Trẻ bị vàng da nên tắm lá gì hiệu quả? 5 lá tắm chữa vàng da, bé sơ sinh nguy kịch hiệu quả nhất

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Con bị vàng da mẹ kiêng ăn gì
  • Mẹo dân gian chữa vàng da  trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da
  • La tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
  • Vàng mắt ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết
  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da
  • Cỏ mần trầu chữa vàng da  trẻ sơ sinh
  • Bé bị vàng da là thiếu chất gì
lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

YouTube video

Bệnh vàng da là một loại bênh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời. Vậy trẻ bị vàng da tắm lá gì hiệu quả? trong bài viết này Home Care sẽ giới thiệu đến các mẹ một số thông tin quan trọng về bệnh vàng da, một số loại lá tắm tốt nhất và một số phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bệnh gì ?

Bệnh vàng da là do gan của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, việc đào thảo Bilirubin không hoàn thiện làm tăng bilirubin trong máu dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết: hiện tượng đầu tiên xảy ra đầu tiên là ở mắt của bé. Nếu tình trạng này tiến triển, còn xuất hiện trong mắt, ngực, bụng, cánh tay và bàn chân.

Các loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

bệnh vàng da ở trẻ

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý là bệnh ở mức độ nhẹ, xuất hiện sau 24h tuổi, và sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần ở trẻ sinh thiếu tháng

Mức độ vàng da nhẹ ở vùng mặt, cố nực và bụng phía trên rốn, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác: thiếu máu, gan lách to, bủ bú, lừ đừ.

Nồng độ Bilirubin trong máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 1mg% ở trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng Bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ.

Ngoài ra, nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng ( nước tiểu của trẻ sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

Với các bé ở mức độ nhẹ, khi bé ở 2 tuần tuổi gan phát triển đầy đủ bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.

Vàng da bệnh lý

Biểu hiện của bệnh xuất hiện sớm trong 24-36 giờ sinh, da có màu vàng đậm , không hết sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng.

Mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc. Có triệu chứng bất thường như:

  • Nôn
  • Bú kém, bụng chướng
  • Ngưng thở
  • Nhịp thở nhanh
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ thân nhiệt
  • Sụt cân
  • Da xanh tái, ban xuất huyết
  • Dấu hiệu thần kinh: ngủ lịm, li bì, kích thích, gồng cứng người, co giật, hôn mê
  • Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng của những bệnh lý nguyên nhân như gan to, lách

Nếu không phát hiện ra sớm sẽ biến chứng gây nhiễm độc thần kinh và làm não của trẻ tử vòng hoặc bị bại não suốt đời.

Một số nguyên nhân gây vàng da sơ sinh bệnh lý như: bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh), bệnh lý tan máu ( thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng), xuất huyết dưới da, chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

Trẻ bị vàng da là do đâu?

Vàng da, là tình trạng tăng bilirubin trong máu, được định nghĩa là sự đổi màu vàng của mô cơ thể do sự tích tụ của bilirubin dư thừa. Bilirubin là một chất lỏng màu vàng cam được sản xuất trong gan thông qua quá trình phân hủy hồng cầu. Thông thường, bilirubin sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể qua phân. Việc dư bilirubin trong máu cho thấy hoặc là cơ thể gia tăng sản xuất bilirubin cao bất thường hoặc là chức năng bài tiết của gan bị suy giảm.

1. Trẻ bị vàng da sinh lý

Trẻ sơ sinh có tỷ lệ sản xuất bilirubin cao hơn so với người lớn. Thế nhưng, chức năng gan của trẻ vẫn chưa được hoàn chỉnh nên không chuyển hết bilirubin tự do thành bilirubin kết hợp dẫn đến tình trạng bilirubin ứ đọng trong máu. Đồng thời, thành mạch của trẻ trong giai đoạn này vẫn còn xốp, bilirubin tự do dễ thấm vào lớp mỡ dưới da, gây ra tình trạng vàng da sinh lý.

Vàng da sinh lý thường chỉ thoáng qua và có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, cần đảm bảo cho trẻ bú mẹ sớm và đầy đủ, kết hợp kèm một số biện pháp tự nhiên để điều trị các triệu chứng của vàng da.

2. Trẻ bị vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý xảy ra khi có các rối loạn khác nhau như rối loạn nội tiết tố hoặc do bệnh truyền nhiễm, di truyền… Điều này khiến gan không kịp thời chuyển hóa bilirubin trong máu. Thông thường, nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ em là do rối loạn cấu tạo hồng cầu gây tan huyết tiên phát. Trẻ bị tan huyết thứ phát cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, vàng da bệnh lý có thể khiến trẻ bị biến chứng vàng nhân não. Trong trường hợp này, hầu hết trẻ bị tử vong, số trẻ có thể sống sót thường bị di chứng nặng về tinh thần và vận động kèm hội chứng bại não. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ bị vàng da và tình trạng này ngày càng tăng nhanh, cần đưa trẻ đi khám ngay.

Tắm lá cho trẻ bị vàng da hiệu quả như thế nào?

Việc tắm cho trẻ bị vàng da bằng một số loại thảo mộc tự nhiên là một trong những phương pháp dân gian được áp dụng lâu đời. Theo Đông y, việc sử dụng các loại lá để tắm cho trẻ không chỉ giúp điều trị nhiều bệnh khác nhau, mà còn có tác dụng trong việc giải độc gan, thanh nhiệt, kháng viêm, lợi tiểu và tăng sức đề kháng cho trẻ… Ngoài ra, việc tắm lá còn giúp hạn chế tình trạng trẻ bị dị ứng với hóa chất có trong sữa tắm. Từ đó, có thể thấy, phương pháp tắm lá theo dân gian là có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với trẻ bị vàng da, việc tắm bằng một số loại lá có thể giúp thanh nhiệt và thải độc cho gan. Điều này giúp chức năng của gan sớm phục hồi, giúp quá trình đào thải bilirubin diễn ra bình thường. Điều này góp phần giảm các triệu chứng của vàng da, đồng thời đẩy nhanh quá trình điều trị tình trạng này. Vậy, trẻ bị vàng da tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh? Câu trả lời ở ngay dưới đây.

Trẻ bị vàng da tắm lá gì?

Một số loại lá quen thuộc có thể dùng để tắm cho trẻ bị vàng da, mang lại kết quả điều trị tốt, hỗ trợ loại bỏ tình trạng vàng da. Vậy, trẻ bị vàng da tắm lá gì hay lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những loại nào? Dưới đây là 2 loại lá được nhiều người tin dùng và được cho rằng rất hiệu quả trong điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Hãy tắm lá chè xanh

Công dụng của lá chè xanh trong việc điều trị vàng da ở trẻ

Lá chè xanh tươi được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Không chỉ được dùng làm thức uống giúp chống lão hóa da, lá chè xanh còn được sử dụng để tắm, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính hàn, kháng viêm mạnh, vị chát ngọt hậu và không có độc tính. Ngoài ra, chè xanh còn có chức năng làm giảm khí tăng nghịch hành, thanh nhiệt, thải độc, sát khuẩn, hóa đờm, lợi tiểu, làm lành vết thương, tái tạo da mới. Theo Tây y, lá chè xanh chứa EGCG cùng các tinh chất khác như polyphenol, catechin… có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng cường hệ miễn dịch trên da.

Nhờ có khả năng thải độc gan, lá chè xanh giúp hồi phục chức năng gan, từ đó làm cho quá trình chuyển hóa bilirubin trở nên dễ dàng hơn. Không những thế, các lợi ích của lá chè xanh đối với da còn làm giảm triệu chứng của bệnh vàng da. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc “trẻ bị vàng da tắm lá gì?” chắc chắn không thể thiếu lá chè xanh. Việc tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng nước lá chè xanh không chỉ giúp điều trị bệnh vàng da mà còn ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, mụn nhọt rất hiệu quả.

Cách tắm cho trẻ bị vàng da bằng lá chè xanh

  • Bước 1: Chọn lá chè xanh còn tươi tốt, nhặt bỏ lá sâu.
  • Bước 2: Rửa sạch lá chè dưới vòi nước chảy, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất.
  • Bước 3: Vớt ra, vẩy ráo, vò nát lá chè rồi bỏ vào nồi.
  • Bước 4: Đổ nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút.
  • Bước 5: Khi lá chè xanh đã được nấu xong, tắt bếp.
  • Bước 6: Đổ nước chè xanh đã đun ra thau, pha thêm nước để đạt được độ ấm phù hợp.
  • Bước 7: Tắm cho bé bằng nước lá chè xanh.
  • Bước 8: Bạn có thể tắm lại cho trẻ bằng nước ấm sạch. Lau người và mặc quần áo cho bé.

Lưu ý, nên chọn lá chè xanh tươi thay vì lá chè khô để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tắm lá chè xanh 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ.

 Lá cỏ mần trầu

Công dụng của lá cỏ mần trầu trong việc điều trị vàng da ở trẻ

Cỏ mần trầu là một loại thực vật thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ có tính bình, vị ngọt chát, có tác dụng làm sạch, tiêu viêm, hạ nhiệt, trừ thấp… Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn hỗ trợ hệ thống bạch huyết giải độc cơ thể, từ đó giúp làm mát gan. Ngoài ra, loại cỏ này còn có tác dụng điều trị các bệnh về da như vàng da, chàm, vẩy nến, mẩn ngứa… và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.

Từ đó, có thể thấy, cỏ mần trầu rất có ích trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị vàng da, mẹ có thể mua lá cỏ mần trầu về nấu nước tắm cho bé. Mỗi tuần, cha mẹ có thể tắm cho trẻ 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả điều trị vàng da tốt nhất.

Cách tắm cho trẻ bị vàng da bằng lá cỏ mần trầu

  • Bước 1: Chọn lựa lá cỏ mần trầu tươi, không bị hư hay sâu.
  • Bước 2: Rửa sạch lá dưới vòi nước chảy.
  • Bước 3: Ngâm lá với nước muối trong 10 phút để loại bỏ bụi bẩn…
  • Bước 4: Vớt lá bỏ lá vào nồi, đổ nước và đun sôi.
  • Bước 5: Lọc lấy nước.
  • Bước 6: Pha thêm nước và nhẹ nhàng tắm cho trẻ.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Một số lưu ý khi sử dụng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh

Lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những loại lá này chỉ phù hợp với trường hợp vàng da sinh lý. Đối với những trẻ bị vàng da bệnh lý thì cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Khi sử dụng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý:

Lưu ý khi sử dụng lá tắm chữa vàng da cho bé

  • Rửa sạch và ngâm nguyên liệu trong nước muối loãng trước khi sử dụng
  • Thử độ nhạy cảm với nước lá ở một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân
  • Dùng khăn mềm, sạch lau khô và ủ ấm cơ thể cho trẻ sau khi tắm
  • Nếu thấy dấu hiệu bất thường, ngừng áp dụng và thông báo cho bác sĩ da liễu để có biện pháp khắc phục kịp thời

Bên cạnh đó, chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị vàng da cha mẹ cũng nên chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

  • Tăng cữ bú vì sữa mẹ giúp đào thải Bilirubin qua đường tiêu hóa
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, protein vì chúng rất tốt cho gan và hệ tiêu hóa
  • Vào buổi sáng, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 20 – 30 phút

Một số mẹo dân gian chữa bênh vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Tắm nắng: nên cho bé tắm nắng đều đặn mỗi sáng với ánh sáng dịu nhẹ,tránh ánh nắng trực tiếp bởi sẽ làm cháy da bé

Cho trẻ uống đủ nước

Tăng cường bú sữa mẹ

Thêm nước ép lúa mì vào thức ăn của trẻ

Sử dụng táo táu: mẹ có thể bổ sung vài giọt táo tàu vào thức ăn của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe của con mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Hướng điều trị vàng da bệnh lý

Điều trị vàng da bệnh lý do tăng bilirubin gián tiếp:

  • Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch)
  • Truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp
  • Chiếu đèn là phương pháp điều trị đơn giản, an toàn và hiệu quả. Mục tiêu của phương pháp này là sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da giúp chuyển hóa bilirubin tự do trong máu thành chất khác không độc, được đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  • Thay máu là biện pháp được sử dụng khi trẻ vàng da ở mức độ nặng thất bại điều trị với liệu pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh đi kèm.
Trẻ bị vàng da nên tắm lá gì hiệu quả? 5 lá tắm chữa vàng da, bé sơ sinh nguy kịch hiệu quả nhất 2

Để điều trị vàng da sinh lý, bác sĩ sẽ đặt bé dưới ánh sáng trong quang phổ có màu xanh, xanh lá cây

Tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể sử dụng một hay nhiều phương pháp cùng lúc.

Lưu ý: phơi trẻ dưới nắng vào buổi sáng không giúp điều trị vàng da bệnh lý vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

Điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý do tăng bilirubin trực tiếp

Tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý mà có các phương pháp điều trị đặc hiệu khác nhau

  • Kháng sinh: vàng da do nhiễm khuẩn.
  • Phẫu thuật nếu trẻ bị bệnh lý teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh.

Trên đây là những thông tin rất quan trọng Home Care muốn chia sẻ đến các mẹ, để các mẹ có lượng thông tin cần thiết trang bị cho mình trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Con bị vàng da mẹ kiêng ăn gì
  • Mẹo dân gian chữa vàng da  trẻ sơ sinh
  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da
  • La tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
  • Vàng mắt ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết
  • Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da
  • Cỏ mần trầu chữa vàng da  trẻ sơ sinh
  • Bé bị vàng da là thiếu chất gì