Ăn gì giúp bé tăng cân nhanh chóng và an toàn? Top 30 thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh, đều và hiệu quả

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những món ăn giúp trẻ tăng cân nhanh
  • Món ăn phụ cho be tăng cân
  • Uống gì cho bé tăng cân
  • Thực đơn giúp bé tăng cân nhanh
  • Thực đơn tăng cân cho be 5 tuổi
  • Cho trẻ ăn gì để tăng cân
  • Bổ sung gì cho bé tăng cân
  • Món ăn tăng cân cho be 1 tuổi
những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng
những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng

YouTube video

Trẻ nhỏ thường biếng ăn, kén ăn, do đó đối với những trẻ không may bị thiếu cân, làm sao lựa chọn được các loại thực phẩm giúp bé tăng cân hay thực phẩm tăng cân cho bé hiệu quả luôn là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm.

Vậy, trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì hay ăn gì cho bé tăng cân, cùng Camnangbep.com tham khảo bài viết sau ba mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chậm tăng cân

Để trẻ tăng cân nhanh chóng và đều đặn, mẹ cần hiểu rõ tại sao bé chậm tăng cân. Có nhiều yếu tố có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân ở trẻ nhỏ. Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân? Nguyên nhân có thể do trẻ mắc các bệnh lý, khiến bé mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tiêu hóa thức ăn hoặc do tình trạng khó khăn về xã hội, tài chính của gia đình, khiến bé không có điều kiện ăn uống đầy đủ dưỡng chất và năng lượng hằng ngày.

nguyên nhân, Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc trẻ không hấp thu đủ dinh dưỡng hằng ngày

Nguyên nhân bệnh lý

  • Sinh non: Tình trạng khó bú có thể gặp ở các trẻ sinh non, cho đến khi các cơ mút và cơ nuốt phát triển hoàn thiện thì khả năng bú của trẻ có thể được cải thiện. Bú kém khiến trẻ nhỏ khó tăng cân như mong muốn.
  • Hội chứng Down: Các trẻ mắc hội chứng Down cũng có thể bị cản trở khả năng bú và nuốt.
  • Các rối loạn chuyển hóa như: Hạ đường huyết, Galactosemia (rối loạn chuyển hóa đường galactose) hoặc Phenylketonuria (rối loạn trao đổi chất do di truyền) có thể cản trở khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể của trẻ.
  • Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis): Đây là một bệnh di truyền ảnh hưởng lên hệ hô hấp và hệ tiêu hoá của trẻ, gây kém hấp thụ calo.
  • Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn: Nếu trẻ gặp phải tình trạng này thì bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có thể lựa chọn thực phẩm giúp trẻ tăng cân phù hợp, hiệu quả.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh có thể khiến trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ảnh hưởng đến hấp thu thức ăn và tăng cân.
  • Tiêu chảy mãn tính: Bất cứ nguyên nhân gì gây tiêu chảy mãn tính đều có thể khiến bé không thể hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân xã hội và tài chính

  • Cha mẹ sử dụng sữa công thức không phù hợp cho trẻ hoặc lượng sữa không đủ mà cơ thể em bé cần.
  • Thiếu thốn về kinh tế có thể khiến ba mẹ khó cung cấp đủ thức ăn cho con cái.

Nguyên tắc bổ sung các thực phẩm tăng cân cho bé

Để bé có thể tăng cân một cách khỏe mạnh thông qua chế độ ăn uống hay thực phẩm giúp bé tăng cân hằng ngày, ba mẹ cần chú ý một số nguyên tắc sau đây:

Bổ sung theo nhu cầu về độ tuổi, thể trạng của trẻ

Cha mẹ cần tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của con mình như thế nào trước khi bổ sung các thực phẩm giúp trẻ tăng cân. Mỗi lứa tuổi sẽ có nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng và khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau. Khi mới sinh ra, trẻ cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong một số trường hợp, bé có thể tập ăn dặm sớm vào tháng thứ 4 để tập làm quen với thức ăn đặc. Sau đó, theo thời gian bé sẽ ăn các loại thức ăn rắn hơn như thịt nạc, lòng đỏ trứng, tôm, cua, cá,…

Kết hợp thực phẩm linh hoạt, đa dạng

Việc kết hợp thực phẩm vừa giúp đa dạng các món ăn trong bữa ăn hằng ngày, giúp bé có cơ hội hấp thu được nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, vừa có thể hỗ trợ bé ăn ngon miệng và thích thú hơn khi đến giờ ăn, tăng khả năng tăng cân.

Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Cơ thể bé cần rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau để có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Việc cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp bé không bị mắc bệnh do thừa hoặc thiếu các vi chất dinh dưỡng như tình trạng thừa cân, béo phì, thấp còi, suy dinh dưỡng protein – năng lượng,…

Mẹo giúp bé tăng cân nhanh và đều hiệu quả là chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn đúng giờ. Mẹ không nên thúc ép hay hò hét, la mắng bé. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, khiến bé sợ ăn. Lời khuyên là mẹ hãy cố gắng tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn, kết hợp đa dạng thực đơn để tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Như vậy sẽ giúp bé hứng thú chờ đợi đến bữa ăn, ăn ngon hơn và tăng cân tốt hơn.

Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì?

Lựa chọn thực phẩm giúp bé tăng cân lành mạnh luôn là vấn đề khiến ba mẹ phải đau đầu. Trẻ nhỏ thường kén ăn và thường thích các loại thức ăn nhanh như đồ rán hay pizza. Tuy vậy, đây là những món ăn có thể gây hại cho sức khỏe của bé vì dư thừa năng lượng, chất béo bão hòa nhưng lại thiếu các loại vitamin, khoáng chất cần thiết khác.

Dưới đây là một số dưỡng chất có trong các loại thực phẩm gợi ý mà ba mẹ có thể áp dụng vào bữa ăn hằng ngày của trẻ, nếu ba mẹ vẫn còn thắc mắc trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì hay ăn gì cho bé tăng cân.

thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh

Chế độ ăn cân đối các dưỡng chất tốt cho quá trình tăng trưởng của trẻ, đặc biệt về cân nặng

Protein

Protein rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ, ngoài ra nó còn giúp sửa chữa mô, tạo ra các kích thích tố và enzym thiết yếu trong cơ thể. Đối với trẻ em, chế độ ăn được khuyến nghị cần khoảng 1g protein/kg thể trọng mỗi ngày. Các thực phẩm như sữa và pho mát là nguồn cung cấp canxi và protein tuyệt vời cho trẻ.

Một số nguồn thực phẩm giàu protein giúp bé tăng cân nhanh, ăn ngon, phát triển tốt: (1)

  • Các loại thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo…
  • Thịt trắng như thịt gà và gà tây (đặc biệt là có da).
  • Xúc xích heo, sườn heo, thịt xông khói, giăm bông và sườn.
  • Cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi.
  • Trứng.
  • Các loại bơ hạt như bơ hạt điều, bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng và bơ hướng dương.
  • Các loại hạt bao gồm quả hồ đào, quả óc chó, quả hạnh nhân, hạt chia và hạt lanh.
  • Các loại protein đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành.
  • Sữa, phô mai.

Sản phẩm bơ sữa

Một số sản phẩm bơ sữa giàu dinh dưỡng, giúp bé tăng cân:

  • Sữa chua béo
  • Phô mai béo
  • Sữa nguyên chất
  • Sữa bơ
  • Kem chua
  • Kem pho mát

Dầu và chất béo lành mạnh

Ở trẻ em, tổng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể được khuyến cáo không quá 30% calo. Trong đó, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa nên được giới hạn dưới 10% lượng calo và chất béo không bão hòa đa dưới 10% lượng calo. Phần còn lại nên bao gồm chất béo không bão hòa đơn.

  • Chất béo không bão hòa đa: Nhóm này bao gồm axit béo thiết yếu omega 3 và 6, có hàm lượng cao được tìm thấy trong dầu cá, dầu thực vật và hạt.
  • Axit béo không bão hòa đơn: Được tìm thấy chủ yếu trong mỡ gà và dầu thực vật như ô liu, dầu hạt cải và dầu lạc.

Một số nguồn thực phẩm cung cấp dầu và chất béo lành mạnh giúp bé “lớn nhanh như thổi” như:

  • Dầu ô liu
  • Dầu bơ
  • Dầu canola

Tinh bột

Khuyến nghị về carbohydrate cho trẻ nhỏ tương tự khuyến nghị cho người lớn, khoảng 55% tổng năng lượng ăn vào. Để đáp ứng nhu cầu carbohydrate của cơ thể, trẻ em nên ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate cũng như các món ăn nhẹ bổ dưỡng giàu carbohydrate giữa các bữa ăn.

Một số nguồn thực phẩm chứa tinh bột giúp bé tăng cân nhanh:

  • Cơm
  • Khoai tây và khoai lang
  • Ngũ cốc ăn sáng giàu chất xơ, protein cao
  • Bánh mì
  • Mì ống
  • Hạt quinoa (hạt diêm mạch)
  • Yến mạch

Chất xơ từ rau và hoa quả

Bên cạnh các thực phẩm giàu tinh bột, mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại rau củ và hoa quả vào thực đơn hàng ngày của bé. Rau và hoa quả không chỉ chứa nhiều chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật và hấp thu tốt hơn.

Một số nguồn thực phẩm giàu chất xơ và vitamin giúp bé khỏe mạnh như:

  • Dừa
  • Trái bơ
  • Quả sung
  • Nho khô và các loại trái cây khô khác
  • Chuối
  • Bí và các loại rau ăn củ khác

Bổ sung Calo từ thức uống dinh dưỡng

  • Sinh tố: Sinh tố chứa các thành phần dinh dưỡng như sữa béo, bơ hạt hoặc nước cốt dừa.
  • Các loại thức uống tăng cường protein như: bột protein, bơ hạt hoặc sữa sô cô la.
  • Ca cao nóng với sữa nguyên chất: Đây cũng là thức uống nên có trong danh sách các loại thực phẩm tăng cân cho bé.

12 Cách giúp bé tăng cân nhanh và đều không cần ép trẻ ăn

1. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong bữa ăn của bé

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh? Hãy cố gắng cho bé bú sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Để đảm bảo nguồn sữa đầy đủ và dồi dào dưỡng chất, mẹ nên ăn phong phú các loại thực phẩm, cho bé bú thường xuyên.

Nếu bé đã vượt qua mốc 6 tháng và bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ đừng quên bổ sung nhóm dinh dưỡng sau đây trong chế độ ăn dặm để giúp bé tăng cân nhanh chóng:

  • Chất béo lành mạnh: dầu oliu và bơ chứa nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Axit oleic trong cả hai loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm, omega-3 tốt cho não bộ trẻ.
  • Các loại thịt có nhiều calo: Thịt lợn, thịt gà.
  • Các sản phẩm từ sữa: thêm phô mai bào vào súp, cơm hay mì ống là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung calo cho trẻ. Mẹ có thể cho con ăn các loại sữa chua nhiều chất béo nhưng nên hạn chế những loại có nhiều đường.
  • Trái cây: Chuối và bơ chứa hàm lượng calo cao.

2. Đa dạng các bữa ăn của bé

Một trong những nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân được các chuyên gia “chỉ điểm” nữa là, nhiều mẹ cứ lặp đi lặp lại một thực đơn từ ngày này sang ngày khác. Về mặt dinh dưỡng, tuy thực đơn có đầy đủ các dưỡng chất, nhưng điều này sẽ khiến trẻ ngán và không còn hứng thú với bữa ăn.

Ăn uống sẽ không còn là thời gian ác mộng đối với trẻ nếu như bữa ăn có nhiều màu sắc và được thay đổi mỗi ngày. Trẻ sẽ dễ dàng bị thu hút với những món ăn được trang trí đẹp mắt với mùi vị và cách chế biến mới lạ.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiều nhóm thực phẩm sẽ giúp bé có cơ hội được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đường, chất béo, protein, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu. (2)

Vì vậy, mẹ hãy thay đổi thực đơn mỗi ngày cho trẻ để kích thích hứng thú ăn uống, đồng thời cung cấp đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý, dù đổi món nhưng mẹ vẫn phải đảm bảo mỗi bữa ăn của trẻ đều phải có đủ các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả nhé.

Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo: 

  • Chọn những miếng thịt bò, heo, gà,… vừa có nạc có mỡ để luân phiên chế biến món ăn.
  • Sử dụng thêm sữa nguyên chất, pho mát, kem và sữa chua khi nấu ăn.
  • Thay đổi cách chế biến với cùng một loại thực phẩm như nướng, chiên, xào, luộc, hấp,…
  • Khuyến khích bé cùng tham gia chuẩn bị các loại nguyên liệu và cùng bạn nấu ăn hằng ngày. Điều này có thể giúp bé quý trọng thức ăn, chủ động hơn trong việc ăn uống và có cơ hội được thưởng thức món ăn do chính bản thân tự làm ra.
  • Khi kết thúc bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước và các loại sinh tố trái cây.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm “calo rỗng”, chẳng hạn như nước ngọt, khoai tây chiên và thức ăn nhanh, vì nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì và các vấn đề bệnh lý do thiếu các chất dinh dưỡng khác.

bé cùng nấu ăn, kích thích ngon miệng, cách giúp bé tăng cân

Khuyến khích bé tham gia chế biến các món ăn là “tuyệt chiêu” kích thích bé ăn ngon miệng là cách giúp bé tăng cân hiệu quả

3. Ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng và calo

Các loại thực phẩm giàu calo lành mạnh sẽ giúp bé bổ sung thêm năng lượng với một khẩu phần ăn không quá lớn. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các nguyên liệu và thực phẩm giàu calo trong thực đơn hàng ngày như bơ hạt, bơ, nước cốt dừa, dầu oliu, dầu hạt cải, các loại cá béo,…

Để giúp bé tăng cân tự nhiên và khỏe mạnh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tăng lượng calo trong thức ăn của bé như sau:

  • Sử dụng thêm sữa, bơ, phô mai để làm bánh kếp, bánh trứng, pudding, mì ống, sữa lắc, sữa chua,…
  • Thêm chất béo và dầu vào món ăn thường ngày của trẻ.
  • Thêm bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân hoặc tahini vào bánh mì, bánh quy giòn và bánh kếp.
  • Thêm kem hoặc whipping cream vào súp, sữa lắc, khoai tây nghiền và món thịt hầm.
  • Thêm nước sốt phô mai tự làm hoặc phô mai bào sợi vào rau và trái cây.
  • Làm sinh tố trái cây với sữa, kem sau bữa ăn chính hoặc dùng làm bữa ăn phụ cho bé.

4. Cho bé ăn nhiều bữa, thường xuyên hơn

Làm sao cho bé tăng cân? Câu trả lời là cho bé ăn nhiều hơn 3 bữa ăn trong ngày cũng là một phương pháp tăng cân bạn nên lưu ý.

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên việc bắt bé phải tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong mỗi bữa là điều quá sức. Mẹ nên chia khẩu phần ăn của bé thành 5 – 6 bữa/ngày bao gồm 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa phụ (các bữa phụ có thể là hoa quả, sữa chua hay bánh mì)… Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu chất dinh dưỡng trong thức ăn hiệu quả hơn, từ đó giúp bé tăng cân nhanh chóng.

Bạn có thể cùng bé lên lịch ăn uống với tần suất khoảng 6 – 8 bữa ăn/ngày và có thể thoải mái linh hoạt thay đổi tùy vào lứa tuổi và mức độ hoạt động của bé. Việc có nhiều bữa ăn xen kẽ nhau trong ngày sẽ giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng đều đặn với lượng vừa phải để trẻ vừa tăng cân vừa không tích trữ nhiều mỡ thừa có hại cho cơ thể.

Cần lưu ý, mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trái cây hay đồ ăn vặt trước bữa ăn chính vì sẽ khiến bé bị no ngang và không thể ăn hết khẩu phần bữa chính. Nếu trẻ không thể ăn hết phần ăn, mẹ cũng không nên ép trẻ, việc này sẽ càng khiến các bé chán ghét bữa ăn hơn. Thay vào đó, có thể cho bé uống sữa để bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

5. Tạo cảm giác ngon miệng cho bé

Khiến bé hứng thú chờ đợi đến bữa ăn cũng là một trong những cách giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Mẹ hãy tạo không khí vui vẻ cho mỗi bữa ăn, không nên thúc ép bé ăn quá mức, hơn hết là nên tắt ti vi hay các thiết bị điện tử để trẻ tập trung ăn.

Đồng thời, mẹ cũng nên thường xuyên tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho mình như ăn nhiều trái cây, rau củ hay ngũ cốc bởi bé thường có thói quen quan sát người lớn ăn và bắt chước theo.

che do dinh duong cho be tang can

Nếu muốn tăng cân cho bé mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và không nên để trẻ bỏ bữa

6. Bổ sung thêm sữa và các sản phẩm từ sữa

Canxi và vitamin D rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Canxi cần thiết để giữ cho xương chắc khỏe và vitamin D cần thiết để cơ thể chúng ta hấp thụ canxi. Vì vậy việc uống sữa đầy đủ là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. (3)

Các sản phẩm từ sữa như sữa chua và pho mát là những nguồn cung cấp canxi, năng lượng dồi dào nhất. Bé trai và bé gái từ 4 – 8 tuổi cần 2,5 cốc sữa/ngày, trong khi trẻ em từ 9 – 18 tuổi cần 3 cốc/ngày.

Một trong những khuyến nghị chính trong hướng dẫn chế độ ăn uống mới là bổ sung thêm sữa không béo hoặc ít chất béo vào bữa ăn hằng ngày. Các hướng dẫn cũng khuyến khích chọn sữa và sữa chua thường xuyên hơn phô mai vì chúng chứa ít chất béo bão hòa và natri hơn, nhưng lại nhiều kali và vitamin A và D.

Nếu con bạn không dung nạp được lactose, hãy cho trẻ uống sữa không có lactose, sữa chua và pho mát. Các sản phẩm này có cùng một lượng canxi và vitamin D, vitamin và khoáng chất giống trong sản phẩm sữa thông thường, cũng là 1 cách hỗ trợ giúp bé tăng cân nhanh chóng.

 cho trẻ uống sữa, giúp bé tăng cân nhanh chóng

Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời hỗ trợ giúp bé tăng cân nhanh chóng, khỏe mạnh.

7. Uống đủ nước

Cơ thể chúng ta được tạo ra từ khoảng 70% là nước – đó là thành phần tạo nên máu, dịch tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi, và nước cũng là thành phần không thể thiếu trong các cơ quan và tế bào của cơ thể.

Nước được sử dụng để chuyển hóa năng lượng, điều hòa thân nhiệt và tiêu hóa thức ăn. Nước giúp cơ thể chúng ta thực hiện tất cả các chức năng trong ngày. Chỉ với một ly nước lọc vào sáng sớm giúp cung cấp năng lượng cho não, tăng cường trao đổi chất và nhiều công dụng tuyệt vời khác.

Đặc biệt ở trẻ em, nước lại càng quan trọng vì cơ thể trẻ phần lớn dùng nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do đó, uống đủ nước là cách giúp bé tăng cân khỏe mạnh.

Lượng nước mà trẻ cần bổ sung trong ngày phụ thuộc vào mức độ hoạt động của trẻ, nhiệt độ môi trường, chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Bạn cần nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên, với trẻ em dưới 8 tuổi nên uống tối thiểu 4-5 cốc nước/ngày. Trẻ em trên 8 tuổi cần ít nhất 6-8 cốc nước/ngày.

Để có thể giúp bé bổ sung nước dễ dàng hơn, bạn có thể thử các cách sau:

  • Thêm một lát chanh để nước có vị khác.
  • Đảm bảo bé luôn có sẵn một chai nước, đặc biệt là những trẻ lớn đang đi học.
  • Sử dụng các loại thảo mộc bao gồm bạc hà hoặc gia vị như gừng để tạo hương vị cho nước uống hằng ngày.
  • Làm sinh tố trái cây.

 uống đủ nước, hỗ trợ giúp bé tăng cân

Uống đầy đủ nước hằng ngày là việc làm cần thiết cho sự phát triển của bé, hỗ trợ giúp bé tăng cân

8. Hạn chế các loại đồ uống ngọt trước bữa ăn

Như đã đề cập ở phần trên, việc bổ sung đầy đủ nước là rất quan trọng cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt từ giai đoạn sơ sinh đến lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, nếu trẻ uống quá nhiều đồ uống ngọt như các loại nước ép trái cây, nước ngọt có gas,… trước bữa ăn, bé có thể sẽ ăn ít hơn do dạ dày đã chứa quá nhiều nước.

Bên cạnh đó, lượng đường trong các loại đồ uống ngọt cũng góp phần làm cho bé mau có cảm giác no hơn bình thường.

9. Tập cho bé thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ

Biện pháp này có thể áp dụng tốt với những trẻ lớn, đã có ý thức và chủ động hơn trong việc ăn uống hằng ngày. Bạn cần tập thói quen để trẻ tự giác ngồi vào bàn ăn khi đến giờ ăn, vì nếu qua thời gian ấy, trẻ sẽ không được phục vụ bữa ăn nữa.

Đối với trẻ đang cần tăng cân, ngoài các bữa ăn trong giờ đã quy định, bạn có thể khuyến khích trẻ ăn thêm bất cứ lúc nào trong ngày khi bé thấy đói bụng.

Bên cạnh đó, bữa ăn của trẻ không nên có sự tham gia của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, hay TV để tránh làm trẻ phân tâm và tập trung hơn trong việc thưởng thức, tiêu hóa thức ăn.

Quan trọng hơn cả, việc cho bé ăn đúng theo thời gian biểu cũng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa bé thích ứng với bữa ăn và hấp thu dễ dàng hơn. Cần nhớ, mọi bữa ăn với trẻ đều rất quan trọng, đặc biệt là bữa sáng, do đó mẹ tuyệt đối không để bé bỏ bữa.

bé ăn cùng gia đình, ăn đúng giờ, cách giúp bé tăng cân

Bé cần có thói quen ăn đúng giờ và nên ăn cùng với các thành viên trong gia đình. Đây là 1 cách giúp bé tăng cân đều đặn

10. Không nên ép bé dù bé biếng ăn, chậm tăng cân

Ép trẻ ăn uống là việc làm rất sai lầm khi nuôi dạy con trẻ. Vì hành động gượng ép trong ăn uống sẽ làm cho bé cảm thấy lo sợ và tìm cách tránh né khi thời gian ăn đến gần. Thay vì ép trẻ ăn, bạn hãy để trẻ ăn khi đói và được đưa ra lựa chọn về món ăn (giữa các món mà bạn đã lựa chọn theo lời khuyên của bác sĩ nhằm có lợi cho việc tăng cân) và quyết định về lượng thức ăn cho bản thân.

Ngoài ra, khi bé lớn hơn, trẻ cần được tham gia ăn cùng với gia đình và có thể ăn uống thoải thích trong thời gian này. Ngoài thời gian các bữa ăn chính, bạn chỉ nên cung cấp cho bé các bữa ăn nhẹ lành mạnh, không nuông chiều các loại thực phẩm giàu calo nhưng thiếu vi chất dinh dưỡng như kẹo ngọt hay các món ăn nhanh.

11. Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động

Chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất chưa đủ để giúp bé tăng cân nhanh chóng và duy trì cân nặng ổn định, khỏe mạnh. Tập thể dục thể thao sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ. Hơn thế nữa, nếu trẻ ăn nhiều nhưng không vận động sẽ tăng nguy cơ mắc béo phì và các bệnh chuyển hóa.

Trẻ em luôn rất hiếu động vì đây chính là cách để bé tìm hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh và kích thích cơ thể bé phát triển về thể chất, khả năng phối hợp các động tác, chức năng ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội.

Một đứa trẻ thường xuyên chạy nhảy, vận động sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và khỏe mạnh hơn so với những trẻ khác. Bên cạnh đó, vận động cũng giúp bé đốt cháy bớt lượng mỡ thừa, hỗ trợ chức năng miễn dịch và các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra tốt hơn.

 hoạt động thể chất, gia đình, cách giúp bé tăng cân nhanh chóng

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất cùng với gia đình cũng là cách giúp bé tăng cân nhanh chóng và an toàn

Nếu bé đã lớn, mẹ có thể chọn những môn thể thao phù hợp hay khuyến khích bé chạy nhảy, vui chơi bên ngoài thay vì ở nhà xem tivi, chơi ipad. Ba mẹ có thể khuyến khích bé vận động thông qua việc cùng bé tập các bài tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, đạp xe và chơi các môn thể thao như đá banh, cầu lông, bóng rổ,.. Một chế độ vận động khoa học kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp trẻ ăn ngon và tăng cân lành mạnh.

12. Khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ

Khi các biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng giúp bé ăn uống nhiều hơn tại nhà không hiệu quả, hoặc khi bé có các dấu hiệu bệnh lý như mệt mỏi nhiều, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… bạn cần đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế để có thể tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân, lý do có thể do trẻ mắc phải một số chứng bệnh như: rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, nhiễm trùng… Hãy đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để chẩn đoán sớm bệnh (nếu có) và điều trị kịp thời giúp trẻ tăng cân đều trở lại. Ngoài ra, khi đi khám định kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ một số giải pháp dinh dưỡng phù hợp với tình trạng của trẻ để cải thiện cân nặng.

Việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia dinh dưỡng, đặc biệt là chuyên gia về nhi khoa, có thể tạo nên sự khác biệt. Với kiến ​​thức chuyên môn về bệnh lý và dinh dưỡng trẻ em, chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa có thể hướng dẫn bạn đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho chế độ ăn uống của bé.

Tẩy giun

Một điều quan trọng cần lưu ý là bạn nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi trở đi. Bởi các ký sinh trùng này đã “hút sạch” mọi dưỡng chất cơ thể bé dung nạp, chưa kể nó còn gây rối loạn tiêu hóa. Bé nên uống thuốc sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.

Ngoài ra, mẹ cần cho bé ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để giúp bé tăng cân mẹ nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Top 30 thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh, đều và lành mạnh

1. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời đối với trẻ nhỏ, giúp phát triển các khối cơ và các loại mô khác của cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong trứng có thể kể đến như Photpho, Protein, Kẽm và Canxi.

Trứng thực phẩm giúp bé tăng cân

Trứng có thể là một loại thực phẩm giúp bé tăng cân, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ nhỏ

Trứng là loại thực phẩm dễ chế biến, hầu như bé nào cũng thích ăn. Trong trứng chứa một nguồn dồi dào chất béo bão hòa, protein, vitamin và khoáng chất giúp xây dựng các cơ, mô và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trứng còn giúp ích cho sự phát triển quan trọng của não bộ, hệ thần kinh của trẻ.

trung

Trứng là một trong những loại thực phẩm giúp bé tăng cân hầu như trẻ nào cũng thích

Giá trị dinh dưỡng trên mỗi quả trứng cung cấp được ước tính khoảng:

  • Năng lượng: 78 kcal
  • Chất béo: 5g
  • Protein: 6g

2. Thịt gà

Thịt gà là một loại thực phẩm giàu Calo và Protein tốt cho trẻ em. Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều Phốt pho tốt cho răng, xương, thận, gan và cả hệ thống thần kinh trung ương cho sức khỏe bé.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt gà:

  • Năng lượng: 239 kcal
  • Chất béo: 13,4g
  • Protein: 24g

Với hàm lượng protein cao, thịt gà hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển toàn diện ở trẻ. Ngoài ra, thịt gà còn chứa một lượng các chất dinh dưỡng khác như: Magie, photpho, vitamin B6 và B12 giúp răng và xương chắc khỏe, thận và hệ thần kinh phát triển tốt. Do đó, thịt gà cũng được xếp vào nhóm thực phẩm tăng cân cho bé an toàn và hiệu quả.

Có thể cho trẻ ăn thịt gà mỗi tuần một lần, tốt nhất nên bắt đầu với ức gà. Ức gà có thể chế biến thành các món như gà hầm, súp gà hoặc cơm gà….

3. Thực phẩm giúp bé tăng cân: Đậu nành và đậu hũ

Đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng Protein cao và chất béo lành mạnh. Ngoài ra, còn chứa các Axit amin thiết yếu, sắt, Canxi, Mangan, Phốt pho và Selen. Đậu nành và đậu hũ là một thực phẩm lý tưởng để cải thiện cân nặng của trẻ.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g đậu hủ:

  • Năng lượng: 76 kcal
  • Chất béo: 4,8g
  • Protein: 8,08g

4. Mật ong

Mật ong được xem như một giải pháp thay thế cho đường, thành phần mật ong chứa 17% nước và 82% carbohydrate giúp thúc đẩy cho quá trình tăng cân lành mạnh. Đây quả là 1 loại thực phẩm ba mẹ nên lưu tâm nếu có thắc mắc trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì.

Chất ngọt tự nhiên của mật ong có hàm lượng chất béo thấp. Mẹ có thể thêm một thìa vào bánh mì nướng, bánh mì sandwich, bánh kếp hoặc thức uống cho trẻ để thêm hương vị và sự ngon miệng.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g mật ong:

  • Năng lượng: 304 kcal
  • Chất béo: 82g
  • Protein: 0,3g

5. Sữa

Sữa là nguồn cung cấp Protein quan trọng cùng chất béo, canxi và các vitamin thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung sữa vào danh sách những thực phẩm giúp bé tăng cân nhé! Đối với một số trẻ mắc chứng không dung nạp Lactose thì một ly sữa mỗi ngày có thể giúp duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

cac che pham tu sua

Sữa và các chế phẩm từ sữa được xếp vào nhóm những thực phẩm giúp trẻ tăng cân vì rất giàu dưỡng chất

Giá trị dinh dưỡng trong 100g sữa:

  • Năng lượng: 42 kcal
  • Chất béo: 1g
  • Protein: 3,4g

bé uống sữa, thực phẩm tăng cân cho bé

Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng và thiết yếu cho sự phát triển của trẻ

Mặc dù sữa chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho trẻ, nhưng khi cho trẻ uống sữa, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống sữa tươi vì khó tiêu hóa.
  • Sữa nguyên kem được khuyến khích dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Khoảng hai khẩu phần (khoảng 1 cốc sữa) một ngày là lý tưởng cho trẻ dưới 4 tuổi.
  • Đối với trẻ không thể uống sữa bò do dị ứng sữa hoặc không dung nạp đường lactose, sữa hạnh nhân là một trong những lựa chọn lý tưởng.

6. Sữa chua

Hầu hết trẻ em đều thích sữa chua. Hàm lượng Canxi và Kali có trong sữa chua giúp cải thiện sức khỏe xương của trẻ. Ngoài ra, sữa chua cũng là một nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, được gọi là “men vi sinh” giúp tiêu hóa và hấp thu tốt, tác động đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, đây cũng được xem là thực phẩm giúp bé tăng cân hiệu quả.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g sữa chua ít béo:

  • Năng lượng: 61 kcal
  • Chất béo: 0,37g
  • Protein: 10,3g

Bên cạnh sữa chua, mẹ có thể cho trẻ ăn các sản phẩm từ sữa như bơ và phô mai sau 12 tháng tuổi. Bơ và phô mai mang đến hương vị mới giúp bữa ăn của trẻ trở nên thú vị hơn với hàm lượng cao chất béo cần thiết giúp tăng cân lành mạnh.

7. Chuối: Thực phẩm giúp trẻ tăng cân bổ rẻ

Chuối là một trong những thực phẩm thiết yếu hỗ trợ tốt quá trình tăng cân cho trẻ nhỏ. Các chất dinh dưỡng có trong chuối bao gồm chất xơ, Kali, Magiê và Vitamin B6 giúp quá trình tiêu hóa của trẻ nhỏ dễ dàng hơn. Đồng thời, chuối cũng chứa nhiều calo nên đây là một thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh và an toàn. Loại trái cây đa dưỡng chất này có thể chế biến thành salad trái cây, món tráng miệng kem hoặc ăn trực tiếp….

Giá trị dinh dưỡng trong một quả chuối cỡ vừa:

  • Năng lượng: 105 kcal
  • Chất béo: 0,4224g
  • Protein: 1,3g

8. Quả bơ

Quả bơ chứa nhiều Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, Vitamin B6, Kali, chất béo, chất xơ. Ngoài ra, bơ cũng cung cấp Lutein, Beta-carotene và Axit béo omega-3 giúp tăng trí thông minh, cao lớn, cải thiện sức khỏe toàn diện của trẻ. Có thể cho trẻ ăn bơ sau 6 tháng tuổi dưới dạng xay nhuyễn và sau 1 năm ở dạng sữa lắc hoặc sinh tố. (3)

Bơ xứng đáng có trong danh sách thực phẩm giúp bé tăng cân vì giá trị dinh dưỡng trong một quả bơ cỡ vừa ước tính như sau:

  • Năng lượng: 322 kcal
  • Chất béo: 29g
  • Protein: 4g

9. Khoai tây

Khoai tây chứa chất xơ và các Vitamin thiết yếu như Vitamin A và Vitamin C. Chúng cũng rất giàu Carbohydrate và giúp tăng cân lành mạnh.

Giá trị dinh dưỡng trên 100g khoai tây:

  • Năng lượng: 77 kcal
  • Protein: 2,05g
  • Carbohydrate: 17,49g

10. Khoai lang

Khoai lang cũng được xem là một loại thực phẩm giúp trẻ tăng cân tuyệt vời khi cung cấp một lượng lớn tinh bột. Bên cạnh đó, khoai lang còn rất giàu chất xơ, Vitamin B, Vitamin C và các khoáng chất như sắt, Canxi và Selen. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và cải thiện quá trình hấp thụ beta-carotene của cơ thể.

Khoai lang có thể chế biến thức ăn cho trẻ dưới dạng xay nhuyễn, bánh kếp và làm súp. Thích hợp sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai lang:

  • Năng lượng: 86 kcal
  • Protein: 1,6g
  • Carbohydrate: 20g

11. Bắp ngô

Đây là thực phẩm khá phổ biến chứa phần lớn là Carbohydrate và nguồn Carotene dồi dào giúp tăng cường sức khỏe cho mắt.

Giá trị dinh dưỡng trên 100g bắp:

  • Năng lượng: 86 kcal
  • Protein: 3,22g
  • Carbohydrate: 19g

12. Yến mạch

Bột yến mạch không chứa Gluten. Yến mạch chứa nhiều Protein và tinh bột nên nó trở thành một lựa chọn tốt cho trẻ nhỏ. Yến mạch là một trong những thực phẩm tốt nhất để bắt đầu ngày mới với ít chất béo bão hòa và cholesterol.

yen mach

Yến mạch giàu dinh dưỡng, là loại thực phẩm tăng cân cho bé lành mạnh

Ngoài là nguồn thực phẩm tăng cân cho bé, yến mạch còn có vô số lợi ích dinh dưỡng khác. Yến mạch chứa hàm lượng chất xơ phong phú, rất tốt để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đồng thời, yến mạch cũng chứa nhiều mangan, magiê, thiamine và photpho mang đến cho trẻ bữa ăn lành mạnh hơn.

Giá trị dinh dưỡng trên 100g bột yến mạch tăng cường:

  • Năng lượng: 68 kcal
  • Chất béo: 1,4g
  • Protein: 2,4g

13. Cá hồi

Cá hồi chứa axit béo Omega-3, Vitamin B12, Selen và Choline hỗ trợ chức năng não, chức năng nhận thức và sức khỏe thần kinh ở trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên bổ sung cá hồi vào thực đơn cho trẻ để trẻ vừa tăng cân hiệu quả vừa phát triển toàn diện.

Giá trị dinh dưỡng trong 100g cá hồi:

  • Năng lượng: 208 kcal
  • Chất béo: 13,42g
  • Protein: 20,42g

14. Các loại hạt

Đây cũng được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ cân nặng của trẻ. Chúng không chỉ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn chứa nhiều chất xơ, calo.

Ngoài ra, hạt còn được biết đến có khả năng tăng miễn dịch cho trẻ. Mẹ có thể xay tất cả các loại hạt khô với nhau để tạo thành bột dùng với sữa hoặc cho trẻ ăn dặm.

15. Quả lê

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin B6 và C cũng như rất nhiều chất xơ giúp trẻ no lâu. Sau 8 tháng, mẹ có thể cho bé ăn lê dưới dạng lê xay nhuyễn đơn thuần hoặc lê xay nhuyễn với quế hoặc làm bánh kếp.

16. Đậu hà lan

Đậu hà lan bổ dưỡng, thích sử dụng khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm 6 tháng. Loại đậu này rất giàu chất xơ, thiamine, magie, niacin, photpho và vitamin A, B6, C… cho trẻ ăn thường xuyên có thể giúp cải thiện cân nặng của trẻ hiệu quả.

Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Và chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ (4). Vì vậy, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giúp bé tăng cân lành mạnh trên để giúp trẻ phát triển tối ưu nhé!

17. Các loại rau khác

Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau. Thế nhưng, rau lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Bạn có thể đa dạng chế biến các loại rau như chiên bột, salad, xào,… để kích thích vị giác của bé.

bé ăn rau xanh, tiêu hóa tốt, tăng cân

Rau chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng, kích thích trẻ tiêu hoá, hấp thu tốt nên xứng đáng có mặt trong danh sách các thực phẩm tăng cân cho bé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Thực đơn cháo dinh dưỡng giúp bé tăng cân nhanh

1. Cháo lươn khoai môn

Lươn là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao với các chất protein, sắt và những khoáng chất có lợi khác. Vì thế, thịt lươn thơm ngon, hòa quyện với vị béo ngậy của khoai môn chắc chắn sẽ là món cháo vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng cho trẻ, giúp bé ngon miệng và tăng cân tốt hơn!

2. Cháo cua biển

Hải sản không chỉ giàu canxi, khoáng chất vi lượng mà còn có hàm lượng protein đáng kể giúp bé có thể vừa phát triển chiều cao, vừa cải thiện cân năng hiệu quả. Khi chọn cua mẹ lưu ý lựa những con yếm to, ấn vào thấy rắn chắc, càng còn chuyển động, bởi vì đó là những con cua có nhiều thịt và tươi sống. Món cháo cua biển này chắc chắn phải có trong thực đơn giúp trẻ tăng cân các mẹ nhé.

Thực đơn cho bé tăng cân

Cháo cua biển giàu protein giúp con tăng cân

3. Cháo thịt bò phô mai

Cháo thịt bò phô mai cũng là gợi ý tuyệt vời dành cho những bé cần tăng cân. Thịt bò giàu protein, sắt và khoáng chất thiết yếu, còn phô mai lại có nhiều canxi, protein, vitamin và chất béo. Vì thế, khi 2 thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ mang đến nguồn dưỡng chất dồi dào giúp bé hấp thụ và tăng cân tốt hơn.

4. Cháo tôm bí đỏ

Trong số những món cháo, thực đơn giúp trẻ tăng cân nhanh không thể thiếu món cháo tôm bí đỏ. Bởi lẽ, đây là món cháo giàu vitamin A, canxi, protein… cùng nhiều dưỡng chất có lợi khác giúp bé tăng cân, lớn nhanh và khỏe mạnh. Đồng thời, bí đỏ còn cung cấp hàm lượng DHA cao giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

 

giúp bé tăng cân nhanh

Cháo tôm bí đỏ dồi dào dưỡng chất

5. Cháo cá lóc đậu xanh nấm rơm

Nấm rơm, cá lóc, đậu xanh đều là những thực phẩm bổ dưỡng có khả năng giúp bé tăng cân nhanh an toàn. Đặc biệt, trong cá lóc có nhiều axit béo omega – 3, protein và canxi, đậu xanh giàu đạm thực vật cùng với nấm chứa hàm lượng vitamin D và chất sắt cao sẽ khiến trẻ thích ăn và ngon miệng hơn. Nhờ đó, bé yêu cũng sẽ tăng cân đáng kể

6. Cháo thịt bò bông cải xanh

Như đã nói ở trên, thịt bò là một trong số các loại thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng rất tốt để trẻ phát triển cơ bắp và tăng cân nhanh chóng. Trong khi, bông cải xanh giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất là những chất trong thực đơn cho trẻ tăng cân, tcường trao đổi chất, hệ tiêu hóa và miễn dịch làm việc tốt hơn giúp bé phát triển khỏe mạnh.

7. Cháo gà cà rốt hạt sen

thực đơn giúp trẻ tăng cân

Cháo gà cà rốt hạt sen giúp bé ăn ngon ngủ ngon

Đây là một trong những món cháo giàu protein, vitamin B, beta-carotene và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp bé ăn ngon ngủ ngon. Vì vậy, nếu mẹ muốn con tăng cân nhanh chóng và phát triển tốt hơn, thì đừng quên thêm món cháo gà cà rốt hạt sen vào thực đơn dinh dưỡng hàng tuần của bé!

8. Cháo tôm rau dền

Tôm chứa nhiều canxi, protein và kẽm giúp hệ xương răng của bé phát triển vững chắt, trong khi rau dền giàu chất sắt, magie và những khoáng chất dinh dưỡng khác sẽ tạo thành món ăn đầy hấp dẫn dành cho bé, giúp hỗ trợ tăng cân nhanh chóng cho bé yêu của bạn.

9. Cháo đậu xanh trứng nấm

Đậu xanh, trứng và nấm đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein, vitamin, chất xơ và các khoáng chất vi lượng cần thiết khác là sự kết hợp hoàn hảo để tạo nên món cháo bổ dưỡng và thơm ngon cho bé yêu tăng cân đều đặn.

Ngoài việc có một chế độ ăn lành mạnh, các mẹ có thể chọn những loại sữa vào trong thực đơn cho bé tăng cân để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé.

Các thực phẩm cần tránh để bé tăng cân, phát triển toàn diện

Một thực đơn giúp bé tăng cân nhanh chóng an toàn, bên cạnh các thực phẩm bổ dưỡng, mẹ cần hạn chế các thực phẩm dưới đây nếu muốn bé hay ăn chóng lớn và phát triển toàn diện:

1. Đồ ăn chế biến sẵn

Các loại đồ ăn chế biến sẵn thường là đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa, nhưng lại thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng khác mà bé cần hằng ngày.

Việc ăn thường xuyên các loại đồ ăn chế biến sẵn sẽ làm cho bé dễ bị thừa cân, béo phì, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc bệnh về xương do thiếu canxi, vitamin D hoặc các vấn đề về tiêu hóa,..

2. Đồ ăn vặt ít dinh dưỡng nhiều calo

Các loại đồ ăn vặt như bánh snack, kẹo, các loại kem,.. chứa rất nhiều calo và chất béo bão hòa, nhưng lại thiếu các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt nhiều calo sẽ khiến bé dễ bị béo phì, suy yếu hệ miễn dịch, cơ, xương kém phát triển,… Nếu mẹ không biết bữa phụ nên cho bé ăn gì để con tăng cân? Mẹ hãy chọn các món ăn vặt như sữa chua, váng sữa, các loại hạt,… để thay thế bánh kẹo và các loại bánh snack. Đây là các thực phẩm giúp bé tăng cân, vô cùng hợp lý các những bữa phụ giàu dinh dưỡng cho trẻ.

3. Nước trái cây đóng hộp

Nước trái cây đóng hộp được nhiều phụ huynh chọn làm thức uống giải khát cho con trẻ trong mùa hè nóng nực. Nhưng nước ép trái cây đóng hộp không tốt như bạn vẫn nghĩ. Thành phần trong các loại nước trái cây đóng hộp chứa rất nhiều đường và chất bảo quản. Trẻ có thể mắc các bệnh lý do dư thừa năng lượng như béo phì, rối loạn mỡ trong máu,… Thay vào đó, cha mẹ có thể cho trẻ uống các loại nước ép trái cây tươi được chế biến tại nhà, vừa giàu vitamin vừa tốt cho sức khỏe.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Bí quyết tăng cân lành mạnh cho trẻ chậm tăng cân

1. Đừng cho trẻ dùng quá nhiều các loại thức uống

Trẻ uống quá nhiều chất lỏng có thể khiến đầy dạ dày và không thể chứa thêm được thức ăn. Để hấp thụ được các thực phẩm giúp trẻ tăng cân, bạn nên thúc đẩy cảm giác thèm ăn của trẻ. Ngoài ra, tránh uống quá nhiều các loại đồ uống có đường như nước ngọt.

2. Cho con ăn bất cứ khi nào con đói

Để bổ sung thực phẩm giúp bé tăng cân, hãy cho phép bé có thể ăn bất cứ lúc nào trong ngày nếu đói hoặc muốn ăn. Cần khuyến khích và cổ vũ con bất cứ khi nào con có thể ăn, tuy nhiên bạn có thể tư vấn thêm chuyên gia dinh dưỡng để có được thời gian biểu ăn cho con phù hợp nhất.

3. Cho bé ăn nhiều bữa phụ trong ngày

Thay vì tuân thủ theo một lịch trình ăn sáng, trưa và tối chặt chẽ, hãy thoải mái cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày. Không cần quá cầu kỳ, một ít hoa quả, sữa chua hoặc phô mai là đủ cho bữa phụ. Con bạn có thể hấp thụ nhiều Calo hơn bằng cách ăn 6 – 8 bữa nhỏ mỗi ngày so với chỉ ăn 3 bữa chính. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, bé ăn quá nhiều vào bữa phụ thường gây chán ăn ở các bữa sau đó. Điều này có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và lên kế hoạch phân chia bữa ăn phù hợp.

4. Đừng để nạp nhiều calo rỗng

bánh ngọt, calo rỗng, Ăn gì cho bé tăng cân?

Ăn gì cho bé tăng cân? Ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm calo rỗng

Thực phẩm như nước ngọt, khoai tây chiên và thức ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân, tuy nhiên hàm lượng chất dưỡng trong các loại thực phẩm này khá ít nên không có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

5. Thêm thực phẩm giàu calo trong các món ăn hằng ngày

Bạn nên cân nhắc thêm hoặc thay đổi một số loại thực phẩm giàu Calo vào thức ăn hàng ngày cho trẻ, ví dụ như bơ hay nước cốt dừa. Ngoài ra, bạn có thể thêm khoai tây nướng hay phô mai cho trẻ vào các bữa ăn phụ.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

6. Hãy để bé vận động và tập thể dục

Ngoài việc chọn loại thực phẩm giúp bé tăng cân, trẻ còn cần rèn luyện các hoạt động hàng ngày để phát triển toàn diện về thể chất và tăng cường sức khỏe. Ba mẹ không nên nghĩ rằng vì trẻ quá gầy nên cần hạn chế trẻ vận động.

7. Đến gặp chuyên gia dinh dưỡng

Tăng cân cho trẻ là vấn đề khó khăn đối với nhiều cha mẹ. Bạn có thể đến gặp các chuyên gia y tế để được tư vấn và lên kế hoạch ăn uống cũng như các thực phẩm bổ sung cụ thể hơn cho từng đối tượng trẻ nhỏ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ nhi khoa?

Nếu bạn lo lắng rằng con bạn không tăng cân hoặc bị chậm tăng trưởng về cân nặng, chiều cao so với những trẻ cùng lứa tuổi, bạn có thể đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để được tư vấn, điều trị và theo dõi định kỳ. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc bổ cho trẻ biếng ăn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ nếu bé không chịu ăn, biếng ăn, kén ăn trong một thời gian dài, đặc biệt là khi bạn không thể xác định được lý do gây ra, chẳng hạn như bệnh tật.

Việc lựa chọn thực phẩm giúp bé tăng cân hay thực phẩm tăng cân cho bé chưa bao giờ là dễ dàng đối với cha mẹ. Kết hợp thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và áp dụng các bí quyết tăng cân lành mạnh cho trẻ là chìa khóa có thể giúp con bạn cải thiện cân nặng và phát triển toàn diện. Hy vọng bài viết giúp mẹ bỏ túi được nhiều mẹo và những thực phẩm hàng đầu giúp trẻ tăng cân, chóng lớn và phát triển toàn diện.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những món ăn giúp trẻ tăng cân nhanh
  • Món ăn phụ cho be tăng cân
  • Uống gì cho bé tăng cân
  • Thực đơn giúp bé tăng cân nhanh
  • Thực đơn tăng cân cho be 5 tuổi
  • Cho trẻ ăn gì để tăng cân
  • Bổ sung gì cho bé tăng cân
  • Món ăn tăng cân cho be 1 tuổi