Cách nuôi sóc rừng và thuần hóa chi tiết nhất cho người mới

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Giá sóc rừng
  • Sóc rừng giá bao nhiêu
  • Nuôi sóc rừng
  • Con sóc rừng
  • Nuôi sóc trong nhà có tốt không
  • Nuôi sóc rừng sinh sản
  • Thịt sóc rừng
  • Cách nuôi sóc rừng
sóc rừng
sóc rừng

YouTube video

Sóc rừng trong những năm gần đây đã thành một vật nuôi cưng của rất nhiều người hiện nay. Và cũng là một chú PET đáng yêu được nhiều người quan tâm về cách nuôi sóc rừng và cách để thuần chủng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc sóc rừng

Sóc rừng là loài vật được xuất xứ từ khu rừng miền Đông Bắc Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam. Và theo thời gian được du nhập trở thành một chú PET cưng rất phù hợp để nuôi trong gia đình mình. Họ hàng nhà Sóc rừng bao gồm: sóc đất, sóc bay, sóc chuột và marmot. Nhưng hầu hết các loại đều có các đặc tính và cách nuôi tương tự như nhau.

Đặc tính của sóc rừng

Sóc rừng là loại động vật có vú với tập tính ăn gặm nhấm. Về ngoại hình của sóc rừng khá bé với chiều cao khi chúng ngồi khoảng 18cm và chiều dài sóc từ 23-30cm, cân nặng khi trưởng thành chỉ 1.5 – 2kg. Thời gian mang thai từ 30- 40 ngày và sinh sản 1 đến 2 lần trên mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của sóc rừng từ 7-12 năm tuổi.

Điểm nổi bật của sóc rừng là với đuôi dài rậm rạp, bộ lông mềm mượt. Các chân sau dài hơn các chân trước, mỗi chân có 4 hay 5 ngón, chân trước có thêm ngón cái.

Sóc rừng là loài động vật có thể sống được trong mọi môi trường sống từ rừng mưa nhiệt đới tới sa mạc khô cằn. Với thức ăn chủ yếu là hạt và quả và côn trùng và các loại động vặt có xương sống nhỏ.

Với những đặc tính hoang dã tự nhiên của sóc rừng nếu bạn muốn sở hữu một bé Sóc để làm PET thì việc thuần chủng chúng phải cần biết tới và áp dụng đầu tiên.

dac-tinh-cua-soc-rung

Hiểu về đặc tính của sóc rừng để rút ra cách nuôi sóc rừng hiệu quả

Cách thuần chủng sóc rừng

Sóc rừng với nguồn gốc xuất từ rừng nên mang bản chất hoang giã khá hung dữ,  với tập tính nhảy múa leo trèo ở rừng rộng rãi nễn khi bị nuôi nhốt thì chúng càng dễ kích động rồi quay sang cắn người. Do vậy khi nuôi bạn không nên nhốt chúng quá lâu trong lồng, Khi đã thuần hóa chúng không sợ hãi thì thỉnh thoảng hãy thả chúng ra ngoài để sóc được vận động ít nhiều.

Với tâm lý khi có một con PET mới thì các bạn sẽ luôn muốn bên cạnh bé để nô đùa và ngắm chúng. Nhưng để thuần chủng chúng một cách hiệu quả thì tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với chúng. Khi mới mua bạn lấy một miếng vải của mình treo làm võng cho bé vào trong lồng để chúng quen lồng và quen dần với mùi của chủ.

Trong 3 ngày đầu không nên nô đùa hay trêu chọc mà từ từ đi qua làm ngơ nó. Và ngồi cạnh lồng của chúng nhưng cũng chỉ làm việc của mình không nên dọa để sóc rừng quen dần với những hoạt động xung quanh. Thuần được sóc rừng khi mới mua về không khó đòi hỏi bạn phải thật kiên trì

Khi cho ăn cầm lên tay để chúng quen hơi và khi ăn nhớ vuốt ve nhẹ nhàng để tạo cảm giác gần gũi khiến chúng không cảnh giác và sợ khi thấy người nữa.

Sau 1 tuần đầu khi lại gần mà bạn thấy bé sóc rừng không sợ xệt khi người lại gần mà vẫn nhẩy múa. Thì lúc đó bạn đã thành công

cach-thuan-soc-rung
Cách thuần hóa sóc rừng để trở thành PET

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi sóc rừng

1. Chuồng nuôi sóc

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-1

– Sóc con chưa mở mắt rất sợ lạnh vì vậy bạn hãy kiếm cho nó một chiếc hộp để ở.

– Nếu chuồng nuôi là hộp giấy, bạn chỉ cần chọn một chiếc hộp có kích thước rộng 20*20 cm và cao khoảng 15 – 20 cm là được. Chiếc hộp bạn chọn phải có nắp đậy và đụt nhiều lỗ quanh hộp để làm lỗ thở cho sóc con.

– Ngoài ra bạn cũng có thể dùng đèn sợi đốt để sưởi ấm cho chúng, nhưng chỉ chiếu đèn vào 2/3 hộp thôi nhé! Nếu nóng quá thì các bé sóc sẽ tự chuyển sang chỗ có nhiệt độ phù hợp hơn.

– Tuyệt đối không được chọn hộp nhựa đựng gạo, hồ thủy tinh nuôi cá, hộp kim loại,.. vì những chất liệu này rất dễ hút nhiệt. Nếu đã nóng thì càng nóng, còn nếu đã lạnh thì lại càng lạnh. Vô tình sẽ làm không khí trong hộp ngột ngạt, nặng hơn còn có thể khiến cho sóc con bị viêm phổi.

2. Làm đèn sưởi

Các bạn hãy sưu tập một vài bức tranh có hình quả chanh hoặc trái ớt và đèn chụp sưởi ấm bằng nhôm.

3. Lót chuồng

– Bạn hãy trải mùn cưa loại tốt không bụi dưới dưới đáy chuồng. Ngoài ra có thể chọn khăn lông, vải áo thun cũ cắt nhỏ theo kích thước 20*20cm, giấy báo, khăn giấy.

– Tuyệt đối không lót chuồng bằng mùn cưa loại có bụi, bông gòn, vải không thấm nước. Vì những loại vải không thấm nước sẽ không thể hút hết nước tiểu do sóc con tè ra.

4. Bình đút sữa

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-2

– Bạn có thể tận dụng vỏ của chai nước muối nhỏ mắt đã được rửa sạch, ống xi lanh nhỏ, ống đút sữa chuyên dụng của Thái Lan để làm bình đút sữa.

– Đơn giản và dễ tìm hơn thì có ống hút hoặc muỗng ăn sữa chua. Bạn cũng có thể tận dụng những dụng cụ này để mớm cho sóc con.

5. Khăn lau vệ sinh

– Khi nuôi sóc, lúc nào bạn cũng phải chuẩn bị riêng lẻ 2 loại khăn vệ sinh, một loại dùng để lót chỗ sóc nằm và loại còn lại dùng để lau mặt cho chúng.

– Bạn có thể tận dụng vải áo thun cũ hay khăn lau mặt đã cũ để làm khăn vệ sinh cho sóc. Nói chung là những chất liệu vừa thấm nước tốt vừa mềm mại.

Hướng dẫn cách nuôi sóc rừng cho người mới

1. Sưởi ấm cho sóc con

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-3

– Nếu bạn lựa chọn mùn cưa để lót chuồng thì nhớ lót thêm giấy báo hoặc khăn giấy đè lên mùn cưa nhé! Còn nếu bạn chọn khăn mềm hoặc vải thun để lót chuồng thì chỉ cần cho sóc con chui vào là được.

– Bên cạnh chuồng sóc lúc nào cũng có sẵn vài chiếc khăn khô, sạch khác để thay mới cho những trường hợp nền chuồng bị ẩm ướt hoặc dính phân quá nhiều.

– Bạn hãy sưởi ấm cho sóc vào buổi tối, khi thời tiết trở lạnh, trời mưa hoặc khi sờ vào bụng sóc cảm thấy da chúng chuyển lạnh.

– Đèn sưởi bạn đặt bên hông chuồng hoặc phía trên của chuồng.

– Mỗi lần sưởi kéo dài khoảng 20 phút.

– Hãy theo dõi phản ứng của sóc mà điều chỉnh vị trí đèn sưởi phù hợp, nếu các bé chụm lại gần bóng đèn, bạn hãy đưa đèn thấp hơn một chút, nhưng nếu các sóc con tản ra xa bóng đèn, hãy nâng đèn cao hơn nhé!

Lưu ý:

Mặc dù sưởi ấm là cực kì cần thiết nhưng các bạn cũng không nên sưởi ấm quá nhiều. Vì như thế sẽ khiến sóc con bị khô da, teo nhỏ lại và thậm chí còn chết yểu luôn đấy!

2. Thức ăn cho sóc con

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-4

– Khi sóc 40-60 ngày tuổi 

  • Sóc con khi mới 40-60 ngày tuổi chưa thể tự ăn được, thức ăn chủ yếu của chúng là sữa, bạn hãy cho sóc uống sữa tươi không đường trong giai đoạn này nhé!
  • Cũng trong giai đoạn này, mỗi ngày bạn cần cho sóc ăn khoảng 6 lần, nếu bận quá thì cũng phải 4 lần. Khi sóc lớn hơn, bạn mới giảm xuống còn 3-4 bữa ăn/ ngày.

– Khi sóc 50 ngày tuổi 

  • Khi sóc được 50 ngày tuổi thì bên cạnh cho sóc uống sữa thì bạn hãy cho sóc ăn thêm bánh bông lan không kem, hoặc khuấy bột ăn dặm của em bé cho chúng ăn.
  • Bạn hãy cho sóc ăn nhiều lần trong ngày.

– Khi sóc từ 60 ngày tuổi trở lên 

  • Khi sóc đã được tầm 60 ngày tuổi trở lên thì bạn hãy bổ sung thêm vào thực đơn của sóc hạt hướng dương, hạt dưa, táo, cải thảo, cải dầu, lá cây dâu, một số loại trái cây không mùi và nóng. Ngoài ra côn trùng cũng là một loại thức ăn phụ cho sóc.
  • Giai đoạn này bạn có thể ngưng sữa hoặc cho sóc uống ít sữa lại và thay dần bằng nước lọc.
  • Nếu nuôi sóc cảnh, bạn hãy mua thức ăn riêng tại các cửa hàng thú cưng cho chúng, kết hợp cùng các loại thức ăn thô khác như hồ đào, hạt dẻ, hoa quả,…
  • Nếu nuôi sóc đang mang thai, các bạn cần cho chúng ăn những loại thức ăn có nhiều thành phần động vật. Cụ thể như sâu bột, giun, nhộng,… Trong đó sâu bột là loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao dễ tìm nhất và được sóc rừng yêu thích nhất.

3. Nước uống cho sóc

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-5

  • Sữa là thức uống chính cho sóc con trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên bụng của chúng lúc này khá mỏng và nhỏ nên bạn không thể cho bé uống một lúc quá nhiều.
  • Hãy chia ra thành nhiều bữa sữa để tránh tình trạng sóc con bị sình bụng hoặc khó tiêu, nôn ói. Đến khi chúng hơn 60 ngày tuổi, bạn hãy dùng nước lọc để thay thế bớt cho các bữa sữa.

4. Kích thích sóc con đi vệ sinh

– Trong trường hợp có sóc mẹ thì sóc mẹ sẽ liếm vài bộ phận sinh dục của sóc con để kích thích các bé đi tiểu, đại tiện.

– Trong trường hợp không có sóc mẹ, người nuôi phải làm công việc này bằng cách dùng tăm bông thấm nước, xoa nhẹ lên xuống theo một chiều cố định để kích thích sóc con đi vệ sinh.

– Thông thường sóc đực sẽ khó kích thích chúng đi vệ sinh hơn con cái. Do đó đòi hỏi người nuôi phải cực kì kiên nhẫn.

– Kích thích sóc con đi vệ sinh sau mỗi lần ăn uống lâu ngày sẽ hình thành một loại phản xạ có điều kiện. Tức là về sau khi lớn lên, cứ mỗi lần ăn xong, sóc con sẽ tự động đi vệ sinh mà không cần chủ mình kích thích nữa.

Cách chăm sóc cho sóc rừng

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-6

5.1 Cách chăm sóc cho sóc con

– Nhắc lại, trong giai đoạn sóc con chưa mở mắt bạn hãy cho chúng uống sữa ít nhất 4 lần/ ngày.

– Để thuận tiện bạn hãy mua cho sóc một xi lanh chích thuốc, tháo kim và bơm sữa, mỗi lần cho sóc con uống khoảng 15-20 cc sữa.

– Khi cho sóc uống sữa xong, bạn hãy bế cho sóc đứng thẳng khoảng 3 phút để sóc dễ tiêu hóa.

– Mỗi lần uống sữa xong, sóc con sẽ đi toilet, bạn hãy dùng bông gòn thấm nước kích thích vào bộ phận sinh dục để chúng đi vệ sinh như đã hướng dẫn ở trên.

5.2 Cách chăm sóc khi sóc trưởng thành

– Khi sóc rừng lớn lên, bạn phải tạo nơi ở mới rộng rãi, thoải mái cho chúng vận động.

– Nếu lồng nhỏ hẹp, sóc không thể thỏa sức vận động theo ý chúng, tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến sóc mắc bệnh béo phì, chán nản hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

6. Phơi nắng giữ ấm cho sóc

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-7

– Mỗi sáng sớm tầm 5h50 – 6h15 bạn hãy đem sóc ra tắm nắng khoảng 10 phút nhé! Điều này rất tốt cho hệ xương khớp của sóc.

– Khi phơi nắng cho sóc, bạn hãy thả chúng vào một chiếc hộp có vách cao hoặc một chiếc rổ lớn để sóc không thể leo trèo ra ngoài.

– Miệng của chiếc hộp hay chiếc rổ bạn chọn phải được che lại 1/2. Để khi sóc cảm thấy đủ ấm hoặc quá nóng, chúng sẽ chui vào nơi có bóng mát để trốn.

– Thời gian phơi khoảng chừng 15-20 là được.

– Khi mang sóc ra ngoài phơi nắng, bạn nên coi chừng chúng cẩn thận để hạn chế trường hợp sóc bị những con vật khác làm hại.

Những lưu ý khi nuôi sóc rừng

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Chia sẻ cách nuôi sóc rừng cho người mới-8

– Bản chất của sóc rừng khá hung dữ, đặc biệt khi bị nuôi nhốt thì chúng càng dễ kích động rồi quay sang cắn người. Do đó bạn không nên nhốt chúng quá lâu, thỉnh thoảng hãy thả chúng ra ngoài để sóc được vận động ít nhiều.

– Bạn không nên đặt chuồng sóc tại những nơi đông người qua lại hay gần với những loài động vật khác. Vì như thế vô tình sẽ khiến sóc rừng bị stress rồi dẫn đến chán ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.

– Không nuôi sóc rừng tại những nơi ẩm ướt, tối tăm, gần nguồn điện.

– Không được để sóc tiếp xúc với những nơi nhiều bụi, gần đường giao thông nhằm tránh những bệnh liên quan đến hô hấp và da của chúng.

– Không nên cho sóc ăn so cô la hay bất cứ loại thực phẩm nào có chứa caffein. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế thịt bò, thịt heo, thịt gà,… vì những loại thức ăn này có thể làm sóc bị viêm ruột hoặc viêm dạ dày.

Vậy là bây giờ các bạn đã biết cách nuôi sóc rừng rồi đấy! Hãy trang bị cho mình những kiến thức bổ ích này trước khi quyết định nuôi sóc nhé! Chúc các bạn thành công.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Giá sóc rừng
  • Sóc rừng giá bao nhiêu
  • Nuôi sóc rừng
  • Con sóc rừng
  • Nuôi sóc trong nhà có tốt không
  • Nuôi sóc rừng sinh sản
  • Thịt sóc rừng
  • Cách nuôi sóc rừng