Móng giò lợn có tác dụng gì? 10 món ăn bổ dưỡng từ móng giò lợn

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Giá móng giò
  • Móng giò heo
  • Món ngon từ móng giò
  • Tác dụng của móng giò
  • Mua móng heo
  • Giá móng giò heo
  • Móng heo chiên giòn
  • Miếng giò heo
móng lợn
móng lợn

 

Không chỉ là một món ăn ngon, có nhiều dưỡng chất và dễ chế biến, móng giò lợn còn được ví là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhờ có tính bình, vị ngọt. Vậy móng giò lợn có tác dụng gì với sức khỏe? Gợi ý 5 món ăn bổ dưỡng từ móng giò lợn mà bạn có thể cho vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Móng giò lợn là phần nào?

Móng giò là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Móng giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

hop-thit-mong-gio-heo-meat-deli.png

Móng giò lợn được lấy từ nguồn heo sạch, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo luôn tươi ngon

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Đặc điểm phần móng heo

Móng heo được tính từ khớp nối đến móng heo. Mỗi chú heo sẽ cho 4 móng, nên khá đắt hàng, được nhiều người ưa chuộng. Đặc điểm phần móng heo nhiều da, gân, ít mỡ và thịt. Phần mỡ của móng heo không quá béo, dẻo dai đặc trưng. Phần thịt móng heo giòn, thơm và đậm đà vị thịt heo. Bởi đây là phần được vận động liên tục trên cơ thể heo, nên gân và thịt khá săn chắc, giòn thơm.

Phần móng heo có cả xương và thịt, mỡ, gân xen lẫn. Thịt bao bọc quanh xương và gân, tiếp tục là lớp mỡ không quá dày. Viền ngoài là da dày bảo vệ, khi nấu lên, phần da này khá giòn, ăn sần sật, được nhiều người yêu thích.

Móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
●    21g protid.
●    21,6g lipid.
●    33mg Ca.
●    28mg Photpho.
●    0,7mg Fe.
●    4mg Mg.
●    0,01mg Mn.
●    0,78mg Zn.
●    0,1mg Cu.
●    Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
●    Cysteine, myoglobin và giàu collagen.

Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:

●    Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
●    Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
●    Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
●    Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
●    An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

banh-canh-gio-heo-meat-deli.png

Móng giò lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy rất bổ dưỡng, nhưng một số đối tượng sau không nên ăn móng giò vì có thể gây hại đối với sức khỏe:
●    Người bệnh viêm gan mạn tính: Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong móng giò có thể làm tình trạng rối loạn chất ở người bị viêm gan mãn tính trở nên trầm trọng hơn.
●    Người bệnh sỏi thận: Tương tự như viêm gan mãn tính, người bệnh sỏi thận cũng không nên ăn móng giò lợn.
●    Người thừa cân, béo phì: Ăn nhiều móng giò lợn có thể khiến bạn tăng cân vì vậy đây là thực phẩm mà người thừa cân, béo phì cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe.
●    Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa ở người cao tuổi đã yếu nên hạn chế ăn móng giò lợn để tránh tình trạng khó tiêu, tức bụng, ăn không ngon miệng.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

TOP 10 món an bổ dưỡng, thơm ngon từ móng giò lợn

Cách làm món giả cầy từ móng giò lợn

Nguyên liệu:

  • 1 cái móng giò lợn khoảng 1,5kg
  • 5 nhánh sả
  • 1 củ riềng
  • 2-3 trái ớt
  • 3 thìa cafe bột nghệ
  • 150gr cơm mẻ
  • 3 thìa canh mắm tôm
  • Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm…

Sơ chế nguyên liệu:

  • Sả rửa sạch, băm nhỏ, để ráo nước.
  • Củ riềng rửa sạch, cạo vỏ, thái thành từng lát mỏng. Sau đó đem, xay nhỏ hoặc cho vào cối giã dập.
  • Ớt rửa sạch, thái lát mỏng
  • Móng giò lợn mua về rửa sạch sẽ, để ráo nước. Cách truyền thống sử dụng rơm thui cho móng cháy xém vàng đều khắp bề mặt. Nếu không có rơm có thể thay thế bằng đèn khò hoặc nướng trực tiếp bằng lửa nhỏ trên bếp gas hoặc bếp cồn (hoặc có thể mua loại móng đã được thui sẵn). Sau đó rửa lại cho sạch, dùng dao chặt thành các miếng vừa ăn.
  • Sau đó, ướp móng lợn với sả, cơm mẻ, riềng, bột nghệ, mắm tôm, 1 thìa cafe muối và ớt trong khoảng 45 phút.
Móng giò lợn - Cách làm giả cày từ móng giò - Vietmart - Chợ Việt Nam tại Nhật Bản
Móng giò lợn – Cách làm giả cày từ móng – Vietmart – Chợ Việt Nam tại Nhật Bản

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Cách làm giả cầy

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn, chờ đến khi dầu sôi thì cho móng giò lợn đã ướp vào chảo, đảo đều cho đến khi mặt thịt hơi săn lại. Sau đó đổ nước vào ngập khoảng ⅔ móng.

Bước 2: Sau khi nước sôi, giảm xuống mức lửa nhỏ và ninh cho đến khi móng chín mềm, ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn.

Bước 3: Khi móng giò đã chín, có thể nêm gia giảm thêm mẻ, mắm tôm, gia vị để phù hợp với khẩu vị gia đình (có thể cho thêm một chút đường để làm giảm bớt độ mặn của mắm tôm). Đun sôi thêm trong khoảng vài phút thì cho thêm hành hoa và ngổ hương cắt nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp.

Một số lưu ý khi nấu và ăn món giả cầy

  • Nếu nấu giả cầy bằng nồi áp suất: Không nên cho thêm nước, chỉ nên đun sôi ở mức lửa rất nhỏ trong khoảng 15 phút rồi lấy ra, không xì hơi, để giả cầy tự nguội.
  • Nếu nấu bằng nồi thường: Nên cho thêm một chút nước khi ninh, nấu tới khi móng giò mềm.
  • Khi nước đã sôi già, nên vặn nhỏ lửa và ninh cho đến khi phần nước trở nên hơi sệt sệt và phần thịt móng giò đủ mềm, chín tới là được, tránh khiến cho phần da thịt bị nhũn.
  • Với món giả cầy chúng ta nên dùng lúc còn nóng, có thể dùng kèm với cơm hoặc với bún đều rất ngon.

Theo quan niệm của Đông y cho rằng: Móng giò có công dụng bổ máu, thông sữa, giúp cho làn da được mềm mại, bổ tinh thận. Mặc dù rất có lợi cho sức khoẻ tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn bổ dưỡng này. Một số người mắc các bệnh lí sau đây nên hạn chế ăn móng để bảo đảm sức khoẻ:

  • Người bị bệnh sỏi thận: Trong móng có chứa lượng chất béo rất cao, vì vậy người mắc sỏi thận cần tuyệt đối tránh ăn món này.
  • Người bị bệnh viêm gan mãn tính: Một trong những nguyên nhân gây phát bệnh viêm gan mãn tính và khiến cho trình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn là do ăn nhiều chất béo. Vì vậy người mắc bệnh này nên hạn chế ăn móng.
  • Người mắc chứng thừa cân, béo phì

– Móng giò lợn hầm hạt sen

Móng giò hầm hạt sen là món ăn giúp bổ dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cảm cúm rất thích hợp ăn vào thời tiết giao mùa.

gio-heo-meat-deli-nau-mang.png

Móng giò lợn hầm vừa mềm vừa thơm ngon là bữa ăn bổ dưỡng cho nhiều người 

Cách thực hiện:
●    Chuẩn bị 1 cái móng giò, 200g hạt sen, 1 củ cà rồi, hành lá và các loại gia vị.
●    Làm sạch móng giò, chặt miếng vừa ăn rồi hầm khoảng 30 phút thì cho hạt sen vào.
●    Hầm đến khi hạt sen chín mềm thì nêm nếm gia vị, hành lá vào rồi tắt bếp.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

– Móng giò lợn hầm nấm hương

Món ăn này có công dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, dưỡng huyết, bồi bổ âm dưỡng, thích hợp với người mới phẫu thuật, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh.
Cách thực hiện:
●    Chuẩn bị 1 cái móng giò, 150g nấm hương và các loại gia vị.
●    Rửa sạch móng giò rồi chặt miếng vừa ăn, nấm rửa sạch.
●    Cho móng giò vào nồi, cho nước vừa đủ, hầm nhừ rồi cho nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

nguyen-lieu-gio-heo-meat-deli-ham-tao-do.png

Móng giò lợn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo thành các món ăn thơm ngon

– Móng giò lợn hầm hoa Atiso

Móng giò lợn hầm hoa Atiso có tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi gan mật, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, thích hợp với người nóng gan, nổi mụn nhiều hay giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng.
Cách thực hiện:
●    Móng giò heo rửa sạch, chặt miếng.
●    Hoa Atiso rửa sạch, bỏ nhụy, chẻ làm 4 phần.
●    Cho móng giò vào nồi hầm nhừ rồi cho hoa Atiso vào hầm chung đến khi hoa chín thì nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

gio-heo-meat-deli-ham-tao-do.png

Móng giò hầm hoa Atiso là món ăn giúp thanh nhiệt cơ thể

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

– Móng giò hầm đu đủ

Món ăn này có vị thơm của móng giò, ngọt thanh của đu đủ, có tác dụng hồi phục sức khỏe và lợi sữa.
Cách thực hiện:
●    Chuẩn bị 1 móng giò, 1 quả đu đủ, hành lá và các loại gia vị.
●    Rửa sạch móng giò lợn, chặt thành miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị.
●    Hầm giò lợn cho chín nhừ thì cho đu đủ vào, đun tiếp đến khi đu đủ chín.
●    Nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hành lá vào.

nguyen-lieu-gio-heo-meat-deli-nau-mang.png

Chọn mua móng giò lợn tươi, lớp da ngoài màu hồng nhạt sẽ giúp các món hầm thơm ngon và ngọt thanh hơn

Trên đây là những giải đáp móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo. Có thể thấy, móng giò lợn có nhiều dưỡng chất, dễ chế biến và kết hợp cùng các nguyên liệu khác để tạo thành các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý nên mua giò lợn tại các địa chỉ bán uy tín, giò lợn sạch, lớp da còn màu trắng hồng. Tránh mua giò lợn có lớp da bên ngoài nhợt nhạt, tím tái hoặc có mùi hôi khó chịu.

nguoi-tieu-dung-mua-gio-heo-tai-cua-hang-meat-deli.png

Móng heo được nhiều chị em nội trợ ưa chuộng, để đổi mới bữa ăn gia đình. Phần thịt chi dưới của heo, mang lại giá trị dinh dưỡng cao, hương vị khác lạ so với nhiều phần thịt heo khác. Móng heo nhập khẩu được chế biến từ thành nhiều món đặc trưng, tẩm bổ cho sức khỏe. Chú ý, mua móng heo sạch, tươi ngon có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Giá móng giò
  • Móng giò heo
  • Món ngon từ móng giò
  • Tác dụng của móng giò
  • Mua móng heo
  • Giá móng giò heo
  • Móng heo chiên giòn
  • Miếng giò heo