Cách làm bánh su kem vỏ giòn cực hấp dẫn đơn giản cho ngày cuối tuần thêm vui

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Su kem vỏ giòn Hà Nội
  • Bánh su kem vỏ giòn
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn Savoury Days
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn Nino
  • Cách bảo quản su kem vỏ giòn
  • Bánh su KEM vỏ giòn Nino
  • Cách bảo quản bánh su kem vỏ giòn
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn bằng nồi chiên không dầu
su kem vỏ giòn
su kem vỏ giòn

 

Bánh su vỏ giòn, một thể loại khác của bánh su kem. Lớp vỏ giòn và phần kem mát lạnh bên trong với nhiều hương vị vô cùng hấp dẫn, đặc biệt bạn hoàn toàn có thể làm bánh cùng con mình nữa đấy . Với những nguyên liệu không hề mắc tiền, bạn sẽ tạo nên một ngày cuối tuần đáng nhớ với món bánh đơn giản này. Cùng nhau học làm bánh su vỏ giòn đơn giản ngay tại bếp nhà bạn nhé!

Cách làm bánh xu kem vỏ giòn xù

Nguyên liệu

A. Phần phủ bánh

  • 80 g bơ động vật không muối – rất mềm (ấn vào thấy lún nhưng chưa chảy nước)
  • 100 g đường nâu 
  • 100 g bột mì đa dụng

B.Phần vỏ bánh

  • 60 g (1/4 C + 1 tsp) bơ động vật không muối 
  • 120 ml (1/2 cup) nước 
  • 3 g (1/2 tsp) đường 
  • 1/8 tsp muối 
  • 65 g (1/2 cup) bột mì đa dụng 
  • 2 trứng loại 60 g/ quả cả vỏ 

C. Nhân bánh (vị sô-cô-la)

  • 1 lòng đỏ trứng 
  • 15 g (1 tbsp) đường 
  • 10 g bột mì đa dụng 
  • 100 ml (1/2 C less 1 tbsp) sữa tươi không đường 
  • 20 g sô-cô-la loại có 50 – 60% ca cao 
  • 150 ml (1/2 cup & 2 tbsp) kem tươi lạnh, 30-40% béo 
  • 20 g (1.5 tbsp) đường (để đánh bông kem tươi )

(*) Lưu ý: 

– Tháng 10/2016 mình đã quay video cách làm món Craquelin này và đăng tại kênh YouTube của Savoury Days. Trong video mình làm vỏ xù vị chocolate nên phần nguyên liệu (A) mình dùng 95 g bột mì + 5 g bột ca cao để thay cho 100 g bột mì. Ngoài ra phần nhân bánh có thêm 20 g sô-cô-la.

– Nếu muốn làm vị trà xanh, các bạn chỉ cần thay 5 g bột ca cao bằng 5 g bột trà xanh và phần nhân bánh bỏ 20 g sô-cô-la nhé. Có thể thay 10 g bột mì trong phần (C) bằng 6 g bột mì + 4 g bột trà để nhân kem trứng cũng có vị trà xanh.

Cách làm

A. Phần phủ bánh

– Lấy bơ ra khỏi tủ lạnh, để khoảng 10 đến 15 phút cho bơ bớt lạnh.

– Cho bơ và đường vào máy xay (food processor), xay khoảng 30 đến 60 giây, đến khi bơ và đường tương đối hòa quyện.

 2.12.1

 2.12.2

– Cho bột vào máy xay, bấm máy chạy thêm 30 đến 60 giây nữa, đến khi các nguyên liệu hòa quyện.

 2.12.4

Lấy ra, dùng tay nhồi hỗn hợp thành một khối dẻo mịn (chỉ nhồi vừa đủ, không nhồi quá nhiều hoặc quá lâu).

* Nếu không có máy xay, các bạn có thể dùng máy đánh trứng (tốc độ chậm nhất) hoặc tay để trộn các nguyên liệu theo thứ tự như trên (bơ + đường, rồi cho bột). Lưu ý: không được trộn quá nhiều đến mức bơ bông lên như khi đánh bơ để làm các loại bánh butter cake.

– Cán bột vừa trộn thành miếng mỏng khoảng 1 mm. Có thể đặt miếng bột giữa hai tờ giấy nến rồi cán như trong hình dưới. Để bột vào tủ lạnh khoảng 15 phút cho bột cứng lại.

 2.12.5

– Chuẩn bị khuôn cắt tròn hoặc vật tròn có cạnh sắc, đường kính 2 cm (nếu làm bánh Su cỡ vừa) hoặc 3 – 3.5 cm (nếu làm bánh Su cỡ to).

– Khi bột đã lạnh và tương đối cứng, có thể cắt dễ dàng thì dùng khuôn cắt bột thành các miếng tròn nhỏ. Các phần bột thừa có thể nhào lại, cán và cắt tiếp.

Mình dùng nắp vỏ chai nhựa thay cho khuôn cắt 🙂

 2.12.7

bột bánh này có pha thêm vị cacao và quế nên có màu sậm hơn

 2.12.8

– Khi đã cắt xong hết bột. Chuẩn bị một số miếng giấy nến nhỏ. Đặt bột lên một miếng giấy nến rồi đặt một miếng giấy khác lên trên bột.

 2.12.9

Tiếp tục đặt bột – giấy xen kẽ nhau như vậy, ta sẽ có một chồng nhiều viên bột được ngăn cách bởi các lớp giấy nến.

 2.12.10

Bọc kín cả chồng bột. Để vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 2 giờ, đến khi bột cứng hoàn toàn.

* Ghi chú:

– Các bạn có thể chuẩn bị nhiều bột một lúc rồi trữ đông. Khi làm có thể lấy ra dùng ngay.

– Có thể thêm các loại hương liệu hoặc bột ca cao, bột trà xanh… để làm các lớp phủ bánh với mùi vị khác nhau. Bánh trong hình gồm ba vị: va-ni, quế và sô-cô-la. Nếu dùng hương liệu dạng lỏng thì cho vào xay cùng bơ và đường. Nếu dùng hương liệu dạng bột thì rây với bột mì, trộn đều rồi xay cùng bơ đường.

B. Nướng và hoàn thiện bánh

– Chuẩn bị vỏ bánh theo bài cách làm bánh Su kem. Trong bài này ngoài video hướng dẫn cách làm phần vỏ và nhân thì có cả một số lưu ý để tránh bánh bị hỏng nữa. Ngoài ra, mình cũng đã viết một bài tổng hợp các thất bại thường gặp khi làm Su (bánh không nở, ruột đặc…), các bạn có thể tham khảo trong link.

– Làm nóng lò ở nhiệt độ 210 – 220 °C (hai lửa). Chuẩn bị khay nướng có lót giấy nến.

– Bắt bột lên khay nướng (kiểu khối tròn). Nên bắt bột sao cho đường kính của phần đế viên bột bằng với đường kính của phần phủ bánh.

– Ngay trước khi đưa bánh vào lò nướng, lấy các miếng phủ bánh ra khỏi ngăn đá, đặt lên trên các viên vỏ bột (các miếng phủ này vẫn còn đang ở dạng đông đá nhé).

 2.12.11

– Nướng bánh ở nhiệt độ 200 – 220 °C trong khoảng 10 đến 15 phút đầu rồi hạ nhiệt xuống 180 – 190 °C, nướng thêm 10 đến 15 phút, đến khi bánh chín hẳn. Trong quá trình nướng không mở cửa lò.

– Bột phủ bánh sẽ mềm dần và phủ đều lên bánh trong lò trong quá trình nướng như hình dưới.

 2.12.13

 2.12.14

– Bánh chín lấy khỏi lò, để nguội hẳn trên rack.

Nhân bánh:

– Chuẩn bị phần nhân kem trứng theo công thức trong bài “cách làm bánh su kem”. Để nguội.

– Đánh kem tươi với đường đến gần bông cứng. Nhẹ nhàng trộn đều phần kem tươi này với kem trứng đã nguội. Cho nhân bánh vào túi bắt kem có lồng đui đầu tròn nhỏ.

(*) Trong video mình làm nhân chocolate và không trộn hai loại nhân custard cùng kem tươi với nhau, về cơ bản, khi ăn bánh mùi vị không khác nhiều (giữa việc có trộn và không trộn 2 loại kem). 

Khi vỏ bánh nguội hẳn, chọc một lỗ nhỏ ở đế hoặc cạnh bên của bánh để phun nhân vào bên trong. Dùng bánh trong ngày (để qua đêm phần phủ bánh sẽ không giòn nữa).

 IMG_9828

Cách làm bánh su kem mai rùa vỏ giòn

Nguyên liệu làm Bánh su kem mai rùa Cho 4 người

Bơ lạt 80 g Đường thốt nốt 80 g Bột mì đa dụng 90 g Bột quế 5 g Sữa tươi không đường 220 ml Bơ lạt 60 g Bột mì đa dụng 65 g Trứng 3 quả Đường 1 muỗng Bột bắp 10 g Muối 1/4 muỗng cà phê Chiết xuất vanila 2 ml Bơ lạt 5 g

Nguyên liệu món ăn bánh su kem mai rùa

Dụng cụ thực hiện

Lò nướng, máy đánh trứng, tô, que đánh trứng, khay nướng, túi bắt kem.

Cách chế biến Bánh su kem mai rùa

  • Trộn bơ

    Bạn hãy lấy 80g bơ lạt ở trong nguyên liệu phần làm mai rùa vào một cái tô, rồi để đó trong 3 – 5 phút ở nhiệt độ phòng để đợi bơ mềm ra nhưng canh đừng để bơ chảy thành nước nhé.

    Khi bơ đã mềm bạn cho 80g đường thốt nốt vào rồi trộn đều đến khi đường và bơ hòa vào nhau.

  • Trộn bột

    Khi hỗn hợp bơ đường trên trộn đều xong, bạn rây 90g bột mì vào tô cùng 5g bột quế và tiếp tục trộn đều lên cho hỗn hợp đều. Lúc này khối bột sẽ khá rời rạc.

  • Nhào bột

    Khi trộn hỗn hợp trên khô rồi nhưng chưa thành một khối thì bạn dùng tay nhào cho bột thành một khối mềm và mịn. Nếu khối bột khô quá, bạn hay cho từng muỗng sữa tươi vào đến khi hỗn hợp bột đạt thì dừng nhé.

  • Cán bột

    Lấy một tấm giấy nến trải lên bàn, và dùng ít bột mì xoa lên làm lớp chống dính. Sau đó bạn đặt khối bột đã nặn lên.

    Lúc này bạn úp một tờ giấy nến khác lên và bắt đầu cán cho bột dẹp xuống. khi cán bột dẹp, mỏng đều thì bạn đậy bột lại bằng giấy nến cho cẩn thận và ủ bột trong ngăn mát tủ lạnh 20 phút.

    Lưu ý: Ở công đoạn này nếu bạn ẩu, không dùng giấy nến lót trên dưới của bột, thì khi cán bột sẽ bị nứt và rất khó cán mỏng.

  • Cắt bột làm mai rùa

    Sau khi ủ bột xong, bạn gỡ giấy nến ra và cắt bánh thành những hình tròn để làm mai rùa.

    Sau đó bạn hãy để những chiếc bánh này trong ngăn đông tủ lạnh ít nhất 3 tiếng.

    Lưu ý: Tùy vào kích thước của bánh mà lựa chọn khuôn cắt bánh to hay nhỏ. Thường thì kích thước vòng tròn được cắt sẽ bằng kích thước của đáy bánh.

  • Đánh bông lòng đỏ trứng

    Bạn hãy lọc lấy 1 lòng đỏ trứng vào một cái tô cùng 15g đường.

    Sau đó dùng máy đánh trứng bật ở tốc độ thấp và đánh hỗn hợp đến khi lòng đỏ bông nhẹ lên thì tăng tốc độ đánh và đánh hỗn hợp đến khi chuyển sang màu vàng nhạt, nhấc phới hỗn hợp chảy như dải ruy băng – Ribbon Stage.

     

  • Trộn bột với hỗn hợp lòng đỏ

    Dùng rây để rây 10g bột bắp vào hỗn hợp lòng đỏ trứng trên.

    Sau đó bạn trộn lên đến khi hỗn hợp sánh mịn là được.

  • Làm nhân bánh

    Bạn hãy đun 100ml sữa tươi trên lửa nhỏ, đến khi hỗn hợp gần sôi thì tắt bếp (là khi sữa bắt đầu nổi bọt nhỏ xung quanh mép nồi, khoảng 80 độ C).

    Sau đó bạn đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp bột trứng, vừa đổ và vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.

    Tiếp theo bạn lại cho hỗn hợp vừa khuấy vào nồi vừa đun trên lửa nhỏ vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp đặc sệt lại.

    Khi hỗn hợp đặc theo ý bạn, hãy tắt bếp rồi cho ngay vào đó 1/4 muỗng cà phê muối, 5g bơ lạt cùng 2ml chiết xuất vanila và đảo đều hỗn hợp lên chúng ta sẽ được một phần nhân bánh.

    Khi phần nhân đã nấu xong bạn để 5 phút ở nhiệt độ bên ngoài cho nguội rồi bọc màng bọc thực phẩm lại và cho vào tủ lạnh.

    Lưu ý:

    Độ đặc sệt của nhân bánh là tùy vào sở thích của bạn, nhưng khi tắt bếp hỗn hợp sẽ đặc hơn khi lúc còn nóng.

  • Làm vỏ bánh

    Cho 120ml sữa tươi, 1g muối và 60g bơ lạt vào một cái nồi. Bạn hãy khuấy đều hỗn hợp lên trên lửa nhỏ đến khi bơ đã tan hoàn toàn và hỗn hợp sôi lên.

    Tiếp đến là cho 65g bột mì vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp tạo thành một khối dẻo và không dính nồi là tắt bếp ngay.

    Lưu ý: Ở bước này bạn phải khuấy trên lửa nhỏ và không nên khuấy quá lâu. Nếu không hỗn hợp sẽ bị mất nhiều nước và sẽ bị khô khi nướng lên.

    Khi hỗn hợp đã mịn dẻo thì bạn hãy cho chúng vào túi nặn kem.

    Sau khi tắt bếp bạn cho vào hỗn hợp trên 1 quả trứng và đánh đều lên. Cho tiếp thêm 1 quả trứng nữa và tiếp tục đánh đều bột lên lần nữa.

    Lưu ý: Bạn phải đợi bột nguội mới được cho trứng vào. Vì khi bột nóng, trứng sẽ bị chín làm bột sẽ không còn dẻo nữa.

     

  • Tạo hình bánh

    Trước tiên bạn nên làm nóng lò nướng trước với 200 độ C trong 3 phút. Trong thời gian đợi lò nóng bạn nặn bột thành từng hình chóp nhỏ lên khay nướng bánh.

    Sau đó lấy những chiếc bánh hình tròn đã được làm trước đó đặt lên trên vỏ bánh.

    Tiếp đến là đem khay bánh đi nướng ở 200 độ C trong 15 phút. Lúc này bạn sẽ thấy bánh bắt đầu phồng lên, chiếc bánh tròn đằng trên bắt đầu nở và nứt ra thành hình mai rùa. Khi đó bạn lại tiếp tục hạ nhiệt độ xuống 180 độ nướng trong 10 phút nữa là được.

    Lưu ý:

    Trong quá trình nướng không được mở cửa lò, điều đó sẽ làm lò hạ nhiệt độ xuống làm bánh bị xẹp và mất đi tính thẩm mĩ.

  • Bơm kem vào vỏ bánh

    Khi bánh đã chín, bạn lấy khay bánh ra và dùng đũa đâm một lỗ nhỏ dưới đáy bánh.

    Sau đó lấy phần nhân bánh trong tủ lạnh ra, cho vào túi nặn kem và nặn đầy vào bên trong vỏ bánh là xong nhé.

  • Thành phẩm

    Bánh su kem sau khi hoàn thành có phần vỏ bánh bên trên giống như mai rùa trông rất dễ thương, phần vỏ bên ngoài thì giòn rụm còn nhân bánh thì tràn đầy kem và ngọt bùi.

     

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Những lưu ý và lỗi cơ bản khi làm bánh su kem

Cách làm bánh su kem vỏ giòn cực hấp dẫn đơn giản cho ngày cuối tuần thêm vui 2

1. Hỗn hợp vỏ bánh sau khi cho trứng vào thị bị lỏng, không đặc và không thể bắt ra vỉ để nướng được.

Khắc phục: 

  • Sử dụng trứng ở nhiệt độ phòng, không để lạnh.
  • Cân đong trứng, một quả trứng tầm 55 đến 65 gram.
  • Cho bột vào hỗn hợp bơ từng chút một để không bị vón cục, khi cho trứng tránh bị ốc trâu.
  • Khi cho bột vào bơ đến độ thành 1 khối hòa quyện thì dừng, làm quá  tay sẽ làm bơ chảy làm lỏng hỗn hợp.

Bạn đang xem bài viết tại: https://camnangbep.com/

Bánh không nở hoặc nở kém.

Khắc phục:

  • Khuấy bột vừa phải, khuấy quá tay sẽ làm bột bị chai gây kém nở.
  • Nhiệt độ không chính xác, bánh chưa thể bung lên được trong quá trình nướng.

Bánh nở trong lò nhưng lấy ra thì bị xẹp.

Khắc phục:

  • Bánh chưa chín đều, bên trong còn ướt chưa nở hơn. Nên nướng thêm khoảng 5 phút nữa.
  • Trong quá trình nướng không mở lò làm nhiệt độ lò giảm đột ngột khiến bánh bị xẹp.

Mẹo bảo quản bánh su kem

Bánh su kem sau khi làm xong để trong hộp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2 – 3 ngày hoặc bạn có thể để phần vỏ bánh riêng và nhân bánh riêng, khi nào ăn bạn hãy nặn nhân vào bánh. Tuy nhiên chỉ nên để bánh tối đa 1 ngày vì bánh để lâu sẽ bị khô và mất đi vị thơm ngon của chúng.

Thật đơn giản phải không nào? Hãy lưu lại và áp dụng món bánh này ngya cuối tuần này bạn nhé, thành quả sẽ không làm bạn thất vọng đâu. Chúc bạn thành công!

Camnangbep.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Su kem vỏ giòn Hà Nội
  • Bánh su kem vỏ giòn
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn Savoury Days
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn Nino
  • Cách bảo quản su kem vỏ giòn
  • Bánh su KEM vỏ giòn Nino
  • Cách bảo quản bánh su kem vỏ giòn
  • Cách làm bánh su kem vỏ giòn bằng nồi chiên không dầu