bạn nên bổ sung thêm màu xanh để khi cắt bánh, bánh sẽ ngon hơn. Để tạo màu xanh cho gạo, bạn có thể giã nát lá dong hoặc lá chuối già lấy nước cốt rồi đem ngâm cùng gạo.

Bánh tét - cách gói bánh tét ngon

Bánh tét – cách gói bánh tét ngon

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Cách gói bánh tét bằng lá dong

Nguyên liệu gói bánh tét bằng lá dong

  • Nếp: 2kg
  • Lá dong
  • Dây lạt
  • Đậu xanh: 700 gram
  • Thịt ba chỉ(ba rọi): 800 gram
  • Hành tím băm: 4 củ to
  • Nước lá dứa xay nhuyễn: 1 bát to
  • Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu,….

Vậy là mình đã vừa chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu rồi, bây giờ mình sẽ bắt đầu làm ngay nhé!

Chi tiết cách gói bánh tét bằng lá dong

Bước 1: Làm sạch gạo nếp

Gạo nếp chọn loại ngon, hạt to tròn, tốt nhất là chọn nếp cái hoa vàng để món bánh của chúng ta thật là thơm ngon nhé.

Sau khi mua về, bạn nhặt sạch sạn, bụi bẩn rồi vo kĩ với 2 lần nước.

Ngâm trong nước khoảng 3 tiếng rồi vớt ra, trộn cùng muối, tiêu, nước ép lá dứa, bước này giúp gạo có màu xanh đẹp mắt tự nhiên.

Bước 2: Làm nhân bánh tét

Phần chuẩn bị nhân khá là quan trọng, nếu bạn muốn bánh tét của mình được ngon thì hãy làm theo cách dưới đây của mình nha.

Đầu tiên là đậu xanh, bạn cũng rửa kĩ rồi ngâm nước 4 tiếng cho nở.

Hấp đậu khoảng 20 phút rồi đem ra xào cùng hành tím, nêm gia vị gồm: tiêu bột, muối, mì chính… cuối cùng tắt bếp để nguội.

Thịt ba chỉ chọn loại tươi, thịt dày. Rửa sạch và thái miếng to, dài khoảng 5cm, dày 2cm. Ướp thịt với hạt tiêu, mắm, mì chính trong 30 phút để thịt được đậm đà.

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Bước 3: Tiến hành gói bánh tét bằng lá dong

cách gói bánh tét bằng lá dong

Lá dong chọn lá to, đẹp không bị rách, khô.

Rửa sạch lá rồi để ráo, bạn nên cắt bỏ phần cậng đi nhé.

Xếp 3 lá dong thành hàng xen kẽ nhau, xúc nếp đổ vào giữa, mỗi lần khoảng 200 gram gạo nếp, dàn đều rồi cho đậu xanh, thịt ba chỉ vào giữa. Cuối cùng phủ 1 lớp gạo nếp lên.

Nắm 2 mép lá theo chiều dài rồi gấp lại, cuộn tròn, buộc lạt vào giữa, bẻ gập 1 đầu lá, tiếp tục dựng lên và gập nốt phần đầu lá còn lại. Dùng dây lạt buộc chặt tay.

Tiếp tục làm cho đến khi hết nhân và nguyên liệu thì thôi.

Bước 4: Đem bánh tét đi luộc

Xếp lá dong xuống dưới đáy nồi, lần lượt cho bánh vào, đổ nước ngập bánh và đun lửa to.

Cứ đun liên tục trong vòng 8 tiếng – 10 tiếng thì bánh sẽ mềm và chín là bạn đã hoàn thành cách gói bánh tét bằng lá dong rồi.

Trong quá trình luộc, bạn nên dự trữ sẵn nước nóng để có thể tiếp nước vào nồi khi nước trong nồi bị cạn.

cách gói bánh tét bằng lá dong

Bánh tét đã trở thành 1 phần không thể thiếu trong những ngày Tết – nhất là ở miền Nam. Tuy nhiên gói bánh tét bằng lá dong thì có phần hơi khác lạ đấy, nhưng đổi lại bánh của chúng ta rất thơm ngon, đẹp mắt. Còn chần chờ gì mà không thực hiện ngay thôi nhỉ?

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách gói bánh tét bằng lá dong của Camnangbep.com chia sẻ trên đây!

Bạn đang xem bài viết tại: camnangbep

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách gói bánh tét bằng la dong
  • Cách gói bánh tét đơn giản
  • Cách gói bánh tét chuối
  • Cách gói bánh tét mini
  • Cách gói bánh tét ngũ sắc
  • Cách xào nếp gói bánh tét
  • Cách làm bánh tét hấp
  • Cách gói bánh tét miền Trung