Ở miền Nam ăn gì ngon? Gợi ý 99 đặc sản miền Nam nổi tiếng “đã ăn là ghiền”

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những món an truyền thống miền Nam
  • Những món an miền Nam có mà miền Bắc không có
  • Các món ăn miền Nam nổi tiếng
  • Món an đặc trưng của miền Nam
  • Món ăn miền Tây
  • Đặc sản miền Nam mà miền Bắc không có
  • Món ăn miền Bắc
  • Các món ăn miền Tây dễ làm
món ngon miền nam
món ngon miền nam

YouTube video

Ẩm thực là một phần văn hóa, phong tục tập quán của đất nước. Mỗi nơi trên dải đất hình chữ S, từ miền Bắc đến Miền Nam luôn mang đến nét đẹp của văn hóa ẩm thực tươi đẹp của vùng miền đó. Món ngon miền Bắc vị vừa đủ, tinh tế, món ngon miền Trung cay mặn, còn món ngon Miền Nam đa dạng, đậm đà. Đối với ẩm thực miền Nam, đó là một sự biến tấu không ngừng để mang đến giá trị món ăn không chỉ đẹp về hình thức mà còn tinh túy về hương vị. Ẩm thực Miền Nam sở hữu một hương vị riêng mà chẳng thể tìm thấy ở một nơi nào khác, có chút ngọt dịu nhẹ và chút đa dạng màu sắc ở các món qua bàn tay khéo léo của người đầu bếp. Hãy cùng khám phá những nét độc đáo của ẩm thực nơi này qua những món ngon gây thương nhớ dưới đây nhé!

Tổng hợp món ngon Nam Bộ

1. Hủ tiếu Ở miền Nam ăn gì ngon? Gợi ý 99 đặc sản miền Nam nổi tiếng “đã ăn là ghiền” 2

Hủ tiếu là món ngon Nam Bộ truyền qua bao thế hệ, mỗi quán ăn sẽ có bí quyết riêng để tạo ra một hương vị riêng. Nguyên liệu cho một tô hủ tiếu rất phong phú bao gồm: tôm, thịt xắt mỏng, tim cật, thịt bằm và cả trứng cút, rắc thêm một ít hành tỏi phi làm nên tô hủ tiếu thơm ngon chất lượng.

Nếu du lịch Nam Bộ đặc biệt là vùng sông nước miền Tây thì không thể nào không ăn thử món hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng của Mỹ Tho. Thời gian trước, người ta thường chọn gạo Gò Cát để làm sợi hủ tiếu vì có độ thơm dẻo đặc trưng, vì thành phần này mà nó góp phần tạo nên thương hiệu hủ tiếu Mỹ Tho.

Sợi hủ tiếu cọng nhỏ, dai dai, được trụng vừa tới nên không bị mềm nhũn hay dính vào nhau, giúp phần nước dễ dàng thấm đẫm vị đậm đà của nước lèo hủ tiếu. Nước súp hủ tiếu được hầm từ xương để cho ra vị đậm đà khó quên. Ngoài ra, món hủ tiếu còn có nhiều biến tấu khách như hủ tiếu khô, hủ tiếu bò kho,…

Bạn có thể thưởng thức hủ tiếu ở một trong những địa điểm nổi tiếng trong tour du lịch Tiền Giang như sau:

  • Hủ tiếu Chú 5 Hòa
    • Địa chỉ: 207 Trưng Trắc, P. 1, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
    • Thời gian mở cửa 06:00 – 10:00
    • Mức giá: 20.000đ – 30.000đ
  • Hủ tiếu Sa Tế Phan Văn Khỏe
    • Địa chỉ: 152 Phan Văn Khỏe, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
    • Thời gian mở cửa: 06:30 – 21:00
    • Mức giá: 25.000 đồng – 35.000 đ
  • Hủ tiếu Tuyết Ngân
    • Địa chỉ: 481 Ấp Bắc, P. 5, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
    • Thời gian mở cửa 06:00 – 22:00
    • Mức giá: 27.000đ – 42.000đ
  • Bồ Đề Quán (hủ tiếu chay đình đám mà nhiều du khách gần xa tìm đến địa chỉ này để được thưởng thức)
    • Địa chỉ: 24 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang
    • Thời gian mở cửa 07:00 – 21:00
    • Mức giá: 20.000 đồng – 30.000 đ

2. Chuột đồng nướng lu

Nếu có dịp bạn du lịch các tỉnh miền tây sông nước mùa nước nổi thì món đặc sản này chắc chắn bạn sẽ thấy rất nhiều, đó chính là món chuột đồng nướng lu. Món chuột đồng quay lu không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ và thường chỉ có vào mùa gặt.

Nghe tới món thịt chuột thì ai nấy đều cân nhắc, nhưng đừng vì thế mà không nếm thử món này. Thực chất chuột đồng miền Tây rất sạch do chúng ăn lúa gạo, vì thế mà người nông dân thường bẫy chuột sau mùa gặt. Đặc biệt nhất là tháng 9 đến tháng 10 vào mùa nước nổi thịt chuột sẽ ngon hơn các mùa khác.

Chuột đồng nướng lu là món ăn quen thuộc và vô cùng hấp dẫn đối với người dân Nam Bộ. Tùy vào khẩu vị nên mỗi người có một cách chế biến thịt chuột khác nhau như hấp, xào sa tế hay chiên mắm nhưng ngon nhất là chuột đồng nướng lu. Chuột để nướng lu phải được làm sạch ruột, cắt hết móng, rồi tẩm ướp gia vị cho thấm, sau đó xiên từng con vào lu nướng trên than hồng. Vừa nướng vừa trở tay đều để cho lớp da bên ngoài vàng óng giòn tan, không bị khô.

Thịt chuột sau khi thành phẩm thơm ngon hấp dẫn chấm cùng muối tiêu chanh và ăn kèm với rau răm, dưa leo,…vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức món chuột đồng nướng lu khi đến bất kì tỉnh nào thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3. Bánh canh Trảng Bàng

Có những món ăn đã làm nên thương hiệu của một vùng đất chẳng hạn là món bánh canh trảng bàng Tây Ninh, một trong những món ngon Nam Bộ. Ngày nay, mọi người vẫn thường truyền tai nhau câu chuyện của một người phụ nữ gánh bánh canh đi bán khắp thị trấn Trảng Bàng để nuôi gia đình sau đó bà truyền bí quyết cho con cháu. Theo thời gian món bánh canh nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh.

Nước hầm của món bánh canh Trảng Bàng chứa đựng tinh hoa ẩm thực miền Nam Bộ. Đặc trưng của món ăn là nước dùng trong veo, ngọt thịt từ xương heo, rau củ. Để nấu nước dùng cần hành tây, hành tím, mực khô nướng sơ cùng ngò gai, sau đó cho tất cả vào túi vải và thả túi gia vị vào nồi nước xương heo hầm kĩ để tạo ra hương vị thanh ngọt của nước lèo bánh canh.

Tô bánh canh với sợi bánh trắng nần, mềm dai rất khác biệt những nơi khác vì nó được ra bằng gạo nàng miên dẻo dai vừa phải. Khi ăn có cảm giác tan trong miệng, quyện cùng vị béo ngọt của thịt, thanh thanh ngọt vị của nước lèo thơm nóng đã làm nên món ăn trứ danh Trảng Bàng Tây Ninh.

  • Bánh canh Út Huệ
    • Địa chỉ: số 88 Nguyễn Văn Rốp, Trảng Bàng, Tây Ninh
    • Thời gian mở cửa: 08:00 – 22:00
  • Bánh canh Năm Dung
    • Địa chỉ: 90 Nguyễn Văn Rốp, Trảng Bàng, Tây Ninh
    • Thời gian mở cửa: 08:00 – 22:00
  • Bánh canh hai tô
    • 45 Đặng Văn Trước, Trảng Bàng, Tây Ninh
    • Thời gian mở cửa: 08:00 – 22:00

4. Lẩu cá linh bông điên điển

Món lẩu không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là lẩu cá linh bông điên điển, nồi lẩu thơm phức được nấu với công thức độc đáo, sôi sùng sục, ngon ngọt, hấp dẫn vô cùng. Cá linh tươi ngọt thịt nhúng lẩu cùng với các loại rau ăn kèm thì thật là hấp dẫn.

Món ngon Nam Bộ đậm chất hương đồng gió nội này là món lẩu hết đỗi quen thuộc của người dân miền Tây vào mùa nước nổi. Những bông điên điển vàng rực tràn ngập cánh đồng hay dọc theo những triền đê chính là món rau ăn kèm không thể thiếu. Cũng chính vào mùa này là mùa của cá linh theo dòng sông tràn về những cánh đồng. Người dân nơi đây bắt dầu giăng lưới đánh cá.

Đầu tiên để nấu món lẩu cá linh bông điên điển thì nên chọn cá linh tươi rói, béo tròn được làm sạch mang, ruột, rửa sạch sẽ. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau.

Cá linh rất dễ chín nên khi nước lẩu sôi, bạn mới cho cá linh vào nồi, cá chín thì tiếp tục cho các loại rau vào và thưởng thức. Ăn kèm với món này là bún tươi hoặc cơm trắng kèm theo một chén nước mắm ớt nguyên chất. Nồi lẩu cá linh bông điên điển thơm ngon nghi ngút khói là một trong những món không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bạn có thể thưởng thức món lẩu cá bông điên điển này trong danh sách món ngon Nam Bộ ở một trong các địa chỉ sau khi bạn đi du lịch đến các tỉnh miền Tây.

  • Quán Má Năm
    • Địa chỉ: Số 98, Đường Huỳnh Cương, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
    • Giờ mở cửa: 16:00 – 22:00
  • Quán Tây Việt
    • Địa chỉ: số 29 Phạm Hữu Lầu, Cao Lãnh, Đồng Tháp

5. Cá lóc nướng trui

Miền Tây nơi có đất đai màu mỡ, thiên nhiên trù phú với rất nhiều loài cá nước ngọt. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ cá tươi nhưng có lẽ cá lóc nướng trui là món ngon ai nấy đều muốn thửng thức mỗi lần du lịch miền Tây sông nước. Cá lóc nướng trui là món ăn dân dã, chính vì thế mà cách chế biến nó cũng rất đơn giản. Tuy vậy, để có món Cá lóc nướng trui ngon, người đầu bếp cần phải có sự tinh tế, cũng như sự khéo léo.

Món cá lóc nướng trui muốn chín đều cả trong lẫn ngoài thì người dân nơi đây có cách rất hay đó là đổ nước vào trong bụng cá, sau đó dốc ngược miệng cá lên trên rồi mới châm lửa nướng. Lửa cháy bên ngoài không những làm bên ngoài chín mà nước bên trong cá sẽ sôi lên và làm chín phần bên trong cá lóc.

Một cách nướng cá lóc khác cũng nổi tiếng không kém đó là cá lóc nướng lá sen. Sau khi xiên cá người họ sẽ dùng lá sen bọc kín cá lại hai đến ba lớp rồi nướng, cá không những thơm ngon mà còn phảng phất mùi lá sen. Cá lóc nướng trui có thể cuốn bánh tráng với các loại rau sống, chấm cùng mắm nêm cay cay thì ngon hết sảy.

Các quán ăn có món cá lóc nướng trui bạn nên tham khảo là:

  • Đồng Xanh: 211 Nguyễn Văn Linh,  Quận Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Lê Bình Quán: Cạnh 372A Lê Bình, P. Lê Bình, Quận Cái Răng, Cần Thơ
  • Nhà hàng Cây Bưởi: 90/2/21 Hùng Vương, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Nhà hàng Hoa Sứ – Vòng Xoay Cồn Cái Khế, Lê Lợi, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

6. Đuông dừa

Món ngon Nam Bộ này nếu ai lần đầu thấy có thể bỏ chạy ngay nhưng nó lại chính là món đặc sản Cần Thơ nhiều người rất tò mò muốn nếm thử hương vị. Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương, ấu trùng lớn lên nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa.Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe.

Mỗi con đuông dừa to bằng ngón chân cái người lớn mập ú, dài chừng 3 – 5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Có rất nhiều cách chế biến món đuông dừa, tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này. Đuông dừa có thể rang mặn, tẩm bột chiên, nướng muối ớt, luộc,…nhưng ngon nhất là tăm mắm ăn sống.

Đuông dừa khi tắm mắm bạn có thể ăn sống ngay, vị béo ngậy như kiểu nước cốt dừa, hòa với vị mặn và mùi hương độc đáo của mắm nhĩ, vị cay của ớt sẽ làm bạn nhớ mãi món ăn độc lạ này.

7. Lẩu mắm miền Tây

Hàng năm, cứ độ khoảng tháng 11, 12 âm lịch đến sau tết, khi mùa nước nổi vừa qua, bà con lại rủ nhau đi tát đìa bắt cá về để làm mắm cá, phải mất chừng 4 đến 5 tháng ròng cá mới thành mắm và mới chế biến thành các món ăn hấp dẫn từ mắm cá.

Đối với người dân ở miền Nam Việt Nam nói chung và ở U Minh nói riêng, nước mắm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Khi đi du lịch miền Tây bạn có thể thử nhiều món ăn khác nhau nhưng món độc đáo nhất ở U Minh không thể bỏ qua là lẩu mắm. Nguyên liệu của món lẩu là mắm cá, khi nấu mắm cá sẽ được nấu cho cá nhừ ra sau đó bỏ xương cẩn thận và lọc lấy nước dùng.

Tuy món ăn có mùi hơi khó chịu cho những người không thích mắm, nhưng mùi vị khi ăn sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Nước lẩu thơm ngọt vị đặc trưng của mắm, kèm các loại hải sản tươi sống và các loại rau ăn lẩu chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như bông súng, rau đắng,…

8. Bánh pía

Tỉnh Sóc Trăng nổi tiếng với các lễ hội đầy màu sắc của 3 dân tộc Trung Quốc, Khmer và Kinh, đặc biệt là lễ hội Ok Om Bok của người Khmer, những ngôi chùa cổ tuyệt đẹp và văn hóa độc đáo. Tỉnh này cũng có nhiều loại món ăn ngon như bánh xèo, thịt trâu khô,…đặc biệt là món bánh nổi tiếng trong các món ngon Nam Bộ chính là bánh pía.

Bánh pía là một loại bánh tròn nhân ngọt, mềm và nhân được làm từ đậu xanh, sầu riêng, lòng đỏ trứng muối để cho ra một mùi vị cực kỳ độc đáo mà không nơi nào có được. Đặc biệt là thị trấn Vũng Thơm nơi nổi tiếng sản xuất ra bánh pía đặc sản thơm ngon. Đến với du lịch tỉnh Sóc Trăng không những bạn được thưởng thức món bánh ngon này mà còn có thể mua loại bánh này về làm quà cho bạn bè, người thân.

Không có gì tuyệt hơn là nếm một miếng bánh pía thơm ngon mùi vị đặng trưng quyện một chút vị béo béo của nhân sầu riêng trong bánh, nhấm nháp với một tách trà nóng thơm lừng.

9. Cơm tấm

Cơm tấm không còn là món ăn xa lạ đối với người dân Nam Bộ, đặc biệt là người Sài Gòn. Món ăn này có thể ăn được các buổi nào trong ngày. Sở dĩ có cái tên là cơm tấm vì trong quá trình xay giã thóc, hạt mầm phía đầu hạt gạo tróc ra được gọi là tấm. Cơm tấm sẽ có phần tơi và hơi khô so với các loại gạo khác.

Cho dù bạn đi bất cứ nơi nào ở miền Nam đều bắt gặp các quán cơm tấm để bạn ghé đến. Tấm khi đã nấu chín, hương đã bay ra thơm ngát. Chỉ cần một dĩa cơm tấm vào buổi sáng là bạn đã có đầy đủ năng lượng cho một ngày dài.

Nguyên liệu ăn kèm cơm tấm thường gặp nhất đó chính là thịt nướng. Những miếng thịt được tẩm ướp gia vị thấm đều rồi cho lên lò than nướng đều hai mặt thơm lừng. Mùi thịt, mùi gia vị hòa quyện thơm nức mũi. Bao nhiêu đó thôi đã đủ đánh thức mọi vị giác của thực khách.

10. Món ốc

Món ốc là một trong những món vừa là món ăn vặt vừa là món để lai rai nhậu cùng bạn bè khi tan giờ làm hoặc trong các dịp đặc biệt khác. Đây cũng chính là một trong danh sách những món ngon Nam Bộ. Tuy gọi là món ốc đơn giản, nhưng thật ra quán ốc ở Sài Gòn gồm đủ loại hải sản: nghêu, sò, ốc, hàu, ghẹ…

Tới đâu bạn cũng bắt gặp các quán ốc đông nghẹt khách, nhất là dịp cuối tuần. Mỗi quán lại có cách chế biến khác nhau để cho ra các món ốc vô cùng hấp dẫn từ những loại ốc quen thuộc như: ốc hương, ốc tỏi, móng tay, càng ghẹ…đến những loại ốc hiếm như: ốc thùy, ốc vú nàng, ốc mặt trăng…

  • Ốc nướng là cách được người Sài Gòn yêu thích nhất, làm nên đặc điểm nhận diện quán ốc với những vỉ nướng nghi ngút khói thơm lừng.
  • Tiếp theo sau nướng thì kiểu chế biến ốc thứ 2 khiến người Sài Gòn mê mẩn là xào. Ốc xào sả ớt thơm mùi sả, cay vị ớt, gừng, ốc xào me đượm vị chua, xào cay thấm vị ngon tuyệt.
  • Khi được rang, hương vị ốc hương, sò huyết… càng thêm cuốn hút. Món rang được chế biến đơn giản. Chỉ cần muối giã hạt, kết hợp cùng ớt cay, tỏi hoặc me tán là bạn sẽ có ngay một đĩa ốc thơm lừng.

Note lại các quán ốc nổi tiếng Sài Gòn mà bạn không thể bỏ qua

  • Ốc Đào – Quận 1
  • Ốc Vịnh Nhỏ – Quận 2
  • Ốc Chợ Bàn Cờ – Quận 3
  • Ốc Oanh – Quận 4
  • Ốc Xuka – Quận 5

 Bánh giá chợ giồng

Mỗi vùng miền Tây đều có những đặc sản riêng, khách du lịch xuôi về đây thì có dành cả ngày cũng không thưởng thức hết những món đặc sản bén vị nơi này. Nếu có dịp ghé ngang Gò Công – Tiền Giang thì mời bạn dừng chân thưởng thức món bánh giá chợ Giồng nổi tiếng lâu đời nơi này nhé.

Cách chế biến cũng vô cùng lạ đó nha, dùng những chiếc vá để định hình bánh; múc đầy 1 vá bột, thêm phần nhân đa dạng như tôm, thịt, nấm,… thả vá xuống chảo dầu ngập nóng rồi chiên cho đến khi bánh chín vàng giòn.

Xếp đầy những chiếc bánh tròn xinh ngộ ngĩnh ra dĩa, pha thêm nước chấm mặn ngọt thì ôi chao ở hoài chợ Giồng không bước ra được đó.

Bánh giá chợ giồng

Canh chua cá

Món canh chua cá lấy lòng nhiều người với cái vị thanh thanh chua chua hòa quyện cùng với thịt cá béo ngọt, giá, bạc hà, đậu bắp,… giòn giòn; và nguyên liệu không thể thiếu chính là những vắt me tạo nên độ chua hấp dẫn.

Nổi tiếng là canh chua cá lóc, canh chua cá diêu hồng,… tuy nhiên bạn cũng có thể kết hợp nhiều loại cá khác để nấu cũng vô cùng bén vị đó nha. Điểm qua một vài cách nấu canh chua cá mà Điện máy XANH chia sẻ dưới đây để bạn có thể trổ tài chiêu đãi gia đình.

Canh chua cá

Cháo cá lóc

Món cháo cá lóc thơm béo sẽ giúp bạn ấm bụng những ngày mưa hay đang cảm bệnh mà có tô cháo cá lóc thì mệt mấy cũng chóng khỏe lại. Thưởng thức cháo cá lóc miền Tây bạn sẽ ngạc nhiên khi họ ăn kèm với rau đắng, tạo nên một hương vị mới lạ, hấp dẫn.

Rang gạo cho vàng thơm, phi lê phần cá lóc rồi nấu cùng nấm rơm. Những hạt gạo ninh nhừ, thịt cá lóc mềm ngọt thêm ít rau đắng nữa là níu chân biết bao người đó. Thử trổ tài cho gia đình món ăn hấp dẫn này ngay tại căn bếp nhà mình nhé.

Cháo cá lóc

Gỏi ba khía

Về miền Tây nhìn những mâm ba khía sống hay mắm ba khía ú nụ là bạn sẽ nghĩ ngay đến món gỏi ba khía mà thòm thèm đó. Món gỏi ba khía trứ danh của người miền Tây thêm đặc biệt hơn bởi nước trộn gỏi chính là từ mắm ba khía giã nhuyễn vắt lấy nước cốt. Trộn cùng với những con ba khía mập thịt, ít đu đủ giòn giòn nêm nếm vị mặn ngọt hài hòa rồi thêm hành phi, đậu phộng rồi chén ngay thôi.

Đảm bảo món gỏi ba khía này sẽ làm bạn say mê ăn hoài không ngừng được. Có đi du lịch miền Tây nhớ mang ít mắm ba khía về rồi trộn gỏi ngay với công thức mà Điện máy XANH gợi ý nha.

Gỏi ba khía

Cá tai tượng chiên xù

Món cá tai tượng chiên xù thường có mặt ở các quán ăn, nhà hàng với những con cá hay lát cá được người đầu bếp chiên giòn, xù cả vẩy lên, chấm với mắm nêm hay mắm chua ngọt thì bao ghiền.

Món ăn không chỉ xét đến hương vị ngon là đạt, nếu bạn khéo léo bày trí cho thật đẹp thì món cá tai tượng này sẽ đạt điểm tuyệt đối làm gia đình bạn phải tấm tắc khen đó.

Cá tai tượng chiên xù

 Chuối nếp nướng

Món chuối nếp nướng được xem như một món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Đi ngang những gian hàng này bạn sẽ ngửi thấy một mùi thơm lừng của nếp, dừa và chuối làm bạn không thể kìm lòng mà dừng lại thưởng thức. Những phần chuối nếp được bọc bằng lá chuối rồi nướng trên bếp than cho vỏ nếp vàng ươm mà nhìn thấy thôi cũng sẽ làm bạn muốn ăn ngay.

Món quà vặt dân dã này khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận ngay phần nếp bọc bên ngoài dai dai thơm thơm vị nếp được trộn với cốt dừa. Bên trong nhân là những miếng chuối chua chua ngọt ngọt hấp dẫn, chan thêm miếng nước cốt dừa và đậu phộng rang béo ngậy thì ngon xuýt xoa đó.

Chuối nếp nướng

Kho quẹt

Bạn có công nhận một điều cao lương mỹ vị cũng không bằng cái nồi kho quẹt đậm đà, mằn mặn với tôm khô, tóp mỡ dậy vị không nào? Ăn kèm với chén cơm trắng, rau luộc hay miếng cơm cháy thì nghĩ thôi cũng đã phát thèm.

Kho quẹt không chỉ là một món xuất hiện trong mâm cơm gia đình mà hiện nay còn trở thành món ăn vặt kéo khách ở khắp các con phố, ngõ hẻm. Kho quẹt trong nồi đất với nước sốt kẹo kẹo mặn ngọt giúp bạn chén sạch nồi cơm đó.

Kho quẹt

Hủ tiếu Sa Đéc

Hủ tiếu là món ăn thường thấy của người miền Tây Nam Bộ với đa dạng hương vị và cách nấu tùy theo vùng miền. Trong đó, hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng mà thực khách nào du lịch qua đây cũng đã một lần nếm thử.

Tô hủ tiếu nóng hổi, nước dùng ngọt thanh được hầm từ xương nấu cùng với thịt heo, xá xíu, tôm tươi, gan,… cho thêm tí tương ớt, tương cà giúp dậy mùi hơn. Đảm bảo món ăn này sẽ lấy lòng kể cả những thực khách khó tính nhất đó.

Hủ tiếu sa đéc

Bánh tằm bì

Ghé qua Bạc Liêu thì nên thưởng thức gì? Chắc chắn là đừng bỏ qua món bánh tằm bì nha, vị lạ miệng cực ngon sẽ làm bạn nhớ mãi đó.

Những sợi bánh tằm trắng mềm được hình thành với công đoạn chế biến công phu, pha trộn giữa bột gạo và bột nếp với công thức tiêu chuẩn. Người miền Tây nói rằng bánh tằm ngon là do cách pha bột và se bánh, mà se bánh phải bằng tay thì mới chuẩn vị.

Điểm độc đáo là ngoài việc ăn bánh tằm với nước mắm mặn ngọt thì sử dụng nước cốt dừa béo béo chan vào ăn kèm với thính, da heo, thịt nạt tạo nên một hương vị lạ miệng, thơm béo mà thử là phải ghiền.

Bánh tằm bì

22. Gỏi sầu đâu

Bạn đã từng dùng lá sầu đâu để trộn gỏi chưa? Món gỏi sầu đâu của người miền Tây đảm bảo sẽ làm bạn thích mê nếu đã từng thử qua đó.

Kết hợp với khô cá mằn mặn, xoài sống cùng với lá sầu đâu trộn đều, nhai kĩ bạn sẽ cảm thấy vị sầu đâu nhẫn đắng hài hòa với vị chua của xoài tạo nên một hương vị tinh tế, hấp dẫn. Cùng vào bếp với Camnangbep.com làm ngay những món gỏi sầu đâu chuẩn vị chiêu đãi gia đình nhé!

Gỏi sầu đâu

 Cá kèo nướng muối ớt

Những món nướng luôn đem đến cho bạn một hương vị thơm ngon, dậy mùi hấp dẫn. Những con cá kèo béo mập, ngọt thịt được tẩm ướp với muối ớt mằn mặn cay xè rồi xiên que và nướng chín.

Vị cay cay, mặn mặn hòa với thịt cá mềm ngọt, ăn kèm với dưa leo, xà lách, rau thơm,… rồi nhâm nhi thêm vài lon bia thì không còn gì ngon bằng.

Cá kèo nướng muối ớt

Chè bà ba

Những tín độ thích ngọt thì không thể chưa thử qua món chè bà ba hấp dẫn. Cách làm thì hơi công phu vì món chè này kết hợp với nhiều nguyên liệu: đậu phộng, đậu xanh, khoai,… thêm nước cốt dừa thơm béo, thử thôi là ghiền.

Thử trổ tài ngay căn bếp nhà bạn món chè bà ba với cách nấu lạ miệng của người miền Tây ngay dưới đây nhé, chắc chắn không ai mà không thích mê.

Chè bà ba

 Chè bánh lọt

Món chè bánh lọt miền Tây với vị ngọt béo từ nước cốt dừa, phần bánh lọt được pha từ bột nặng bột gạo, thêm màu sắc xanh đỏ bắt mặt. Thử miếng bánh lọt mềm mềm, thêm đậu đỏ hoặc đậu đen bùi bùi hấp dẫn lại thơm lừng mùi lá dứa chắc chắn ai cũng sẽ say mê.

Món chè này cũng dễ nấu lắm, bạn có thể trổ tài ngay tại nhà chiêu đãi gia đình với công thức mà Điện máy XANH giới thiệu dưới đây nhé!

Chè bánh lọt

CƠM TẤM SÀI GÒN

Cơm tấm Sài Gòn là cái tên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách những món ngon làm nên tên tuổi của ẩm thực Miền Nam đấy, món ăn sáng – trưa – tối quen thuộc của không biết bao thế hệ người con Sài Gòn.. Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều, bất kể là cao cấp hay bình dân, máy lạnh hay quạt máy, vỉa hè lụp xụp hay quán xá khang trang… có thể gọi là “hơi thở” của thành phố. Người Sài Gòn phóng khoáng nên khi ăn cũng không quá cầu kì, dĩa cơm tấm là một minh chứng. Cả cơm, sườn chả, mỡ hành, đồ chua… đủ thứ cho hết lên một chiếc dĩa và chan nước mắm vào mà ăn, gọn gàng hết sức. Nếu một lần đến Sài Gòn hãy thử bắt đầu một buổi sáng thú vị của bạn ở đầu con hẻm nhỏ cùng dĩa cơm tấm và ly cà phê đen đá, cuộc đời thật là “sang” rồi đấy !!!

CƠM TẤM SÀI GÒN

HỦ TÍU MỸ THO, TIỀN GIANG

Ngày nay bạn có thể dễ dàng thưởng thức được món hủ tiếu Mỹ Tho ở nhiều nơi nhưng dám chắc rằng ngon và chuẩn vị nhất thì chỉ có ở Tiền Giang thôi. Hủ tiếu Mỹ Tho có sợi hủ tiếu mềm dai, nước dùng ngọt thanh nhã lại có thêm thịt, tôm tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên du khách nào đến Tiền Giang cũng đều muốn thưởng thức món ăn này. Ăn kèm hủ tiếu Mỹ Tho còn có nhiều loại rau sống đặc trưng của vùng đất Tiền Giang. Hủ tiếu phải ăn nóng mới ngon. Giá trắng, hẹ xanh hoà với màu đỏ của củ cải, sườn và gan béo ngậy, mực và bao tử giòn giòn, sợi hủ tiếu dai dai, mát mịn, người ăn có thể bỏ thêm gia vị như xì dầu, chanh, tiêu, ớt… có khi xin thêm nước lèo, giá, rau thì người bán vui vẻ “bổ sung” mà không tính thêm tiền. Hồi trước, hủ tíu Mỹ Tho ngoài thịt, lòng còn có con tôm chẻ đôi bày lên mặt tô trông rất bắt mắt. Ngày nay thì người ta còn ưa chuộng thêm cả thịt sườn hay trứng cút…

HỦ TÍU MỸ THO, TIỀN GIANG

BÁNH TẰM BẠC LIÊU

Với những người dân miền Tây Nam Bộ, món bánh tằm khá quen thuộc và nơi nào cũng có nhưng để thưởng thức đúng vị ở nơi gọi là “chính gốc” của nó thì phải về xứ Bạc Liêu. Làm bánh tằm ngó bộ đơn giản chứ lại đòi hỏi sự công phu, tính kỹ lưỡng và cả nghệ thuật khéo léo vô cùng. Bánh tằm ngan dừa Bạc Liêu được chế biến từ bột gạo lúa mùa nên từng sợi bánh rất thơm ngon, vừa dẻo vừa dai lại được se thủ công nên khi ăn có cảm giác xừn xựt rất thú vị. Bánh tằm cho ra tô, cho vào nhúm rau sống, nào xà lách, dưa leo, giá đỗ các thứ, rồi gắp lên mấy gắp bì thịt, chan một vá đầy nước cốt dừa thơm béo, ít mỡ hành tươi xanh, lại chan vào nước mắm ớt chua ngọt rồi trộn đều lên… vị chua ngọt của nước mắm hòa cùng vị béo của nước dừa, xen lẫn là vị tươi mát của rau sống sẽ tạo thành một hương vị đặc biệt khiến bạn cứ gắp từng gắp lớn mà ăn hết dĩa bánh tằm mới thôi.

BÁNH TẰM BẠC LIÊU

LẨU MẮM CẦN THƠ

Lẩu mắm là một trong những đặc sản trứ danh của nền ẩm thực vùng Nam Bộ, đặc biệt là ở Cần Thơ và cũng là món ăn mà du khách nhất định phải thử một lần khi du lịch tại đây. Hai loại mắm chuyên dùng để nấu lẩu là mắm cá sặc và mắm cá linh. Nước dùng lẩu có thêm nước hầm xương heo để ngon ngọt hơn và khi ăn nước dùng được đặt trên nồi lẩu để sôi sùn sục. Lẩu Mắm dung nạp tất cả các loại “topping” một cách hào phóng, tôm, mực, lươn, cá, thịt tùy ý thích người ăn… Phần rau ăn với Lẩu Mắm cũng chẳng kém cạnh với hơn chục loại khác nhau: bông súng, rau nhút, hẹ, ngò ôm, cải xanh, rau muống, rau ngổ, cần nước, đậu rồng, tai tượng, bông lục bình, rau đắng, bông so đũa, bông điên điển, giá, bắp chuối… tất cả hòa quện với nhau và tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa ẩm thực đồng vùng Nam Bộ. Hương thơm từ nồi lẩu tỏa ngát vào khắp không gian, làm cho con người ta thấy dung dị mà khoang khoái lạ thường. Bao nhiêu chật vật, buồn lo ngược xuôi tan biến, tim ta lại rộn rã những bình yên của thực tại…LẨU MẮM CẦN THƠ

BÁNH XÈO

Nhắc đến ẩm thực nơi này làm sao không nhắc đến món bánh xèo gây thương gây nhớ được chứ. Bánh xèo nơi đây kích thước lớn hơn so với bánh xèo miền Trung, được đúc trong chảo nhiều hơn là trong khuôn nên vỏ bánh vô cùng giòn rụm. Chiếc bánh xèo to vàng giòn với nhân là thịt heo, tôm hoặc mực cùng với giá, đôi khi lại có chút bông điên điển đặc trưng của ẩm thực vùng Tây Nam Bộ. Khi thưởng thức thì ăn kèm cùng rau sống và chấm nước mắm chua ngọt được pha chế chỉnh chu. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non… Ở Cần Thơ có thêm lá chiết, ở Đồng Tháp thêm lá bằng lăng, ở Vĩnh Long có thêm lá xoài non, ở Bạc Liêu có thêm lá cách… Tất cả hòa quyện lại mang đến một hương vị rất ngon và rất đã cho người thưởng thức. BÁNH XÈO

CHUỘT ĐỒNG NƯỚNG

Nếu có dịp du lịch các tỉnh miền Tây sông nước mùa nước nổi thì du khách thì có cơ hội bắt gặp món đặc sản này – Chuột đồng nướng. Đây không chỉ là món ăn dân dã quen thuộc mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ, đặc biệt là vào mùa gặt. Nghe tới món thịt chuột thì thực khách sẽ có chút e ngại và cân nhắc nhưng đừng lo, bởi món ăn này chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ bởi hương vị thơm ngon của ngon. Bên cạnh đó thì nguyên liệu chuột đồng miền Tây rất sạch do chúng chỉ ăn lúa gạo trên những cánh đồng, cũng vậy mà người nông dân thường đặt bẫy chuột sau mùa gặt (thường là từ tháng 9 đến tháng 10 vào mùa nước nổi). Tùy vào khẩu vị nên mỗi người có một cách chế biến thịt chuột khác nhau như hấp, xào sa tế hay chiên mắm nhưng đặc sắc nhất là chuột đồng nướng. Chuột để nướng phải được làm sạch ruột, cắt hết móng, rồi tẩm ướp gia vị cho thấm, sau đó xếp từng con lên vỉ nướng trên than hồng. Vừa nướng vừa trở tay đều để cho lớp da bên ngoài vàng óng, giòn đều, không bị khô. Món ăn này có hương vị thơm ngon hấp dẫn chấm cùng muối tiêu chanh và ăn kèm với rau răm, dưa leo,… thì vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể thưởng thức món chuột đồng nướng khi đến bất kì tỉnh nào thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

BÁNH CANH TRẢNG BÀNG

Nếu bạn là một người có niềm đam mê với ẩm thực và muốn hiểu được rõ, được hết cái hồn của hương vị ẩm thực vùng Nam Bộ thì đừng bỏ lỡ món bánh canh Trảng Bàng nhé! Nước hầm của món bánh canh Trảng Bàng chứa đựng tinh hoa ẩm thực vùng này Bộ, đặc trưng của món ăn là nước dùng trong veo, ngọt thịt từ xương heo, rau củ. Để nấu nước dùng cần hành tây, hành tím, mực khô nướng sơ cùng ngò gai, sau đó cho tất cả vào túi vải và thả túi gia vị vào nồi nước xương heo hầm kĩ để tạo ra hương vị thanh ngọt của nước lèo bánh canh. Tô bánh canh với sợi bánh trắng nần, mềm dai rất khác biệt những nơi khác vì nó được ra bằng gạo nàng Miên dẻo dai vừa phải. Khi ăn có cảm giác tan trong miệng, quyện cùng vị béo ngọt của thịt, thanh thanh ngọt vị của nước lèo thơm nóng đã làm nên món ăn trứ danh Trảng Bàng của vùng đất Tây Ninh.

CANH CHUA CÁ LÓC

Canh chua là món ăn quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam, mà đặc biệt là bà con miền Tây. Với đặc thù sông nước mênh mông, vườn tược sum suê, người dân miền Tây Nam Bộ luôn có sẵn, có đủ những nguyên liệu cho một nồi canh chua ngon lành từ chính ao nhà, rau vườn. Bởi vậy mà món canh chua cá lóc gần gũi và thân thiết với từng bữa cơm đạm bạc của mỗi gia đình. Nói đạm bạc vì nguyên liệu không quá tốn kém, vậy chứ cứ thử nhìn vào danh sách những món nguyên liệu đa dạng và cách chế biến kỳ công, tỉ mỉ thì sẽ chẳng thể xem nhẹ món ăn này được đâu. Nồi canh chua đủ sắc màu xanh, đỏ, vàng như một bức tranh hòa sắc, với hương thơm nức mũi từ mùi ngò ôm, mùi tỏi phi, mùi ớt chín, từng khúc cá trắng nõn được gắp ra đĩa, tỏa nghi ngút khói. Bên cạnh đó thì món ăn này còn vô cùng bổ dưỡng, các loại rau giá, bạc hà, rau nhút, so đũa, bông súng… có tác dụng giải nhiệt, nhuận trường và tiêu trừ độc hại cho cơ thể. Vào những ngày hè nóng bức, mà được ăn tô canh chua cá lóc, kèm với bát cơm trắng thì mọi cảm giác mệt mỏi sẽ bay biến mất.

ĐUÔNG DỪA

Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương, ấu trùng lớn lên nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa. Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Mỗi con đuông dừa to bằng ngón chân cái người lớn mập ú, dài chừng 3-5 cm, toàn thân màu vàng nhạt. Có rất nhiều cách chế biến món đuông dừa, tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này. Đuông dừa có thể rang mặn, tẩm bột chiên, nướng muối ớt, luộc,… nhưng ngon nhất là tăm mắm ăn sống. Đuông dừa khi tắm mắm bạn có thể ăn sống ngay, vị béo ngậy như kiểu nước cốt dừa, hòa với vị mặn và mùi hương độc đáo của mắm nhĩ, vị cay của ớt sẽ làm bạn nhớ mãi món đặc sản trứ danh của vùng Nam Bộ.

khi nhắc đến mảnh đất này thì người ta thường nghĩ đến câu “dưới sông có cá, trên bờ có rau”. Đây là một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống các sông, kênh, rạch chằng chịt. mảnh đất này luôn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản vật đa dạng, phong phú. Ẩm thực Nam Bộ mang nét phóng khoáng và hoang dã bởi chính thiên nhiên trù phú và hào phóng của miền sông nước phương Nam. Tuy luôn du nhập và có sự hòa quyện với văn hóa ẩm thực của các vùng miền khác, nhưng ẩm thực Miền Nam vẫn giữ những dấu ấn riêng biệt với nét dân dã đặc trưng của mình.

Đặc sản miền Nam

1. Đặc sản miền Đông Nam Bộ

1.1. Bánh canh ghẹ – Vũng Tàu

Bánh canh ghẹ Vũng Tàu nóng hổi với những sợi bánh dai mềm và thịt ghẹ tươi được đánh bắt trong ngày.  Bánh canh ghẹ ngon nhất là  phần nước dùng sánh sệt cùng lớp gạch cua màu vàng bắt mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt từ thịt ghẹ và vị đậm đà của nước dùng, thêm một chút quẩy nóng giòn thì rất tuyệt vời.

đặc sản miền Nam

Bánh canh ghẹ cũng là món ăn đặc trưng của miền Nam (Ảnh: Sưu tầm)

1.2. Bánh tráng trộn – Đặc sản Sài Gòn

Sài Gòn luôn nổi tiếng với các món ăn vặt lề đường vừa ngon lại vừa rẻ, đặc biệt là bánh tráng trộn. Món đặc sản miền Nam dân dã này có mặt ở khắp các nẻo đường, trước các cổng trường học tại Sài Gòn. Sợi bánh tráng mềm, dẻo trộn cùng topping khô bò, gà, xoài chua, trứng cút, rau răm và nước sốt đặc biệt.

đặc sản miền Nam

Bánh tráng trộn, đặc sản miền Nam dân dã mà ngon đến khó cưỡng (Ảnh: Sưu tầm)

1.3. Sủi cảo – Món ngon miền Nam tại Sài Gòn

Sài Gòn không chỉ có nét ẩm thực riêng mà còn là nơi dung hòa ẩm thực từ nhiều vùng miền khác, nhất là các món ẩm thực Trung Hoa.  Hầu hết các tiệm bánh sủi cảo ở Sài Gòn do chính tay người gốc Hoa nhào nặn. Vỏ bánh mỏng, dai bao lấy lớp nhân tôm thịt đậm đà. Các viên sủi cảo ăn cùng với nước dùng hầm từ củ cải trắng và xương ống mang hương vị ngọt thanh khó quên. Nếu bạn chưa biết ăn gì ở Sài Gòn vào buổi tối thì nhớ ghé các quán sủi cảo nhé.

đặc sản miền Nam

Đặc sản Sài Gòn – Sủi cảo (Ảnh: Sưu tầm)

1.4. Bánh bông lan trứng muối – Sài Gòn

Bánh bông lan trứng muối Sài Gòn là một trong những món đặc sản miền Nam được giới trẻ yêu thích. Đây cũng là đặc sản Sài Gòn làm quà mà nhiều du khách thập phương tìm mua. Cốt bánh rất mềm, thơm, tan ngay trong miệng khi ăn. Phía bên trên có lớp trứng muối mặn, béo cùng ruốc thịt đậm đà. Du lịch Sài Gòn, bạn nhớ thưởng thức món ăn này nhé.

đặc sản miền Nam

Đặc sản miền Nam làm quà, bông lan trứng muối (Ảnh: Sưu tầm)

1.5. Bò tơ – Đặc sản Tây Ninh

Nhắc đến bò tơ thì không thể không nhắc đến Tây Ninh, đây là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Những miếng bò tơ Tây Ninh được đầu bếp nướng chín đều trên lửa hồng, làm dậy mùi thơm của thịt cùng các gia vị tẩm ướp, níu chân những ai ghé thăm. Khi thưởng thức đặc sản Tây Ninh này, bạn sẽ cảm nhận được thịt bò dai mềm, săn chắc. Lớp thịt bên ngoài cháy xém nhưng bên trong vẫn giữ được độ ẩm, có màu đỏ hồng cực kì hấp dẫn.

đặc sản miền Nam

Đặc sản miền Nam – Bò tơ Tây Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

1.6. Bánh canh Trảng Bàng – Tây Ninh

Bánh canh Trảng Bàng là một món ăn nổi tiếng và đáng thử khi du lịch miền Đông Nam Bộ. Nước hầm của bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh chứa đựng nét tinh hoa ẩm thực khó tìm thấy ở những nơi khác với vị ngọt đậm đà từ xương heo, rau củ.

Để nấu nước dùng cần cho túi vải có chứa hành tây, hành tím, ngò gai cùng mực khô nướng sơ vào nồi nước hầm kĩ để tạo vị thanh ngọt. Điều quan trọng của bát bánh canh Trảng Bàng là nước mắm đi kèm cùng bánh tráng nướng phơi sương, cuốn với rau rừng tươi ngon.

đặc sản miền Nam

Bánh canh Trảng Bàng nằm trong danh sách các món đặc sản miền Nam nên thử (Ảnh: Sưu tầm)

1.7. Thằn lằn núi Bà Đen – Tây Ninh

Có thể nói thằn lằn núi Bà Đen là một trong những đặc sản miền Nam nghe tên sẽ khiến nhiều người e ngại nhưng đây lại là món ăn “đệ nhất” ẩm thực vùng đất này. Thằn lằn núi Tây Ninh có bề ngoài khác với thằn lằn thường. Chúng có ba sọc, thường chỉ ăn sung, chuối và một số loại cây thuốc nam, vì vậy thịt của chúng cực kỳ bổ dưỡng. Thịt thằn lằn được nướng hoặc chiên, có thể nấu cháo cho người ốm. Du lịch Tây Ninh bạn đừng nên bỏ qua món ăn này.

đặc sản miền Nam

Trong danh sách đặc sản miền Nam không thể thiếu món thằn lằn núi Bà Đen (Ảnh: Sưu tầm)

2. Đặc sản miền Tây Nam Bộ

2.1. Bún kèn Phú Quốc

Phần lớn những ai du lịch Phú Quốc đều muốn thử bát bún kèn, đặc sản miền Nam nổi tiếng. Để có một tô bún kèn Phú Quốc thì người bán cần xay nhuyễn cá rồi xào với sả ớt. Nước lèo của bún kèn cũng chỉ chan khoảng 1/2 tô. Phần nước lèo ngon chuẩn vị phải được nấu từ nước cốt dừa cùng nước cá luộc, thêm các loại gia vị như bột cà ri, ngũ vị hương. Bún kèn là đặc sản Phú Quốc không thể không nếm thử khi đến nơi này.

đặc sản miền Nam

Bát bún kèn, đặc sản miền Nam trông rất hấp dẫn (Ảnh: Sưu tầm)

2.2. Rượu sim Phú Quốc

Rượu sim Phú Quốc là đặc sản Phú Quốc làm quà rất nổi tiếng. Ai đến đây cũng muốn mua cho kì được những bình rượu sim thơm nức để biếu, tặng bạn bè, người thân, đối tác. Rượu sim được trải qua quá trình lên men rất kỹ lưỡng, tỉ mỉ. Rượu có vị ngọt thanh, pha lẫn vị chát rất riêng.

đặc sản miền Nam

Rượu sim Phú Quốc mang đậm hình ảnh đặc sản vùng miền Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Gỏi cá trích – Phú Quốc

Gỏi cá trích là món đặc sản 3 miền Bắc Trung Nam. Nhưng gỏi cá trích Phú Quốc lại có hương vị rất riêng. Cá được đánh bắt từ vùng biển Phú Quốc, được chế biến khéo léo để giữ nguyên hương vị tươi ngon, ngọt thịt. Khi ăn, cá được cuốn cùng bánh tráng, rau sống và sốt chấm đặc biệt.

đặc sản miền Nam

Gỏi cá trích, món ngon miền Nam đầy ấn tượng (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Cá lóc nướng trui – Cần Thơ

Đặc sản Cần Thơ cá lóc nướng được làm từ những con cá lóc đồng sạch, dùng rơm để nướng đến khi cá chín, có mùi thơm nức. Khi ăn, bạn hãy bỏ phần da cá bị cháy bên ngoài và bày lên mẹt có lót lá chuối. Sau khi xẻ lớp thịt cá thì rưới mỡ hành và đậu phộng. Thịt cá lóc có vị mềm, ăn cùng với bánh tráng, kèm rau sống và mắm nêm. Du lịch miền Tây Nam Bộ, bạn nhất định phải thử cá lóc nướng.

đặc sản miền Nam

Cá lóc nướng trui, món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộ (Ảnh: Sưu tầm)

2.5. Bánh đúc lá dứa – Cần Thơ

Trong các loại bánh đặc sản miền Nam thì hấp dẫn nhất phải kể đến bánh đúc lá dứa Cần Thơ. Đây còn là món ăn đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Bánh đúc có màu xanh và mùi thơm đặc trưng của lá dứa, ăn vào dai sần sật. Trước khi thưởng thức, bạn hãy rưới thêm nước cốt dừa béo ngậy cùng đậu phộng giã nhuyễn hoặc vừng.

đặc sản miền Nam

Bánh đúc lá dứa, món ngon miền Nam đầy màu sắc tuổi thơ (Ảnh: Sưu tầm)

2.6. Lẩu mắm – Cần Thơ

Lẩu mắm là món ăn đặc sản miền Nam với nồi lẩu đậm đà từ mắm hòa quyện với vị béo của nước dừa và ngọt thanh của nước hầm xương. Bên trong nồi lẩu là đủ các loại đồ ăn thơm ngon, đậm chất Cần Thơ như cá, tôm, mực, thịt ba chỉ, cà tím cùng các loại rau như bắp chuối, rau muống… Du lịch Cần Thơ vào một ngày đẹp trời, còn gì tuyệt hơn khi được nhâm nhi bên nồi lẩu mắm.

đặc sản miền Nam

Nồi lẩu mắm với hương vị tuyệt ngon, đặc sản miền Nam với ấn tượng khó quên (Ảnh: Sưu tầm)

2.7. Bánh xèo – Cần Thơ

Thêm một món đặc sản Cần Thơ mà du khách nào cũng yêu thích đó là bánh xèo. Bánh có lớp vỏ giòn rụm, màu vàng ươm, mỏng. Nhân bánh khá đa dạng từ tôm, tép, đu đủ, đậu xanh, thịt heo, thịt thịt gà… Bánh xèo miền Tây thường được ăn kèm với rau rừng, chấm với nước chấm chua ngọt.

đặc sản miền Nam

Món ăn đặc sản miền Tây Nam Bộ không thể thiếu bánh xèo (Ảnh: Sưu tầm)

2.8. Bánh cống Cần Thơ

Bánh cống Cần Thơ là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị bùi béo của đậu xanh cùng tôm và thịt băm, được chiên ngập dầu. Bên trong bánh, đầu bếp còn cho thêm củ sắn non để cân bằng vị. Ăn kèm với bánh cống Cần Thơ gồm rau sống cùng nước chấm chua ngọt.

đặc sản miền Nam

Bánh cống Cần Thơ với nhân tôm thịt (Ảnh: Sưu tầm)

Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về những món ăn dân dã miền Tây Nam Bộ hấp dẫn, ăn là ghiền. Hẹn gặp bạn ở những chuyên đề sau.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Những món an truyền thống miền Nam
  • Những món an miền Nam có mà miền Bắc không có
  • Các món ăn miền Nam nổi tiếng
  • Món an đặc trưng của miền Nam
  • Món ăn miền Tây
  • Đặc sản miền Nam mà miền Bắc không có
  • Món ăn miền Bắc
  • Các món ăn miền Tây dễ làm