Táo bón ở trẻ sơ sinh – Những điều bạn cần biết để đẩy lùi táo bón cho trẻ sơ sinh

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
  • Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón
  • Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
  • Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

YouTube video

Sơ sinh là giai đoạn trẻ rất hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, phổ biến nhất là táo bón. Tình trạng này gây không ít phiền toái cho cả mẹ và bé. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho ba mẹ 3 cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh là điều thường gặp nhưng không phải ai cũng đủ hiểu biết để nhận biết tình trạng này ở con trẻ. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh ở trẻ.

Trẻ sơ sinh quấy khóc, lười ăn

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết
Trẻ sơ sinh bị táo bón thường hay quấy khóc (Ảnh: Internet).

Trẻ bỗng dưng quấy khóc vô cớ, biếng ăn và hay có biểu hiện nhăn nhó khó chịu là một dấu hiệu của bệnh táo bón. Do thức ăn nạp vào cơ thể bé không được hấp thụ, đào thải thậm chí có nguy cơ hấp thụ ngược trở lại. Điều này khiến bé cảm thấy đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi nên hay quấy khóc vô cớ, ngủ không sâu giấc. Thức ăn trong cơ thể không được tiêu hóa, đào thải nên trẻ biếng ăn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn bình thường

Bình thường trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 8 – 12 tháng đi vệ sinh trung bình khoảng 1 – 2 lần/ngày. Còn với những bé đã dùng sữa ngoài thì số lần đi ngoài sẽ giảm. Nếu mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đi ngoài ít hơn bình thường, khoảng 1-2 ngày mới đi một lần, phân bón cục rắn và trẻ đi có biểu hiện rặn rất khó khăn. Đặc biệt, trẻ phải dùng rất nhiều sức để đẩy phân ra khiến mặt bé nhăn nhó, đỏ bừng. Những dấu hiệu này chứng tỏ trẻ đã mắc bệnh táo bón.

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu

Khi mẹ sờ bụng bé thấy bụng lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng. Điều này chứng tỏ bé bị khó tiêu, đầy bụng. Đây cũng là dấu hiệu của bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Nguyên nhân bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính khiến bé gặp phải tình trạng này.

Do chế độ ăn uống của mẹ

Do trẻ sơ sinh còn ít tháng tuổi nên hầu như vẫn đang trong tình trạng bú sữa mẹ. Vì thế, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng cũng như tình trạng bệnh lý của con. Việc mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, đồ khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm và ăn uống thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn ngủ không hợp lý khiến các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé cũng khiến bé dễ bị táo bón.

Để bé không bị táo bón, mẹ nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh hay các loại củ quả tươi. Đây là những loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua thường xuyên cũng khiến lợi khuẩn của mẹ tốt hơn.

Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết
Trẻ dùng sữa công thức sớm sẽ dễ bị bệnh táo bón (Ảnh: Internet).

Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé phát triển chưa hoàn thiện sẽ khó mà tiêu hóa được. Đồng thời đây cũng là loại sữa được coi là khó tiêu hóa và nếu mẹ cho bé uống pha không đúng công thức thì khả năng bé bị táo bón là rất cao.

 Do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì việc bé bị táo bón đôi khi là do bệnh lý xuất phát từ chính cơ thể bé. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa hoặc các dị tật bẩm sinh như: Đại tràng bị phình to (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khiến trẻ bị táo bón sớm.

Bé “phớt lờ” nhu cầu đại tiện

Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân này thường xảy ra khi bé đã trải qua nhiều lần đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn khi cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài. Điều này khiến bé cảm thấy sợ hãi và cố gắng “kìm nén” cữ vệ sinh của mình khiến tình trạng bé sơ sinh bị táo bón ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Thay đổi chế độ ăn uống

Thời điểm phổ biến khiến bé sơ sinh bị táo bón là khi mẹ cho bé chuyển đổi chế độ bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô.

Lúc này, cơ chế nhu động ruột của bé chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới nên xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không đi ngoài được. Thêm vào đó, chế độ ăn không đủ rau, củ, quả, thiếu chất xơ và chất lỏng cũng có thể khiến bé bị táo bón.

Trẻ sơ sinh uống sữa công thức bị táo bón cũng rất thường gặp do sữa không hợp, chứa nhiều protein khó tiêu hóa hoặc mẹ pha sữa quá đặc. Nếu nguyên nhân bé sơ sinh bị táo bón là do sữa công thức, bạn có thể cho bé dùng một loại sữa khác phù hợp hơn.

Thay đổi thói quen

Mọi sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt như ba mẹ cho con đi du lịch dài ngày, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm chức năng ruột của bé bị ảnh hưởng, dẫn đến việc trẻ sơ sinh khó đi ngoài và gây táo bón.

Dị ứng sữa bò

Bé bị dị ứng sữa bò hoặc dùng quá nhiều các chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… có thể gây ra tình trạng táo bón. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Massage bụng cho bé

Táo bón ở trẻ sơ sinh - Những điều bạn cần biết
Massage bụng giúp bé kích thích đi ngoài (Ảnh: Internet).

Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.

Dùng nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này.

Những mẹo dân gian đẩy lùi táo bón cho trẻ sơ sinh

Bồ kết

Trị táo bón bằng bồ kết là mẹo được nhiều mẹ áp dụng (ảnh minh hoạ)

Sử dụng bồ kết để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi là mẹo trị táo bón rất hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng.

Với cách làm khá đơn giản.

– Mẹ chỉ cần lấy 3 quả bồ kết nướng lên rồi cho vào 500ml nước đun sôi, để nguội.

– Khi nước bồ kết đã nguội thì dùng 1 các xilanh sạch bơn nước bồ kết vào hậu môn của con.

– Nước bồ kết sẽ kích thích cơ hậu môn giãn nở và trơn hơn. Nhờ đó bé sẽ đi ngoài dễ dàng mà không đau đớn.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tính mát nên trị táo bón ở trẻ sơ sinh rất tốt.

Rau mồng tơi không chỉ là nguồn bổ sung chất xơ hiệu quả khi bị táo bón. Mà còn có thể sử dụng cọng mồng tơi để kích thích đi ngoài dễ dàng hơn.

– Theo đó mẹ lựa chọn cọng mồng tơi tươi xanh. Có cuống cứng và có độ to vừa phải.

– Rửa sạch rồi tước bỏ vỏ ngoài.

– Sau đó ngoáy hậu môn của bé khoảng 3 – 4 lần.

– Sau 5 – 10 phút bé sẽ đi đại tiện được.

Vừng đen

Vừng đen được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này bé đã bước vào độ tuổi ăn dặm. Nên mẹ lấy vừng đen rang thơm, xay nhuyễn rồi trộn vào bột/cháo cho bé ăn.

Các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ có trong vừng đen sẽ giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả.

Kem vaseline

Kem Vaseline được xem là sản phẩm lành tính. Vì vậy nó được lựa chọn để sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi để trị táo bón.

Mẹ chỉ cần sử dụng 1 chút Vaseline bôi lên hậu môn của con. Massage 1 lúc để Vaseline thẩm thấu vào da sẽ giúp làm mềm và kích thích phân ra ngoài dễ dàng.

Mận

Cho trẻ sơ sinh dùng nước ép mận giúp cải thiện chứng táo bón rất tốt (ảnh minh hoạ)

Cũng có tác dụng tương tự nước mơ. Nước mận cũng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh và cả người lớn một cách cực kỳ hiệu quả.

Để áp dụng phương pháp này:

– Mẹ cần pha tỉ lệ 3/4 nước và 1/4 nước ép mận.

– Lắc đều rồi cho con uống.

– Lưu ý: Nước uống này không thay thế sữa hay nước cho con. Mẹ vẫn cho con bú sữa và uống nước như bình thường.

Trong quả mơ chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, K và nhiều chất dinh dưỡng khác cùng với hoạt tính axit giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.

Mẹ hãy sử dụng nước ép mơ, pha loãng với nước rồi cho bé uống.

Mặc dù nước mơ hơi chua. Song tốt nhất là mẹ không cho thêm đường vào mà cho bé uống luôn bởi đường là thực phẩm nên tránh khi bị táo bón.

Nho khô

Nho khô thích hợp để trị táo bón ở trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể sử dụng nước cốt nho khô để cho bé uống vào buổi sáng để trị táo bón cho con.

Tuy nhiên, để có nước cốt nho khô cho bé uống:

– Mẹ cần ngâm 4 – 5 quả nho khô vào 1 cốc nước lọc, để qua đêm.

– Rồi đến sáng hôm sau mẹ lấy nho ra, ép lấy nước cốt rồi cho bé uống.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Mật ong

Sử dụng mật ong là mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh (ảnh minh hoạ)

Mật ong là cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh khá phổ biến và được nhắc đến nhiều.

Sử dụng mật ong để bôi hậu môn cho trẻ sẽ giúp kích thích các cơ vòng hậu môn. Giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn nhờ tính nóng của mật ong.

Với cách làm này mẹ có thể áp dụng cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

– Mẹ sử dụng tăm bông sạch.

– Lấy 1 ít mật ong rồi ngoáy vào lỗ hậu môn của bé.

– Nên ngoáy sâu khoảng 1cm là tốt nhất.

– Trong vòng 5 – 10 phút sau bé sẽ đi ngoài được.

Trà bạc hà pha loãng

Trà bạc hà pha loãng được sử dụng để trị táo bón ở trẻ sơ sinh đã biết ăn dặm. Theo đó sau các bữa ăn, mẹ pha trà bạc hà ấm pha loãng cho bé uống.

Nước ấm sẽ kích thích khả năng đại tiện, rất có hiệu quả trong trị táo bón kết hợp với bạc hà làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể thay thế bằng trà Cúc La Mã cũng có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh nên sẽ giúp bé vừa thư giãn, vừa không bị táo bón.

Hy vọng với những chia sẻ cùng mẹo xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh theo dân gian đơn giản tại nhà sẽ giúp các mẹ có những phương án trị táo bón cho con hiệu quả.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Mẹo dân gian chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
  • Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón
  • Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
  • Trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
  • Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh
  • Kinh nghiệm các mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi