Ông Địa là ai? Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • vị trí ngồi của ông thần tài, ông địa
  • Khánh ông địa thần tài
  • ông địa, ông thần tài
  • cách bố trí ông địa, ông thần tài
  • Phong thủy Thần Tài, ông Địa
  • Mặt nạ ông địa
  • Thổ địa nghĩa là gì
  • Nón ông địa
ông địa
ông địa

YouTube video
Người xưa quan niệm thờ cúng Ông Địa – Thần Tài trong nhà để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc. Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm…

Tín ngưỡng thờ thần này bắt nguồn từ tâm lý e sợ các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa lý giải được trong thời điểm lúc bấy giờ. Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài Và đó cũng là tâm lý thể hiện sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho họ có được môi trường sống, và làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an.

Ông Địa là ai?

Ông Địa là ai? Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài 4

Ông Địa hay còn được người dân gọi là Thổ Công, là một vị thần trong coi những mảnh đất mà nơi ông được thờ cúng vì vậy trong dân gian mới có câu nói “ Đất có thổ công, sông có hà bá “.

Trong mỗi gia đình đều có một vị thổ công trông coi nhà cửa và đất đai, việc thờ cúng thổ công trong mỗi gia đình đã xuất phát từ thời xa xưa vì người dân tin rằng có đất đai thì mới có thể làm nông nghiệp, mới có thể tạo ra áo cơm và có được cuộc sống yên bình.

Nhưng hơn hết, muốn giữ được đất đai thì phải có một vị thần giúp canh giữ những mảnh đất và thế là từ đó những nhà làm nông nghiệp bắt đầu thờ cúng thổ công.

Trong xã hội ngày này, tùy vào sức ảnh hưởng của văn hóa mà ông Địa có thể xuất hiện dưới nhiều hình dáng và miêu tả khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hình ảnh vị thần với bụng to, vẻ mặt hiền lành miệng cười khoái chí và có lúc thì thổ địa cũng xuất hiện với hình ảnh một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo dài và đội mũ mỏ quạ. Trong Phật giáo ông Địa cũng rất được coi trọng và rất nhiều người Phật tử cũng siêng năng thờ cúng vị thần này.

Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài

Ông Địa là ai? Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài 5

Mặc dù thường xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ trong gia đình hay các hình ảnh, tuy nhiên ông thần tài và ông địa có những khả năng khác nhau nhưng đồng thời cũng liên quan với nhau vì nhân gian có câu “ Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim “ tức “ Đất thường sinh ra ngọc tốt, Vàng cũng từ đất mà sinh ra “ ý nói việc ông thần tài và ông địa có sự liên quan thắm thiết đến cuộc sống và ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.

Sự khác nhau giữa ông thần tài và ông địa cũng rất dễ nhận ra, ông thần tài là vị thần giúp trông coi và đem lại nhiều tiền bạc, may mắn về mặt kinh tế cho gia đình, ông thường xuất hiện với hình ảnh một ông già râu trắng bạc phơ, tay cầm vàng thỏi và có nụ cười hiền hậu.

Sự tích về tục thờ ông Địa, Thần Tài

Văn hóa, phong tục Việt Nam chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, do đó tục thờ ông Địa, ông Thần Tài cũng một phần chịu ảnh hưởng. Ở nước ta, tụ thờ thần tài bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX.

Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo thì tình cờ gặp Thủy Thần, Thủy Thần cho một người gia ân theo phụ giúp tên Như Nguyện. Từ ngày có Như Nguyện công ăn việc làm của Âu Minh thuận lợi suôn sẻ hẳn. Rồi một ngày nọ, vì chút cãi vả, Âu Minh đánh Như Nguyện, vì quá sợ hãi nguyện chui vào đống rác và biến mất, từ ngày Nguyện không còn bên cạnh nữa, Âu Minh làm ăn thua lỗ, nghèo xác xơ.

Từ đó, người ta coi Như Nguyện là vị Thần của Tài lộc, sung túc và lập bàn thờ ở một góc nhà. Hơn nữa, nhan gian truyền nhau rằng tết không được quét nhà vì sợ mất thần tài trong đống rác.

Ông Địa là ai? Sự tích và tục thờ Ông Địa – Thần Tài 6

Không chỉ dừng lại ở sự tích Âu Minh, Như Nguyện, còn có quan niệm khác về tục thờ ông Địa, Thần Tài. Ngày xưa có quan niệm thổ Địa như một dạng thổ thần kiểu Thần Đất. Thần đất giúp cai quản đất đai, phù hộ con người và gia đình sung túc. Ngày xưa, khi Việt Nam còn hoang sơ, người Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm thờ thần linh xuất phát từ đó với mong muốn cuộc sống an lành trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp, đất đai.

Ở một điển tích khác, Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người mang một túi vải to trên lưng chuyên bắt rắn rồi nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Bố Đại La Hán đầu thai tại nước Lương lấy tên là Phó Đại Sĩ, tính vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, mang cái túi vải to, phân phát những thứ được cho cho trẻ em. Túi của Tượng Thần Tài to, hai tay đưa thẳng lên trời vơi nụ cười tươi thoải mái tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

Thần Tài mang ý nghĩa may mắn, sung túc nhưng không ai thờ riêng mà thờ chung cả 2 vị thần. Với mong muốn mảnh đất cư ngụ sung túc, là nơi lộc về. Cuộc sống làm ăn có khá hơn cũng phải nhờ vị thần giữ đất đai cội nguồn.

Giới thiệu tổng quan về Cách thờ Ông Địa Thần Tài

Quan niệm thờ Ông Địa Thần Tài như thế nào? Hướng đặt bàn thờ ông địa thần tài chuẩn nhất? Trên bàn thờ ông địa thần tài cần có những gì?

cach tho ong dia va ong than tai - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Cách thờ ông địa thần tài

Tại sao nên thờ ông Địa Thần Tài

Việc thờ ông địa thần tài không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Đặc biệt là với những ai làm ăn buôn bán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về tục lệ này. Cũng như khi thờ ông địa thần tài phải làm như thế nào để có thể tích tụ vận khí. Đồng thời chiêu tài đón lộc, giúp cho gia chủ phát đạt, thuận lợi công danh.

Tín ngưỡng thờ Thần Tài trong quan niệm dân gian

Trong tín ngưỡng của người phương Đông. Có lẽ không ai là không biết đến Thần Tài. Đây là một trong những vị thần nổi tiếng của người Á Đông. Thần có nghĩa là thần linh. Tài là tài trí phi thường. Ở đây Tài còn có nghĩa là tiền bạc, của cải vật chất. Thần Tài chính là vị thần cai quản mọi sự liên quan đến của cải và tiền bạc.

Dân gian có lưu truyền một câu chuyện liên quan đến Thần Tài cũng như ngày vía Thần Tài. Một ngày nọ, Thần Tài đi chơi uống rượu say. Sau đó vì quá say nên đã rơi xuống trần. Va đầu vào đá rồi mê man. Khi ngài tỉnh dậy thì bị mất trí nhớ, không còn biết mình là ai, đến từ đâu. Quần áo cũng bị người ta lấy sạch. Do không biết làm việc gì nên đành đi ăn xin khắp nơi.

Một ngày nọ, Thần tài được một ông chủ cửa hàng vịt mời vào cho ăn. Từ đó, quán vịt trở nên đông khách nườm nượp. Tuy nhiên, ông chủ thấy Thần Tài ngày nào cũng ăn không ngồi rồi, nên đã đuổi ngài đi. Chủ quán phía đối diện thấy vậy liền cưu mang Thần Tài. Quán của ông ta cũng bỗng nhiên đông khách lạ thường. Người ta nhận ra rằng, ở đâu có Thần Tài là ở đó có của cải tài lộc. Cũng vì thế nên mới có câu nói “ Thần Tài gõ cửa”.

xKAMzbSSB5U foutId2pBQlkRv3myWzVuFlJErRsZyXaNpi ergmutaIv4RjJCSTeCsPj6FJx pOAodzuqRwqYc jYXgoh6ZQJbAIuINgNaXKlmZW7 QbaNKUaWWb6saMG1kbGS2 - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Vị thần đem đến tài lộc, tiền bạc, của cải cho chúng ta

Ngày Thần Tài bay về trời được chọn làm ngày vía Thần Tài. Nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình làm ăn kinh doanh đều thờ Thần Tài. Với mong muốn cuộc sống sung túc, tiền bạc dư dả hơn.

Tín ngưỡng thờ Ông Địa theo quan niệm dân gian

Người Việt Nam trước đây sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nông nghiệp thì cần phải nhờ vào gì. Chính là thời tiết, khí hậu, đất đai. Trong ba yếu tố đó thì đấy chính là thành phần quan trọng nhất. Vì thế cho nên Thần Thổ Địa luôn được mọi người kính trọng và tôn sùng. Thần Thổ Địa còn có tên gọi khác là Ông Địa. Ông Địa là vị thần bảo hộ cho mỗi mảnh vườn, thửa ruộng của ông bà ta.

Nhắc đến ông Địa là nhắc đến vị thần bới một chiếc bụng bự, miệng lúc nào cũng cười tươi. Một tay cầm quạt, một tay cầm điếu thuốc. Nhìn dáng vẻ rất hào sảng, phương phi. Đồng thời cũng có một chút nét hài hước.

qMpSRqU2oXC36LIePw csRj7JdV41yJHN3Ew H442yJqMycBRyMfmG5sNujBIWjt3dDqBmxcUF4PPS62y5PNxFGhy8V 4FKbjt F6nfzfG7maSGsrd555E7JiUiLZSlqjzHSp4  - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Hình ảnh ông Địa quen thuộc và gần gũi với người dân

Với những gia đình ngày nay, ông Địa cũng là một vị thần  rất quan trọng. Người dân xem ngài giống như một vị thần phúc. Bên cạnh việc bảo vệ cho đất đai, ruộng vườn của họ. Đồng thời ông Địa cũng có nhiệm vụ khác đó chính là đưa Thần Tài tới nhà. Giúp cho gia chủ có thể giàu có, phát đạt, tiền tài dồi dào. Chính vì thế cho nên ông Địa và Thần Tài luôn được thờ chung với nhau. Là một cặp đôi mang lại nhiều tài lộc. Cũng như là sự may mắn cho gia chủ. Không chỉ vào các dịp lễ tết hay vào ngày vía Thần Tài. Mỗi tháng, vào ngày mùng 1 hay mười rằm. Các gia chủ cũng sẽ thắp hương cho bàn thờ ông Địa Thần Tài. Mong cho mọi việc luôn yên ổn và suôn sẻ.

Nên đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài ở đâu trong nhà

Với những ai lần đầu dọn về nhà mới. Hoặc chuẩn bị bắt đầu một công việc làm ăn buôn bán nào đó. Chắc hẳn sẽ thắc mắc không biết nên đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài ở đâu? Không giống như bàn thờ gia tiên, thường được đặt ở trên cao. Theo quan niệm dân gian xưa.

Bàn thờ ông Địa Thần Tài phải được đặt dưới đất, ở một góc nhà. Vị trí này cần phải thông thoáng và có tầm nhìn. Đặc biệt lưu ý là không được đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài dưới chân cầu thang. Hoặc là dưới các vật dụng khác trong nhà như là tranh, ảnh, quạt hay điều hòa. Nếu như bạn ở chung cư. Thì không nên đặt bàn thờ ở phía trên hay phía dưới đường ống dẫn nước thải.

nTBNKNcUz0DP6duSdZRHQiqjzOQrrY0SENmvYlBy KsGYYKzV418ckRJtVjqY6MykpwlobGFLoPCJafBhZulRFFDBAB SM01CyPMenfHpTym8F72 bbRnXUptZCyqDeG4n1eX3B4 - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Chọn vị trí thích hợp để đặt bàn thờ thần

Bàn thờ ông Địa Thần Tài cũng nên tránh không nên đặt ở gần nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. Sẽ làm mất đi sự linh thiêng. Cũng không nên đặt gần nhà bếp. Trong quá trình nấu nướng ăn uống dễ bị dính bẩn lên bàn thờ. Và tuyệt đối không đặt bàn thờ tại những nơi ẩm thấp hay tối tắm. Chúng là làm ảnh hưởng đến con đường tài vận và lộc lá của gia chủ,

Bạn nên đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài ở nơi có tường để tựa vào. Tốt nhất thì nên đặt trong khu vực phòng khách. Vị trí được coi là lộc, tài, vượng của căn nhà chính là ngay khu vực cửa chính. Khi mở cửa sẽ vuông góc 90 độ với bàn thờ.

Có cần quan tâm đến hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài hay không?

Hướng cũng là một trong những vấn đề bạn cần quan tâm khi đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài. Mọi người thường chọn ngay lối vào cửa chính để đặt bàn thờ. Vì nơi đó có thể quan sát được sự ra vào của mọi người.

TxEbdkLBgzM587hF30pOacuo8KB7mAcriaQ5HorAndYE5d9SiW6UYGLdV0fiWasjLOWKgpsTT8V9SjpTgljqrgitzqXzx1C19t9khGcwfZoOVRNR7Mrzui m Kdk0E11PILGdxob - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Hướng hợp mệnh sẽ đem lại nhiều may mắn cho gia chủ

Bạn có thể xác định hướng đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài theo 2 cách. Cách đầu tiên chính là đặt theo hướng tốt của gia chủ. Cách thứ hai chính là đặt theo hướng may mắn. Có thể đón vượng khí vào nhà. Nếu muốn đặt theo hướng tốt của gia chủ. Bạn có thể xem mệnh và tuổi của mình hợp với hướng nào. Sau đó đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài theo hướng tốt nhất. Nếu không, có hai hướng đặc biệt thích hợp để đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài. Đó chính là theo cung Thiên Lộc và cung Quý nhân.

  • Cung Thiên Lộc: hay chính là hướng Đông Nam. Đặt bàn thờ tại hướng này sẽ giúp cho gia chủ làm ăn kinh doanh thuận lợi, phát đạt.
  • Cung Quý Nhân: hay chính là hướng Tây Bắc. Đặt bàn thờ ở hướng này sẽ giúp gia chủ. Cũng như những người thân trong gia đình luôn bình an. Nhận được nhiều sự giúp đỡ từ mọi người.

Đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài đúng hướng không chỉ giúp cho gia chủ. Mà còn giúp cho mọi người trong gia đình gặp nhiều may mắn về đường tài lộc.

Cần lưu ý những gì khi đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài

Để việc thờ cúng ông Địa Thần Tài theo đúng quan niệm dân gian. Và giúp gia chủ gặp nhiều may mắn. Thì bạn nên chú ý đến những vấn đề như là:

  • Khi thờ cúng ông Địa Thần Tài, nên cúng những lễ vật như thịt quay, bánh hỏi, bưởi, chuối, đồ ngọt và tiền vàng.
  • Giữ cho bàn thờ luôn luôn được sạch sẽ. Thường xuyên lau chùi bàn thờ, tượng thờ cũng như các đồ cũng.
  • Khi mới lập bàn thờ và rước ông Địa Thần Tài về. Hãy thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày sau đó. Điều này sẽ giúp tụ khí. Thắp đèn liên tục song song với việc thắp nhang.
  • Nếu như muốn rút bớt chân nhang ở bàn thờ ông Địa Thần Tài. Chỉ nên rút vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày đưa ông Táo về trời). Tuyệt đối không rút chân nhang vào các ngày khác.
  • Hoa, trái cây khi đã héo phải hạ xuống ngay. Không được để trên bàn thờ.
  • Chọn kích thước bàn thờ ông Địa Thần Tài cũng quan trọng. Không phải cứ chọn bàn thờ lớn là sẽ gặp nhiều may mắn. Nên chọn kích thước bàn thờ phù hợp nhất với gia chủ.
>>  Chuẩn bị lễ vật cúng máy móc mới mua gồm những gì?
w537RWLzvA2e29QG3emMrOk8YB0IuFWC3HqRopy6tHmksjDj292a hcGKk2V9NJW4SL8gnY VmRnyVBRaaV MVjD6oGiSmcEoDufQolmkICBYMytP9uIrG1WYNlwO vUfhzISdB4 - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Bàn thờ ông Địa Thần Tài với những lễ vật cơ bản

Nên đặt vị trí ông Địa Thần Tài như thế nào cho đúng phong thủy

Lập bàn thờ, rước thần về nhà là những việc linh thiêng. Chính vì thế nên mọi sự đều cần được tìm hiểu chính xác và kỹ lưỡng. Ông Địa đặt bên nào, Thần Tài đặt bên nào. Khi mới lập bàn thờ ông Địa Thần Tài không phải ai cũng biết điều này.

Theo nguyên tắc trong phong thủy. Chúng ta sẽ áp dụng nguyên tắc từ trái qua phải. Có nghĩa là trên bàn thờ ông Địa Thần Tài. Ông Địa sẽ được đặt ở phía bên trái bàn thờ. Thần Tài sẽ được đặt phía bên phải bàn thờ. Sắp xếp theo hướng từ bên ngoài nhìn vào. Gia chủ cần hết sức lưu ý. Tránh để mắc phải những điều kiêng kị. Sẽ làm ngăn cản sự may mắn mà ông Địa Thần Tài mang đến cho gia đình.

Một số những sai lầm thường gặp phải khi thờ ông Địa Thần Tài

Khi thờ ông Địa Thần Tài, có nhiều sai lầm mọi người thường hay mắc phải. Với những người mới thờ hay cả những ai đã thờ ông Địa Thần Tài từ trước. Có thể kể đến một vài vấn đề như:

Khi mới rước hai thần về nhà không lau tượng cho sạch sẽ. Hoặc là không lau sạch bát hương trước khi thờ. Điều này mọi người nên hết sức lưu ý.

Để bàn thờ trong tình trạng bám bụi, không sạch sẽ

Không có ông Cóc. Hoặc là đặt ông Cóc không đúng vị trí. Ông Cóc không chỉ là vật phẩm giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn. Thuận lợi trong cuộc sống. Đồng thời chúng còn giúp gia chủ xua đuổi được vận rủi. Chặn được những nguồn khí xấu. Đem lại nguồn năng lượng tốt cho cả gia đình.

Khi rước ông Địa Thần Tài về nhà. Cần thực hiện các bước theo đúng trình tự, đúng với phong tuc. Nếu quá trình thỉnh thần về nhà của bạn sơ sài, không đúng và thiếu chu đáo. Sẽ dẫn đến việc mất lộc làm ăn. Cũng như không nhận được khí tốt hay sự may mắn từ các thần.

Khi mua cũng cần lưu ý chọn lựa thật kỹ. Xem xem tượng có bị nứt hay không. Tượng là tượng cũ hay tượng mới. Sẽ có nhiều màu sắc của tượng khác nhau. Gia chủ nên chọn màu sắc phù hợp với mệnh và tuổi của mình. Như vậy sẽ nhận được nhiều may mắn nhất.

2L5IiPfzkb9GAjZQ dVFgdpUpFq 2PSlozMaemhrQF92BWpxkMz7aWuJchDVQtNOG1cayblCbKNf18qqC123 ti WEP 4CG Pibd53Q4bsWOYM7 2uWFxB5lvV8FKEjasIS55z 3 - Cách thờ Ông Địa Thần Tài, hướng đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài chuẩn
Đường tài lộc của bạn sẽ thuận lợi khi “ Thần Tài gõ cửa”

Thờ ông Địa Thần Tài đang ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình. Trước khi thờ hãy tìm hiểu thật kỹ cách thờ ông Địa Thần Tài. Để tránh phạm phải những điều kiêng kị. Giúp cho gia đình gặp nhiều tài lộc và may mắn.

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • vị trí ngồi của ông thần tài, ông địa
  • Khánh ông địa thần tài
  • ông địa, ông thần tài
  • cách bố trí ông địa, ông thần tài
  • Phong thủy Thần Tài, ông Địa
  • Mặt nạ ông địa
  • Thổ địa nghĩa là gì
  • Nón ông địa