Mâm cúng giao thừa miền Nam và Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mâm cúng giao thừa miền Nam ngoài trời
  • Cúng giao thừa miền Nam
  • Mâm cúng giao thừa trong nhà
  • Mâm cúng giao thừa đơn giản
  • Mâm cúng giao thừa miền Trung
  • Mâm cúng giao thừa miên nam
  • Cách ghi hình nhân thế mang cúng giao thừa
  • Cúng giao thừa như thế nào
mâm cúng giao thừa miền nam
mâm cúng giao thừa miền nam

 

Mâm cúng giao thừa ở mỗi vùng miền của Việt Nam đều có sự khác biệt và đặc trưng riêng. Trong bài viết này, hãy cùng Camnangbep đi tìm hiểu về mâm cúng giao thừa miền Nam và cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất các bạn nhé!

Ý nghĩa của cúng Giao thừa

Giao thừa được hiểu là cái cũ sẽ giao lại, cái mới thì đón lấy, tiễn năm cũ, chào đón năm mới. Do đó cứ vào đêm ngày cuối cùng của năm cũ, lúc 12h00, mọi người làm lễ Giao thừa (Trừ tịch).

Lễ Trừ tịch này được mọi gia đình tiến hành cả ngoài trời lẫn trong nhà nên hi chuẩn bị lễ cúng, bạn nên chuẩn bị cả hai nơi để thực hiện đầy đủ các nghi lễ cũng như phù hợp với phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mâm Cúng Giao Thừa Miền Nam Gồm Những Gì

Lễ cúng giao thừa là nghi thức quan trọng không thể thiếu trong đêm 30 Tết. Trong 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi miền lại có phong tục cúng giao thừa riêng. Vậy Mâm Cúng Giao Thừa Miền Nam Gồm Những Gì? Xem bài viết sau

Giao thừa là khái niệm chỉ thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch. Đây là một tập quán văn hóa quan trọng, có từ lâu đời của rất nhiều dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Về nguồn gốc, từ “Giao thừa” có nghĩa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến”.

Người Việt tin rằng, mỗi năm sẽ có các vị thần Hành binh, Hành khiến, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Theo đó, cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển cai quản năm mới. Chính vì thế, người dân làm lễ cúng giao thừa nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ đồng thời chào đó vị thần năm mới, xin các thần phù hộ cho gia đình một năm bình yên, hạnh phúc.

Giống như miền Bắc, miền Trung, người miền Nam làm lễ cúng cả trong nhà và ngoài sân, tuy nhiên các công đoạn và lễ cúng có phần đơn giản hơn rất nhiều với mâm ngũ quả, hai cây đèn, lư hương, trái dừa tươi đã được chặt sẵn, giấy tiền vàng bạc, vạn thọ hoặc sống đời.

Nếu chuẩn bị mâm cúng mặn miền Nam đầy đủ, đúng chuẩn sẽ gồm có gà trống luộc, thủ lợn luộc, bánh chưng, chè, xôi, đặc biệt là có bắp cải thảo …

Khi thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, người chủ của gia đình sẽ thắp đèn, nến và rót rượu rồi đọc bài văn khấn Giao thừa

Do đặc trưng thời tiết nắng nóng nên mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Cụ thể, mâm cỗ cúng bao gồm: Canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị các lễ vật khác như: 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đèn dầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa tươi, vàng mã..

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có: 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, 1 mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, nhang, đèn…

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa miền Nam

Mâm cúng giao thừa vào dịp Tết Nguyên Đán là đại diện cho một bữa cơm ấm cúng để tiễn đưa các vị thần linh đã chăm sóc và bảo vệ gia đình trong suốt năm qua. Đồng thời, cúng giao thừa cũng như là một buổi lễ để tiếp đón các vị thần mới sẽ đến và gắn bó với gia đình trong năm mới sắp tới. Chính vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang nghiêm để mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Khác với miền Bắc và miền Trung, miền Nam thường có khí hậu khá khô và nắng nóng hơn, do đó mà mâm cúng giao thừa của người miền Nam thường chuộng các món nguội hơn. Một số món ăn đặc trưng trong mâm cúng giao thừa miền Nam là:

  • Bánh tét.
  • Canh măng tươi.
  • Canh khổ qua nhồi thịt.
  • Đĩa dưa giá.
  • Củ kiệu ngâm.
  • Gỏi tôm thịt.
  • Chả giò.
  • Thịt kho tàu (hay thịt kho trứng).
  • Củ cải ngâm nước mắm.

Bên cạnh những món chính kể trên, mâm cúng giao thừa của người miền Nam cũng có các món lễ vật khác như bày mâm ngũ quả, hoa tươi, trầu cau, muối, nước sạch, gạo, ly trà, bánh mứt, vàng mã…

Cách Cúng Giao Thừa Miền Nam

Cách Cúng Giao Thừa Miền Nam, tham khảo bài văn khấn cúng giao thừa cổ truyền sau đây

Bài cúng giao thừa ngoài trời theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
  • Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
  • Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.
  • Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm … với năm …

Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: .., xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.

Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Bài cúng giao thừa trong nhà theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam ngoài chuẩn bị Mâm Cúng Giao Thừa Miền Nam

  • Nam mô A-di-đà Phật (3 lần).
  • Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
  • Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.
  • Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
  • Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.

Nay phút giao thừa năm … với năm …

Chúng con là : …sinh năm: …, hành canh: … tuổi, ngụ tại số nhà …, ấp/khu phố …, xã/phường …, quận/huyện/thành phố …, tỉnh/thành phố …

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ thần, Phúc đức chính thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo phủ thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất

Giống với đại đa số các khu vực khác, cúng giao thừa miền Nam cũng thường thực hiện nghi thức cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà.

Cúng giao thừa miền Nam trong nhà

Với nghi lễ cúng giao thừa trong nhà, gia chủ cần thực trước khi tiến hành cúng ngoài trời. Sau khi đã chuẩn bị mâm cúng giao thừa và mọi đồ cúng đầy đủ, gia chủ sẽ bắt đầu tiến hành nghi lễ vào thời khắc kết thúc năm cũ, tức là vào 12h đêm vào ngày 30 Tết hay 30 tháng Chạp, hoặc 29 Tết nếu năm đó không có ngày 30.

Gia chủ tiến hành cầu khấn các vị thần linh, bạn nên khấn và cầu các vị thần trông nhà cửa gia đình là thần Thổ Công để cho phép ông bà tổ tiên về nhà chơi Tết cùng với con cháu. Cúng giao thừa luôn là nghi thức truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt, do vậy, các bạn phải chuẩn bị mọi thứ tươm tất và kỹ lưỡng nhất để bày tỏ lòng thành kính và sự tôn trọng với những vị thần nhé.

Cúng giao thừa miền Nam ngoài trời

Khi cúng giao thừa ngoài trời, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương, cầu khấn các vị thần một cách trang nghiêm và cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình.

Gia chủ chờ cho đến khi cúng xong, lúc nhang sắp tàn thì hãy tiến hành đốt các giấy tờ vàng mã. Thông thường, bàn cúng giao thừa ngoài trời miền Nam không cần dọn dẹp ngay mà gia chủ có thể để đến sáng hôm sau.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời

Cách Bày Mâm Cúng Giao Thừa Ngoài Trời, Gia chủ nên đặt mâm lễ ở hướng Nam tượng trưng cho Hỷ thần, còn hướng Đông sẽ tượng trưng cho thần tài.

Cách bày mâm lễ cúng chay giao thừa miền nam ngoài trời

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc bàn vững chắc, trải một tấm vải sạch rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp mâm lễ

  • Đặt đĩa xôi, bánh kẹo vào giữa mâm, sau đó đặt tiền vàng, muối, gạo ở bên cạnh.
  • Đặt rượu ở phía trước mâm lễ.
  • Nước ngọt, bia đặt bên cạnh phía tay trái mâm lễ.
  • Đèn/nến đặt ở phía bên phải mâm lễ.
  • Đặt lọ hoa, mũ cánh chuồn và sớ khấn bên cạnh mâm.
  • Hương thắp cháy rồi đặt xuống mâm (hoặc bạn có thể cắm vào chén muối/gạo đều được).

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách bày mâm lễ cúng mặn giao thừa miền nam ngoài trời

Bước 1: Đặt một chiếc bàn chắc chắn, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Sắp xếp đồ lễ

  • Gà: Miệng gà cho ngậm 1 bông hoa hồng đỏ, đặt đĩa gà quay hướng đầu ra phía ngoài vành mâm. Bạn đặt gà vào giữa mâm.
  • Bánh chưng: Bóc bỏ phần lá bánh, cởi bỏ dây, không cắt, đặt bánh bên cạnh đĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu bạn cúng xôi thì đặt thay vị trí của bánh chưng.
  • Giò lụa: Lột bỏ vỏ, cắt thành một khoanh giò (không cắt nhỏ), đặt vào đĩa nhỏ, đặt bên cạnh đĩa bánh chưng.
  • Hoa quả: Đặt phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã, trầu cau đặt trên vành mâm.
  • Gạo, muối cho vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Đèn, nến đặt bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt trước mâm lễ.
  • Mũ cánh chuồn để bên cạnh hoặc phía sau mâm lễ (nếu mâm còn rộng).
  • Lọ hoa tươi để bên cạnh.
  • Hương thắp cháy có thể cắm vào đĩa xôi, chén gạo hoặc để dưới mâm.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Các điều kiêng kị trong các ngày đầu năm miền Nam

Theo quan niệm có kiêng có lành nên vào những ngày đầu của năm mới, mọi người đều kiêng kị những điều sau để năm mới diễn ra thuận lợi và suôn sẻ hơn.

– Về nhà trước giờ giao thừa: Nếu như không về kịp nhà trước giờ giao thừa sẽ khiến cho công việc làm ăn trở nên vất vả hơn, lúc nào cũng trong cảnh bận rộn.
– Người miền Nam rất hiếu khách nên khi họ mời bạn ở lại để dùng bữa, bạn nên nhận lời bởi điều đó thể hiện được tấm lòng biết ơn với họ.
– Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng ở trong nhà vào những ngày Tết.
– Kiêng mất chổi quét nhà.

Trên đây là mâm cúng giao thừa miền Nam, cách cúng giao thừa miền Nam chuẩn nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mâm cúng giao thừa miền Nam ngoài trời
  • Cúng giao thừa miền Nam
  • Mâm cúng giao thừa trong nhà
  • Mâm cúng giao thừa đơn giản
  • Mâm cúng giao thừa miền Trung
  • Mâm cúng giao thừa miên nam
  • Cách ghi hình nhân thế mang cúng giao thừa
  • Cúng giao thừa như thế nào