Ốc Ma Có Ăn Được Không? Ốc ma có phải là món ăn bài thuốc? Hiểm họa từ đặc sản ốc sên

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Các loại ốc sên tại Việt Nam
  • Con ốc sên
  • Loài ốc sên
  • Họ ốc sên
  • Lối sống của ốc sên
  • Giá ốc sên
  • Tìm hiểu về ốc sên
  • Vai trò của ốc sên
ốc ma wiki
ốc ma wiki

YouTube video

Ốc Sên (hay ốc ma) xuất hiện nhiều ở những vùng đất ẩm, sống trên cạn. Loại Ốc Sên này thường hay cắn phá cây xanh, rau màu vào ban đêm, ban ngày thường hay lẩn kín trong các bụi rậm, bóng mát, hốc đá hoặc chui xuống lòng đất. hãy cùng xem ngay bài viết sau đây để có thể biết thêm chi tiết về loài Ốc Sên và các hiểm họa mà chúng có thể gây ra nhé!

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Đặc tính của loài Ốc Sên

Tuổi thọ của ốc sên phụ thuộc vào từng loài và môi trường mà chúng sinh sống. Một số loài chỉ sống được 5 năm nhưng có loài có thể sống lâu tới 25 năm, hầu hết chúng sống trên cạn thì không có độc.

Chất nhớt giúp ốc sên di chuyển nhanh hơn nhờ việc giảm ma sát, thường di chuyển theo đường đi có chất nhớt mà con khác tiết ra. Ốc sên hầu như bị mù và chúng không có khả năng nghe nhưng khứu giác của chúng rất phát triển, chúng có thể đánh hơi thấy mùi thức ăn ở cách xa vài mét.

ốc sên
Ốc sên chỉ có thể sống được trong khoảng thời gian 5 năm.

Ốc Sên có tác dụng gì?

Về mặt y học, loài ốc này đã được các nhà thuốc đông y sử dụng với tính vị mặn hàn, có nhiều lợi ích trong việc bồi bổ, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và chống co thắt.

Còn theo một số tài liệu của Trung dược đại từ điển, Ốc Sên có các công dụng giúp thanh nhiệt và giải độc, được dùng để chữa các chứng bệnh phổ biến như phong nhiệt kinh giản, tiêu khát, viêm họng, nhọt độc, trĩ viêm loét, sa trực tràng, các vết thương do côn trùng gây ra.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Vị thuốc cổ

Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, ốc sên có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ ốc sên Achatinidae. Ở nước ta, có hai loại chính bao gồm loại cyclophorus (vỏ nâu tròn, có nắp) thường thấy trên núi đá và loại achatina fulica có vỏ to, màu hơi vàng nâu, miệng không có vẩy.

Loại ốc này thường sống hoang dại trên cạn và phá hoại cây cối, rau màu, hoa cỏ vào ban đêm. Ban ngày chúng lẩn kín trong các khe, bụi cây, hốc cây hoặc chui xuống đất, đặc biệt vào mùa mưa chúng phát triển rất nhanh.

Kết quả nghiên cứu của Viện kiểm nghiệm từng chỉ ra trong nước ốc sên thủy phân có 0,48 % nito toàn phần, 0,112% nito amin và những axit amin như leuxin, alamin, valin, axit aspactic, axit glutamic.

Đặc biệt, 100 g thịt ốc sên có chứa 11 g đạm (cao hơn ốc vặn, ốc bươu), 6,2 g đường, 150 mg Ca, 71 mg P.

Theo giáo sư Lợi, con người có thể dùng ốc sên nấu ăn và chữa các bệnh như hen suyễn, đau bụng kinh niên, thấp khớp. Mỗi đợt trị bệnh nên ăn liền trong 7-10 ngày.

Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên helix pomatia chế thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể.

Cũng theo các tài liệu cổ, từ năm 1961, nhân dân một số vùng như Kiến An, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên đã bắt đầu dùng ốc sên làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Ở Pháp, ốc sên cũng được dùng như một món ăn quý có tác dụng chữa bệnh phổi.

Bài thuốc bồi bổ cơ thể với ốc sên

Thành phần: Thịt ốc sên (2 kg), natri bicabonat (25 g), axit benzoic (5 g), đậu nành/hoài sơn (1,2 kg), đường kính (1,5 kg), mentol (0,06 g).

Cách làm:

– Đập bỏ vỏ, chỉ lấy phần lưỡi bỏ hết ruột.

– Mổ đầu ốc, bỏ dạ dày, thực quản. Sau đó, dùng muối và phèn chua rửa sạch hết nhớt.

– Cho thịt ốc sên vào natri bicabonat hấp nhừ, thái và giã nhỏ. Cho thêm axit benzoic (có tác dụng bảo quản) và đường, nấu kỹ.

– Đậu nành hay hoài sơn rang giòn tán thành bột, rây mịn, trộn với thịt ốc sên đã nấu.

– Dùng dầu parafin để viên thuốc, mỗi viên 4 g. Sấy ở nhiệt độ 50-60 độ C tới khô. Sau đó bỏ thuốc vào lọ chống ẩm.

Bệnh viện Thần kinh Hà Nội từ năm 1968 đã đặt tên thuốc này là BOS (bổ ốc sên). Đây là thuốc bổ tăng cường chất đạm cho cơ thể và não, mỗi đợt dùng liền từ 20-40 ngày,dùng 4 viên/ngày, trước khi ăn,rất hiệu quả.

Hiểm họa khi dùng Ốc Sên làm món ăn

Nhận thấy tiềm năng kinh tế của loài ốc này, thời gian qua đã có nhiều người âm thầm gây nuôi chúng để lấy chất dãi bán cho những ai có nhu cầu làm món ăn, làm kem dưỡng da, làm thuốc chữa bệnh…

Ốc sên được nhiều người dùng để sử dụng trong làm đẹp.
Ốc sên được nhiều người dùng để sử dụng trong làm đẹp.

Chuyện mới nghe cứ tưởng tin đồn nhảm nhưng kỳ thực đang diễn ra âm ỉ và có dấu hiệu bùng nổ. Điều này mở ra mối họa khôn lường cho không chỉ sức khỏe và tính mạng của con người mà còn gây nguy nan cho môi trường sinh thái…

Cục an toàn thực phẩm vừa đưa ra khuyến cáo với người dân cảnh báo nguy cơ mắc bệnh do sử dụng Ốc Sên tự nhiên để làm thức ăn. Ký sinh trùng trong chúng khi vào cơ thể của con người thường tấn công lên não gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương làm rối loạn tâm thần, viêm màng não, chảy máu não,…

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Cách loại bỏ chất độc trong ốc sên

Chung quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Cán bộ Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) cho biết nhiều người thường nghĩ ốc sên bẩn và độc nên không dám ăn, song thực chất, loại ốc này có thể ăn rất ngon và bổ dưỡng.

Theo vị chuyên gia, bản thân ốc sên không có độc nhưng chúng thường ăn cỏ cây, do đó, chúng có thể ăn phải nấm độc hoặc các loại cây bị phun thuốc bảo vệ thực vật xung quanh. Đó chính là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc sau khi ăn ốc sên. Ngoài ra, loài nhuyễn thể này thường hay chứa các protein lạ, dễ gây dị ứng với một số người có cơ địa nhạy cảm.

PGS Thịnh khuyến cáo chúng ta chỉ nên sử dụng loại ốc sên đang sống khỏe mạnh, sinh sống ở những vùng sạch sẽ. Trước khi chế biến, nên để một ngày đêm cho ốc nhả hết chất bẩn hoặc chất độc. Nếu chỉ nên ăn phần thịt của ốc sên, bỏ hết phần ruột gan, ống tiêu hóa của chúng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, tuyệt đối không ăn ốc sên được chế biến ở dạng gỏi, tái, nướng chưa chín do trong ốc sên dễ có chứa ký sinh trùng. Nếu không chế biến kỹ, chúng sẽ đi vào cơ thể người qua đường tiêu hóa hoặc theo đường máu (có thể dãi ốc sên chứa ký sinh trùng tiếp xúc với vết thương do mụn lở) đến não, gây các chứng bệnh viêm não hoặc màng não. Bệnh bao gồm các biến chứng như nhức đầu dữ dội, nôn, sốt, cứng gáy, liệt chi, hôn mê, co giật, thậm chí mù, mất tri giác, sống đời thực vật…

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Những tác hại khi ăn Ốc Sên

Tuyệt đối không được sử dụng Ốc Sên để ăn sống, ăn tái, nấu chưa chín kỹ hoặc nấu chín nguyên con không qua sơ chế với muối hoặc các loại thuốc khử trùng. Hãy vệ sinh sạch sẽ đối với Ốc, Sò tự nhiên. Cần vệ sinh môi trường, diệt ký sinh trùng, diệt ốc sên, ốc bươu…  ở khu dân cư sinh sống, để cắt đứt vòng đời sinh học của giun tròn A.cantonensis và phòng tránh nguy cơ gây mắc bệnh cho người.

Khi ăn món ăn này có thể gây ra các biểu hiện mờ mắt, mù mắt, cứng gáy, rối loạn tim mạch, khó thở, có khi liệt thần kinh trung ương khiến liệt một hoặc 2 chi dưới, rối loạn tâm thần, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong. Người ăn Ốc Sên nhiều có thể bị viêm phổi nặng, xuất huyết và xuất huyết đường hô hấp… Chính vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng loại thực phẩm này.

Ốc sên được nhiều người sử dụng làm món ăn
Sử dụng Ốc Sên làm thực phẩm có thể gây ra rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Hiện tại thì vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm màng não do giun Acantonensis, kể cả các thuốc chống giun sán. Còn theo báo cáo tại hơn 30 quốc gia trên thế giới năm 2000 có hơn hơn 3.500 trường hợp viêm màng não, làm tăng bạch cầu do ký sinh trùng giun Acantonensis này.

Trên đây là các thông tin chi tiết về các hiểm họa từ đặc sản Ốc Sên. Hy vọng bài viết có thể giúp ích được mọi người có thể hiểu hơn về loài ốc này và hãy lựa chọn cho mình một thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn để sử dụng bảo vệ sức khỏe chính mình nhé.

Bạn đang xem bài viết tại: Cẩm Nang Bếp

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Các loại ốc sên tại Việt Nam
  • Con ốc sên
  • Loài ốc sên
  • Họ ốc sên
  • Lối sống của ốc sên
  • Giá ốc sên
  • Tìm hiểu về ốc sên
  • Vai trò của ốc sên