Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách làm sạch la mía heo
- Lá mía heo luộc bao lâu
- La lách lợn xào hành tây
- Cách làm sạch la lách heo
- Lá lách xào hành tây
- Cách sơ chế lá lách heo
- La lách rán
- La lách lợn xào gia đỗ
Nội tạng của các loài động vật dù có thể ăn được nhưng lại kém phổ biến hơn thịt của chúng. Song, các bộ phận như lưỡi heo, óc heo và gan heo lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn biết cách chế biến thì chúng vừa sạch vừa ngon lại rất tốt cho sức khỏe. Vậy còn lá lách lợn thì sao? Ăn lá lách lợn có tốt không và cách chế biến nó như thế nào? Sau đây hãy cùng Camnangbep tìm hiểu qua tips các món ngon từ lá lách lợn nhé!
Ăn lá lách lợn có tốt không?
Tất nhiên là có rồi bởi vì nó chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B2, B3, B5 và B12. Chúng đều có công dụng bổ máu và giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong lá lách có chứa rất nhiều kẽm và selen cần thiết cho chức năng nội tiết và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Lá lách cũng có các chất chống oxy hóa và giúp tăng cường khả năng tiêu hóa. Vì vậy lá lách lợn là tuy là 1 bộ phận nội tạng nhưng lại được rất nhiều người ưa chuộng. Không chỉ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, lá lách lợn khi được tẩm ướp và chế biến cùng các nguyên liệu khác sẽ cho ra đời các món ăn rất ngon đấy! Song hãy ăn uống vừa đủ thôi nhé bởi lá lách lợn cũng tiềm ẩn những nguy cơ chung của các loại nội tạng giàu dinh dưỡng khác nữa đấy!
Chứa nhiều cholesterol
Nội tạng động vật nói chung đều rất giàu cholesterol. Chẳng hạn, 100g óc bò chứa lượng cholesterol cao hơn mức khuyến cáo cho mỗi ngày là 1,033%. Đặc biệt là thận và gan bò thì còn có lượng cholesterol cao hơn tận 239% và 127%. Song, ta đều biết rằng cholesterol cao chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh bị tắc động mạch, bệnh tim và mỡ trong máu. Gan chính là nơi sản sinh ra cholesterol. Một khi bạn ăn thực phẩm giàu cholesterol, lúc này gan tự động sẽ tiết ra ít hơn. Vậy nên, khi bạn tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều cholesterol sẽ chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến tổng lượng cholesterol trong máu.
Hàm lượng chất béo bão hòa cao
Lá lách lợn cũng có chứa các chất béo bão hòa giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn. Theo Hiệp Hội Tim mạch Mỹ, lượng chất béo bão hòa mà bạn cần hấp thụ không nên vượt quá 5-6% nhu cầu calo một ngày của con người
Chất lượng nội tạng động vật
Các loại động vật thường xuyên tiếp xúc với độc tố và thuốc trừ sâu thì nội tạng của chúng sẽ có độc tính cao hơn. Song gan và thận sẽ giúp lọc các độc tố trong cơ thể, nên chúng sẽ thải ra độc tố chứ không lưu giữ trong gan và thận. Ngoài ra, chất lượng nội tạng cũng có liên quan đến tình trạng tinh thần của các loài động vật. Nếu chúng bị ngược đãi và phải sống trong môi trường không lành mạnh, nội tạng của chúng cũng sẽ không được tươi tốt. Công đoạn sơ chế cũng tiềm nẩ nhiều rủi ro vệ sinh nữa đấy. Bạn nhớ phải sơ chế nội tạng động vật thật kỹ và dùng nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn thực phẩm nhé!
Những đối tượng nên hạn chế ăn nội tạng động vật
Ăn lá lách lợn có tốt không còn tùy vào đối tượng là ai nữa đấy nhé! Không phải cũng đủ khỏe mạnh để hấp thu nội tạng dễ dàng được. Vậy nên nếu bạn là 1 trong 3 trường hợp sau đây thì hãy hạn chế ăn lá lách lợn nhé!
- Những người bị bệnh gút và mắc các bệnh về tim mạch
- Phụ nữ mang thai
- Những người có hệ tiêu hóa kém
Các món ngon từ lá lách lợn
Lá lách xào đậu đũa
Một món ăn dễ làm dễ trúng thưởng và thích hợp ăn cùng cơm nóng. Chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu như lá lách lợn, đậu đũa, rau thơm, hành ngò và gia vị. Sau đó, rửa sạch lá lách với muối, thái thành những lát mỏng vừa ăn. Đậu đũa thì tước vỏ và ngắt thành những khúc ngắn tùy thích. Hành ngò, rau thơm chỉ cần nhặt và rửa sạch, thái nhỏ dể sẵn đó. Bắt chảo với lượng dầu ăn vừa phải, phi tỏi băm cho thơm khoảng 1 phút. Sơ chế xong sẽ bắt đầu bỏ tất cả nguyên liệu vào chảo và đảo đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn và ta da, lá lách xào đậu đũa thơm lừng đã xong.
Lá lách nấu cà rốt
Nguyên liệu cũng rất đơn giản, gồm: lá lách lợn, cà rốt, hành lá, dầu hào và các gia vị. Lá lách cũng rửa sạch với nước và muối để khử mùi tanh. Sau đó thái thành các miếng vuông vừa ăn, cho vào tô để ướp cùng muối, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu và dầu hào trong khoảng 15 phút. Cà rốt thái hình dáng tùy thích sau đó bỏ vào nồi, cho tí nước và bắt đầu nấu cùng với lá lách lợn. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm bún tùy thích nhé!
Canh lá lách lợn.
Chuẩn bị: râu bắp non, hoài sơn, lá lách lợn, chân giò lợn và các gia vị. Râu bắp rửa sạch rồi để ráo nước. Lá lách lợn cũng rửa sạch với muối và chần sôi qua 1 lần nước. Chân giò lợn thái cỡ vừa ăn. Sau khi sơ chế xong, cho các râu bắp, hoài sơn, lá lách và chân giò lợn vào nồi. Đổ thêm nước và chưng cách thủy đến khi tất cả chín mềm. Nêm nếm gia vị hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn là có thể dùng được. Đặc biệt đây là 1 món ăn rất rất bổ dưỡng cho cơ thể luôn đấy nhé! Ai mà muốn biết ăn lá lách lợn có tốt không thì xin mời thử ngay và luôn!
Lá lách xào khế chua.
Một món ăn khá lạ nhưng cũng rất lạ miệng. Chuẩn bị lá lách lợn, khế chua, hành tây, rau răm, hành lá, gừng, rượu trắng, dầu hào và các loại gia vị nêm nếm. Làm sạch lá lách, chần qua nước sôi, thái lát vừa ăn, tẩm ướp cùng hạt nêm và mắm muối khoảng 15 phút. Bắt chảo và phi hành cho thơm, cho hành tây vào xào khoảng 1 phút thì cho tiếp khế chua vào xào cùng. Sau đó mới cho lá lách thái lát vào, nhớ là nhanh tay lửa lớn để lá lách không bị dai. Nêm nếm các gia vị dầu hào, hành lá, rau răm cho vừa miệng. Có thể dùng ăn không hoặc ăn với cơm nóng đều rất ngon và bổ dưỡng.
Trên đây, Camnangbep đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn lá lạch lợn có tốt không. Và cũng đã đưa đến bạn các món ngon từ lá lách lợn rồi đấy! Bạn hãy tham khảo bài viết trên để có thể trổ tài đầu bếp thật tài hoa với lá lách lợn nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Cách làm sạch la mía heo
- Lá mía heo luộc bao lâu
- La lách lợn xào hành tây
- Cách làm sạch la lách heo
- Lá lách xào hành tây
- Cách sơ chế lá lách heo
- La lách rán
- La lách lợn xào gia đỗ