Rượu chuối hột là gì? Công thức cách ngâm rượu chuối hột ngọt thơm đúng chuẩn giúp trị bệnh hiệu quả

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tác hại của rượu chuối hột
  • Tác dụng của rượu chuối hột
  • Ngâm rượu chuối hột khô
  • Giá rượu chuối hột
  • Cách ngâm rượu chuối hột tươi
  • Cách ngâm rượu chuối hột xanh
  • Cách ngâm rượu chuối hột ta
  • Rượu chuối hột
rượu chuối hột
rượu chuối hột

YouTube video

Rượu chuối hột được biết đến là một bài thuốc dân gian trong Đông Y, giúp hỗ trợ trị nhiều bệnh đau khớp, mất ngủ… Để an toàn hơn, cũng như an tâm sử dụng và hiệu quả tốt hơn bạn hãy tự ủ loại rượu này tại nhà nhé. Cách ngâm rượu chuối hột rất đơn giản, cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ của Camnangbep.com nhé. 

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chuối hột rừng là gì?

Chuối hột rừng được xem là thủy tổ của chuối ăn quả hiện nay. Nhà khoa học Luigi Aloysius Colla người gốc Ý phát hiện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, có đến 7 danh pháp khoa học được xem như cùng một loài chuối hột rùng như nhau.

Vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung chuối hột mọc hoan thành cụm lớn chằn chịt. Một số khu vực đồng bằng châu thổ trồng làm kiểng hoặc làm thuốc.

Chuối hột rừng thuộc họ chuối Musaceae và loài Musa acuminata Colla thường được tìm thấy ở Việt Nam nhiều nhất.

Chuối hột rừng giống Colla
Chuối hột rừng giống Colla

Chuối được xem là một cây thực vật kỳ lạ. Thân cây thực chất chỉ là thân giả do nhiều bẹ lá xếp lại với nhau cao đến 4m. Màu sắc chung thì càng gần gốc thì thân giả càng có màu tía, nhạt dần lên ngọn và có màu xanh lục.

Khác với các giống chuối khác, chuối ra hoa với cuống hoa chọc thẳng lên trời, màu đỏ điều. Quả chuối có màu vàng nhạt, những cạnh chuối trông có vẻ sắc hơn trái chuối thông thường. Ruột quả chứa thịt chuối và nhiều hạt chuối to 4-5mm và cứng.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chuối hột rừng món ăn – bài thuốc nhiều công dụng

Trái chuối hột rừng

Trái chuối rừng to bằng ngón tay cái, có hạt, lúc chín vàng ươm ăn ngọt lịm. Nhưng do trái có nhiều hột nên thường người ta không ăn mà chỉ lấy hột làm thuốc. Chuối hột rừng có hai loại, trái lớn và trái nhỏ. Tất cả ngâm rượu đều thơm, ngon nhưng loại trái nhỏ có phần nhỉnh hơn vì nhựa nhiều. Chuối càng nhiều nhựa ngâm rượu càng ngon và ngọt.

Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.

Trái chuối hột rừng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.

Trị trẻ em táo bón: lấy 1 – 2 trái chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Trị sỏi bàng quang: trái chuối hột xanh thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày, mỗi lần dùng 50-100g sắc với 400ml nước, uống làm 2 lần trong ngày vào lúc no. Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà mà uống.

Trị bệnh thống phong (bệnh gút): quả chuối hột (rừng) 3g, củ ráy (rừng) 4g, khổ qua 1g, tỳ giải 2g. Sao vàng hạ thổ, đóng gói 10g/gói, ngày uống 2 – 3 gói pha nước đun sôi uống, không được cho đường vào.

Trị hắc lào: trái chuối xanh còn ở trên cây đem cắt đôi hứng lấy nhựa bôi hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày với kết quả tốt.

Xổ giun: quả chuối hột chín ăn vào lúc đói thấy ra giun.

Không được ăn quả chuối rừng còn xanh (chưa chín) vì rất dễ bị ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.

Hạt chuối hột

Chuối hột dùng để chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt vỏ đen bên trong có bột trắng. Cách lấy hạt chuối hột cũng rất kỳ công, phải để chuối chín mới lấy hạt được, hạt được sao khô thơm nhẹ. Hạt chuối hột có thể dùng để ngâm rượu hoặc tán nhỏ sắc uống hàng ngày.

Giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp: 200g giã nát ngâm với rượu 40 độ (1.000ml) trong 10 ngày để càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml vào trước bữa ăn hay trước khi đi ngủ, có thể thêm đường cho dễ uống.

Trị sỏi thận, sỏi bàng quang: dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn. Mỗi ngày dùng 2 thìa canh bột cho vào ấm chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian uống thuốc thấy có chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Uống liên tục trong 30 ngày, sỏi ra hết thành những viên nhỏ. Kết quả rất tốt.

Vỏ quả chuối hột

Trị đau bụng kinh niên: vỏ quả chuối hột 40g, phơi khô, sao hơi vàng, tán bột; quế chi 4g; cam thảo 2g tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật làm viên, uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm.

Trị đau bụng, tiêu chảy: vỏ quả chuối rừng đã chín vàng, thái nhỏ, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 8g, hãm nước sôi uống.

Trị kiết lỵ: vỏ quả chuối hột, rễ gai tầm xọng, vỏ quả lựu, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; búp ổi 10g, phơi khô, sắc uống.

Hoa chuối hột

Hoa chuối có vị hơi chát và ngon ngọt…

Hoa chuối hột thái nhỏ, luộc hoặc làm nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con.

Hoa chuối ăn hoặc sắc nước uống làm cho nước tiểu trong và giúp thận hòa tan các loại acid dễ đóng cặn trong thận và bàng quang.

Hoa chuối là nguồn bổ sung chất xơ rất tốt, vì vậy nên ăn hoa chuối để thêm chất xơ cho ruột, chống táo bón ở người cao tuổi.

Đặc biệt người ta thấy rằng hoa chuối hầu như không có sâu bao giờ, vì vậy có thể dùng thay thế các chất xơ của các loại rau khác mà do lợi ích kinh tế người ta dùng quá nhiều hóa chất để trồng.

Lá chuối hột

Trị băng huyết, nôn ra máu: lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g, tinh tre 20g. Tất cả đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa với nước uống.

Mát phổi, bổ phổi, tiêu độc: lá bắc (lá màu đỏ bao bọc buồng chuối) và hoa chuối hột sắc uống.

Thân chuối hột

Trị đau nhức răng: thân chuối hột còn non, cắt đoạn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với ít muối.

Cầm máu vết thương: dùng lõi thân cây chuối rừng đập dập, đắp vào vết thương.

Lõi thân cây già thái và giã nát, vắt nước uống sẽ làm tiêu khát.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20 – 25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng.

Chuối rừng làm rau sống là những cây chưa trổ buồng, dưới một năm tuổi. Người ta tước bỏ lớp vỏ bên ngoài màu tím, lấy phần xơ lưới màu trắng và vỏ lụa bên trong. Bẹ chuối sau khi tước vỏ bó lại và thái ra sợi nhỏ như thuốc rê.

Đồng bào địa phương khi đi rừng khát nước thường chặt cây chuối rừng, lấy thân tước bỏ lớp vỏ, dùng lõi ăn sống hoặc ép lấy nước uống cho mát. Người đi rừng thành thạo luôn tìm tới đóng trại ở những thung lũng có cây chuối rừng, đó là nơi có nguồn nước tinh khiết và nhiều nhất trong mùa hè.

Củ chuối hột

Trị cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng: củ chuối hột đem cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống.

Trị ho ra máu: củ chuối hột phối hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Trị kiết lỵ ra máu: củ chuối hột phối hợp với củ sả, tầm gửi cây táo hoặc vỏ cây táo, mỗi thứ 4g, sao vàng, sắc uống.

Trị tim hồi hộp, hay mơ, đêm về trằn trọc khó ngủ: củ chuối hột 20g, nấu chung với 1 quả tim heo (200 – 300g), uống nước, ăn tim.

Hỗ trợ ổn định đường huyết: đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết (dành cho người bệnh đái tháo đường týp 2).

Đồng bào Thái ở Tây Bắc lại dùng củ chuối hột sắc uống với củ chuối rừng và rễ cây móc, mỗi thứ 10 – 12g để làm thuốc an thai.

Nước hãm củ chuối hột uống mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa.

Thân và củ chuối đem um với cá lóc, lươn đồng là món ăn – bài thuốc có tác dụng bồi bổ khá tốt. Lươn hoặc cá lóc cung cấp protein và các chất bổ, củ chuối kích thích tiêu hóa, giúp tăng cảm giác muốn ăn, dễ hấp thu.

Rượu chuối hột rừng           

Một trong những “sản phẩm” được ưa chuộng của chuối hột rừng lại chính là rượu chuối hột rừng đang được các nhà sản xuất quan tâm chế biến và quảng bá rộng rãi.

Rượu chuối hột: 1kg chuối hột rừng ngâm khoảng 2 – 2,5 lít rượu ngon 40 – 45 độ, rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt. Dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể…

Tuy nhiên, để cho rượu chuối ngon và hấp dẫn, cần chế biến mới đạt yêu cầu.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Cách ngâm rượu chuối hột

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Chuối hột vừa chín tới: 1 ký
  • Rượu trắng: 3 lít
  • Bình/ hũ thủy tinh: 5 lít
Nguyên liệu cần có để pha rượu chuối hột
Nguyên liệu cần có để pha rượu chuối hột

Các bước pha rượu chuối hột:

Bước 1: Sơ chế chuối hột

  • Chuối hột đem về, tách riêng ra từng trái, bỏ phần cùi.
  • Ngâm chuối qua nước muối loãng khoảng 5 phút, dùng tay rửa nhẹ xung quanh để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho chuối lên rổ, để cho ráo nước.
  • Để nguyên vỏ, cắt chuối thành từng miếng mỏng khoảng 1 – 1.5cm.
Cắt chuối thành từng lát mỏng 
Cắt chuối thành từng lát mỏng

Bước 2: Phơi chuối hột

  • Chuối sau khi cắt, cho ra rổ hoặc mẹt phơi 5 – 7 nắng, đến khi chuối chuyển màu nâu/ đen sậm, khô hoàn toàn là được.
  • Chuối phơi khô rửa sơ lại với nước sạch, để ráo.
  • Cho lên chảo nóng, xao đến khi thật ráo nước, khô cứng.
Phơi chuối hột cắt lát dưới nắng to 5 - 7 ngày liền
Phơi chuối hột cắt lát dưới nắng to 5 – 7 ngày liền

Bước 3: Ngâm rượu chuối hột

  • Bình ngâm rượu trụng qua nước sôi, đem phơi cho thật khô.
  • Cho chuối hột đã xao khô và rượu ngâm vào bình.
  • Đậy chặt nắp bình, để vào nơi thoáng mát trong nhà và ủ trong 3 – 4 tháng là có thể dùng.
Đổ rượu ngon ngâm với chuối hột
Đổ rượu ngon ngâm với chuối hột

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm

Rượu chuối hột sau khi ủ đủ thời gian sẽ chuyển màu nâu đậm và có mùi thơm nồng. Khi uống hương vị sẽ lan tỏa trong khoang miệng, có vị chát đặc trưng của rượu và một chút hương chuối lưu lại ở cuối vị.

Rượu ngâm chuối hột sẽ có màu nâu dần theo thời gian
Rượu ngâm chuối hột sẽ có màu nâu dần theo thời gian

Lưu ý khi ngâm rượu chuối hột

Cách chọn chuối hột tốt để ngâm rượu

  • Chọn chuối hột vừa chín tới, không chọn chuối còn non vị sẽ chát, chuối quá chín ngâm sẽ nát, đục rượu.
  • Chọn mua chuối hột rừng, nhiều hạt sẽ tốt hơn chuối hột trồng.

Cách chọn rượu để ngâm rượu thuốc

  • Rượu được ủ từ gạo nếp, khi ngâm sẽ thơm ngon hơn và bổ dưỡng hơn.
  • Nên chọn rượu trắng có nồng độ cồn từ 42 – 47 độ để không phá hủy thành phần của các nguyên liệu ngâm.

Chọn bình ngâm rượu 

  • Bình nên ngâm rượu nên chọn bình thủy tinh hoặc bình sành, sứ. Không dùng hũ nhựa trong hay nhựa màu để ngâm, vì rượu có tính nóng sẽ làm biến dạng, biến chất nhựa.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Công dụng hữu ích của rượu chuối hột 

  • Hỗ trợ các bệnh đau xương khớp như đau lưng, đau khớp.
  • Chuối hột giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh lý về thân như sỏi thận
  • Cải thiện trình trạng bất lực ở nam giới.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cải thiện tình trạng biếng ăn.
  • Giúp dễ ngủ, ngủ sâu, ngủ ngon
Chuối hột là dược liệu quý trong Đông Y
Chuối hột là dược liệu quý trong Đông Y

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Liều lượng và cách dùng rượu chuối hột

Rượu chuối hột hỗ trợ trị bệnh có thể dùng mỗi ngày với lượng dùng mỗi lần là một cốc nhỏ – dùng 2 lần mỗi ngày, trong bữa ăn trưa và tối.

Sau khi dùng rượu chuối hột liên tục trong 3 tháng, nếu các tình trạng bệnh không giảm bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để khám và tìm phương thức trị bệnh khác.

Cách chọn mua nguyên liệu

Cách lựa chọn chuối hột để ngâm rượu:

  • Nên chọn chuối hột rừng loại nhỏ có nhiều hạt vì trong hạt chuối hột chứa nhiều công dụng nhất.
  • Nếu là chuối chín nên chọn loại vừa chín tới.
  • Với chuối hột khô nếu mua sẵn bạn nên tìm mua các cửa hàng uy tín để đảm bảo an toàn.

Cách chọn rượu ngâm:

  • Nên chọn loại rượu có nồng độ từ 42- 47 độ là tốt nhất.
  • Nếu có rượu nếp thì càng tốt, thành phần tinh bột của gạo nếp rất dễ hồ hóa và sẽ làm tăng độ ngon của rượu.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Lưu ý khi uống rượu chuối hột

  • Thời gian phát huy công dụng chữa bệnh của rượu chuối hột khá muộn khoảng 3-6 tháng.
  • Không nên uống nhiều rượu chuối hột cùng một lúc, tốt nhất là nên uống 1 ly nhỏ trước mỗi bữa ăn cơm.

Uống một ly nhỏ trước mỗi bữa ăn cơm

Uống một ly nhỏ trước mỗi bữa ăn cơm

  • Tuyệt đối không nên dùng đối với người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ có thai, sau khi sinh.
  • Sử dụng và lựa chọn các nguyên liệu sạch ngâm rượu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Khi sử dụng rượu chuối hột chữa bệnh nên đến các cơ sở y tế để nhận lời khuyên từ bác sĩ để sử dụng đúng cách.

Nhận lời khuyên từ bác sĩ để sử dụng đúng cách

Nhận lời khuyên từ bác sĩ để sử dụng đúng cách

Hi vọng những chia sẻ bên trên của Camnangbep.com đã giúp bạn hiểu rõ về rượu chuối hột cũng như là cách ngâm và sử dụng rượu đúng cách.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tác hại của rượu chuối hột
  • Tác dụng của rượu chuối hột
  • Ngâm rượu chuối hột khô
  • Giá rượu chuối hột
  • Cách ngâm rượu chuối hột tươi
  • Cách ngâm rượu chuối hột xanh
  • Cách ngâm rượu chuối hột ta
  • Rượu chuối hột