Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Uống lá tía tô với gừng có tác dụng gì
- Nấu nước tía tô với gừng trị nám
- Cách nấu nước tía tô
- Nước tía tô gừng
- Nước tía tô, gừng, sả
- Uống lá tía tô với đường phèn có tác dụng gì
- Uống nước lá tía tô với mật ong
- Cách nấu nước lá tía to trước khi tiêm phòng

Bạn đã biết lá tía tô ngoài dùng để ăn kèm các món ăn nó còn dùng để nấu nước rất tốt cho sức khỏe và làn da của mình chưa? Cùng Camnangbep bỏ túi ngay 10 cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da, tốt cho sức khỏe nhé!
Công dụng chữa bệnh của lá tía tô
Lá tía tô có thể dùng để chữa ho, trị cảm lạnh, đau bụng, tức thở, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân.
Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, cho biết trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo. Hạt chế thành trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Tía tô còn có tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản, chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống ức chế trung khu thần kinh. Nước ngâm lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Về thành phần hóa học, hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn và giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan… Chiết xuất lá tía tô cho thấy có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm.
Khi bị vết thương chảy máu, bạn có thể lấy lá tía tô non tán nhỏ, đắp trùm lên chỗ máu đang chảy, rắc cho vừa kín rồi buộc lại. Vết thương sẽ cầm máu, không gây mủ và không để lại vết sẹo khi lành.
![]() |
Tía tô không chỉ là cây gia vị mà còn là cây thuốc nam quý. |
Chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin của chuột. Đây là ứng dụng tiềm năng dùng tía tô giúp làm sáng da. Uống nước lá tía tô mỗi ngày bổ sung cho cơ thể lượng dưỡng chất lớn có vai trò ngăn chặn sự hình thành sắc tố melamin – nguyên nhân gây nám, tàn nhang, đốm nâu trên da. Nguồn khoáng chất phong phú trong loại nguyên liệu tự nhiên này còn giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết, từ đó xóa mờ nám, dưỡng trắng da cực kỳ nhanh chóng.
Uống nước lá tía tô thay thế nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả do chứa protein thực vật, chất xơ cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu có khả năng thúc đẩy dạ dày, tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất. Đặc biệt, lượng chất xơ trong loại lá này còn có tác dụng tạo dựng cơ giúp vóc dáng săn chắc, thon gọn tương tự việc tập luyện thể dục, thể thao.
Sắc tía tô với gừng uống giải độc
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ôn vào hai kinh Tỳ, phế. Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, khoan trung
Tía tô sắc tía nên vào huyết phận thông mạch hoà doanh. An thai, giải được chất độc của cá và cua.
Tía tô là một loại cây cao chừng 0,3 – 1m thân thẳng đứng, lá mọc đối, đầu lá nhọn, mép lá răng cưa, có màu tím hoặc xanh tím.
Trên lá có lông, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, quả nhỏ hình cầu màu nâu nhạt. Tía tô được trồng khắp nơi để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Sau đây là những phương thuốc thường dùng có vị tía tô.
![]() |
Tía tô giải độc |
Chữa thương phong phát nóng, lạnh, nhức đầu ra mồ hôi, ho suyễn, hắt hơi, sổ mũi dùng hạnh tô ẩm: Hạnh nhân, cát cánh, chỉ xác, tang bạch bì, hoàng cầm, cam thảo, mạch môn, bối mẫu, trần bì (mỗi thứ 4 gam).Tử tô 6 gam, gừng tươi 2gam. Sắc uống.
Chữa động thai: Tử tô ẩm (Đương quy 6g, xuyên khung 4g, bạch thược 4g, trần bì 2g, đại phúc bì 2g, cành và lá tía tô 6g) sắc uống.
Chú ý: Cần phân biệt được cây tía tô với cây tía tô mọc hoang hay còn gọi là cây tía tô giới.
Cách nấu nước lá tía tô thanh mát đơn giản
Chuẩn bị nguyên liệu
- 200g lá tía tô
- 1 trái chanh
- nửa muỗng muối

Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế lá tía tô
- Lá tía tô ngâm nước muối khoảng 2-3 phút rồi rửa sạch.
- Cắt thành từng khúc khoảng 1 lóng tay.
Bước 2: Nấu nước lá tía tô
- Đun lá tía tô khoảng 20 phút.
- Sau 20 phút thì tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa.

Bước 3: Trộn hỗn hợp
- Sau khi hỗn hợp lá tía tô ủ xong, cho vào nồi nửa muỗng muối và vắt 1 trái chanh cùng vỏ.
- Trộn đều, cho ra ly với ít đá là xong.

Bước 4: Thành phẩm
- Nước lá tía tô thành phẩm có màu hồng đẹp mắt, muối và chanh đã khử mùi tanh của lá tía tô nên rất dễ uống.
- Nên cho một ít đá vào cùng với mật ong để nước lá tía tô thêm ngon hơn nhé.

Cách nấu nước lá tía tô đường phèn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá tía tô: 400g
- Nước lọc: 2 lít
- Citric axit: 20g
- Đường phèn: 500g

Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế lá tía tô
- Lá tía tô cắt lấy lá bỏ thân, ngâm nước muối khoảng 5 phút.
- Rửa sạch lại 2-3 lần với nước.

Bước 2: Nấu lá tía tô
- Cho lá tía tô vào nồi cùng nước sôi, đun trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Vớt lá ra.
- Cho vào nồi nước 500g đường phèn và 20g citric axit và đun thêm 5 phút.
- Sau khi đun sôi, lọc cặn, lấy nước là hoàn thành.

Bước 3: Thành phẩm
- Thành phẩm nước lá tía tô đường phèn thơm ngon. Ngọt thanh của đường phèn rất dễ uống.
- Mỗi ngày 2 ly nước lá tía tô đường phèn để làn da của bạn được cải thiện và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách nấu nước lá tía tô mật ong
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá tía tô: 100g
- Mật ong: 2 muỗng canh
- Nước lọc: 2 lít
- Chanh: nửa trái

Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế lá tía tô
- Lá tía tô bỏ thân lấy lá, ngâm nước muối khoảng 5 phút.
- Rửa sạch lại 2-3 lần, để ráo.
Bước 2: Nấu lá tía tô
- Cho lá tía tô đun cùng nước sôi khoảng 5 phút.
- Vớt lá ra lấy nước.

Bước 3: Cho mật ong vào
- Sau khi vớt lá ra, tranh thủ lúc còn nóng cho 2 muỗng canh mật ong và nước cốt chanh (nửa trái) vào khuấy đều.
- Cho nước lá tía tô vào bình bỏ ngăn mát tủ lạnh khi nào uống thì rót ra ly.

Bước 4: Thành phẩm
- Thành phẩm nước lá tía tô mật ong thơm ngon, ngọt thanh vị mật ong thơm hương lá tía tô.
- Mỗi ngày 3 ly tía tô trước bữa ăn chính khoảng 20 phút giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, đẹp da, trắng sáng.

Cách nấu nước lá tía tô với gừng
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá tía tô: 200g
- Gừng: Nửa củ
- Nước lọc: 1 lít

Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch lá tía tô với nước muối, ngắt bỏ lá héo, đập dập phần còn lại.
- Gừng để nguyên vỏ, rửa sạch, đập dập.
Bước 2: Nấu lá tía tô
- Đun sôi lá tía tô và gừng khoảng 20 phút.
- Lược bỏ bả lấy phần nước là đã có thể thưởng thức.

Bước 3: Thành phẩm
- Thành phẩm nước là tía tô nấu với gừng thơm ngon mùi gừng.
- Mỗi ngày hãy uống ít nhất một ly tía tô để cuộc sống bạn được cải thiện từng ngày.
Cách làm trà tía tô
Chuẩn bị nguyên liệu
- Lá tía tô
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tía tô rửa sạch với nước muối, vớt ra để ráo.
Bước 2: Phơi lá tía tô
- Phơi lá tía tô trên mặt phẳng sạch, hoặc trên rá.
- Phơi ở nơi có nắng tránh bụi bẩn.
- Phơi khoảng 2 nắng, lá khô giòn là được.
Bước 3: Nghiền giã lá tía tô thành bột
- Lá tía tô sau khi phơi xong cho vào máy xay, hoặc dùng chày giã thành bột.
- Cho bột lá tía tô vào hũ bảo quản khi cần chỉ việc đem ra pha với nước nóng là có thể sử dụng.
Cách chọn lá tía tô tươi ngon
- Chọn mua lá tía tô có bề mặt trơn, láng vẫn còn tươi mới.
- Lá tía tô có màu tím càng đậm thì khi nấu sẽ càng ngon.
- Không mua lá tía tô bị dập, héo lá ngả vàng.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu nước lá tía tô trắng da, đẹp dáng, tốt cho sức khỏe, đơn giản, dễ làm. Camnangbep hy vọng với những gợi ý nấu ăn vô cùng chi tiết và cụ thể của chúng mình sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý ăn ngon mỗi ngày. Chúc bạn thực hiện thành công!
Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp
Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
- Uống lá tía tô với gừng có tác dụng gì
- Nấu nước tía tô với gừng trị nám
- Cách nấu nước tía tô
- Nước tía tô gừng
- Nước tía tô, gừng, sả
- Uống lá tía tô với đường phèn có tác dụng gì
- Uống nước lá tía tô với mật ong
- Cách nấu nước lá tía to trước khi tiêm phòng