Sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ mẹ cần lưu ý gì? Giới thiệu một số cách xử lý nôn trớ cho trẻ

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chống nôn cho trẻ em Motilium
  • Thuốc chống nôn  trẻ em
  • Tên các loại thuốc chống nôn
  • Thuốc chống nôn cho trẻ 3 tuổi
  • Thuốc chống nôn cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục
  • Bị nôn liên tục phải làm sao
  • Siro chống nôn cho 
thuốc chống nôn cho trẻ
thuốc chống nôn cho trẻ

YouTube video

Hiện tượng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ nhỏ là một vấn đề khiến bố mẹ rất lo ngại. Nhiều bố mẹ đã tự ý sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, liệu rằng đây có phải phương pháp đúng đắn về mặt y khoa. Mời bố mẹ cùng Camnangbep.com tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về vấn đề này.

 Nguyên nhân dẫn đến nôn trớ, ọc sữa cho trẻ

Nôn trớ, ọc sữa là ở trẻ sơ sinh đến từ 2 nhóm nguyên nhân chính

Nguyên nhân sinh lý

Nôn trớ thường do bản thân trẻ còn chưa phát triển toàn diện về hệ miễn dịch. Dạ dày, ruột thiếu hụt lợi khuẩn, khiến các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và phát triển hơn. Từ đó gây ra nhiều vấn đề đường tiêu hóa, trong đó có nôn, trớ. Lúc này, nếu tình trạng nôn không kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ vẫn chơi ngoan, không quấy khóc, không bỏ bú thì bố mẹ có thể không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ dần cải thiện và có thể tự khỏi sau khoảng 6-12 tháng.

Nguyên nhân bệnh lý

Bệnh lý có thể bao gồm các vấn đề về đường tiêu hóa như có dị tật hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như: xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, thủng ruột,… Nôn cũng có thể đến từ các bệnh ngoài đường tiêu hóa như viêm màng não, u não, nhiễm khuẩn, ho…

thuốc chốn nôn trớ cho trẻ

Trẻ nôn trớ do sinh lý hoặc bệnh lý đường tiêu hóa

Các tác nhân gây nôn (chất độc trong thức ăn hay chất độc do vi khuẩn tiết ra…) kích hoạt đường dẫn thần kinh đến trung tâm nôn và vùng kích hoạt thụ thể (CTZ) nằm ở hành tủy. Từ đó gây ra hiện tượng nôn. Vì vậy, các loại thuốc chống nôn trẻ em thường tác động đến quá trình dẫn truyền thần kinh và các hoạt động của dạ dày trẻ em. Nhờ vậy mà giảm hiện tượng nôn trớ, ọc sữa cho trẻ.

Các loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ

Một số loại thuốc chống nôn trớ với cơ chế kháng acid hoặc đối kháng Dopamine điển hình như:

Thuốc chống nôn trớ Motilium

thuốc chốn nôn trớ Motilium

Cơ chế chống nôn

Motilium có dược chất là Domperidon – một chất đối kháng thụ thể D1 và D2 của Dopamin. Domperidon ức chế vùng cảm ứng CTZ truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não. Đồng thời tác động ngoại biên bằng cách kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt cơ thắt tâm vị giúp thức ăn không trào ngược lên thực quản, chạy ngược trở ra miệng. Từ đó hạn chế nôn trớ ở trẻ.

Tác dụng phụ thuốc Motilium

Motilium không có khả năng thấm qua hàng rào máu não nên thuốc chủ yếu tác động đến ngoại biên. Vì vậy, Motilium là thuốc chống nôn cho trẻ em có thể hạn chế các tác dụng không mong muốn lên thần kinh trung ương như: rối loạn trương lực cơ, trợn mắt nhìn lên, nhai chậm, nói chậm,…

Tuy nhiên, do hàng rào máu não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, nên một số tác dụng phụ như mệt mỏi, quấy khóc, buồn ngủ vẫn có thể xảy ra.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống nôn trớ Motilium

Thuốc Motilium nên được uống trước khi cho bé ăn vì thức ăn có thể làm giảm hấp thu của thuốc. Mẹ nên bế bé ngồi thẳng hoặc nghiêng 45-60 độ để tránh việc thực quản bị kích thích bởi thuốc từ đó gây sặc. Thuốc cần được lắc đều trước khi dùng và bón theo từng thìa cà phê để trẻ dễ uống hơn.

Nên cho trẻ sử dụng Motilium với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất. Cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.

Thuốc chống nôn cho trẻ Metoclopramide

thuốc chốn nôn trớ Metoclopramide

Cơ chế

Metoclopramide có cơ chế chống nôn tượng tự Motilium. Ngoài ra, thuốc còn tác động trực tiếp lên trung tâm gây nôn ở não. Vì vậy, Metoclopramide là thuốc chống nôn cho trẻ có tác dụng mạnh hơn, được sử dụng để điều trị một số dạng nôn nặng hơn, đã biết rõ nguyên nhân.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Tác dụng phụ

Metoclopramide có khả năng đi được vào não nên có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả ở liều thông thường. Các phản ứng cần phải chú ý bao gồm:

+ Co cứng cơ

+ Co giật ở đầu và mặt

Các phản ứng có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu dùng liều đầu tiên.

Ngoài ra, Metoclopramide có thể gây ra hội chứng an thần ác tính. Các triệu chứng bao gồm:

+ Sốt, hôn mê hoặc mê sảng kích động

+ Có hoặc không kèm theo xanh xao

+ Phát ban

+ Thở yếu, thở khò khè

+ Cứng cơ

Lưu ý

– Chống chỉ định với trẻ động kinh do có thể làm nặng hơn và tăng tần suất các cơn động kinh. Thận trọng với trẻ hen phế quản do tăng khả năng co thắt phế quản.

– Trong các tài liệu y văn có cho phép sử dụng Metoclopramide cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên việc sử dụng thuốc cho trẻ em ở bất kỳ lứa tuổi nào đều cần sự cho phép và theo dõi của bác sĩ và chuyên gia.

Có nên sử dụng thuốc chống chống nôn cho trẻ sơ sinh?

Vấn đề ‘’Có nên sử dụng thuốc chống nôn, thuốc trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ’’ đang gây ra rất nhiều tranh cãi. Theo chuyên gia nhận định:

– Nếu tự ý dùng thuốc chống nôn cho trẻ sẽ vô tình che mất triệu chứng của bệnh lý mắc phải. Điều này khiến bố mẹ khó phát hiện ra các biểu hiện bất thường. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ khó khăn trong việc thăm khám hơn.

– Trong một số trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài, ảnh hưởng đến sự phát triển sẽ được chỉ định dùng thuốc chống nôn. Tùy vào tình trạng nôn của mỗi bé, bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau và việc sử dụng thuốc bắt buộc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh biện pháp dùng thuốc chống nôn cho trẻ khi được thăm khám và điều trị, bố mẹ cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm nôn trớ tự nhiên khác để cải thiện tình trạng cho con. Bố mẹ có thể kiểm tra lại cách bú của trẻ, sao cho lượng khí vào dạ dày của trẻ là ít nhất. Với các bé lớn hơn, việc chia nhỏ khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Đặc biệt, hầu hết các hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh đều đến từ việc hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, vì vậy chưa đủ mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do đó, việc bổ sung men vi sinh để tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất quan trọng.

NHỮNG NGUY HẠI KHÔN LƯỜNG KHI SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG NÔN TRỚ Ở TRẺ

Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 2
Sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy hại khôn lường

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

TĂNG CƯỜNG NGUY CƠ RẠN XƯƠNG Ở TRẺ

Vài năm gần đây, việc sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ bằng các thuốc ức chế tiết acid như: thuốc ức chế bơm proton (PPI), nhóm kháng histamin H2. Nhưng, một số nghiên cứu gần đây cho thấy những thuốc này không làm giảm triệu chứng nôn trớ mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Cụ thể, khi sử dụng các loại thuốc chống tiết acid dạ dày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ có nguy cơ cao bị rạn xương khi trẻ lớn lên.
Các nhà khoa học đã đưa ra lời giải thích cho nguyên nhân này là: Do ức chế tiết acid, PPI và các thuốc kháng acid khác làm giảm sự hấp thu calcium. Khi cơ thể có sự thiếu hụt calcium, hormon tuyến cận giáp tăng tiết để tái lập cân bằng dẫn đến cường tuyến cận giáp. Cường tuyến cận giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương, xương dễ bị rạn, nứt, gãy.
Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 3
Sử dụng thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ rạn nứt xương ở trẻ

GÂY NGỘ ĐỘC

Trong những năm gần đây cho thấy, tình trạng ngộ độc thuốc chống nôn rất phổ biến, đứng đầu là thuốc chống nôn ở trẻ (Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1).
Ngộ độc thuốc chống nôn xảy ra tập trung ở trẻ dưới 1 tuổi (57%), trẻ dưới 6 tháng (47%). Tỉ lệ bé gái ngộ độc thuốc chống nôn nhiều hơn bé trai. Thuốc Metochlopramid với nhiều tên thương mại khác nhau là loại thuốc phổ biến nhất gây ngộ độc ở trẻ em, một số ít trường hợp do thuốc Domperidon (Motilium).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do người nhà tự ý mua và cho trẻ uống thuốc chống nôn trớ mà không có kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác ít gặp hơn là do cha mẹ cho tự ý tăng liều thuốc, tăng số lần uống nhằm mong muốn có tác dụng nhanh hơn. Liều đã dùng cho trẻ trong những trường hợp này cao gấp 10 đến 16 lần so với liều điều trị.
Lợi bất cập hại khi sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ - 4
Sử dụng thuốc chống nôn trớ làm tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ
Ba mẹ thấy đấy, sử dụng thuốc chống nôn trớ ở trẻ tiềm ẩn rất nhiều bất lợi cho sức khỏe như: gây ngộ độc, tăng nguy cơ rạn nứt xương… Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý không được sử dụng tùy tiện các loại thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ. Theo dõi và đưa bé đi khám nếu có dấu hiệu bất thường nào khác.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Thuốc chống nôn cho trẻ: Những tác dụng phụ

Domperidone

Domperidone (Motilium M) là thuốc chống nôn do sự phối hợp của tác động ngoại biên (kích thích nhu động ruột, làm tăng lực co thắt một số cơ giúp thức ăn không chạy ngược trở ra miệng) và ức chế vùng cảm ứng CTZ truyền tín hiệu về trung tâm nôn ở não.

Sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ mẹ cần lưu ý gì? Giới thiệu một số cách xử lý nôn trớ cho trẻ 2

Do không thấm qua hàng rào máu não nên tác động ngoại biên là chủ yếu, do đó tác dụng chống nôn không bằng metoclopramide và ít có khả năng gây tác dụng không mong muốn trên hệ thần kinh trung ương như (loạn trương lực cơ, trợn mắt nhìn lên, ưỡn người, chứng ngồi, nằm không yên, đi lại chậm chạp, mất thăng bằng, nhai chậm, nói chậm..), buồn ngủ, đây là một ưu điểm so với metoclopramide.

 Tuy nhiên rối loạn và buồn ngủ vẫn xảy ra dù với tỷ lệ rất thấp và thường do rối loạn tính thấm của hàng rào máu não (trẻ đẻ non, trẻ có tổn thương màng não) hay hàng rào máu não phát triển chưa hoàn chỉnh (trẻ nhỏ dưới 1 tuổi) hoặc do quá liều.

Thuốc dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác chướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày thực quản.

Metoclopramide

Ngoài tác động ngoại biên và ức chế vùng cảm ứng CTZ, metoclopramide tác động trực tiếp ngay trung tâm gây nôn ở não nên được dùng để điều trị một số dạng nôn nặng, đã biết nguyên nhân, do điều trị ung thư bằng hóa trị liệu hoặc nôn sau phẫu thuật.

Do làm dạ dày rỗng nhanh và giảm trào ngược từ tá tràng và dạ dày lên thực quản nên còn sử dụng metoclopramide như một thuốc hỗ trợ nhu động ( khi trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản hoặc ứ đọng dạ dày,..).

Do đi được vào não nên metoclopramide có thể gây ra phản ứng rối loạn ở trẻ, ngay cả khi dùng liều bình thường. Phải chú ý bất cứ động tác không tự chủ nào xảy ra (thí dụ co cứng cơ,  động tác co giật bất thường nào ở đầu và mặt). Nhìn chung những phản ứng này xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc, khoảng 1-3 giờ sau liều cuối cùng hoặc cũng có thể xảy ra sau khi chỉ dùng một liều.

Thuốc có thể gây ra hội chứng an thần ác tính (sốt không rõ nguyên nhân có hoặc không kèm theo xanh xao, cứng cơ,..). Metoclopramide chống chỉ định đối với trẻ động kinh vì có thể làm cơn động kinh nặng hơn và nhanh hơn. Thận trọng dùng metoclopramide đối với trẻ bệnh hen do có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản.

Trong Y văn với những trường hợp đặc biệt vẫn cho phép sử dụng cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên mọi trẻ chỉ được sử dụng với sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc. Dạng thuốc viên thì không thích hợp sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi (hay dưới 20 kg).

Nên lưu ý rằng liều dùng của metoclopramide là rất nhỏ chính vì vậy đã có những trường hợp quá liều do tự ý dùng thuốc này.

Một số lời khuyên

Nếu trẻ bị nôn nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và các chất điện giải nên phải cho trẻ bù lại bằng thức ăn lỏng hoặc các dung dịch bù nước như Oresol, Hydrite.

Khi trẻ dùng thuốc chống nôn, nếu phụ huynh thấy có những triệu chứng bất thường như đã kể trên thì phải dừng thuốc ngay và báo cho bác sĩ.

Giới thiệu một số cách xử lý nôn trớ cho trẻ

Nôn, trớ thường xuất hiện ở trẻ khỏe mạnh ngay từ khi mới chào đời và có thể hết khi trẻ 12 – 14 tháng tuổi. Nôn trớ gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng, tỷ lệ nôn trớ khác nhau phụ thuộc vào từng vùng địa lý, xã hội, dân tộc. Có những nơi 80% trẻ nôn trớ trong tháng đầu, có nơi nôn trớ không vượt quá 40% và kéo dài 6 – 7 tháng. Hầu hết các báo cáo đều cho rằng nôn trớ bắt đầu giảm khi trẻ được 6-8 tháng và kết thúc trong năm đầu do đặc điểm của dạ dày hoàn thiện dần, đặc biệt là cơ thắt giữa dạ dày và thực quản.

Kết quả điều tra tại 3 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định) trên trẻ em dưới 12 tháng tuổi cho thấy : tỷ lệ nôn trớ trào ngược trong ngày hôm qua của trẻ là 28,4%. Tỷ lệ trẻ nôn trớ hàng ngày ở nhóm trẻ < 6 tháng chiếm 39,4% cao hơn so với nhóm trẻ ≥ 6 tháng (17,8%).

Nôn trớ không những gây phiền toái cho trẻ mà còn áp lực đối với người chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình.

Kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng cho thấy: các bà mẹ đã sử dụng các biện pháp phòng, hạn chế nôn trớ theo các cách khác nhau. Tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Sự thành công của các biện pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng nôn trớ của trẻ, cách thực hiện và sự kiên nhẫn của bà mẹ.

Sau đây là một số biện pháp xử lý nôn trớ  kèm theo những điểm lưu ý cho các mẹ:

– Chia khẩu phần sữa (sữa mẹ/sữa công thức) thành nhiều bữa. Cách này đơn giản nhưng bà mẹ cần lưu ý: khi cho trẻ bú ít trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu (chủ yếu cung cấp protein) mà không nhận được sữa cuối (cung cấp nhiều lipid). Để khắc phục điều này bà mẹ có thể vắt bớt sữa đầu (sử dụng phương pháp bảo quản để cho trẻ uống sau) để đảm bảo trẻ nhận được cả sữa đầu và sữa cuối mỗi bữa ăn của trẻ.

– Bế trẻ ở tư thế đầu cao: là biện pháp mà nhiều bà mẹ biết và sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bế trẻ ở tư thế đầu cao không hẳn đã tránh được việc trẻ nôn trớ do trong khi bú (kể cả bú mẹ hay bú bình) trẻ đã nuốt phải một lượng hơi, lượng không khí vào trong dạ dày của trẻ. Lượng không khí đã làm tăng thể tích chất lỏng và có xu hướng được đẩy lên trên dạ dày. Do đó bên cạnh việc bế trẻ tư thế đầu cao thì bà mẹ cần đẩy hơi ở dạ dày của trẻ ra ngoài trước khi đặt trẻ nằm. Biện pháp « đuổi hơi » hiệu quả  khi mẹ bế  ép bụng trẻ lên vai mình cho đến khi nghe thấy tiếng « ợ » được phát ra.

– Sử dụng thuốc nôn trớ: Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày. Khi sử dụng thuốc (trước bữa ăn của trẻ), dạ dày giảm co bóp, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày (trong khi trẻ ăn rất nhiều bữa). Do đó các mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.

– Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc : Một số bà mẹ có  con dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn nôn trớ nên đã vội vàng chuyển sang chế độ ăn đặc hoặc bán đặc như bột/cháo. Việc cho trẻ ăn thức ăn đặc hoặc bán đặc có thể cũng giúp cho trẻ giảm được nôn trớ, tuy nhiên đối với trẻ dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển, lượng men amilase trong dạ dày chưa đủ để tiêu hóa hết lượng tinh bột trong thức ăn đặc hoặc bán đặc sẽ gây ra những vấn đề tiêu hóa, thậm trí trẻ có thể bị nghẹn do thức ăn đặc hoặc bán đặc.

– Sử dụng tinh bột: Một số bà mẹ có hỏi về biện pháp làm sánh sữa của các bà mẹ phương Tây khi sử dụng bột yến mạch hay bột ngô hòa với sữa công thức dành cho trẻ nhằm hạn chế nôn trớ.  Thực chất biện pháp này đã tồn tại nhiều thập kỷ qua ở các nước phương Tây. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh … Bên cạnh đó, lượng tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu thậm chí hạn chế hấp thu các vi chất dinh dưỡng.

– Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng có tinh bột “đặc biệt” làm sánh sữa: để có tác dụng hạn chế nôn trớ mà không thay đổi nhiều đến tính chất lý hóa hay thành phần sữa công thức, lượng tinh bột đưa vào sữa công thức phải được “đồng nhất” (không vón cục) và “vừa đủ” không làm đặc sữa để trẻ dễ nuốt và không gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Hiện nay, người ta đã nghiên cứu ra một loại tinh bột đặc biệt để hoàn thiện giải pháp này: ở môi trường pH trung tính (pH≈ 7), tinh bột không bị biến đổi. Nhưng khi ở môi trường acid trong dạ dày (pH ≈ 4-5), tinh bột sẽ “nở” ra làm sánh đặc sữa lại, điều đó hạn chế được việc trào ngược thức ăn của bé mỗi khi dạ dày co bóp. Cơ chế “Làm Sánh Sữa” ra đời và được áp dụng vào những loại sữa phù hợp cho trẻ nôn trớ trào ngược nhiều, kéo dài. Cơ chế này hoạt động với nguyên tắc thay đổi độ đặc của sữa cùng với nghiên cứu công thức tối ưu giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ với tác dụng giảm nôn trớ hiệu quả. Điểm cần lưu ý đối với sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nôn trớ, lượng tinh bột không được vượt quá 2 g/100 ml, hơn nữa một số thành phần quan trọng cũng cần được bổ sung cho sự phát triển toàn diện của bé như: hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS & men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch.

Hy vọng rằng các với các biện pháp xử lý nôn trớ đã được phân tích ở trên, các mẹ có thể có biện pháp phù hợp cho bé yêu của mình giúp bé giảm nôn trớ, bớt căng thẳng cho các mẹ và các thành viên gia đình.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuốc chống nôn cho trẻ em Motilium
  • Thuốc chống nôn  trẻ em
  • Tên các loại thuốc chống nôn
  • Thuốc chống nôn cho trẻ 3 tuổi
  • Thuốc chống nôn cho trẻ sơ sinh
  • Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục
  • Bị nôn liên tục phải làm sao
  • Siro chống nôn cho