Nhụy hoa nghệ tây saffron là gì, giá bao nhiêu? Những cách uống nhuỵ hoa nghệ tây để có một làn da đẹp, một sức khỏe cường tráng

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách uống nhụy hoa nghệ tây
  • Ai không nên uống nhụy hoa nghệ tây
  • 1 gram nhụy hoa nghệ tây
  • Công dụng thực sự của nhụy hoa nghệ tây
  • Tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây
  • Công dụng thực của nhụy hoa nghệ tây
  • Uống nhụy hoa nghệ tây bao lâu thì có tác dụng
  • Có nên uống nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày
nhụy hoa nghệ tây
nhụy hoa nghệ tây

Nhuỵ hoa nghệ tây (saffron) được cho là có sức mạnh thần thánh trong hỗ trợ sức khỏe và làm đẹp, nhưng cách uống nhụy hoa nghệ tây thế nào thì đúng, đủ và hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Nhuỵ hoa nghệ tây (saffron) tốt cho sức khoẻ và tác dụng làm đẹp của nhuỵ hoa nghệ tây cũng được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên không phải dùng càng nhiều là càng tốt, cần phải biết cách sử dụng thì mới có kết quả tốt được. Tham khảo bài viết này bạn sẽ biết cách uống dùng nhuỵ hoa nghệ tây đúng cách.

Nhụy hoa nghệ tây saffron là gì?

Nhụy hoa nghệ tây saffron là một bộ phận của hoa nghệ tây. Hiện nay vẫn chưa rõ cây nghệ tây có nguồn gốc từ đâu nhưng theo thông tin ghi chép thì tổ tiên của nghệ tây chính là cây Crocus cartwrightianus có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.

Tên gọi saffron

Nhụy hoa nghệ tây được biết đến với tên gọi saffron – theo tiếng Anh, nhưng thực sự tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ gọi là safran vào thế kỷ 12.

Tuy nhiên, một số nguồn khác cho rằng, tên gọi của nhụy hoa tây còn xuất phát từ tiếng Latin – gọi là safranum (cũng là một trong những từ trung gian của tiếng Ba Tư).

Tên gọi saffron

Đặc điểm của nhụy hoa nghệ tây saffron

Nghệ tây thuộc loại cây lâu năm, thân cây hình trục (hoặc cấu trúc mang hoa) với chiều cao phát triển từ 20 – 30cm. Lá dài đến 40cm, có dạng tán, thẳng và mỏng, nhìn trông giống lưỡi dao với đường kính từ 1 – 3mm.

Hoa nghệ tây có màu xanh tím từ nhạt cho đến sẫm hoặc màu tím hoa cà với nhiều đường vân. Hoa có hương thơm tương tự như mật ong. Mỗi hoa có 1 vòi nhụy màu đỏ thẫm với chiều dài từ 25 – 30mm, từ mỗi vòi nhụy lại cho ra 3 đầu nhụy hoa nghệ tây.

Nhụy hoa nghệ tây là một trong những loại gia vị đắt nhất thế giới, lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Nó chứa hơn 150 hợp chất thơm dễ bay hơi và cũng có những hợp chất không bay hơi thuộc nhóm carotenoid.

Đặc điểm của nhụy hoa nghệ tây saffron

Nhuỵ hoa nghệ tây saffron có mấy loại?

Nhụy hoa nghệ tây saffron cũng có thể được phân thành 3 loại giúp cho người dùng lựa chọn nhanh chóng và phù hợp với túi tiền của mình để sử dụng. Cụ thể như sau:

Theo chiều dài nhuỵ

Dựa vào chiều dài cùng với một vài đặc điểm, nhụy hoa nghệ tây có 5 loại phổ biến:

Loại 1: Saffron Negin

Đây là loại saffron được cắt bỏ phần chân nhụy, lấy nguyên phần màu đỏ và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất nên giá thành hiện tại rất đắc trong các loại saffron. Loại này cũng được chia thành 3 loại nhỏ là:

  • Saffron Negin cao cấp: Sợi nhụy to, tơi ra có màu tươi, vị hơi ngọt và mùi thơm nồng nàn như mùi mật ong hoặc mùi cỏ khô.
  • Saffron Negin trung cấp: Sợi nhụy kích thước trung bình, có xu hương hơi teo lại và màu sậm (vì được phơi sấy).
  • Saffron Negin bình dân: Sợi nhụy nhỏ, teo hơn so với loại trung cấp, thậm chí bị gãy đứt, màu tối sậm và mùi thơm không nồng nàn bằng loại cao cấp.

Trong đó, loại saffron Negin cao cấp và trung cấp thường đặt hàng vì có giá thành rất cao, trong khi saffron Negin bình dân thì không cần đặt hàng trước, giá thành rẻ hơn chút so với 2 loại trên.

Saffron Negin

Loại 2: Saffron Sargol (còn gọi saffron All-red)

Sợi nhụy được lấy khoảng 2/3 phần nhụy màu đỏ, có kích thước nhỏ, mảnh và kém chất lượng một chút so với loại saffron Negin.

Loại 3: Saffron Pushali (còn gọi là saffron Poushali)

Sợi nhụy vẫn giữ nguyên phần chân nhụy (màu vàng) cùng với phần thân nhụy màu đỏ, nên làm tăng trọng lượng của saffron. Chất lượng kém hơn so với 2 loại trên và giá thành mềm hơn.

Phân loại theo chiều dài nhuỵ của saffron

Loại 4: Saffron Bunch (còn gọi là saffron Dasteh)

Sợi nhụy được giữ nguyên từ đầu ngọn (màu đỏ) cho đến cuối gốc phần chân nhụy (màu vàng) nên giá trị dinh dưỡng kém hơn so với 3 loại trên. Loại này cũng gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng của saffron.

Loại 5: Saffron Konj (còn gọi là saffron Konge)

Chính là phần gốc của cuốn nhụy (màu vàng), có thể là phần được cắt bỏ để lấy 2 loại saffron Negin và saffron Sargol. Chính vì vậy, saffron Konj hầu như không có dược tính nên cũng được gọi là saffron trắng.

Thậm chí, một số người bán còn lợi dụng đặc điểm hương thơm và tạo màu của saffron Konj để tạo ra loại saffron Sargol và saffron Negin kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng.

Phân loại các saffron hiện nay

Theo điều kiện trồng trọt

Tùy theo điều kiện trồng trọt của mỗi vùng miền, chất lượng saffron cũng được đánh giá khác nhau.

Trong đó, thời tiết và khí hậu của khu vực Địa Trung Hải (gồm các nước thuộc Trung Đông và Tây Nam Á) được xem là thích hợp nhất cho việc trồng saffron có được chất lượng tốt nhất hiện nay.

Theo điều kiện trồng trọt

Theo phương pháp canh tác

Giống như các loại thực vật khác, việc trồng hoa nghệ tây cũng được phân loại theo hình thức canh tác cây trồng là:

Saffron hữu cơ (organic): Cây nghệ tây được trồng trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đất, nguồn nước cũng như các kỹ thuật chăm sóc khác, cùng với việc tính toán kĩ thời gian thu hoạch để cho ra được chất lượng saffron tốt nhất có giá trị dinh dưỡng cao.

Saffron tự nhiên: Cây nghệ tây được phát triển tự nhiên, hầu như không có sự chăm sóc từ người trồng, nên chất lượng của saffron phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của môi trường.

Saffron thông thường: Cây nghệ tây được trồng với điều kiện bình thường, rất được các hộ dân ưa chuộng. Quá trình trồng trọt và thu hoạch cũng được kiểm soát chặt chẽ để đạt chất lượng saffron đúng với tiêu chuẩn chung.

Theo phương pháp canh tác

Lợi ích của nhụy hoa nghệ tây đối với sức khỏe

Cung cấp chất chống oxy hóa

Nhụy hoa nghệ tây rất giàu các chất oxy hóa, trong đó, đặc biệt nhiều crocin, pucrocrocin và safranal. Ngoài ra, các hợp chất khác cũng có hàm lượng cao trong nhụy hoa nghệ tây bao gồm kaempferol và crocetin. Những chất chống oxy hóa này giúp chống lại stress oxy hóa và các gốc tự do trong cơ thể. Vì stress oxy hóa và các gốc tự do đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển của nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm cả ung thư và bệnh tim, nên những chất chất oxy hóa có trong nhụy hoa nghệ tây có nhiều tiềm năng trong việc bảo vệ sức khỏe của người sử dụng.

Chống ung thư

Saffron rất giàu các chất chống oxy hoá, giúp làm trung hoà các gốc tự do có hại. Các gốc tự do đã được chứng minh là có liên quan đến các bệnh mãn tính, ví dụ như ung thư.

Trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, saffron và các thành phần của nó đã được chứng minh có thể tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ung thư đại tràng, làm giảm sự phát triển của các tế bào này mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào khoẻ mạnh khác. Hiệu quả này không chỉ áp dụng đối với tình trạng ung thư đại tràng mà còn có thể áp dụng với các tế bào da, tuỷ xương, tuyến tiền liệt, phổi, vú, cổ tử cung và nhiều tế bào ung thư khác.

Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm còn chỉ ra rằng crocin – chất chống oxy hoá chính trong saffron có thể khiến các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với các thuốc hoá trị ung thư. Tuy nhiên, các tác dụng chống ung thư của saffron chưa được nghiên cứu nhiều trên người, do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.

Ngăn ngừa rối loạn hệ thần kinh

Các chất chống oxy hóa trong nhụy hoa nghệ tây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các rối loạn ảnh hưởng đến thần kinh. Các hợp chất có trong nhụy hoa nghệ tây chẳng hạn như crocin có thể làm giảm viêm và tổn thương oxy hóa trong não. Nhụy hoa nghệ tây có thể cải thiện các triệu chứng alzheimer do có khả năng tăng cường trí nhớ và tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình đã dùng nghệ tây trong 22 tuần có những cải thiện nhận thức tương đương với những người dùng thuốc donepezil, và cũng gặp ít tác dụng phụ hơn.

Thúc đẩy tâm trạng và điều trị các triệu chứng trầm cảm

Ngày càng có thêm các bằng chứng cho thấy nhụy hoa nghệ tây có thể giúp cải thiện tâm trạng và là một bổ sung hữu ích để điều trị trầm cảm. Chiết xuất nhụy hoa nghệ tây làm tăng nồng độ dopamine trong não mà không làm thay đổi mức độ của các hormone não khác, ví dụ như serotonin. Các nghiên cứu cũng kết luận rằng thiêu thụ 30 miligam nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày có thể gây ra tác dụng tương tự như các loại thuốc điều trị trầm cảm nhẹ đến trung bình như Imipramine, Fluoxetine, Citalopram.

Thúc đẩy ham muốn tình dục

Nhụy hoa nghệ tây cũng có thể làm tăng ham muốn tình dục và chức năng tình dục ở cả nam và nữ.

Các nghiên cứu cho thấy nhụy hoa nghệ tây có tác động tích cực đối với tình trạng rối loạn chức năng cương dương và ham muốn tình dục, nhưng hầu như không có tác dụng thay đổi tình trạng tinh dịch.

Giảm triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh

Nhụy hoa nghệ tây cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 45 tiêu thụ 30 mg nghệ tây mỗi ngày có ít triệu chứng tiền mãn kinh hơn so với người không sử dụng.

Ngoài ra, phụ nữ chỉ cần ngửi mùi nhụy hoa nghệ tây trong 20 phút cũng có mức độ hormone căng thẳng cortisol thấp hơn, điều này cũng có thể góp phần làm giảm các triệu chứng hội chứng tiền mãn kinh.

Thúc đẩy giảm cân

Một số bằng chứng mới đây cũng cho thấy rằng nhụy hoa nghệ tây có thể thúc đẩy giúp giảm cân và kiểm chế sự thèm ăn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhuỵ hoa nghệ tây giúp những người mắc bệnh động mạch vành giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), tổng khối lượng chất béo và chu vi vòng eo.

Tác dụng phụ

Saffron được coi là tương đối an toàn và không có phản ứng phụ. Nếu được sử dụng thông thường trong nấu ăn, saffron không gây ra bất cứ phản ứng phụ tiêu cực nào ở người. Dưới dạng thực phẩm chức năng, có thể sử dụng lên tới 1.5g saffron/ngày. Tuy nhiên, sử dung 30mg/ngày đã được chứng minh là đủ để đem lại các lợi ích về sức khoẻ.  Ngược lại, sử dụng với liều cao (nhiều hơn 5g) có thể sẽ gây độc. Phụ nữ mang thai  nên tránh sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây với liều cao vì có thể gây sảy thai. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dung saffron dưới dạng thực phẩm chức năng.

Phân biệt saffron thật giả

Không phải ai cũng biết cách phân biệt saffron thật và giả ra sao khi mua hoặc trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thử áp dụng một số mẹo sau:

Qua hình dáng

Với nhụy hoa nghệ tây thật thì có sợi nhụy thuôn dài, khá mảnh và hơi phình ở phần đầu nhụy. Trong khi, với nhụy hoa nghệ tây giả thì bạn không thấy có hình dạng giống vậy.

Phân biệt saffron thật giả qua hình dáng

Qua mùi hương

Nhụy hoa nghệ tây saffron thật có mùi hương nồng nàn, thậm chí bạn có thể liên tưởng đến mùi hương của hoa cỏ khô có lẫn chút hương vị mật ong. Thế nhưng, với saffron giả thì hầu như không có mùi hương, hoặc nếu có thì chỉ ngửi được mùi mật ong gắt.

Phân biệt saffron thật giả qua mùi hương

Qua vị

Saffron thật có vị ngọt nhưng hơi đắng, nếu là người nhạy cảm thì bạn sẽ cảm nhận được vị đắng ở đầu lưỡi khi nếm thử.

Ngoài ra, khi ngâm saffron thật trong nước, bạn dùng muỗng nhấn mạnh (hoặc cắn thử) sẽ có cảm giác giòn, đứt ra liền, trong khi saffron giả không có hiện tượng này – chúng sẽ nhanh bị vữa ra khi gặp nước.

Phân biệt saffron thật giả qua vị

Ngâm thử trong nước

Bạn tiến hành ngâm saffron trong nước cũng nhanh chóng phân biệt được saffron thật và giả. Cụ thể: khi cho vài sợi saffron trong nước lọc, loại saffron giả sẽ nhanh chóng loang màu đỏ cam trong nước và sợi nhụy sẽ có xu hướng mất màu rồi chìm xuống đáy cốc.

Trái lại, đối với saffron thật có thể sẽ tốn khoảng 10 – 15 phút để tạo ra màu nước có màu vàng tươi rất đẹp, trong khi sợi nhụy vẫn giữ được nguyên hình dạng và màu sắc ban đầu.

 Nhụy hoa nghệ tây saffron giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Nhụy hoa nghệ tây saffron có thể được mua ở các siêu thị, các cửa hàng chuyên bán sản phẩm sức khỏe và các trang mạng điện tử mua sắm trực tuyến.

Như Điện máy XANH đã chia sẻ phía trên, vì saffron có nhiều loại với chất lượng và giá thành khác nhau, phù hợp cho từng nhóm khách hàng sử dụng, tại tháng 06/2021, giá thành của saffron dao động từ 50.000 – 1.250.000VND/1gr.

Nhụy hoa nghệ tây saffron giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Những cách uống nhuỵ hoa nghệ tây để có một làn da đẹp

Pha nhụy hoa nghệ tây với nước ấm

Uống hoa nhuỵ hoa nghệ tây đúng cách

Là cách dùng đơn giản nhất nhưng vẫn phát huy hiệu quả tối đa của nó. Nhụy hoa nghệ tây có màu đỏ thẫm và khi pha vào nước ấm có màu cam vàng, mùi thơm tựa như mật ong và cỏ khô, vị hơi ngọt, khá dễ uống với mọi người.

Uống nhuỵ hoa nghệ tây với nước ấm giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn, rất tốt cho người già, người mắc chứng khó ngủ, hỗ trợ giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường lưu thông máu và chống ung thư.

Cách dùng:

– Cho 10 – 15 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào 300 – 500 ml nước ấm 70 – 80 độ C hoặc cho vào nước bình thường tốc độ tan màu sẽ chậm hơn nhưng vị sẽ thanh hơn.

– Nếu thích uống lạnh có thể thêm đá hoặc làm lạnh trong ngăn mát tủ lạnh.

– Nếu muốn dùng thay nước lọc, cho 30 – 50 sợi saffron vào 1.5 – 2 lít nước ấm và dùng uống dần trong ngày.

Cách uống nhụy hoa nghệ tây với mật ong

Uống hoa nhuỵ hoa nghệ tây đúng cách

Nhụy hoa nghệ tây có hương thoang thoảng kết hợp với mật ong khi uống tăng thêm hương vị. Đồng thời mật ong sẽ giúp vị nước ngọt thơm dễ uống hơn, mật ong cũng là thần dược với sức khoẻ.

Uống nhuỵ hoa nghệ tây với mật ong giúp cải thiện chứng mất ngủ, tăng cường vitamin, khoáng chất, chất chống oxya hóa và kháng viêm giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, thanh lọc gan, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, bồi bổ.

Cách dùng:

– Pha nước nhuỵ hoa nghệ tây theo công thức như trên.

– Thêm vào cốc nước saffron 1 thìa café mật ong và khuấy đều rồi thưởng thức.

Uống trà nhụy hoa nghệ tây và hoa cúc

Uống hoa nhuỵ hoa nghệ tây đúng cách

Là một cách kết hợp tuyệt vời cho màu sắc và hương vị của trà, được nhiều người yêu thích. Nhuỵ hoa nghệ tây kết hợp với hoa cúc tăng cường hiệu quả an thần, giảm stress, trị mất ngủ, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, làm đẹp da. Giảm các kích thích dạ dày, giảm lượng đường trong máu giúp cơ thể ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cường sức khỏe.

Cách dùng:

– Cho 2 – 5 bông hoa cúc vào 300 – 500 ml nước sôi.

– Đợi nước nguội bớt sau khoảng 5 phút, thêm 5 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào và chờ tan hoàn toàn.

– Thưởng thức sẽ cảm nhận được hương thơm dịu, ngọt thanh, cho cơ thể nhạ nhàng, tinh thần thư giãn.

Cách uống nhụy hoa nghệ tây với sữa

 

Nhuỵ hoa nghệ tây kết hợp với sữa giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng và canxi cho người uống, tăng vị ngọt. Có tác dụng tăng cường lưu thông máu, hạ huyết áp, hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, người mới ốm dậy để tăng cường dinh dưỡng, tăng khả năng phục hồi.

Cách dùng:

– Cho ngay 5 – 7 sợi saffron vào ly sữa ấm và chờ trong khoảng 10 phút cho saffron tan vào trong sữa.

– Uống nhanh trong vòng 1 giờ.

– Uống trước khi đi ngủ 1 giờ sẽ giúp có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Dùng làm gia vị

Hương thơm và màu sắc của nhuỵ hoa nghệ tây giúp cho các món ăn trở nên đẹp mắt và hương vị tinh tế, đặc sắc hơn. Saffron là loại gia vị đắt đỏ và được giới quý tộc Trung Đông cũng như phương Tây cực kỳ yêu thích.

Dùng nhuỵ hoa nghệ tây để chế biến các món như thịt bê nhồi (Bồ Đào Nha), cừu nướng tỏi (Hy Lạp) hay món paella (Tây Ban Nha).

Nấu cơm với nhuỵ hoa nghệ tây: vo gạo sạch, canh nước vừa ăn rồi cho 5 – 10 sợi nhuỵ hoa nghệ tây vào sau đó nấu chín. Cơm sẽ có màu cam vàng đẹp mắt và mùi thơm hấp dẫn.

Lưu ý khi sử dụng nhuỵ hoa nghệ tây

Dùng nhụy hoa nghệ tây như thế nào để có một làn da đẹp, một sức khỏe cường tráng

Liều dùng saffron

– Người bình thường không có bệnh uống saffron để tăng cường sức khỏe và sắc đẹp thì có thể dùng 15mg/ ngày.

– Người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình sẽ được khuyên dùng 30mg/ngày/2 lần.

– Ngưỡng an toàn của saffron là 1.5 gr/ngày.

– Liều gây độc là 5gr/ ngày.

– Và nếu bạn dùng tới 20gr saffron trên ngày bạn có thể tử vong.

Nhận biết triệu chứng khi dùng saffron quá liều

– Triệu chứng nhẹ: chóng mặt, nôn mửa và cả tiêu chảy. Tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể có thểm một vài triệu chứng khác nữa.

– Triệu chứng nặng: ngay lập tức bạn có thể đối mặt với các vấn đề như tê bàn tay, bàn chân, ngứa khắp cơ thể, chảy máu mí mắt, môi hoặc mũi.

Độ tuổi có thể dùng saffron

Vì saffron là một loại thực phẩm có rất nhiều công dụng giúp tăng cường sức khỏe nên độ tuổi nào cũng có thể sử dụng, kể cả người già hay trẻ nhỏ.

Những ai không nên dùng saffron

 Phụ nữ đang trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.

– Người bị huyết áp thấp.

– Người có tiền sử dị ứng với loài thực vật lolium, Olea và salsola.

Cách bảo quản saffron

–  Lưu trữ saffron trong bao bì sạch, kín, không mùi.

– Nên sử dụng kẹp gắp saffron để đảm bảo vệ sinh.

– Bảo quản saffron ở nơi khô ráo thoáng mát.

– Không được bảo quản saffron trong tủ lạnh

Như vậy, bạn đã biết thêm về nhụy hoa nghệ tây saffron là gì, giá hiện nay bao nhiêu cũng như cách phân biệt saffron thật – giả như thế nào trước khi chọn sản phẩm này rồi nhé. Chúc bạn mạnh khoẻ.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Cách uống nhụy hoa nghệ tây
  • Ai không nên uống nhụy hoa nghệ tây
  • 1 gram nhụy hoa nghệ tây
  • Công dụng thực sự của nhụy hoa nghệ tây
  • Tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây
  • Công dụng thực của nhụy hoa nghệ tây
  • Uống nhụy hoa nghệ tây bao lâu thì có tác dụng
  • Có nên uống nhụy hoa nghệ tây mỗi ngày