Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Nấu cháo mực với rau gì cho bé
- Mực nấu cháo với rau gì cho be
- Cách nấu cháo mực cho be trên 1 tuổi
- Mực nấu với rau gì cho be
- Cháo mực khoai lang cho bé
- Mực nấu gì cho bé ăn cơm
- Cháo mực rau cải cho bé
- Cách làm chạo mực cho bé

Cháo mực là món ăn bổ dưỡng và rất hợp khẩu vị trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải mẹ đảm nào cũng biết cách chế biến sao cho cháo mực không bị tanh và đậm vị. Trong bài viết này, Camnangbep sẽ mách bạn 10 cách nấu cháo mực cho bé kết hợp với các loại rau củ có sẵn trong gian bếp. Tham khảo ngay nhé!
Giải đáp: Mực nấu cháo với rau gì cho bé ăn ngon, dễ hấp thu
Để nấu cháo mực cho bé có hương vị thơm ngon và đa dạng, các mẹ có thể kết hợp chung với các loại rau củ khác nhau.
1.1. Cà rốt
Cà rốt là loại thực phẩm rất tốt cho bé trong độ tuổi ăn dặm. Với thành phần chứa nhiều Vitamin A không chỉ tốt cho mắt mà còn hỗ trợ phòng ngừa táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ.

1.2. Bí đỏ
Với hàm lượng dưỡng chất cao như giàu chất xơ, vitamin C, K, E, khoáng chất (sắt, đồng, kali, mangan,…) giúp bổ máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và chống lại các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, bí đỏ còn bổ sung Vitamin A cho mắt sáng hơn, cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trí não của trẻ.
1.3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh được đánh giá là “siêu” thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ. Trong thành phần của súp lơ xanh chứa Vitamin A, C, K, vitamin nhóm B. Cùng với đó là Canxi, Axit Folic, Sắt, Omega-3, kẽm, đạm thực vật, đặc biệt là chất xơ. Mẹ có thể dùng súp lơ xanh để nấu cháo mực cho bé ngay từ những ngày đầu bé tập ăn dặm (7 tháng tuổi).

1.4. Khoai lang
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A, E, canxi,… dồi dào cho bé. Khi dùng thực phẩm này nấu cháo mực không chỉ giúp bé mau lớn, hấp thu tốt, hệ tiêu hoá khoẻ mà còn phát triển não bộ và hệ thần kinh.
1.5. Cà chua
Giàu Vitamin A, C, K, B6, kali, folate, thiamine, magie, niacin, đồng, phốt pho, các chất chống oxy hoá,… giúp tăng khả năng miễn dịch, tốt cho mắt và xương.
1.6. Các loại rau ngọt
Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của bé.

2. Hướng dẫn cách nấu cháo mực cho bé cực bổ dưỡng
2.1. Cháo mực phô mai cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu
- 40g gạo
- 20g mực
- 20g súp lơ
- ¼ củ hành tây
- Phô mai vừa đủ dùng
- Nước mắm, muối, dầu oliu
- Dụng cụ: Dao, tô, nồi, máy xay,…

Cách thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
- Gạo vo sạch, ngâm khoảng 1 tiếng trước khi nấu.
- Mực sơ chế thật sạch, bỏ da, mắt, răng, nội tạng, băm nhỏ.
- Hành tây, súp lơ rửa sạch, thái nhỏ, ngâm qua nước muối.
- Chần sơ mực, hành tây và súp lơ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

Nấu cháo
- Bắc nồi lên bếp, cho dầu oliu vào, rồi cho tiếp mực, hành tây vào khuấy đều, nêm gia vị cho vừa ăn.
- Đến các nguyên liệu chín, cho gạo vào đảo 2 – 3 phút rồi cho nước vào để ninh nhừ thành cháo.
- Khi cháo chín, cho súp lơ vào, đun đến khi cháo sôi trở lại.
- Tắt bếp, cho phô mai vào đảo đều trước khi cho bé ăn.

2.2. Cháo mực bí đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu
- 10g mực tươi
- 20g bí đỏ
- 10g đậu xanh
- 1 nắm gạo tẻ
- Dầu oliu
- Gia vị, nước mắm, hành tím băm
- Dụng cụ: Dao, nồi, tô, thớt, xửng hấp,…

Cách thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm đậu xanh 1 tiếng, rửa sạch.
- Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
- Bí đỏ và đậu xanh cho vào xửng hấp chín, dùng muỗng tán nhuyễn.
- Mực sơ chế sạch, bỏ mắt, răng, lột bỏ màng ngoài. Dùng dao sắc rạch bụng, bỏ nội tạng, rút xương sống. Rửa bằng rượu trắng, muối, nước sạch để khử mùi tanh.
- Băm nhuyễn mực, cho vào tô ướp với xíu nước mắm và hành tím băm nhuyễn.

Nấu cháo mực, bí đỏ, đậu xanh
- Gạo mang đi nấu cháo
- Khi cháo chín tới, cho bí đỏ và đậu xanh đã tán nhuyễn vào khuấy đều.
- Cháo sôi lại thì cho mực vào, khuấy nhẹ tay đến khi thấy mực chín, hòa quyện với cháo thì tắt bếp.
- Cho 1 thìa dầu oliu vào, nêm nếm ít gia vị để bé ăn ngon miệng hơn.

2.3. Cháo tôm mực cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo hoặc gạo: 40g
- Tôm sú: 10g
- Mực ống: 10g
- Cà rốt: 10g
- Su su: 10g
- Gia vị: 1 muỗng cafe nhỏ (5ml) dầu ăn loại tốt như dầu dừa, dầu gan cá, dầu gấc, dầu oliu loại Virgin extra,…
- Chén nước vừa đủ (250ml)
- Dụng cụ: Dao, dao nạo, nồi, tô, thớt, máy xay,…

Cách thực hiện
Sơ chế nguyên liệu
- Tôm sú lột vỏ, bỏ đầu, chỉ lưng, rửa sạch và băm nhuyễn.
- Mực ống bỏ phần túi mật và lớp áo ngoài, làm sạch nội tạng và băm nhuyễn.
- Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
- Su su nạo vỏ, bỏ hạt, rửa sạch, băm nhỏ.

Nấu cháo tôm mực
- Cho tôm, mực vào nồi với 1/3 chén nước, đun lửa vừa. Dùng đũa khuấy đều để không bị vón cục khi nấu. Khi hỗn hợp chín, tắt bếp, mang đi xay nhuyễn.
- Cà rốt, su su đem hấp/ luộc chín rồi dùng muỗng tán nhuyễn.
- Cho gạo vào nồi với lượng nước vừa đủ nấu đến khi cháo nhuyễn.
- Cho tôm, mực, cà rốt, su su vào nồi cháo, khuấy đều tay để không bị khê hay vón cục. Đến khi cháo sôi thì tắt bếp, đổ ra bát tô.
- Thêm vào tô cháo một chút dầu ăn loại tốt và trộn đều.

2.4. Cháo mực rau ngọt cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mực tươi: 20g
- Rau cải/ rau ngót: 1 nắm nhỏ
- Cháo trắng: 1 chén
- Gia vị dành cho bé: Dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,..
- Dụng cụ: Dao, nồi, tô, thớt,…

Cách thực hiện
- Mực bỏ mắt, răng, ruột, sơ chế sạch rồi đem băm nhỏ.
- Cho mực vào tô ướp với ít nước mắm (nếu bé chưa được 1 tuổi mẹ có thể bỏ qua bước ướp gia vị này).
- Rau rửa với nước muối loãng và nước sạch, để ráo. Đem rau băm nhuyễn/ xay nhuyễn.
- Phi thơm hành tím với dầu ăn, cho mực vào xào chín trên lửa lớn.
- Múc cháo trắng cho vào nồi, đun sôi. Cho rau và mực vào khuấy đều, hạ lửa nhỏ đun liu riu đến khi tất cả nguyên liệu chín mềm, tắt bếp.

2.5. Cháo mực cà chua cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mực tươi: 30g
- Cà chua: 1/2 quả
- Hành tây: 10g
- Cháo trắng: 1 chén
- Dầu ăn dành cho bé
- Gia vị
- Dụng cụ: Dao, nồi, tô, thớt,..

Cách thực hiện
- Mực sơ chế sạch sẽ, băm nhuyễn.
- Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt, thái hạt lựu. Hành tây bóc vỏ, thái hạt lựu.
- Cho dầu ăn vào chảo, cho hành tây vào xào thơm rồi tiếp tục cho cà chua vào xào chín. Cho mực vào xào sơ qua.
- Cháo trắng cho vào nồi đun sôi, cho hỗn hợp vừa xào vào khuấy đều.
- Nêm nếm 1 chút gia vị, đun sôi lăn tăn vài phút rồi tắt bếp.
- Múc ra chén, cho bé thưởng thức khi còn ấm.

2.6. Cháo mực khoai lang cho bé
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mực tươi: 30g
- Khoai lang: 20g
- Cháo trắng: 1 chén
- Gia vị vừa đủ dùng
- 1 ít hành tím băm
- Dụng cụ: Dao, nồi, tô, xửng hấp,…
Cách thực hiện
- Khoai lang gọt vỏ, thái miếng, đem hấp chín.
- Mực mua về bỏ mắt, răng, nội tạng, sơ chế sạch, thái nhỏ.
- Bắc nồi lên bếp, phi hành thơm rồi cho mực vào xào nhanh với lửa to. Như vậy mực chín mà không bị mất nước và dai.
- Cho mực và khoai lang vào máy xay xay nhỏ hoặc nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của trẻ.
- Cháo cho vào nồi đun sôi, đổ hỗn hợp vừa xay vào khuấy đều. Nêm gia vị vừa miệng bé. Cháo sôi kĩ thì tắt bếp, nhắc xuống, cho dầu ăn vào trộn đều.

2.7. Cháo mực nấu với cà rốt
Chuẩn bị nguyên liệu
- Mực tươi: 10g
- Cà rốt: 1 củ
- Gạo ngon: 1 chén
- Rau thì là, hành củ
- Dầu ô liu hoặc dầu ăn trẻ em
- Gia vị
- Dụng cụ: Dao, nồi, tô, thớt, máy xay sinh tố,…

Cách thực hiện
Sơ chế mực và rau củ
- Mực tươi lột bỏ lớp màng bên ngoài. Dùng dao rạch bụng, bỏ nội tạng. Bóp sơ với muối và rượu trắng rồi rửa sạch bằng nước lạnh.
- Thái mực thành miếng nhỏ vừa ăn cho vào tô ướp cùng 1 chút gia vị, nước mắm.
- Hành củ bóc vỏ, băm nhuyễn, phi thơm, vớt ra tô để riêng.
- Để nguyên chảo cho mực vào đảo nhanh tay với ngọn lửa to để mực không tiết hết nước ngọt.

- Cà rốt, nạo vỏ, rửa sạch, luộc chín mềm vừa phải.
- Thì là rửa sạch, thái nhỏ.
- Băm nhỏ hoặc cho mực và cà rốt vào máy xay xay nhuyễn. Cho thêm một ít nước luộc cà rốt vào để hỗn hợp có độ sánh sệt vừa phải.
Nấu cháo
- Đun sôi cháo trắng trên bếp, cho hỗn hợp mực, cà rốt vừa xay vào khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho 1 muỗng dầu ô liu hoặc dầu ăn cho trẻ để bé hấp thu tối đa các dưỡng chất.
- Cho thì là vào, tắt bếp, múc cháo ra cho bé thưởng thức.

Cháo mực mướp hương
Cháo mực mướp hương có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất với vị ngọt tự nhiên giúp bé yêu cảm thấy ngon miệng hơn.
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 30g mực tươi
– 30g mướp hương
– 1 chén cháo trắng
– 5ml dầu Oliu
– Nước mắm
Cách thực hiện:
– Bước 1: Sau khi bạn chọn được những con mực tươi và đem rửa sạch thì mang đi băm nhỏ. Sau đó ướp với mọt chút bột nêm hoặc nước mắm để mực thêm đậm vị hơn.
– Bước 2: Mướp chọn những quả non, gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái nhỏ.
– Bước 3: Làm nóng chảo trên bếp, sau đó phi hành khô cho thơm rồi cho mực đã ướp vào xào cho thấm mỡ. Khi mực gần chín thì cho mướp vào và đảo đều cho đến khi 2 nguyên liệu chín.
– Bước 4: Chuẩn bị nồi và đổ hỗn hợp cháo trắng cùng với mực và mướp hương vào, thêm chút nước và đun cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện vào với nhau. Đun và đảo đều trong khoảng 5 phút, sau đó tắt bếp và múc ra bát cho bé thưởng thức.
Cháo mực cà chua và cần tây
Hàm lượng Vitamin có trong cà chua và cần tây không chỉ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng mà chất xơ còn giúp cho bé hạn chế táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 30g mực tươi
– 1/2 quả cà chua
– 1 chén cháo trắng
– Dầu ăn
– Gia vị
Cách thực hiện:
– Bước 1: Chọn mực tươi, sau đó rửa sạch bằng nước gừng rồi đem đi băm nhỏ.
– Bước 2: Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ, và thái nhỏ. Mẹ có thể bỏ phần hạt cà chua để cháo dễ ăn hơn. Hành tây bạn làm tương tự, gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
– Bước 3: Làm nóng chảo cùng một chút dầu ăn, sau đó cho cà chua và hành tây vào xào chín. Tiếp tục cho mực vào xào sơ qua.
– Bước 3: Bạn chuẩn bị một chiếc nồi, sau đó cho cháo trắng và hỗn hợp mực, cà chua, cần tây vào đun và đảo đều cho các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau. Sau đó để cháo sôi trong vòng 2-3 phút và tắt bếp. Múc ra bát và bé có thể thưởng thức được.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cháo mực hành tây
Nếu bé yêu nhà bạn thường xuyên bị cảm vặt thì món cháo mực hành tây chính là sự lựa chọn hoàn hảo, nhằm điều trị dứt điểm tình trạng này. Để có thể chế biến thành công món cháo này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
– Mực tươi: 10g
– Hành tây: 1 củ
– ½ bát gạo tẻ
– Gia vị
Mẹ có thể nấu cháo mực hành tây cho bé nếu bé thường xuyên bị cảm vặt
Cách thực hiện:
– Bước 1: Mực làm sạch, băm nhuyễn và ướp cùng một ít gia vị.
– Bước 2: Hành tây bóc vỏ, thái thành hạt lựu. Cho gạo vào nồi rồi cho hành tây vào cùng lúc để ninh cho mềm.
– Bước 3: Cho một ít dầu ăn vào chảo cho nóng rồi xào săn mực. Khi cháo nhừ hẳn thì bạn cho mực vào ninh cùng, chỉ nên ninh trong khoảng 10 phút là tắt bếp. Vì lúc đầu mẹ đã ướp gia vị vào mực nên sau khi cháo chín mẹ không nên nêm nếm thêm gia vị, tránh món cháo quá mặn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Bé mấy tuổi thì có thể ăn dặm với cháo mực?
Mực là loại hải sản chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và các khoáng chất thiết yếu như canxi, phốt pho, đồng, selen, kẽm, vitamin cùng nhiều axit amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 10 tháng tuổi là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với cháo mực và bắt đầu đa dạng thực phẩm trong thực đơn hằng ngày của trẻ để tăng cường lượng dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Theo đó, để cơ thể bé dễ hấp thụ và tránh các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, mẹ nên bắt đầu bằng các món ăn dễ tiêu như cháo mực, súp mực… Ngoài ra, mẹ nên kết hợp với các loại rau củ để giúp bé ăn ngon hơn, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm thiểu tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh ở trẻ nhỏ.
Mẹ cũng cần chú ý về liều lượng mực sử dụng. Trung bình bé từ 10-12 tháng tuổi, mỗi bữa có thể dùng từ 20-30g mực, nên chia thành 1-2 bữa/ tuần. Với trẻ từ 1-3 tuổi có thể dùng từ 30-40g mực mỗi bữa. Trẻ từ 4 tuổi có thể ăn từ 1-2 bữa/tuần, mỗi bữa có thể dùng từ 50-60g.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Cách chọn mua mực tươi ngon
- Mực tươi sẽ có mắt trong, phần thân mang màu sắc sáng bóng, phần màu nâu sẽ nâu sậm, phần thân mực sẽ có màu trắng đục.
- Khi sờ tay vào thân mực, nếu phần thịt mực săn chắc, ấn tay vào phần thân không để lại vết lõm và có độ đàn hồi cao thì đó là mực còn tươi.
- Không chọn mua những con mực khi quan sát thấy mắt bị đục, lồi ra ngoài, bị vàng hay chảy dịch.
- Tuyệt đối không chọn mua những con mực có thân mềm nhũn, đầu mực, râu và xúc tua dễ tách rời khỏi thân.
Cách sơ chế mực sạch, khử mùi tanh
- Để sơ chế mực được sạch ngon, đầu tiên bạn rút bỏ phần đầu mực, túi mực và nội tạng. Nếu lỡ làm vỡ túi mực thì rửa sạch với nước. Sau đó, bạn dùng dao cắt bỏ phần mắt mực và khối tròn cứng ở giữa đầu mực (gọi là răng mực). Phần da mực bạn có thể để lại hoặc bóc bỏ tuỳ ý. Để bóc bỏ da mực, bạn dùng dao cắt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo một đường gờ giữa da và thịt mực rồi một tay giữ phần thịt, tay còn lại lột bỏ da mực. Rửa mực sau khi đã sơ chế với nước lại nhiều lần cho sạch nhớt bẩn.
- Để khử mùi tanh của mực, bạn kết hợp của củ gừng đập dập, 1 thìa muối và 1 thìa rượu trắng, chà xát mực với hỗn hợp rồi rửa lại với nước.
- Ngoài ra, để mực sạch mùi hôi, sau khi đã sơ chế sạch mực, bạn hãy ướp mực với 2 thìa cà phê dầu mè và chút rượu trong 5 phút, sau đó rửa sơ lại rồi đem mực đi chế biến.
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Lưu ý cần biết khi nấu cháo mực cho bé
Liều lượng
Mặc dù cháo mực rất ngon nhưng tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
- Trẻ 7 – 12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g mực nấu với cháo, ăn 1 – 2 bữa/tuần.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa ăn 30 – 40g mực nấu cùng cháo, bún, mì,…
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa mực/tuần, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt mực.
Lưu ý khi chế biến
- Khi chọn mua mực tươi các mẹ nên chọn con có phần thân màu nâu sậm (đối với mực ống) hoặc con có phần thân màu trắng đục (đối với mực nang), màu sắc sáng bóng. Dùng tay ấn vào thân mực thấy độ săn chắc và đàn hồi. Các bộ phận của mực dính chặt nhau, mắt trong và sáng.
- Cháo mực nên cho bé dùng khi còn nóng. Tránh để nguội vì như vậy khi ăn sẽ mất ngon.
- Dùng rượu trắng, giấm ăn để sơ chế mực sẽ giảm bớt mùi tanh.
- Rang gạo hoặc ngâm gạo 30 phút trước khi nấu cháo mực cho bé sẽ nhanh nhừ hơn.
- Với những bé dưới 12 tháng tuổi, khi nấu cháo không cần cho thêm mắm, muối hay nhiều gia vị.
- Mực chứa rất nhiều đạm nên các mẹ chỉ nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất.
- Nên nhớ là cho ăn từ từ ít một để bé thích nghi dần.
- Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì các mẹ cần thận trọng hơn.
Trên đây là bài viết hướng dẫn thực hiện 10 cách nấu cháo mực thơm ngon, hấp dẫn cực kì đơn giản và dễ thực hiện tại nhà cho bé. Chúc các bạn thành công với 10 công thức này nhé!
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Nấu cháo mực với rau gì cho bé
- Mực nấu cháo với rau gì cho be
- Cách nấu cháo mực cho be trên 1 tuổi
- Mực nấu với rau gì cho be
- Cháo mực khoai lang cho bé
- Mực nấu gì cho bé ăn cơm
- Cháo mực rau cải cho bé
- Cách làm chạo mực cho bé